Tumgik
#con người xứ huế
shangct · 2 years
Text
Tumblr media
Vì sao lịch sử VN đến bh vẫn mơ hồ với tất cả mọi người ?
Thật ra thì cũng ko phải là mơ hồ mà là do người ta quen với lịch sử hạ bệ thời phong kiến hoặc quốc gia củ, chứ lịch sử VN vẫn đầy trên mạng từ các nguồn uy tín hay từ sách ...
Tại con người ta quen với 1 kiểu nghe khác nên giờ đọc dc những tài liệu thì họ ko quen và họ ko tin
Mình thấy đa số các minh chứng lịch sử bình thường ko dc dân chúng công nhận dù nó là sự thật, cũng chỉ vì họ biết tới lịch sử qua các kênh ytb câu view về một số sự kiện dc thêu dệt hoặc thâm chí chỉ là sự tích
Với lại lịch sử cận đại muốn bãi bỏ và xoá xổ phong kiến nên cứ triều đại củ là xấu ... nên trong lúc cách mạng ở một số nước Châu Á trong đó VN và Trung Quốc là tiêu biểu nhất mọi thứ liên quan tới lịch sử phong kiến đều dc thêu dệt là xấu xí thậm tệ
Nhưng TQ bây h rất khác họ ko còn đè bẹp lịch sử nữa ... và thông thoáng hơn trong việc làm phim hay các tư liệu về lịch sử phong kiến đều dc tự do biểu đạt qua tác phẩm hay câu chuyện trên phim ảnh ...
Ở VN nếu có kênh nào hoặc hội nhóm nào thảo luận về lịch sử phong kiến VN thì 98% là vào chưởi đổng" thằng vua này thằng vua kia..." chứ họ ko hề biết gì cả NHƯNG cứ hể lịch sử Trung Quốc thì tán dương và bàn tán xôn xao rảnh mạch lịch sự ...
VÀ .
Hầu như nhớ ơn và thờ cúng công triểu Nguyễn chỉ có từ Huế đi vào .
Tấm bản đồ trên là bản đồ thời Vua Minh Mạng đời thứ hai Triều Nguyễn . Cambodia tự thân hiến đất cầu hoà đến nổi ko có đường giáp biển + thêm đất phía Lào cũng thuộc Việt Nam , riêng một số nước nhỏ còn sót lại trong các khu vực thì dc tự trị tự do sống theo phong tục của họ , cho nên đến nay ở phía cực Nam nhiều vùng nhiều nhóm thiểu số theo tính ngưỡng từ tổ tiên của họ vẫn còn " VD : ít ai biết ở trong Nam có khu vực người Hồi Giáo chẳng hạn"
Khi nhắc đến Triều Nguyễn thì họ ai ai cũng nghĩ tới bán nước hay gì gì đó chứ ko hề biết Nhà Nguyễn đã mở rộng và khai sinh ra nước VN ngày nay, đa phần họ đều trách vì bị Pháp đô hộ trong cận đại , nhưng ít ai biết Châu Á lúc đó lạc hậu bị Phương Tây giày vò ko chừa một ai, chỉ có Thái Lan và Nhật Bản may mắ nhúng nhường để xin theo học hỏi và một phần là họ ko thấy địa chính trị trong đó nên nhiều nước đã bỏ qua, họ chê trách Triều Nguyễn nhỏ bé nhưng họ lại ko nhìn đại Thanh , đại Thanh thịnh vượng và mạnh gấp vạn lần Việt Nam cũng bị giày vò bởi các đế quốc thậm chí còn bị cả nước Nhật nhỏ bé chiếm đóng giết chóc nữa, cho nên phần cận đại ko thể so bì và coi đó là tội đồ được.
Và cũng ít ai biết mỗi năm người Huế đều cúng lễ cho ngày thất thủ Kinh Đô . Và cũng ko ai biết thất thủ Kinh Đô là sự kiện gì , đa số ko ai biết Kinh Đô lúc đó tự mình chống Pháp và bị thảm sát kinh khủng ra sao .
và cũng ít ai biết miền Nam trù phú dc triều Nguyễn khai thác và ưu tiên khi thấy tiềm năng vùng đất bằng phẳng trải rộng này ra sao.
Mới đây TP. HCM làm lễ giổ Tả Quân Lê Văn Duyệt thì bị giới tinh hoa chỉ trích vì làm giổ cho những người thuộc Triều Nguyễn
" mình nhớ có vụ khi nhiều ngưởi muốn nhà nước đặt tên đường cho Vua Gia Long , thì bị các thành phần chống đem ra bêu rếu chưởi bới khắp nơi, nhưng khi tranh luận thì họ lại ko có chứng cứ gì , tưởng họ chịu thua Nhưng Ko :)) họ đem vụ thảm sát quân địch và tàn dư người Thanh và một số tộc khác thuộc TQ sau khi bình định dc thiên hạ của Vua Gia Long ra chất vấn là bỉ ổi :))" hết nói
Và đó là tiền đề phân biệt nhau
Đó cũng là vấn đề nhức nhối xưa giờ vì sao Huế vẫn nằm im muốn làm gì cũng khó, bởi vì đơn giản đại đa số bây giời người Huế vẫn còn chế độ hiện tại công nhận công lao của Triều Nguyễn, và thêm một cái nữa là tôn giáo : Phật Giáo ở Huế rất mạnh và đậm chất cổ xưa " quan niệm Phật Giáo ở Huế cũng rất khác vì có đủ Nam Tông và Bắc Tông sống chung hoà thuận với cả Thiên Chúa và các tôn giáo cổ xưa cho tới cận đại khác ... chỉ riêng Hồi Giáo là ko có ở Huế mà thôi chứ các tôn giáo khác từ Cao Đài ... đều có và đến các tục giáo cổ như Thánh Mẫu, Bà La Môn vẫn còn hiện diện, và ít ai biết Chùa tu đúng mẫu ko thuộc bộ chính trị ở Huế vẫn chiếm nhiều, nên tính tự do tôn giáo vẫn cao " minh chứng là năm 1993 cuộc biểu tình quy mô lớn yêu cầu tự do tôn giáo ở Huế, nhiều nhà sư đã tự thiêu ( tự tay thiêu mình đúng nghĩa chứ ko phải là màn kịch chính trị như thời Sài Gòn ) ", đến bây giờ chính quyển vẫn e ngại người Huế vẫn có câu nói nổi tiếng " người Huế theo ko theo chống ko chống mà làm cũng ko làm " với thêm một đặc điểm chính mà chính thể vẫn lo ngại với vùng đất Huế là tính cách gìn giữ văn hoá riêng cộng thêm Huế là vùng đất người dân ôm vàng nhiều nhất ( lâu lâu các anh lớn lại đăng đàn nói " vàng trong dân còn nhiều nên tìm cách thu lại và viết phiếu cho họ" là ý nói người Huế bởi vì vụ vàng này nó đã sảy ra xung đột từ thời xưa tới giờ cũng bởi một phần nguyên nhân Huế là Kinh Đô nên dân lúc đó đa phần là quan và dân cũng là con cháu dòng họ nên phần đông họ đều trữ vàng như một phong tục và đến nay Huế ko thể làm ăn và phát triển nên cứ có tiền là dân cứ trữ vàng mà thôi , cho nên trữ lượng vàng từ các gia tộc cổ xưa cho tới người dân bt ở Huế chiếm đa số số lượng vàng cả nước.
Luyên thuyên đủ rồi 😂😂😂 lý do viết bài này là vì nhà nước sở tại đã chấp thuận cho Huế mở rộng và phát triển 😂
Còn nhiều vấn đề hay ho nhưng dài qua rồi có lẽ sẽ dành cho một bài sau nếu có hứng :)) " ví dụ như mối quạ hệ riêng biệt giữa Nhật Bản và Huế chẳng hạn ..."
6 notes · View notes
bongsuvn · 1 year
Text
Tumblr media
Art by Not A Starchild
THE CARESSING PALACE MAIDS OF NGUYỄN COURT
(Tiếng Việt ở dưới)
The book Palace Life of the Nguyễn Court, edited by Tôn Thất Bình in 1991, recorded a sapphic story within the Forbidden City.
“Although there were many concubines and consorts, there was only one emperor, therefore warmth was lacking within the imperial palace. Someone as strong as Emperor Minh Mạng could only bless his warmth to at most 5 women, one per hour. Because of this, he couldn't sleep all night, and couldn't work in the morning. Emperor Tự Đức was incapable of offspring, while the other rulers had a normal amount. The total number of concubines and consorts for each emperor were usually over 100; this was miniscule compared to the Chinese harem, but it was enough to render many palace maids unable to lay eyes on his imperial majesty in their lifetimes. A story circulated in the imperial capital of Huế told of 2 palace maids. They were so sexually repressed that they used goat testicles and bananas to recreate scenes of caress, and were caught by a eunuch. This was the sad nature of abandoned maids within the harem; fortunately, this Forbidden City did not possess a cold palace like in China!”
The story was quite vague, therefore different explanations to the story could be created. Was this a lesbian relationship, a circumstantial love (due to lack of male touch), or merely mutual masturbation? Did the term ‘caress’ within the story mean something else? However, if one were to explain it in a straightforward manner, then this was an instance of homosexual practice between two women.
==================
CUNG NỮ THỜI NGUYỄN ÂU YẾM NHAU
Trong cuốn Đời sống cung đình triều Nguyễn soạn bởi Tôn Thất Bình vào năm 1991, có ghi chép một câu chuyện đồng tính nữ trong cung cấm.
“Nhưng cung phi thì nhiều, vua thì có một, nên hơi ấm không đủ. Cường tráng như vua Minh Mạng mỗi đêm chỉ ban hơi ấm tối đa cho 5 nàng, mỗi canh một nàng. Thế là vua suốt đêm không ngủ, lấy sức đâu mà thiết triều. Vua Tự Đức không đủ khả năng sinh con. Còn các vua khác cũng bình thường. Số cung phi tổng cộng của mỗi triều vua phải trên 100; so với tam cung lục viện Trung Quốc chẳng nghĩa lí gì, nhưng cũng đủ gây đau khổ cho một số cung nữ không bao giờ được diện kiến mặt rồng. Giai thoại lưu truyền trong dân gian xứ Huế về chuyện hai cung nữ vì ức chế nên đã dùng cà dê và chuối ba lùn tạo cảnh âu yếm, được một viên thái giám theo dõi bắt gặp được, cho ta thấy một khía cạnh đau xót cho thân phận những nàng cung nữ bị bỏ rơi trong hậu cung; may mà ở Tử Cấm Thành không có lãnh cung như ở Trung Quốc!”
Câu chuyện khá mập mờ, mỗi người có thể đưa ra giải thích khác nhau. Đây phải chăng là đồng tính nữ, đồng cảnh luyến ái, hoặc chỉ đơn thuần là cùng nhau tự sướng? Từ ‘âu yếm’ trong cốt truyện phải chăng có ý nghĩa khác? Nhưng nếu có thể giải thích truyện với một cách thẳng thắn thì chỉ có một, là hai cung nữ đang thực hiện hành vi đồng tính luyến ái.
__________ Tham khảo:
tiki.vn/doi-song-trong-cung-dinh-trieu-nguyen-p507310.html
__________ *Đồng cảnh luyến ái (circumstantial love): tình yêu nảy ra vì hoàn cảnh chung *Đồng tính nữ (lesbian): người phụ nữ bị lôi cuốn trên phương diện tình dục hoặc tình yêu bởi những người phụ nữ khác
37 notes · View notes
amthucxuhue · 1 year
Text
16 món đặc sản ở huế mua về làm quà
Huế có nên ẩm thực vô cùng phong phú và lâu đời. Bởi vậy mà khi nhắc đến đặc sản huế thì đúng là nơi đây có nhiều món ngon thật, thậm chí có ngồi kể cả ngày cũng không thể kể hết được cả chục món quà ngon lành mang đậm văn hóa ẩm thực cung đình huế.
Chi tiết 16 Món Đặc Sản Ở Huế Mua Về Làm Quà Không Thể Bỏ Lỡ
Huế có khá nhiều đặc sản nổi tiếng và đa dạng như các loại bánh ngon hoặc nhiều loại mắm đặc trưng của Huế. Nếu bạn không biết nên mua gì vừa ngon vừa rẻ lại dễ mang về thì không nên lo lắng, vì đây là tất tần tật thông tin 16 món đặc sản ở huế NGON – BỔ - RẺ mang về làm quà mà bạn không nên bỏ lỡ
1 Tôm Chua Huế - Đặc Sản Huế Làm Quà Nổi Bật
Mắm tôm chua là đặc sản nổi tiếng đất huế mà bạn nên chọn khi mua đặc sản huế mang về làm quà, tôm chua được làm từ những con tôm rào, tôm đất được sơ chế sạch sẽ sau đó được muối cùng với đường, tỏi, ớt và giềng thái sợi
Tumblr media
2. Bánh lọc Huế
Bánh bột lọc Huế được làm từ bột sắn, bột sắn được lọc tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, hoặc dùng nước sôi nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt.
Tumblr media
3. Bánh Nậm Huế
Món thứ 3 trong bộ sưu tập đặc sản huế làm quà đó chính là Bánh nậm, Bánh nậm có nguồn gốc tại làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km. Bánh nậm từ đó đã trở thành món ăn đặc sản huế được yêu thích của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở cố đô.
4. Bánh Ít Huế
Bánh ít là một món ăn dân dã đặc biệt thơm ngon ở xứ Huế, bánh ít được làm từ bột nếp và nhân tôm thịt, và là món không thể thiếu trong bộ sưu tập đặc sản huế làm quà.
Nhân bánh ít giống y chang nhân bánh bột lọc gồm tôm đồng và thịt ba chỉ rim. Tôm làm sạch, con to cắt đôi, con nhỏ thì để nguyên con, thịt ba rọi rửa sạch rồi thái nhỏ.
5. Mè Xửng Huế
Đặc sản Mè xửng Huế được làm từ nguyên liệu chính là mẻ hay còn gọi là vừng, sau đó hoán đường cô đọc lại thành chất dẻo. Ngoài vừng thì bánh đa, mạch nha hay đậu phộng cũng là 1 trong những thành phần không thể thiếu của mè vừng.
6. Hạt Sen Tịnh Tâm Huế
Hạt sen thì vùng miền nào cũng có, nhưng không phải tự nhiên mà hạt sen Huế lại được lòng du khách bốn phương đến vậy, khiến cho rất nhiều du khách khi ghé thăm Huế chọn sen làm đặc sản huế mua làm quà mang về.   
7.Tinh Dầu Tràm Huế
Dầu tràm Huế Liên Mỹ là thương hiệu gia truyền có uy tín tại Huế, thương hiệu rất có kinh nghiệm trong chế biến dầu tràm, Dầu tràm Liên mỹ vinh dự có nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong cả nước.
Những công dụng kì diệụ của dầu tràm dành cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi thì không thể kể hết như: trị sổ mũi,  cảm cúm, ho, đờm, chữa đau bụng, trị cơn đau xương khớp, các vến côn trùng cắn, dị ứng…
8. Trà Cung Đình Huế
Trà cung đình huế là văn hóa đặc trưng mà du khách nào cũng muốn thưởng thức khi đến Huế, để cảm nhận sự đặc sắc và cầu kì của một tách trà “dâng vua” là thế nào. Các dược liệu tự nhiên được kết hợp theo công thức gia truyền đã làm nên thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe,
Ngoài tác dụng là thức uống giải nhiệt ra thì trà cung đình huế còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe như: Giấc ngủ ngon, Giải độc gan, thanh nhiệt, Giảm huyết áp…
9. Chả Cua Huế
Huế có đặc sản gì làm quà ư? Nhiều lắm và Chả cua là 1 trong số đó, đây là một món ăn không xa lạ gì với nhiều người, rất nhiều nơi cũng làm chả cua tuy nhiên chỉ có chả cua tại Huế là ngon nhất. là 1 món luôn nằm trong Top đặc sản huế mua làm quà
10. Chả Cây Huế
Chả cây Huế là một trong những món ăn rất ngon và có hầu hết ở những quán bún hay quán bánh canh, quán bánh lọc ở Huế. Chả cây không được gói thành đòn nửa cân hay 1 cân mà nho nhỏ xinh xinh bằng 2 đốt ngón tay nên được gọi là Chả Cây. Đây là món rất thích hợp để làm quà đặc sản huế vì ngon, rẻ, và dễ mang về.
11. Nem Chua Đặc Sản Huế
Nem chua Huế rất ngon, phổ biến, được bày bán nhiều ở khắp các hàng quán ở Huế và là một trong những đặc sản huế làm quà nổi bật mỗi khi nhắc đến “đặc sản xứ Huế”. Nguyên liệu làm nem chua Huế gồm thịt nạc, da heo, tỏi, ớt, đường phèn, gia vị.
 Nem chua Huế dùng trong các bữa ăn hàng ngày của dân Huế, là món mồi nhậu rất được ưa chuộng hay còn có thể dùng trong các mâm giỗ cùng với chả Huế.
12. Tré Huế
Nhắc đến đặc sản huế làm quà thì không thể thiếu tré Huế, tré Huế rất ngon và phổ biến và được bày bán nhiều ở khắp các hàng quán ở Huế, Tré Huế chủ yếu dùng nguyên liệu là da và thịt đầu, tất cả nguyên liệu này đều được luộc chín. Khác với nem chả được chế biến đơn giản hơn, tré Huế thì công phu hơn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chuẩn bị gia vị.
13. Kẹo Cau Huế
Nếu bạn còn chần chừ chưa biết lựa chọn đặc sản Huế nào làm quà thì hãy hỏi ngay người bán hàng bánh kẹo đặc sản huế thì bạn sẽ hiểu về lịch sử kẹo cau huế. đây là món gắn liền với tuổi thơ không biết bao nhiêu thế hệ tuổi thơ Huế, Mua kẹo cau đặc sản huế về làm quà cho bạn bè cũng rất thú vị đấy.
14. Bánh Canh Khô Huế
Bánh canh khô được làm từ bột mỳ nguyên chất 100%, được người thợ nhào trộn cho thật dẻo sau đó cho vào máy cán sợi, cuộn lại và phơi khô và đóng gói. Bánh canh khô bột mỳ được dùng cho cả chay lần mặn, xào nấu tùy sở thích. Đây là sản phẩm rất hợp để làm đặc sản huế mua làm quà cho người bạn bè, người thân vì ngon, rẻ và dễ mang về.
15. Mắm Nêm Huế
Món thứ 15 trong đặc sản ở huế làm quà đó chính là mắm nêm, đây là món quà đặc sản huế rất ý nghĩa cho những tín đồ thích ăn mắm Huế. Mắm nêm được làm từ con nêm ướp với muối, lên men theo phương pháp thủ công, đựng trong những vại sành theo công thức riêng, gia giảm theo từng mùa vụ.
16. Mứt gừng Huế
Mứt gừng Huế nổi tiếng từ xưa cho đến nay. mứt gừng có xuất xứ từ Huế vốn thơm nồng và có vị cay nhiều hơn mứt gừng các địa phương khác. Mứt gừng xứ Huế được làm từ củ gừng Tuần, đây là nơi cho ra đời những củ gừng nhỏ nhắn mà hương vị đậm đà, thơm ngon đặc biệt khó nơi nào có được.
https://amthucxuhue.com/dac-san-hue-lam-qua/
2 notes · View notes
bengoan · 15 hours
Text
0574 / NHỚ HUẾ XA XƯA Xa xưa rồi xứ Huế thân thương , Thu về rũ bóng giữa phố phường . Lơ lững thuyền trôi trên sông lạnh , Sương giăng mù mịt ở muôn phương . Mặt trời mờ phủ phía hừng đông , Mây bay bàng bạc gió bập bồng . Tha thướt áo tà phơi màu trắng , Dịu dàng , bao kẻ thèm thuồng trông ! Hôm nào đó chúng mình dạo phố , Năm lăm năm qua ngó khù khờ . Nhìn con đường ngu ngơ Hậu Bổ , Thì thầm thẻ thỏ ” em ước mơ ” ! Quên sao được , thẫn thờ dạo ấy , Phảng phất đâu đấy dưới sương mờ . Tên Hậu Bổ cơ hồ không thấy , Chỉ riêng bé bỏng mối tình thơ .! Trời khuya khoắt trên bờ vụng dại , Mình đam mê tê tái sững sờ…! Nôn nóng biết bao nhưng ngần ngại , Lờ đờ xích lại … nói vu vơ …! Thiết tha âu yếm nụ môi hồng , Làm sao hôn được mà ước mong .? Nhưng rồi cũng không , ai nào dám , Đêm về tưởng nhớ nghĩ mông lung.! Bao năm thấm thoát… đùng …cao lớn , Chộ nàng mơn mỡn ngó lo xa…? …Nếu không…sợ người ta…hốt trọn , Phỗng tay trên … xổ ngón gian tà…?…! Ôi ngây ngất với nụ hôn đầu , Vòng môi ghì sát suốt đêm thâu .! Ngỡ ngàng , ” đừng anh em mắc cỡ …! ” Bờ môi mấp máy…đợi …từ lâu …! Biết rồi , hãy yên tâm … cùng với , Mân mê …lặn lội … bước song hành … Như bất tận tròng trành dong ruổi , Bập bềnh đắm đuối đến tàn canh …! Say sưa rực lửa buổi ban sơ , Nồng nàn tươi thắm tuổi học trò.! Mai kia mốt nọ có còn nhớ , Hảy đến bên em … chớ hững hờ…? Thời gian chuyển biến biết về đâu , Ra đi biền biệt để mong cầu…! Thơ thẩn tháng ngày buồn khô héo , Thăm thẳm phương nào bóng hải âu …!…? Cách trở đôi đường vòng vọng trông , Phụ bạc xoay lưng bước theo chồng .! Bỏ lại đời anh qua cơn lốc … Tình như gió cuốn cuối mùa đông ! Quay về góp nhặt từng nỗi nhớ , Lên trang giấy bày tỏ thành thơ . Mai sau tình cờ ai nhắc nhở , Sầu thương lẻ bạn số bơ vơ…! Yêu đương một thời son trẻ năm 1965 Nguyễn Doãn Thiện Ghi lại ngày 18 tháng 8 năm 2002 California , USA
Tumblr media
0 notes
thiendoanng · 15 hours
Text
0574 / NHỚ HUẾ XA XƯA
Xa xưa rồi xứ Huế thân thương ,
Thu về rũ bóng giữa phố phường .
Lơ lững thuyền trôi trên sông lạnh ,
Sương giăng mù mịt ở muôn phương .
Mặt trời mờ phủ phía hừng đông ,
Mây bay bàng bạc gió bập bồng .
Tha thướt áo tà phơi màu trắng ,
Dịu dàng , bao kẻ thèm thuồng trông !
Hôm nào đó chúng mình dạo phố ,
Năm lăm năm qua ngó khù khờ .
Nhìn con đường ngu ngơ Hậu Bổ ,
Thì thầm thẻ thỏ ” em ước mơ ” !
Quên sao được , thẫn thờ dạo ấy ,
Phảng phất đâu đấy dưới sương mờ .
Tên Hậu Bổ cơ hồ không thấy ,
Chỉ riêng bé bỏng mối tình thơ .!
Trời khuya khoắt trên bờ vụng dại ,
Mình đam mê tê tái sững sờ…!
Nôn nóng biết bao nhưng ngần ngại ,
Lờ đờ xích lại … nói vu vơ …!
Thiết tha âu yếm nụ môi hồng ,
Làm sao hôn được mà ước mong .?
Nhưng rồi cũng không , ai nào dám ,
Đêm về tưởng nhớ nghĩ mông lung.!
Bao năm thấm thoát… đùng …cao lớn ,
Chộ nàng mơn mỡn ngó lo xa…?
…Nếu không…sợ người ta…hốt trọn ,
Phỗng tay trên … xổ ngón gian tà…?…!
Ôi ngây ngất với nụ hôn đầu ,
Vòng môi ghì sát suốt đêm thâu .!
Ngỡ ngàng , ” đừng anh em mắc cỡ …! ”
Bờ môi mấp máy…đợi …từ lâu …!
Biết rồi , hãy yên tâm … cùng với ,
Mân mê …lặn lội … bước song hành …
Như bất tận tròng trành dong ruổi ,
Bập bềnh đắm đuối đến tàn canh …!
Say sưa rực lửa buổi ban sơ ,
Nồng nàn tươi thắm tuổi học trò.!
Mai kia mốt nọ có còn nhớ ,
Hảy đến bên em … chớ hững hờ…?
Thời gian chuyển biến biết về đâu ,
Ra đi biền biệt để mong cầu…!
Thơ thẩn tháng ngày buồn khô héo ,
Thăm thẳm phương nào bóng hải âu …!…?
Cách trở đôi đường vòng vọng trông ,
Phụ bạc xoay lưng bước theo chồng .!
Bỏ lại đời anh qua cơn lốc …
Tình như gió cuốn cuối mùa đông !
Quay về góp nhặt từng nỗi nhớ ,
Lên trang giấy bày tỏ thành thơ .
Mai sau tình cờ ai nhắc nhở ,
Sầu thương lẻ bạn số bơ vơ…!
Yêu đương một thời son trẻ năm 1965
Nguyễn Doãn Thiện
Ghi lại ngày 18 tháng 8 năm 2002
California , USA
Tumblr media
0 notes
disaigon · 2 days
Link
Nổi tiếng vì nhiều ưu điểm, như sợi bánh canh dẻo được làm từ bột gạo, hương vị nước dùng thanh ngọt và giá cực bình dân nên bánh canh Mạ tôi luôn được các tín đồ ẩm thực lựa chọn. Đặc biệt, những người con xứ Huế sẽ có được cơ hội trải nghiệm món ăn đậm chất xứ họ. Hôm nay, hãy cùng disaigon tìm hiểu về quán ăn Mạ tôi nhé! Tiếng gọi gây thương nhớ của bánh canh Mạ tôi Có lẽ đối với người Sài Gòn danh xưng Mạ tôi khá là lạ nhưng đó lại là tiếng gọi thân thương của người con miến Trung khi ... #QuậnBìnhThạnh admin #disaigon #review
0 notes
phantranghy-blog · 6 months
Text
 Cái tôi của Phạm Duy trong trường ca Con Đường Cái Quan
Tumblr media
 Cái tôi của Phạm Duy trong trường ca Con Đường Cái Quan
      Nghe nhạc Phạm Duy, điều đầu tiên tôi cảm nhận đó là tình yêu quê hương đất nước Việt Nam. Nhiều nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng người dân Việt qua nhiều thế hệ.
      Phải là Cái Tôi hòa vào hồn quê, hòa vào đất Mẹ Việt Nam, hòa vào tiếng lòng đồng bào mới có trường ca Con Đường Cái Quan. Khi học trung học, nhiều lần tôi nghe trường ca này trên Đài phát thanh Sài Gòn, lòng tôi thấy sao có ông nhạc sĩ tuyệt vời đến vậy. Từ đó tôi mê nhạc của ông và tôi dành dụm tiền mua những bàn nhạc ông viết, trong đó có tập trường ca này để về tập đàn, tập hát. Và càng ngày tôi càng nhận ra một Phạm Duy quá diệu kỳ, chỉ với âm thanh, ngôn ngữ mà như đưa người nghe, người yêu nhạc đến với những cung bậc tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam này.
      Trong phần giới thiệu về trường ca này, Phạm Duy bày tỏ: “Trường ca Con Đường Cái Quan đưa ra một lữ khách trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày mới lập quốc cho tới khi hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền lòng người và đất nước”.
      Nghe phần thứ nhất (Từ Miền Bắc), tôi như được chứng kiến hành trình của lữ khách. Tôi như thấy hình ảnh của cô thôn nữ miền Bắc hát làm duyên với lữ khách:
          Hỡi anh đi đường cái quan
          Dừng chân đứng lại
          Dừng chân đứng lại
          Cho em đây than đôi lời
          Đi đâu vội mấy anh ơi….
      Đáp lại lời cô gái là lời lữ khách:
          Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
          Chia đôi một họ trăm con đã lên đường….
      Tôi cũng thấy bước chân lữ khách từ Ải Nam Quan vội đi trong lời ca của nàng Tô Thị. Và cả trong lời ca của đồng bào miền núi, để rồi tạm biệt:
          Đường ngược đường xuôi
          Nhớ nhau vì chuyện đầu môi
          Tạm biệt một nơi
          Thấy nhau ở cuối chân trời….
      Tôi còn nghe lời ca của cô gái lái đò và lữ khách sang sông. Rồi tôi chứng kiến bước chân lữ khách về tới Thủ đô trong nỗi niềm xúc động vô bờ, để rồi bước tiếp trên đường cái quan:
          Ra đi từ lúc trăng tơ, trăng một miền hoa cỏ
          Trăng lên đầu cửa ô xa vẫn chưa mờ
          Im nghe lời Thủ đô chào, ôi lời mừng đông đảo
          Đi trong lịch sử dân ta luống nghẹn ngào.
      Trong phần thứ hai (Qua Miền Trung), qua ca từ âm nhạc, tôi mường tượng trước mắt tôi là lũ trẻ chạy ra hát mừng chào đón lữ khách: Ai đi trong gió trong sương. Tôi cũng được nghe lời ru của người mẹ ngọt ngào: Ai vô xứ Huế thì vô. Và tôi thấy dân làng hát tiễn lữ khách “đi trên dặm đường trường”:
          Hò hô hò hò ơi hò
          Anh đi trên đường là gập ghềnh
          Mau mau đi kẻo lỡ a truyện tình nước non
          Hô hô hò khoan
          Hò hô hò hò ơi hò
          Mau mau đi kẻo là kẻo lỡ
          Câu chuyện tình năm xưa là tình à năm xưa
          Hô hô hò khoan.
      Cũng trong phần thứ hai này, trên dải đất miền Trung nước Việt Nam, trên những tháp Chăm dọc theo chiều dài đất nước, tôi như nghe tiếng hát của Công chúa Huyền Trân thời nhà Trần, nuốt lệ vào lòng, tâm sự cùng hậu thế với nỗi đoạn trường trong Nước non ngàn dặm ra đi:
          Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân
          Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân
          Bằng hồn trinh nữ mơ màng
          Bằng tình say đắm ơi chàng
          Ước nuôi dân hòa bình trong ái ân.
      Rồi tôi được nghe cô gái Huế với Gió đưa cành trúc la đà. Tôi cũng được nghe tiếng hát của lữ khách hòa cùng dân chúng trong lời ca: Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo để vào miền Nam:
          Hò hô hò hò ơi hò
          Lênh đênh ven bờ là biển sâu
          Hương thơm là thoang thoảng à đất mầu miền Nam
          Hô hô hò khoan
          Hò hô hò hò ơi hò
          Lênh đênh ven bờ là biển giàu
          Nghe nhịp cầu đã nối tình là à xưa
          Hô hô hò khoan.
      Phần thứ ba (Vào Miền Nam) được mở đầu bằng giọng hò của cô gái mời gọi: Anh đi đường vắng đường xa. Đáp lại tình cảm của cô gái, lữ khách mừng rỡ hát khúc hành ca Nhờ gió đưa về như lời tỏ tình. Còn gì đẹp bằng cô gái miền Nam cất lời ca Đi đâu cho thiếp theo cùng bằng lòng “theo lữ khách trên con đường và trong cuộc đời”; còn gì đáng yêu bằng lữ khách cất tiếng đáp lại:
          Ví dầu tình bén duyên thề
          Thì xin kết bạn đền nghì trúc mai.
      Phạm Duy từng giới thiệu: “Lữ khách tìm được lương duyên ở cảnh và ở người. Lữ khách kết duyên cùng cô gái. Dân chúng miền Nam hát hò mừng đôi vợ chồng mới”. Bằng điệu hò lơ Đèn cao Châu Đốc, gió độc Gò Công, mọi người chúc đôi vợ chồng:
          Vợ chồng son đã nuôi lòng ước mong
          Thuận vợ chồng sẽ cùng tát biển Đông.
      Trước mắt tôi là hình ảnh đôi vợ chồng trẻ hân hoan cất tiếng ca ngợi Cửu Long Giang cũng như hát ca Giã ơn cái cối cái chày và cùng dân chúng hát Về Miền Nam trong niềm vui bất tận:
          Về miền Nam đem theo sương gió xưa
          Về đồng khô đem cơn mưa rét về
          Người về đây thương nhớ lắm con đường xa
          Về miền Trung, ra xứ Bắc yêu mẹ cha
          Đường từ xa đem ta đã tới đây
          Chùa chiều nay rung chuông trên luống cày
          Người gửi ơn ra bốn phía chân trời mây
          Ngẩng đầu lên dâng vút đóa linh hồn say
          Đường về đây… Đường về đây
         Trời về Tây nghe gió cuồng bay….
      Kết thúc trường ca Con Đường Cái Quan là Đường đi đã tới, tôi như thấy lời ca được cất lên từ lồng ngực đầy nhiệt huyết của toàn dân:
          Đường đi đã tới…
          Lòng dân đã nối
          Người tạm dừng bước chân vui người ơi
          Người mơ ước tới…
          Đường tan ranh giới
          Để người được mãi
          Đi trong một duyên tình dài
          Con đường thế giới xa xôi
          Trong lòng dân chúng nơi nơi…
      Nghe cả trường ca Con Đường Cái Quan, tôi không thể không nói lời biết ơn có một nhạc sĩ đã nói hộ bao người dân Việt về một nước Việt Nam thống nhất. Thống nhất trong lịch sử từ thuở chia đôi trăm con, từ thuở mở rộng cõi bờ đến hoàn thành xứ sở; thống nhất từ điệu hò, điệu lý đến truyền thuyết, cổ tích, ca dao…
      Nghe trường ca Con Đường Cái Quan, tôi như thấy hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử. Nào là hình ảnh Ải Nam Quan, Chi Lăng ngăn dòng giặc Hán; nào là Đồng Đăng, Kỳ Lừa, sông Thương, Thăng Long, Tháp Rùa in hình đất Bắc. Nào là Truông Nhà Hồ, Phá Tam Giang không ngăn được bước chân đi; nào là Sông Hương, Núi Ngự, Tháp Chàm, Cù Mông man mác tình quê. Nào là Đồng Nai, Châu Đốc, Tiền Giang, Hậu Giang, Gò Công, Cần Thơ, Hà Tiên, Cà Mau đất mới đãi người. Tôi cũng thấy bao người: từ nàng Tô Thị đến Huyền Trân, từ cô cắt cỏ đến cô lái đò, từ dân thượng du đến cô gái Huế, từ em bé, bà mẹ đến dân chúng, … Biết bao con người Việt Nam hiện lên. Qua âm nhạc với những giai điệu và lời ca trong Trường Ca này, Phạm Duy đã làm được một điều là khơi dậy lòng yêu đất nước con người Việt Nam cho tôi, và tôi nghĩ, cho cả nhiều người nữa.
      Theo tôi, Cái Tôi của Phạm Duy trong Con Đường Cái Quan chất chứa tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Đó cũng là điều đáng trân trọng nơi ông.
0 notes
gaucuoititmat · 6 months
Text
Tumblr media
Lời truyền miệng dân gian về một vài số phận bi kịch...
Trần Quốc Vượng
 
"Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia"
"… câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết. Chỉ là lời truyền miệng dân gian …phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.…"
 
… Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể đã khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tưổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn cả là đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị dưới tiến sĩ, chĩ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gởi Bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là sous docteur [1] như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên Nôm là làng Sen huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đã làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế rồi Tri huyện Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị mất chức quan), cụ phiêu dạt về Sài Gòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm như thế vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ phó bảng và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội, đều hiện hữu ngoài ý thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường...
Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta SỢ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn truyện bằng tiếng Anh Life and Death in Shanghai, [2] đã được dịch ra tiếng Việt: Ở xã hội xã hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu về lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thai Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng Viện trưởng Viện Văn học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng thì mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: "Hồng nhan đa truân" (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở giùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu").
Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài").
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đã có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đã có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đã "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian xì xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời chì chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng chì" hơn trước, vì ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" thì nay còn nỗi lo": Người con trai này - được ông nhận làm con, lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863.
Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng.
Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi là ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi cụ Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ Tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc giùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đ��u phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng. Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc lòng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau) về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì "đích thực" và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở Bộ Lễ, đem theo hai con trai vô Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi Tri huyện Bình Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sài Gòn rồi Lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.
Người ta bảo lúc sau, khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn làng Sen! Hay là sau đó nữa chả lẽ không khi nào cụ phó bảng Huy hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích thân phụ mình?
Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này... Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa. Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đã trở thành "huyền thoại". Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hóa.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp Cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý không ưa gì cụ Hồ... Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh, tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội"! [3]
Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê. [4]
Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý". (Viết không [bao giờ] hết lời nói, Lời nói không [bao giờ] hết ý!)
Tháng 1.1991
Trần Quốc Vượng
(trích: Trong cõi. Nxb Trăm Hoa, California, 1993, tr. 252-259)
[1]Xem phụ bản bức thư này công bố trong: G. Boudarel, La Bureaucratie au Vietnam, par L’ Harmattan, 1983
[2]Cheng Nien: Life and Death in Shanghai, Globe Crafton Books, 1986 – (Trịnh Niệm: Sống và chết ở Thượng Hải, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1989)
[3]Xem "Le Nghe Tinh, province natale de Ho Chi Minh", Études Vietnamiennes, Hanoi, No 59, 1979
[4]Về những cách nhìn khác, chính thống hơn, lịch sử hơn, xin xem: "Les lettres devant l’histoire", Études Vietnamiennes, Hanoi, 1979. Riêng về Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, xin xem: O. W. Wolters, "Two Essays on Đại Việt in the Fourteenth Century", The Lạc Việt, No 9, 1979; "A Stranger in His Own Land: Nguyễn Trãi’s Sins"; "Vietnamese Poems, Written during the Ming Occupation", The Vietnam Forum, No 8, 1986
Thông Luận, 19/05/2006
http://www.thongluan.co/vn/modules.php?name=News&file=print&sid=805
Trần Quốc Vượng: Tính Trời Nết Ðất
Viên Linh
 
Giáo Sư Trần Quốc Vượng là một trong hai cao đồ của cố học giả Ðào Duy Anh, và là người duy nhất có thâm niên 45 năm với Khoa Sử tại Ðại Học Hà Nội kể từ khi khoa này được thành lập năm 1956.
Trần Quốc Vượng: 1934-2005
Cũng năm này ông đỗ thủ khoa Sử Ðịa (vì học dự bị đại học từ trước) và được Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huyên chỉ định đứng ra thành lập ngành Khảo Cổ Học của Khoa Sử Việt Nam. Ông sinh năm 1934 ở Hải Dương, nhưng quê gốc Phủ Lý, Hà Nam; từng là chủ tịch Hội Sử Gia Việt Nam mặc dầu không gia nhập Ðảng Cộng Sản. Giáo Sư Vượng là người đã tìm ra di chỉ Thành Cổ Loa, khai quật Hội An tìm ra sắc thái Chàm sớm, tác giả gần 50 đầu sách, trên 800 bài báo, 48 đề cương, 50 bài giảng bằng tiếng nước ngoài, được mời đi nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một năm, năm 1991, ở Ðại Học Cornell, New York, Hoa Kỳ. Chính ở đây Giáo Sư Vượng viết thư cho tôi...
1. Trong gần 15 năm qua, chính xác là từ 1993, mỗi khi có ai thân quen về Hà Nội, tôi đều nhờ vả hãy tới thăm Giáo Sư Trần Quốc Vượng giùm tôi. Người bạn ở Pháp đã hai lần về Hà Nội tới thăm ông, một lần có chụp mấy tấm hình, và chuyển qua California cho tôi cuốn sách cuối cùng của vị sử gia tên tuổi, - “Khoa Sử và Tôi” - trên có lời đề tặng tưởng không thể nào thân hơn: “Thân tặng Viên Linh. Tùy nghi sử dụng.” Và một chữ ký vừa ta vừa Tầu. Cứ đằng thẳng, con đường của nhà sử học ngược và con đường của người làm thơ xuôi hầu như không có dịp nào để gặp nhau. Một ông lại từ Hà Nội đi, một chàng lại từ Sài Gòn tới. Một mái tóc hói đã hoa râm và một cái cằm râu ria còn lủa tủa. Một môi trường điền dã với bia đá gạch ngói, một thế giới ngựa xe với lời thơ tranh nhạc. Thế mà lạ thay, sự giao lưu thật là ấm lòng.
Nghe tin gì đó không suôn sẻ về ông, tôi thấy bâng khuâng. Chẳng hạn lần một người bạn từ Hà Nội trở qua Quận Cam, lắc đầu: Ông ta không còn ở đó. Ở đó, với tôi, là nhà B8A R/510 Khu Kim Liên. Chưa từng tới đó, và hơn 50 năm qua chưa trở lại Hà Nội một lần, tôi chỉ nghe như đó là khu nhà dành cho các giáo sư đại học vào hàng đẳng cấp cao. Ông đã bị nhà nước trục xuất, như là một cách tước bỏ ân sủng (?),vì những lời tuyên bố, vì những bài ông viết trong khoảng thời gian một năm ở Hoa Kỳ, do Ðại Học Cornell ở Ithaca, New York, mời qua làm việc. Vừa là một giáo sư thỉnh giảng, vừa làm việc nghiên cứu, lúc ấy ông cho tôi cái địa chỉ nơi làm việc là S.E.A.P., [Southeast Asia Program] 120 Uris Hall, Ithaca và địa chỉ nơi cư ngụ ở 100 Fairview Squarre, phòng 5A. Số fax văn phòng ông tôi đã dùng nhiều lần: (607) 254-5000. Ngược lại ông đã chuyển cho tôi, qua Tạp chí và nhà in Thời Tập ở Santa Ana, một số tài liệu, cũng bằng máy fax đó.
Hôm 8 tháng 8, 2005 nghe tin Giáo Sư Vượng mất �� Hà Nội vì ung thư thực quản, tôi nhắm mắt ngồi xuống ghế. Tôi cố nhớ. Chân dung Trần Quốc Vượng dễ vẽ. Song con người Trần Quốc Vượng khó tìm. Không văn hoa không sáo ngữ, trong một thời đại hà khắc hiểm độc, con người kiểm soát đe nẹt nhau từ miếng ăn, manh áo, từ thìa đường, quả trứng, đến nỗi vào thế kỷ XXI, trước sự ra đi của một trong tứ trụ đại khoa, thì một giáo sư khoa bảng ở Hà Nội là ông Ðỗ Văn Ninh, đã trả lời đài BBC như sau về vị đồng nghiệp vừa mãn phần, không nguyên văn nhưng ý đúng: “Ông ấy nói những lời dại dột. Nhà nước đãi ngộ ông ấy nhiều hơn là ông ấy đáng được hưởng...” Cái nghĩa tận của văn hóa sống người Việt, qua câu nói ấy của một trí thức đối với một trí thức lớn vừa qua đời, nghe thấy cái tanh tưởi của nước miếng, sự ung thối của nhân tính trong một trại súc vật nhớn nhác tranh công, hình dung bởi George Orwell từ thế kỷ trước.
2. Tháng 4, 1991, một lá thư từ Cornell gửi tới tòa soạn Thời Tập, tôi đọc mà chưng hửng. Một trong những ngày sau, tôi quay số văn phòng anh (607) 255-2378. Cái giọng Hà Nam đây mà. Hỏi sao buồn, anh cho biết: “Việt cộng... thấy không chê được Quốc gia thì buồn chứ sao.” Tôi mời: “Khi nào anh có dịp tới Little Saigon, California, tôi mong anh gọi tôi. Tôi sẽ tới gặp anh trò chuyện.”
Giáo Sư Vượng mang chữ Việt cộng ra để làm trò ít ra là hai lần, trong mấy ngày đầu quan biết. Anh nói về bản thảo luận án “Những khuynh hướng tiểu thuyết Miền Nam Việt Nam 54-75” của tôi ở Cornell, trong khi tôi không biết nó nằm ở đó. Anh hỏi, “Mấy người Việt Nam ở Cornell” không giúp tôi sao. Và anh nói giọng thật vui: “Anh nhớ nhé. Người Quốc gia không giúp anh mà tôi... Việt cộng giúp anh đấy nhé.” Anh nói, anh đã tìm hiểu sinh hoạt văn chương của Miền Nam qua luận án đó của tôi. Tôi thú thực nó còn dở dang, bất toàn, chỉ là những nét đại thể và vội vàng, phải nộp cho xong trước thời hạn cho cơ quan đã tài trợ tôi lúc đó, năm 1976. Khoảng vài tháng sau, Giáo Sư Vượng gọi tôi từ Little Saigon. Bấy giờ khoảng giữa trưa, “Mình sẽ gặp nhau ở đâu? Tòa soạn Thời Tập hay một tiệm ăn?” “Tiệm ăn đi.”
Nhà hàng La Fayette ở thông lộ Garden Grove được chọn. Ðây là nơi vắng vẻ, sang trọng, thực khách ngồi trong những băng nệm dầy ngăn cách những bàn bên trong từng ô vuông có vách cao với chụp đèn thấp, ấm cúng. Người mời đứng đợi khách ở ngoài cổng, dưới mấy tàng hoa bông giấy, cách mặt đường khá xa. Một chiếc Ford Pinto cũ kỹ bụi bậm lỗi thời chạy vào sân tiệm. Nhìn người lái xe đeo kính đen chùm hụp tôi hơi phải cười. Ðúng là dân Hà Nội mới sang, nhìn qua cũng biết. Mặt sạm đen, căng thẳng, quan trọng. Chiếc xe để một ông già đầu hói bước xuống, rồi chạy đi ngay khi thấy tôi tiến tới. “Viên Linh? Trần Quốc Vượng đây.”
Lạ thật. Như là từ bao giờ. Tất cả khởi đầu như tiếp tục. Nói và nói, như không nói thì có thể quên. Ðằng thẳng như không có khách phương xa, chẳng bao giờ thi sĩ nghèo vào nhà hàng này. Một chai vang Beaujolais trong giỏ lót khăn trắng được mang ra, nâng lên cho khách thẩm định, khách có phán vài lời, hay một cái gật đầu, thì mới mở. Và câu chuyện chuyển từ Ngõ Sầm Công qua Khâm Thiên, chạy từ Ðường Thành tới Ngã Tư Sở. Nó chậm lại trên Bãi Phúc Xá mùa nước cạn. Nó mênh mông mấp mé Sông Hồng lúc sắp vỡ đê. Hồ Halais của cậu làm gì còn nữa, nó là công viên Thống Nhất rồi. Còn thì tất cả vẫn như xưa thôi. Chưa về lần nào ư? Về đi vì nó đang thay đổi. A. Phủ Lý. Tôi ở đó. Tôi ở đó. Con sông Châu Giang ư. Vẫn thế thôi. Khúc cầu sắt đổ? Làm gì còn. Tôi học thầy Chu Thiên đệ Lục ở đó. Anh cười. Chu Văn An, khác lắm. Tôi học thầy Tạ Quang Bửu ở đó, năm 54...
Bữa ăn kéo dài ba tiếng rưỡi. Lúc chia tay, anh bảo tôi: “Tôi thích nhất cái gì anh biết không? Ngồi với nhau ba tiếng rưỡi đồng hồ anh không hỏi tôi một câu nào về chính trị. Tôi biết là anh cố ý không muốn hỏi. Vậy tôi nói: tôi chưa bao giờ gia nhập Ðảng Cộng Sản cả.” Dường như câu nói đó khiến sự quen biết trở thành thân cận và thân cẩn. Trong mắt tôi, Giáo Sư Trần Quốc Vượng là một nghệ sĩ không hình thức, một người của dân gian, hòa nhập trên đường tre ngõ trúc, gập ghềnh trên lối sống trâu mà nhẹ tênh hơn là phăng phăng giữa mặt nhựa, hè phố, mà nặng nề. Ở trong đầu tôi giờ này có những câu thỉnh thoảng hiện lên khi có dịp, mà tôi ngờ là nó đã lẻn vào từ buổi đó. Không chắc lắm, chỉ hình như. “Là triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi.” Khi diệt xong quân Minh, Việt Nam Tầu hóa nhiều hơn các triều đại trước. Thú săn được rồi thì bẻ ná. Giết Trần Nguyên Ðán, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi. Hại công thần cũng có, mà địa phương tính thì nhiều hơn. Lời thề Lũng Nhai ai còn nhớ. Kháng chiến chống Tây đâu mất rồi. Thời Lê mạt, Kiêu binh Thanh Nghệ đại náo kinh thành. Thời này cũng thế, đầy đường phố Hà Nội là anh em khu tư khu năm.
3. Một trong những cuốn sách giá trị của Giáo Sư Trần Quốc Vượng theo tôi là cuốn “Trong Cõi” xuất bản trong khoảng thời gian ông ở Hoa Kỳ. Chính xác là vào tháng 1, 1993. Với cuốn này, ông là người tiên phong trong Phong trào Ðấu tranh Dân chủ cho Việt Nam. Những gì trong đầu thế kỷ XXI ta nghe nói từ các ông Hoàng Minh Chính, Trần Ðộ, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang tôi thấy Giáo Sư Vượng đã viết ra từ đầu thập niên '90 của thế kỷ trước. Tuyệt nhất, Trần Quốc Vượng chính là người phất cờ hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh với bài “Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã).”
Bài này quả là truyện kể, cà kê dê ngỗng, mà lại nói những chuyện cực kỳ quan trọng của thời đại. Nó bắt đầu từ một làng Việt cổ, làng Ðường Lâm vào thế kỷ thứ bảy thứ tám gì đó, nơi một làng mà sinh hai vua, lại là hai vị anh hùng dân tộc, khơi nền độc lập đối với phương Bắc: Phùng Hưng và Ngô Quyền. Chuyện do Trần Quốc Vượng kể bắt đầu từ Trương Hán Siêu, qua Chu Văn An, qua Nguyễn Trãi; rồi từ Ðặng Trần Côn qua Lê Quí Ðôn... vụt một cái tới “một người tuy có tên tuổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người có tên tuổi... Ðó là câu chuyện về cụ thân sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.” (Trong Cõi, trang 252) Thật tuyệt. Giáo Sư Vượng vào những trang cuối cho biết, vào lúc ấy, rằng ông sắp viết ra một chuyện “chưa từng ai viết.” Nhiều người biết, nhưng chưa ai dám viết ra, “Vì người ta SỢ.” (tr 253) Có nghĩa là Vượng này không sợ. Ấy là chuyện bố ông Hồ, Nguyễn Sinh Huy, thực ra không phải là dòng dõi Nguyễn Sinh làng Kim Liên (như chính sử đã nói) mà là “con một người khác,” ở làng khác.
Chính ông đã nói tới dòng dõi thật của Hồ Chí Minh, giải nghĩa vì sao Nguyễn Tất Thành chọn họ Hồ đứng trước tên Chí Minh, chứ không phải họ Nguyễn của người bố là Nguyễn Sinh Cung. Viết sử như Trần Quốc Vượng, chưa bị thiến như Tư Mã Thiên là còn may lắm.
nguoi-viet.com, August 24, 2011
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=136059&z=16
 
www.geocities.ws/xoathantuong
1 note · View note
itsnothingbutluck · 6 months
Text
“Đến đây xứ sở lạ lùng/Con chim kêu cũng sợ, tiếng cá vùng cũng kinh”. Câu ca xưa đã nhắc đến một vùng đất phương Nam của Tổ quốc, đó là xứ Đồng Nai, Sài Gòn hình thành cách đây khoảng trên 300 năm về trước. Vùng đất đó đã gắn bó nhiều với tên tuổi, công lao và sự nghiệp của một người Quảng Bình rất đáng tự hào, đó là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người có công mở cõi phương Nam. Nguyễn Hữu Cảnh là một vị tướng quốc, một bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu, quê gốc ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là họ hàng 9 đời với Nguyễn Trãi. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại làng Phúc Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông là con thứ ba của Tiết chế Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật. Nguyễn Hữu Cảnh sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà đang thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, học giỏi, văn võ toàn tài và sớm có chí lập thân, lập nghiệp. Từng là sư tổ của môn phái võ lâm có danh hiệu “Bạch hổ sơn quân phái”, lại là con nhà tướng nhiều đời cho nên khi lớn lên, Nguyễn Hữu Cảnh đã từng theo cha tham gia nhiều trận mạc, lập nhiều chiến công, được nhiều người kính trọng, nể phục… …Năm Mậu Dần 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn phong làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai, Sài Gòn, Bến Nghé [4]. Với bản lĩnh của một người từng xông pha trận mạc, Nguyễn Hữu Cảnh đã động viên, khuyến khích quân sỹ, cư dân quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, vạch kế hoạch cấp thiết, liên tiếp thực hiện khai hoang mở cõi, dàn xếp biên cương, bảo vệ chủng dân và vùng đất mới, thiết lập các cơ sở hành chính từ thôn đến xã, lập phủ Gia Định và chính thức sáp nhập vào quốc gia Đại Việt, chiêu mộ cư dân và khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Tận tâm, tận lực cùng cư dân và quan binh, cùng nếm mật nằm gai với họ, chỉ trong một thời gian chưa dài Nguyễn Hữu Cảnh đã ổn định được tình hình, mọi hoạt động ở vùng đất mới mở đi vào quy củ.
Không chỉ mở mang, khai hoang những vùng đất ở Sài Gòn, Đồng Nai, Nguyễn Hữu Cảnh còn tiến xa thêm đó là khai khẩn mở rộng bờ cõi ra cả vùng Nam Bộ ngày nay. Với tầm nhìn xa trông rộng cùng với chính sách chiêu hiền đãi sỹ kịp thời của Nguyễn Hữu Cảnh, rất đông cư dân vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế ngày nay), Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tự nguyện theo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập quê mới. Ai ai cũng hăng hái đi theo ông với một quyết tâm rất cao: “Làm trai cho đáng nên tra/ Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng”. Cuộc sống mới ở vùng đất mới đầy tiềm năng chưa được khai phá, nay có bàn tay, khối óc của những con người yêu say lao động, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của những người con xa quê, Nguyễn Hữu Cảnh và cư dân một lòng theo ông đã biến vùng đất vốn xa lạ, hoang vắng, chết chóc trở thành một xứ sở trù phú, cuộc sống ngày càng ấm no, đủ đầy, ai ai cũng biết ơn vị Thống suất tài đức: “Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt/Ơn biển trời lao khổ xứ Đồng Nai”…Đối với quê hương Quảng Bình, trong Nguyễn Hữu Cảnh luôn có một tình yêu tha thiết, một nỗi nhớ khôn nguôi. Mỗi khi đặt tên cho một vùng đất mới, Nguyễn Hữu Cảnh đều nghĩ đến những vùng đất, những cái tên rất mực thân quen ở quê mình. Đó là những cái tên như Phước Long, Tân Bình (tên 2 huyện ở Quảng Bình lúc đó) đã được ông mang vào và trang trọng đặt cho vùng đất mới mở mang. Ngày nay Phước Long chính là huyện ở tỉnh Bạc Liêu, còn Tân Bình là một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và còn nhiều địa danh khác ở vùng quê mới do chính Nguyễn Hữu Cảnh đặt tên có yếu tố "Bình" gợi nhớ đến mảnh đất Quảng Bình quê ông, như Bình Dương, Bình Đông, Bình Tây, Bình Tiên, Bình Trị, Bình Long, Bình Quới, Bình Hoà, Bình Điền, Bình Phước,..
0 notes
hoangpnd · 7 months
Text
Con nhớ mệ, người mệ xứ Huế hơn 30 năm qua đã âm thầm cưu mang bao thế hệ sinh viên nghèo mà con được biết qua chương trình "Điều ước thứ 7" nhiều năm trước.
Căn nhà nhỏ của mệ bình dị như bao ngôi nhà Huế khác, có hàng cau hàng chuối, có khoảng sân trước nhà ngày ngày mệ tiễn các bạn đi học bằng con mắt còn lại. Mệ không lập gia đình nên mệ xem sinh viên như con. Vất vả không, mệ bảo mệ thấy không vì sinh viên thương mẹ thì mệ cũng thương yêu lại sinh viên. Mỗi ngày với mệ được ngồi nói chuyện, hỏi han việc học hành có khó không, ăn cơm cùng mấy đứa chẳng máu mủ ruột già, nhìn tụi nó đá bánh ngoài vườn tỉ số thắng thua ra sao. Mệ đi nhà thờ cầu nguyện cho anh em sinh viên học giỏi, ra trường có công ăn việc làm. Ủy ban cho tiền, gạo, mệ chia cho các cháu, số dư ra mệ cũng cho nốt.
Nỗi trăn trở trong mệ luôn thường trực bất kể nắng mưa như thế, muốn về nhanh với Chúa vì sống một mình cô đơn quá. Nhưng trái lại, tình cảm vô bờ của mẹ đã thắp sáng giấc mơ đại học cho biết bao bạn sinh viên ở dải đất miền Trung nghèo khó này. Ngay cả Tết hoặc mùa hè cập kê, các bạn sẵn sàng ở lại để dắt mệ đi chơi cho đỡ buồn. Một gia đình mới được đánh đổi bằng sự hy sinh của mệ, con đã hứa rồi phải đến thăm mệ nhưng chậm rồi. Chúa gọi mệ đi, người đi lễ thấy vắng bóng dáng bà cụ nhỏ người, gầy guộc, tóc bạc trắng, thỉnh thoảng lệ rơi trên má khi cầu nguyện cho đám nhỏ ở nhà.
Vĩnh biệt mệ Diệp.
Tumblr media
1 note · View note
unsomnambulisme · 10 months
Text
Tumblr media
Nhìn thấy bức ảnh chụp căn nhà của Monet hồi tháng sáu. Sớm nay đọc được mấy dòng viết thơ đẹp của bác Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa tạ thế.
Chẳng biết Claude Monet và Hoàng Phủ Ngọc Tường có gì liên quan với nhau không. Hoa cỏ ở vùng Normandy nước Pháp liệu có rực thắm như hoa hèn cỏ nội trong mảnh vườn xứ Huế.
Suy đi nghĩ lại, những cái đẹp thì sẽ luôn giao nhau ở một thời không biệt lập, như một chân lý nguyên khởi. Vậy nên có lẽ không cần phải suy tư nhiều.
trích những đoạn văn đẹp, như cái cách cuộc đời này có thể đẹp:
"Mùa Thu, tôi ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong của chiếc cổng vòm quay mặt ra sông, ăn những trái hồng ngọt và thanh đến độ tưởng như mỗi miếng vừa ngậm vào nửa chừng đã tan thành dư vang của một tiếng chim. Tôi đọc sách trong trạng thái vừa thích thú, vừa lơ đãng, miên man trong vẻ đẹp của dòng sông đang đổi sắc không ngừng dưới ánh nắng và trong mùi hương trốn tìm của hoa trái trong vườn. Chính trong những giờ phút bồng bềnh giữa cõi thực và cõi thơ ấy, tôi đã cảm nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm của Huế trên mỗi trang truyện Kiều: dòng sông đáy nước in trời và những cỏ nội thơm, nắng vàng khói biếc, nỗi u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết… Một trăm năm mươi năm (rồi nửa ba trăm năm sau), nhà thơ đã qua đời, mà vẫn trời ấy, vẫn đất ấy, cỏ hoa vẫn y nguyên quanh chỗ tôi ngồi. Thiên nhiên của mảnh đất kinh xưa đã để lại một cái bóng mông lung nhưng rất dễ nhận ra trong thơ Nguyễn Du. Ngược lại chính sông Hương và thành phố của nó vẫn gợi cho tôi, như một vang bóng trong thời gian, hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng của truyện Kiều: tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, và cả hai cùng gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở."
(Ai đã đặt tên cho dòng sông)
"Có lẽ ít có một thành phố nào như nơi đây, giữa tạo vật và con người luôn luôn gắn bó một tình bạn thân thiết và tươi xanh đến như vậy. Cho đến nay, người Huế vẫn duy trì một phong tục cổ xưa về tình bạn cao quý đó. Khi người chủ vườn qua đời, thì những người già đem buộc khăn tang vào những cây quý trong vườn để cây khỏi tàn lụi theo, vì người ta tin rằng, cây cũng vui buồn cùng với con người. Không nên nhầm lẫn mối thâm tình này với điều vẫn gọi là “tình bạn” mà người phương Tây, như người Anh chẳng hạn, thường cảm thấy đối với loài vật. Ở đây, quan hệ “con người – cây cỏ” xuất phát từ một truyền thống triết lý sâu xa của phương Đông rất được nhấn mạnh trong tâm thức của người Huế, rằng con người vốn là kẻ cư ngụ trong căn nhà lớn của vũ trụ, từ đó, trong cố gắng vươn tới niềm hạnh phúc về tinh thần, con người luôn luôn biểu hiện niềm khát khao tìm về nơi ăn chốn ở nguyên khởi của nó, nơi thực sự nó đã sinh ra."
(Hoa trái quanh tôi)
1 note · View note
shangct · 4 months
Text
Tumblr media
Thuở hồng hoang
Từ lúc bắt đầu có cảm xúc trai gái , lúc đó trong trái tim của mỗi người vừa trong sáng vừa đen tối
Trong sáng vì ko toan tính chỉ có bản năng ngây ngô
Đen tối là vì tò mò nhiều thứ và muốn đạt dc
Trải qua giai đoạn đẹp đẽ đó con người bắt đầu trưởng thành nhận thức
Chúng ta lúc đó cố gắng điều hoà mọi thứ... tình cảm ... lý trí ... và những thứ bất chợt
Thiệt ra mà nói : những thứ đẹp đẽ đó vẫn diễn ra từ mọi lứa tuổi sau này . Chỉ là ... nó ngắn gọn hơn đơn giản hơn 😬 .
Bởi vì ai cũng phải tất bật cho cuộc sống này.
Ảnh : Xứ Huế 1961 - Góc Nhìn An Nam
1 note · View note
ganhhangrong · 1 year
Text
Xì Xụp Bánh Canh Nam Phổ Xứ Huế Giữa Sài Gòn
Xì Xụp Bánh Canh Nam Phổ Xứ Huế Giữa Sài Gòn
Không cầu kỳ trong thành phần món ăn với cua, tôm, sợi bánh… nhưng lại tỉ mỉ trong quá trình chế biến, bánh canh cua Nam Phổ khiến bạn nhớ mãi.
Không nổi tiếng và được bán nhiều như bún bò hay cơm hến, nhưng món bánh canh cua của người làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) vẫn được nhiều du khách tìm đến thưởng thức mỗi khi có dịp về đất Cố đô. Không quán ăn, không tên tuổi, món bánh canh của người Nam Phổ thường được bán trên quán lề đường hay những gánh hàng rong trong các con hẻm nhỏ vào mỗi buổi chiều tối.
Bát bánh canh với nước dùng sánh cùng màu đỏ đặc trưng rất đẹp mắt
Không cầu kỳ trong thành phần món ăn với sợi bánh canh, tôm, cua, chả… nhưng lại rất tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên món bánh canh cua ở đây mang những nét đặc trưng riêng biệt so với các món bánh canh khác của người miền Trung. Sự tỉ mỉ của người Huế thể hiện trong từng công đoạn chế biến món ăn. Đầu tiên là sợi bánh canh, cũng được làm từ bột gạo, nhưng để cho ra đời những sợi bánh vừa mềm vừa dai là một quá trình lắm công phu. Gạo sau khi xay thành bột được cho vào nồi chưng cách thủy với lửa nhỏ, khuấy đều đến khi sánh lại. Bột sau đó được cho vào một túi ni lông, có cắt một đầu nhọn để tạo hình thành từng sợi bánh vào trong nồi nước sôi. Khi sợi bánh có màu trắng đục thì vớt ra xả lại bằng nước sạch.
Nồi bánh canh ngon không thể thiếu nước dùng. Không như những món ăn khác khi nước dùng được nấu bằng xương lợn hoặc cá. Người dân ở đây sử dụng chính nước luộc tôm và cua để nấu. Tôm, cua luộc chín bóc vỏ, gỡ lấy phần thịt. Tùy từng quán ăn mà tôm được để nguyên con hoặc giã nát ra, hòa tan một ít bột lọc, cho vào nồi nước dùng rồi đun sôi để nước dùng hơi sánh. Thịt tôm, cua được cho vào nồi nước dùng, thêm một ít màu hạt điều rồi nêm gia vị vừa ăn.
Xì xụp bánh canh Nam Phổ xứ Huế giữa Sài Gòn
Sợi bánh canh to, mềm nhờ được nấu chung với nước dùng nên thấm đẫm gia vị rất đậm đà.
Sau khi chuẩn bị xong hết các công đoạn, sợi bánh canh được cho vào nồi cuối cùng, nấu chín rồi múc ra bát cho thực khách. Bát bánh canh Nam Phổ có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm, thêm vài lát ớt xắt, vài cọng ngò cho dậy mùi thơm. Trong những buổi xế chiều, bát bánh canh cua Nam Phổ dù không cao sang nhưng đủ để thực khách phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức.
Ở Sài Gòn, bạn có thể ghé đến quán O Xuân - 18 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, quận 1 để thưởng thức món ăn này.  Mỗi bát bánh canh ở quán có giá 28.000 đồng, quán bán từ 7h đến 21h hằng ngày.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
congtycautruc · 1 year
Text
Palang Hitachi 3 tấn
1. Thông số kỹ thuật của Palang Hitachi 3 tấn
Xuất xứ: Hitachi Nhật Bản
Tải trọng: 3 tấn
Model: 3FH và 3ST
Dòng: 1 tốc độ loại di chuyển tốc độ cao
Chiều cao nâng: 3 – 6M
Tốc độ nâng/hạ: 4.1 m/phút
Công suất motor nâng: 2.4 kW
Quy cách xích tải: phi 7.1 x 2 Line ( 2 xích )
Điện áp nguồn: 3 phase 220/380-415V 50Hz
Tổng trọng lượng: 140 – 161 KG
2. Đặc điểm nổi bật của Hitachi 3 tấn 
Palang Hitachi 3 tấn có các đặc điểm nổi bật sau:
https://congtycautruc.com/uploads/shops/2023/z2738378480116_96c913ad3ca6f432f43af710a4eac418.jpg
3. Tại sao nên sử dụng Palang Hitachi 3 tấn?
Có độ bền cao
Các dòng Palang Hitachi 3 tấn chủ yếu được làm bằng hợp kim cường độ cao, chịu được va chạm và bền bỉ theo thời gian. Ngoài ra còn có kiểu dáng đẹp, kích thước nhỏ gọn và trọng lượng tương đối nhẹ hơn các sản phẩm palang của nước khác.
Tải trọng phù hợp với các nhà xưởng vừa và nhỏ
Dễ dàng sử dụng, bảo trì
Sản phẩm còn được trang bị thêm các thiết bị an toàn như phanh điện, nút dừng STOP cho phép phanh ngay lập tức khi gặp sự cố khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Palang Hitachi 3 tấn cố định hay kèm con chạy điện đều dễ dàng sử dụng vào bảo trì. Được trang bị bộ điều khiển bằng tay với các nút bấm đơn giản, có khả năng tích hợp điều khiển từ xa, giúp người dùng linh hoạt điều khiển và vận hành. Máy có cấu tạo đơn giản, dễ dàng vệ sinh và bảo trì.
Tiết kiệm chi phí
Khi sử dụng Palang Hitachi 3 tấn còn giúp giảm thiểu tối đa chi phí, hạn chế sử dụng sức người, giá thành hợp lí và có thể sử dụng lên đến 15 năm.
4. Mua Palang Hitachi 3 tấn ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp Palang Hitachi 5 tấn chất lượng, uy tín, giá rẻ thì đừng bỏ qua Công ty cầu trục Sakura. Đây là đơn vị chuyên cung cấp cầu trục và các thiết bị đi kèm chất lượng, uy tín, giá rẻ. 
CHẤT LƯỢNG: Khi hợp tác với Công ty cầu trục khách hàng sẽ không phải lo lắng về chất lượng của sản phẩm bởi tất cả các sản phẩm ở đây đều được chúng tôi nhập khẩu từ các thương hiệu có tiếng trên thế giới. Bên cạnh các sản phẩm mới thì Công ty cầu trục cung cấp các sản phẩm đã qua sử dụng. Tuy nhiên tất cả các sản phẩm này đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi đến tay khách hàng
UY TÍN: Khách hàng khi đến với Công ty cầu trục sẽ được cam kết về chất lượng, giá thành sản phẩm cùng với đó là các chế độ hậu mãi, bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm. 
GIÁ RẺ: Vì nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian nên chúng tôi đảm bảo cung cam kết giá thành sản phẩm rẻ hơn so với các đơn vị cung cấp khác nhằm giúp khách hàng tiết kiệm được về tài chính.
Sau một thời gian trải nghiệm sản phẩm của Công ty cầu trục Sakura, khách hàng đã có những phản hồi tích cực về sản phẩm:
Anh Hải (Hải Phòng): “Gia đình mình có một xưởng hàng nội thất, lượng hàng cần di chuyển, nâng hạ khá lớn, để giải quyết bài toán tiết kiệm sức lao động, mình đã lựa chọn cầu trục cùng Palang Hitachi 3 tấn. Đây quả thực là sản phẩm chất lượng, đã hỗ trợ rất nhiều trong công việc của mình”
Anh Tánh (Huế): “Palang Hitachi 3 tấn là sản phẩm mà tôi đã lựa chọn để hỗ trợ trong các công trình xây dựng. Nhờ sản phẩm này mà công việc trở nên nhẹ nhàng, tiến độ nhanh hơn.”
Trên đây là một số thông tin về Palang Hitachi 3 tấn dành cho những khách hàng quan tâm. Hiện tại Công ty cầu trục Sakura có cung cấp Palang Hitachi 3 tấn và các loại cầu trục, thiết bị nâng hạ khác. Để biết thêm thông tin chi tiết khách hàng có thể liên hệ đến hotline 0946 130 868 - 0918 560 729 - 0968 860 139 hoặc inbox Fanpage Công ty Cầu trục để được tư vấn tận tình. 
>>> XEM THÊM: Đơn vị bán Palang Hitachi Nhật cũ (Nhật bãi) uy tín và giá rẻ nhất năm 2023
---------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ 
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/ 
Website: https://congtycautruc.com
>>>Nguồn: https://congtycautruc.com/palang/palang-hitachi-3-tan.html
0 notes
bengoan · 5 days
Text
0073 / CON NGƯỜI VÀ QUÊ HƯƠNG !   Hương Giang hỡi em sao đành theo sóng ,  Núi đứng chờ ngong ngóng Ngự Bình đau …!  Tình nghĩa yêu thương sương nắng dãi dầu ,  Nhung nhớ chia ly vì đâu cách biệt …?   Kể từ Mậu Thân lan tràn binh biến ,  Huế suy tàn trong trận chiến hung hăng …  Sông Hương nhuộm máu điêu đứng xóm làng ,  Núi Ngự xót xa tuôn tràn lệ ứa …!   Ba mươi tối giao thừa dân ngã ngửa ,  Xuôi Nam quấy phá lửa đỏ ngút ngàn .  Bắt bớ tung hoành bao cảnh lầm than  Di hại Huế Đô vô vàn căm phẫn …   Nhà cửa nát tan hồn oan uất hận ,  Đạn xéo vù vù lánh nạn tìm nơi .?  Bọn người dã thú đuổi đánh tơi bời ,  Thiêu rụi còn chi hết đời sinh sống .!   Đau thương vết hằn nuôi mầm hy vọng ,  Mấy chục năm trời ước mộng chung lưng .  Đứng lên giết giặc hàng vạn anh hùng ,  Cứu lấy muôn dân thoát vòng nô lệ …   Miền Nam cưỡng chiếm Bảy Lăm dâu bể ,  Chúng đã sẵn sàng bán rẻ lương tâm .!  Chia tay bóc lột thoát lốt cùng bần ,  Được bọn cấp trên chia phần ăn cướp …   Tranh giành hiếp dâm tà quyền nườm nượp ,  Bảy triệu đảng thằng ao ước giàu sang ? Tôi đòi nhà háng nô lệ đầu hàng , Bán đứng Quốc Gia ngang tàn chém giết … Thân phận bọt bèo giả mù tai điếc ,  Bắt nhốt trẻ già chẳng thiết là ai ? Ngậm đắng nuốt cay “ hạ đẵng con bài , “ “ Giết lầm còn hơn nguy tai bỏ sót …” Hương Giang lững lờ Quê Cha rường cột ,  Huế vẫn muôn đời căn cốt Quốc Gia .  Một Chín Năm Tư Thể Chế Cọng Hoà ,  Toàn Dân Miền Nam Trên Đà Kiến Thiết … Lòng nhân ái mãi yêu thương tình tiết , Con Lạc Cháu Hồng phải biết tương thân . Đừng như trọng nó gian ác hung tàn , Cúi lạy ba tàu … xua quân trấn thủ… Tạm biệt bởi bọn Bắc kỳ hung dữ , Xa xứ lưu đày vọng ngữ Quê Nhà . Giang San Dân Tộc một dãi nguy nga , Đoàn kết tiêu trừ quần ma cọng phỉ … Đất Nước Việt Nam Cọng Hoà Thể Chế , Dân Chủ Tự Do Bảo Vệ Nhân Quyền . Nam Bắc Trung nối liền câu hữu thệ , Muôn đời nối tiếp thế hệ bình yên … Bên kia nếu thật là miền đất sống , Phải nơi an lành ước mộng người dân ? Tẩy sạch tham ô bầy đàn lật lọng , Tiêu trừ độc đảng cuồng vọng dã man…. Ngông cuồng đảo điên côn an đảng trị , Bè lũ người rừng cốt khỉ Trường Sơn …!  Truy lùng tra tấn nuốt hận căm hờn,  Rồi cũng đến ngày ác ôn đền tội…  Nguyễn Doãn Thiện   Đêm buồn lạnh lẽo  California , ngày 23 tháng 01 năm 2016
Tumblr media
0 notes
thiendoanng · 5 days
Text
0073 / CON NGƯỜI VÀ QUÊ HƯƠNG !
Hương Giang hỡi em sao đành theo sóng ,
Núi đứng chờ ngong ngóng Ngự Bình đau …!
Tình nghĩa yêu thương sương nắng dãi dầu ,
Nhung nhớ chia ly vì đâu cách biệt …?
Kể từ Mậu Thân lan tràn binh biến ,
Huế suy tàn trong trận chiến hung hăng …
Sông Hương nhuộm máu điêu đứng xóm làng ,
Núi Ngự xót xa tuôn tràn lệ ứa …!
Ba mươi tối giao thừa dân ngã ngửa ,
Xuôi Nam quấy phá lửa đỏ ngút ngàn .
Bắt bớ tung hoành bao cảnh lầm than
Di hại Huế Đô vô vàn căm phẫn …
Nhà cửa nát tan hồn oan uất hận ,
Đạn xéo vù vù lánh nạn tìm nơi .?
Bọn người dã thú đuổi đánh tơi bời ,
Thiêu rụi còn chi hết đời sinh sống .!
Đau thương vết hằn nuôi mầm hy vọng ,
Mấy chục năm trời ước mộng chung lưng .
Đứng lên giết giặc hàng vạn anh hùng ,
Cứu lấy muôn dân thoát vòng nô lệ …
Miền Nam cưỡng chiếm Bảy Lăm dâu bể ,
Chúng đã sẵn sàng bán rẻ lương tâm .!
Chia tay bóc lột thoát lốt cùng bần ,
Được bọn cấp trên chia phần ăn cướp …
Tranh giành hiếp dâm tà quyền nườm nượp ,
Bảy triệu đảng thằng ao ước giàu sang ?
Tôi đòi nhà háng nô lệ đầu hàng ,
Bán đứng Quốc Gia ngang tàn chém giết …
Thân phận bọt bèo giả mù tai điếc ,
Bắt nhốt trẻ già chẳng thiết là ai ?
Ngậm đắng nuốt cay “ hạ đẵng con bài , “
“ Giết lầm còn hơn nguy tai bỏ sót …”
Hương Giang lững lờ Quê Cha rường cột ,
Huế vẫn muôn đời căn cốt Quốc Gia .
Một Chín Năm Tư Thể Chế Cọng Hoà ,
Toàn Dân Miền Nam Trên Đà Kiến Thiết …
Lòng nhân ái mãi yêu thương tình tiết ,
Con Lạc Cháu Hồng phải biết tương thân .
Đừng như trọng nó gian ác hung tàn ,
Cúi lạy ba tàu … xua quân trấn thủ…
Tạm biệt bởi bọn Bắc kỳ hung dữ ,
Xa xứ lưu đày vọng ngữ Quê Nhà .
Giang San Dân Tộc một dãi nguy nga ,
Đoàn kết tiêu trừ quần ma cọng phỉ …
Đất Nước Việt Nam Cọng Hoà Thể Chế ,
Dân Chủ Tự Do Bảo Vệ Nhân Quyền .
Nam Bắc Trung nối liền câu hữu thệ ,
Muôn đời nối tiếp thế hệ bình yên …
Bên kia nếu thật là miền đất sống ,
Phải nơi an lành ước mộng người dân ?
Tẩy sạch tham ô bầy đàn lật lọng ,
Tiêu trừ độc đảng cuồng vọng dã man….
Ngông cuồng đảo điên côn an đảng trị ,
Bè lũ người rừng cốt khỉ Trường Sơn …!
Truy lùng tra tấn nuốt hận căm hờn,
Rồi cũng đến ngày ác ôn đền tội…
Nguyễn Doãn Thiện
Đêm buồn lạnh lẽo
California , ngày 23 tháng 01 năm 2016
Tumblr media
0 notes