Tumgik
#phan trang hy
phantranghy-blog · 5 months
Text
Có một Phạm Duy như thế
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Có một Phạm Duy như thế
      Gia tài âm nhạc của Phạm Duy để lại cho đời quả là đồ sộ. Nhiều lần, tôi có trao đổi với một số thân hữu, nhiều người đều khẳng định Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ đóng góp lớn vào nền âm nhạc nước nhà. Phạm Duy cũng đã tự bạch là âm nhạc của ông có nhiều đề tài, chủ đề như Hương ca, Bé ca, Tình ca, Đạo ca, Tục ca, Rong ca, Thiền ca… Khi nghe những bài hát theo từng chủ đề, đề tài ấy, trong tôi chợt lóe lên là hiển hiện một Phạm Duy với nhiều cung bậc khác nhau của cuộc đời.
      Nghe và đọc ca từ trong các tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy, tôi lại gặp một Phạm Duy thể hiện rõ tính cách có đủ 3 yếu tố Cái Nó - Bản năng có người gọi là Tự ngã (The Id), Cái Tôi – Bản Ngã (The Ego) và Siêu Tôi - Siêu Ngã (The Superego).
      Cái Nó (có người gọi là Tự ngã) – Bản năng (The Id) trong lời nhạc Phạm Duy
      Theo Sigmund Freud, Cái Nó chính là nguồn cung cấp libido và chi phối suốt cuộc đời con người.
      Không chỉ Phạm Duy mà bất cứ ai cũng đều có libido. Mỗi người thể hiện libido bằng hình thức của riêng mình. Có người, thể hiện bằng tranh tượng; có người thể hiện bằng động tác, cử chỉ, lời nói; có người dùng âm thanh. Riêng Phạm Duy, theo tôi, libido của ông được phô bày bằng giai điệu và ca từ âm nhạc. 10 bài Tục Ca như thể hiện một phần Cái Nó của ông.
      Nghe 10 bài Tục ca, hình ảnh đầu tiên mà người nghe cảm nhận là hình ảnh sinh thực khí, các bộ phận trên cơ thể con người, kể cả chuyện giao hoan được Phạm Duy đưa vào âm nhạc,     
      Hình ảnh sinh thực khí nữ thành lời ca, quả là điều độc, lạ trong âm nhạc. Thực ra, trong văn học dân gian, hình ảnh này đã có trong ca dao, tục ngữ hoặc truyện cười, kể cả trong văn học đương đại cũng có. Còn trong tân nhạc Việt Nam hình ảnh này quả là “sốc” với người nghe như Tục ca số 2, số7,  số10.
      Hoặc các bộ phận trên cơ thể con người như đầu, chân, vú, tóc, răng,… mang dục tính cũng thành lời ca. Lời ca ấy khơi dục bằng âm thanh, hình sắc như trong các bài Tục ca số 3 – Gái Lội Qua Khe (thơ Bùi Giáng), Tục ca số 6 – Mạo Hóa.
      Ngoài ra, chuyện giao hoan cũng đi vào lời ca như chuyện cợt đùa. Chuyện giao hoan thành lời cho âm nhạc quả là độc. như tục ca số 5 – Khỉ Đột  (phóng tác Le Gorille của Georges Brassens), hoặc Tục ca số 4 – Úm Ba La Ba Ta Cùng Khỏi.
      Theo Freud thì Cái Nó là gốc rễ của mọi nguồn năng lượng tinh thần, khiến nó trở thành thành phần chính của tính cách. Chính vì thế, Cái Nó, cái libido thành lời ca đâu chỉ là chuyện vui mà nó là phần đời của Phạm Duy.
      10 bài Tục ca tuy thể hiện Cái Nó - Bản năng (có người gọi là Tự Ngã), nhưng qua đó ta thấy được một Phạm Duy sống thực với chính mình, sống hết mình với thất tình, lục dục ở chốn nhân gian.
Siêu Tôi – Siêu Ngã (The Superego) trong lời nhạc Phạm Duy
      Tiếp đến, tôi xin đề cập đến Siêu Tôi – Siêu Ngã (The Superego) trong một số bài nhạc của ông. Theo tôi, những chương khúc viết về Đạo ca, Thiền ca và trường ca Hàn Mặc Tử có lời chuyển tải được cái Siêu Tôi.
      Trước tiên là chương khúc Đạo ca. 10 bài Đạo ca là sự đồng cảm, tương tri, tương ngộ giữa nhạc sĩ Phạm Duy và tu sĩ Phạm Thiên Thư. Lời của Phạm Thiên Thư hòa vào trong giai điệu, âm thanh của nhạc Phạm Duy ngợi ca cái Siêu Tôi.
      Cái Siêu Tôi ở đây chính là sự ngợi ca chân lý của đời sống tinh thần, ngợi ca sự ngưỡng vọng thế giới tâm linh. Đối với người Việt, cụ thể, đó là ngợi ca về tiếng chuông chùa, ngợi ca lời kinh Phật. Tiếng chuông chùa, lời kinh Phật làm bừng thức tâm linh, xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sinh, đem thái bình cho thế gian, đem an vui cho nhân loại:
          Bóng đêm qua rồi, bóng đêm qua rồi
          Tiếng chuông vang hồi, tiếng chuông vang hồi
          Thấy trong nhân loại tiếng chuông vang hồi
          Ngọt lành thơm mát, từng giọt chuông rơi.
          Nụ hoa đang ngủ, giấc êm giữa nội
          Giọt sương trên lá đón đưa ánh trời
          Để cho con suối vươn vai trở mình
          Chùa rêu lơ lửng giữa lưng núi mờ
          Đại hồng, chuông lớn đã khua tiếng ròn
          Nụ cười yên tĩnh ngát hương khói trầm
          Lời kinh cao ngất A Di Đà Phật
          Ngọt lành thơm mát, từng giọt chuông vang…
                  (Đạo ca 8 – Giọt Chuông Cam Lồ)
      Theo Sigmund Freud, Siêu Tôi là một phần trong tính cách nắm giữ tất cả những tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng mà con người tiếp nhận từ cả cha mẹ và xã hội – nó chính là cảm nhận của con người về cái đúng sai trong cuộc sống. Chẳng hạn, mẹ thương yêu con là điều đúng, là lẽ đạo hợp với tự nhiên, tạo hóa. Mẹ luôn che chở, thương yêu, hy sinh vì con là chuyện thường tình của con người. Dẫu thường tình, nhưng tình yêu ấy là vĩ đại. Phạm Duy và Phạm Thiên Thư đã kể chuyện bằng âm nhạc về một bà Mẹ, đi tìm con khắp chốn, tìm con cả bốn mùa. Thế rồi, Mẹ chết đi hóa thành Mẹ chung của nhân loại. Chính tình yêu thương con vô bờ bến đã biến tình yêu của Mẹ ôm cả trần gian. Mẹ là Quán Thế Âm chốn bụi trần:
          Thế rồi, một hôm Mẹ chết, hơi Mẹ trong trời chưa hết
          Ôm cả trần gian đầy vơi, nhân loại đeo tang người
          Tim Mẹ thành ra trùng dương, máu Mẹ thành sông thành nước
          Ôi đời trầm luân, Mẹ thương, chiếu ánh sáng từ quang.
          Bây giờ Mẹ đã thành mơ, hơi Mẹ hóa thành hơi gió
          Bốn mùa ngồi nghe mọi nơi, tiếng Mẹ ru bồi hồi
          Xưa là Mẹ đi tìm con, tiếng Mẹ ru buồn khắp chốn
          Bây giờ hiện thân Mẹ chung, tiếng Mẹ hát ru dịu dàng
          Tiếng Mẹ hát ru dịu dàng
          Tiếng Mẹ hát ru dịu dàng.
                  (Đạo ca 4 – Quán Thế Âm)
      Tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng còn thể hiện ở sự hướng thiện, hướng về chân lý, hướng về cái đẹp vĩnh hằng. Sự hướng đến chân thiện mỹ trở thành nhu cầu tâm linh, nhu cầu của sự thức tỉnh để lột xác, hóa thân của từng chủ thể để đạt đến cõi an lạc. Chỉ có thái độ, hành xử bình đẳng, trân trọng sự sinh hóa với muôn loài mới có thể đạt đến cảnh giới an lạc, mới thấy tâm bình yên giữa nơi chốn luân hồi:
          Tâm là đảo quý giữa biển luân hồi
          Thần thánh đi rồi, chỉ có lòng thôi
          Hiện hữu đây rồi, không ý không lời
          Tôi không là Tôi, Người không là Người
          Mười phương mây nổi như cánh hoa trôi
          Như sóng ra khơi, như hơi gió thổi
          Như mây xa vời, như bóng hạc trời
          Tôi không là Tôi, Người không là Người.
                  (Đạo ca 9 – Chắp Tay Hoa)
      Tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng cũng được thể hiện ở lòng nhân ái. Đã là Người, thì lòng nhân ái cũng là điều giúp con người trở thành Người đúng nghĩa. Tục ngữ Việt Nam có câu “Thương người như thể thương thân”. Đó cũng là ý nguyện lớn đâu chỉ cho riêng ai. Thử tưởng tượng cảnh đời như thế nào khi có ý nguyện ấy được cất lên bằng lời ca tự cõi lòng:
          Thương người như thương thân! Thương người như thương mình!
          Thương người như thương thân! Thương người như thương mình!
          Thương người như thương thân!
                  (Đạo ca 2 – Đại Nguyện)
      Ngoài ra còn các bài Đạo ca 1 – Pháp Thân, Đạo ca 3 – Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng, Đạo ca 5 – Một Cành Mai, Đạo ca 6 – Lời Ru, Bú Mớm, Nâng Niu, Đạo ca 7 – Qua Suối Mây Hồng, Đạo ca 10 – Tâm Xuân cũng hướng đến cái siêu nhiên, sự thương yêu mầu nhiệm, sự hiến dâng cho tha nhân… Điều đó, cho thấy Phạm Duy và Phạm Thiên Thư phần nào hướng đến tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng.
      10 bài Đạo ca, theo tôi là sự hiệp thông của Phạm Thiên Thư, Phạm Duy cùng muôn vật, muôn loài; là sự hướng đến Đại Ngã vô cùng. Đó cũng là những gì trong con người Phạm Duy, Phạm Thiên Thư chứa cái Siêu Tôi – Siêu Ngã (The Superego) muốn hòa cùng Đại Ngã. Thật là quý khi âm nhạc Việt có chương khúc như vậy.
      Ngoài Đạo ca, chương khúc Thiền ca gồm có 10 bài cũng hướng đến lý tưởng và tiêu chuẩn đạo đức. Trong Thiền ca, tiêu chuẩn đạo đức lý tưởng ấy hiện rõ trong quy luật nhân quả. Đây là quy luật hầu hết mọi vật, mọi chúng sinh được (bị) chi phối. Mọi thứ đều được (bị) cuốn vào vòng tử sinh luân hồi, kể cả lời hứa:
          Tròn như lời hứa chung tình
          Chưa tròn nhân quả tái sinh còn nhiều.
                  (Thiền ca 10 – Nhân Quả)
      Bên cạnh đó, chất Siêu Tôi còn được Phạm Duy hiển lộ bằng suy nghiệm của những người hành thiền bằng âm nhạc. Có thể Phạm Duy nhìn vũ trụ này vừa chung vừa riêng, vừa trống không vừa đầy ắp sinh trùng, vừa thực vừa hư, vừa động vừa tĩnh:
          Thinh không
          Vắng vẻ trầm ngâm
          Lặng lẽ âm thầm
          Yên tĩnh vô cùng
          À à a a bỗng
          Rộn rã tưng bừng
          Nhất nhất trùng trùng
          Nhưng cũng là không…
                  (Thiền ca 1 – Thinh Không)
      Siêu Tôi trong Thiền ca còn được Phạm Duy chọn lọc những ngôn từ, như thanh lọc tâm hồn hướng đến cái đẹp, cái vô cùng của tạo hóa:
          Một loài hoa không tên
          Không sắc không hương
          Mà như lòng tôi
          Lộng lẫy thơm lừng
          Tỏa ra bốn hướng
          Một ngọn suối không tên
          Bé nhỏ, ngoan hiền
          Mà như lòng tôi
          Nổi sóng lên đường
          Thành bốn trùng dương
          Và lòng tôi không tên
          Như suối, hoa tiên.
                  (Thiền ca 4 – Không Tên)
      Theo S. Freud thì Siêu Tôi hành động nhằm hoàn thiện và giáo hóa hành vi của con người. Nó đè nén tất cả các ham muốn không thể chấp nhận của Cái Nó và đấu tranh để bắt Cái Tôi hành động dựa trên các chuẩn mực lý tưởng thay vì theo các nguyên tắc của thực tế. Chính vì thế, Siêu Tôi trong Thiền ca của Phạm Duy còn hiển lộ ở thái độ cợt cười thất tình, lục dục - những thứ làm khổ con người - tự răn mình chọn lọc ký ức để an nhiên, tự tại:
          Nhớ ơn người
          Quên thù ai
          Nhớ điều buồn
          Quên điều vui
          Nhớ tình này
          Quên tình khác
          Nhớ mình rồi
          Quên mình luôn
          Ha ha ha
          Ha ha ha!
                  (Thiền ca 8 – Răn)
      Cũng theo S. Freud, Siêu tôi chỉ dẫn giúp con người đưa ra phán xét. Chính sự phán xét mà con người mới tự răn mình và khuyên người khác. Bội bạc, dối trá, hung dữ, hận thù đem lại gì ngoài cái chết! Rõ là Phạm Duy đưa ra phán xét để thoát được bến mê, đến được bờ sông giác:
          Muốn tới được bờ sông giác
          An nhiên hát nhỏ, cùng tôi
          Tôi là tôi, tôi cũng là em
          Em là tôi, em cũng là anh
          Là Xuân con bướm hút nhụy xuân tình
          Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ
          Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư.
                  (Thiền ca 5 – Xuân)
      Ngoài ra, các Thiền ca còn lại như Thiền ca 2 – Võng, Thiền ca 3 – Thế Thôi, Thiền ca 6 – Chiều, Thiền ca 7 – Người Tình, Thiền ca 9 – Thiên Đường Địa Ngục cũng được chắt lọc lời ca mang hơi thở, giai điệu phù hợp với chất thiền.
      Với 10 bài Thiền ca, Phạm Duy suy nghiệm, làm chứng cõi thiền bằng ngôn từ âm nhạc như đưa người yêu nhạc tự lắng hồn rửa sạch những bụi trần, hướng đến cõi siêu nhiên.
      Siêu Tôi trong nhạc Phạm Duy, không những có trong Đạo ca, Thiền ca mà còn có trong trường ca Hàn Mặc Tử. Trong trường ca Hàn Mặc Tử, Phạm Duy đã chọn những bài thơ tiêu biểu của tập thơ Gái Quê, Thơ Điên (Đau Thương), và Xuân Như Ý để phổ nhạc. Trường ca này gồm 3 phần: phần I – Tình Quê, phần II – Trăng Sao, phần III – Ave Maria. Cũng trong trường ca này, phần III – Ave Maria cũng thể hiện Siêu Tôi. Siêu Tôi ở đây là sự ngưỡng vọng, là lời xưng tụng Đức mẹ Maria. Bởi Mẹ là Thánh Nữ tinh truyền giàu nhân đức, từ bi, với nhiều phép lạ nhiệm màu:
          Maria Maria
          Maria linh hồn tôi ớn lạnh
          Maria Maria
          Run như run thần tử thấy long nhan
          Maria Maria
          Run như run hơi thở chạm tơ vàng
          Maria Maria
          Nhưng lòng nhuần ơn trìu mến
          Maria Maria…
      Theo Phúc âm Luca, Sứ thần Thiên Chúa Gabriel (Ga-bri-en) đến gặp thiếu nữ đồng trinh Maria để tiên báo về việc mang thai Chúa Giêsu. Lời báo tin ấy là Tin Mừng cho nhân loại. Để ngợi ca Tin Mừng ấy, Phạm Duy đã dựa vào lời thơ của Hàn Mặc Tử xưng tụng Sứ thần Thiên Chúa Gabriel. Xưng tụng Gabriel cũng là xưng tụng hồng ân của Thiên Chúa với Mẹ Maria Sầu Bi, cũng như loài người tội lỗi:
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ
          Người có nghe thơ màu nghiệm ra đời
          Người có nghe náo động cả muôn trời
          Người có nghe xôn xao nghìn tinh tú
          Để ca tụng bằng hoa hương sáng láng
          Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng
          Một đêm Xuân là rất đổi anh linh
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Lòng vua chúa như lòng lê thứ
          Sẽ ngất ngây bởi thơ đầy ứ
          Nguồn thiêng liêng yêu Mẹ Sầu Bi
          Nguồn thiêng liêng yêu Mẹ Sầu Bi…
      Mẹ Maria là Đấng tinh truyền. Xưng tụng Mẹ cũng là sự ngưỡng vọng về Phượng Trì vừa hư vừa thực. Sự ngưỡng vọng ấy hướng đến Cái Đẹp vĩnh hằng rực rỡ hào quang, bởi “Cái Đẹp cứu rỗi thế giới” (F.M. Dostoyevsky).
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
          Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
          Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
         Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
          Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          Thơ tôi bay suốt một thời chưa thấu
          Hồn tôi bay biết bao giờ mới đậu
          Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang
          A-men.
      Theo S. Freud thì “Siêu Tôi luôn hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức”. Hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức trong trường ca này, có thể nói đó là sự ngưỡng vọng, ngợi ca Cái Đẹp: Phượng Trì, Sứ Thần Gabriel và Mẹ Maria.
      Có thể nói rằng, những lời ca trong Đạo ca, Thiền ca và trường ca Hàn Mặc Tử hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức để Phạm Duy thể hiện Cái Tôi trong những lời ca lắng đọng còn lại.
Cái Tôi – Bản ngã (The Ego) trong lời nhạc Phạm Duy
      Bên cạnh Cái Nó, Cái Siêu Tôi – theo tôi – Cái Tôi cũng cần đề cập. Bởi hầu hết nhạc Phạm Duy đều có Cái Tôi.
      Trước tiên, đó là Cái Tôi yêu nước. Hầu như mọi người đều công nhận trong một số bài hát, cũng như một số trường ca, Cái Tôi yêu quê hương, đất nước của ông cất lên cùng tiếng lòng của người dân Việt. Đâu phải một mình Phạm Duy mới thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong âm nhạc. Nhưng qua lời ca, nghe lời ca ấy cất lên, người yêu nhạc lại thổn thức, trầm trồ có một nhạc sĩ viết lời ca với những giai điệu làm xao xuyến lòng người, khơi dậy cái tình yêu quê hương, đất nước ấy trong bản thể của người nghe. Cái tình yêu ấy bắt nguồn từ tiếng khóc đầu đời, từ lời ru của mẹ, của bà… Không thể không xúc động khi nghe lời ca:
          Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời! Người ơi!
          Mẹ hiền ru những câu xa vời
          À à ơi! Tiếng ru muôn đời
          Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
          Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi! Nước ơi!…
                  (Tình Ca)
      Tình yêu quê hương, đất nước ấy cụ thể là yêu con “sông đào xinh xắn” đem nước tưới mát cánh đồng quê thơm mùa gặt hái, là yêu bóng dáng của mẹ, của chị, của em lúc tan chợ chiều vội về lo bữa cơm chiều đầm ấm, và là yêu nhớ cô gái có miếng cười duyên. Đó còn là yêu bóng đa che chở những trẻ quê lúc trưa hè im nắng, có những con trâu lành nằm nghe khúc sáo quê hiền hòa. Đó còn là tình cảm với những bà mẹ quê hát ru, vỗ về, ôm ấp tuổi thơ. Và chính những gì cụ thể đó, khi xa quê, tình yêu ấy dâng trào thành nỗi nhớ xốn xang:
          Tình hoài hương!
          Khói lam vương tâm hồn chìm xuống
          Chiều soay hương!
          Sống vui trong mối tình muôn đường
          Tình ngàn phương!
          Biết yêu nhau như lòng đại dương
          Người phiêu lãng!
          Nước mắt có về miền quê lai láng
          Xa quê hương! Yêu quê hương…!
                  (Tình Hoài Hương)
      Yêu quê hương, đất nước trong nhạc Phạm Duy còn là tiếng thở dài về cái nghèo của quê hương một thuở. Tiếng thở dài ấy không bi lụy mà là tiếng lòng quá đỗi yêu quê, bởi quê nghèo hiện lên với hình ảnh “những cánh đồng cát dài”, “lũy tre già tả tơi”, “ruộng khô”, “ông già rách vai”, “đàn trẻ gầy”, “người bừa thay trâu”,… Yêu đến nỗi chỉ mong có ngày được mùa, để gái trai rộn ràng niềm vui đôi lứa:
          Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
          Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
          Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
          Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.
                  (Quê Nghèo)
      Cái Tôi yêu quê hương, đất nước ấy thành tiếng gọi thiết tha “Chiều ơi!”. Tiếng gọi chiều là tiếng gọi tự đáy lòng, tiếng gọi vọng vào vách núi, tiếng gọi vọng theo người quảy lúa, tiếng gọi vọng về lúc yên vui. Đó còn là tiếng gọi vọng vào hồn núi, hồn quê một thuở:
          Chiều ơi! Lúc chiều về mọc ánh trăng tơ
          Cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều
          Chiều ơi! Mái nhà sàn thở khói âm u
          Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều
          Chiều ơi! Biết chiều nào còn đứng trên nương
          Phố phường nhiều chiều vắng quê hương, ới chiều
          Chiều ới! Chiều ơi! Chiều ơi!
                  (Nương Chiều)
      Cái Tôi yêu nước ở Phạm Duy rất đặc biệt. Bởi, ngoài những bài ca mang đượm hồn quê hương đất nước, còn có hai trường ca để lại dấu ấn sâu đậm với người yêu nhạc không những bởi giai điệu phong phú, đa dạng, mà còn có lời ca mang đậm hồn nước vừa dân dã vừa trang trọng, vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Đó là trường ca Con Đường Cái Quan (Sài Gòn, 1960) và trường ca Mẹ Việt Nam (Sài Gòn, 1964).
      Chính hai trường ca này cho người yêu nhạc cảm nhận được Cái Tôi yêu nước của Phạm Duy quả là đặc biệt. Phạm Duy từng viết: “Tôi đã chủ trương những cuộc lên đường trong âm nhạc… thì còn cuộc lên đường nào thú vị hơn là đường đi vào quê hương với những trường ca?
      Trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vừa lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc – Cộng với bản Hiệp Định Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN.
      Nếu CON ĐƯỜNG CÁI QUAN là một hành ca ghi lại bước tiến của dân tộc ta trên một sinh lộ nhất quyết không chịu chia cắt thì MẸ VIỆT NAM là một âu ca, ca tụng Mẹ Tổ quốc và những mẹ điển hình trong truyền kỳ lịch sử nước nhà, đề tài và cảm hứng nhắm dựa vào tình thương yêu và tính hiếu hòa, tính tình này đã sinh tồn mạnh mẽ trên đất ta và phải được truyền đi trong thế giới tàn nhẫn hiện tại.
      Đây là một trường ca trong đó, lúc trẻ tuổi, Mẹ Việt Nam được biểu tượng bằng đất màu tươi tốt, đa tình, nền tảng của gia đình, ruộng nương, làng nước. Khi đứng tuổi, Mẹ hiện thân là núi non sắt đá, trong sự hy sinh ròng rã, vẫn bền bỉ đợi chờ và che chở cho người chinh phu chưa hết nợ binh đao. Mẹ còn âm thầm xót thương lũ con sông ngòi, có những đứa dại dột, hiếu thắng, phản bội Mẹ vì sự tranh giành lẫn nhau, gây oán hận phân chia, làm nát tan lòng Mẹ. Vào lúc tuổi già, Mẹ trở thành biển cả đại lượng bao dung, kêu gọi và ôm đón đàn con giang hồ, thành công hay thất bại. Nước mắt vui mừng của Mẹ gặp con bốc lên trời cao làm mây đầy đặn và ấm áp, bay đi rửa sạch địa cầu bằng ơn mưa móc, nối chặt chu kỳ trường ca MẸ VIỆT NAM” (Một Đời Nhìn Lại – Ngàn Lời Ca).
      Cái Tôi yêu nước ở Phạm Duy qua lời ca, đó chính là sự sáng tạo nghiêm túc, đầy trách nhiệm với nền âm nhạc Việt Nam cũng như với Tổ quốc Việt Nam. Ý thức trách nhiệm là người Việt Nam thì phải có tiếng nói, hành động như thế nào với hiện tình đất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Làm được những điều đó là sự chọn lựa của từng cá nhân, trong đó có Phạm Duy. Bởi theo S. Freud thì Cái Tôi là thành tố của tính cách chịu trách nhiệm giúp con người xử trí với thực t��i.
      Bên cạnh đó, tôi còn bắt gặp Cái Tôi yêu đời, yêu người của Phạm Duy trong lời ca. Chỉ là lời ca viết cho con gái Thái Hiền hát, nhưng ở đó là cõi lòng của ông như trẻ thơ dành cho đời, cho người. Nào quê hương đẹp ngời cùng năm châu; nào là thương xá hay vỉa hè, nào là ngồi xe lam trên đường vui với biết bao là thú vị rộn tiếng yêu đời, yêu người:
          Bỗng dưng yêu đời! Bỗng dưng yêu đời!
          Nhìn mây trăng trắng bay trên nền trời
          Nhìn mây trăng trắng bay ra ngoài khơi
          Bỗng dưng yêu đời! Bỗng dưng yêu đời!
          …………………………………………..
          Bỗng dưng yêu người! Bỗng dưng yêu người!
          Từ nơi xóm vắng hay trên lộ đầy
          Từ nơi phố đó hay trong làng đây
          Bỗng dưng yêu người! Bỗng dưng yêu người!
                  (Tuổi Xuân)
      Cái Tôi yêu đời, yêu người trong nhạc Phạm Duy còn là những gì cụ thể. Không xa rời cuộc sống, Cái Tôi ấy của Phạm Duy cất lên lời ca ngợi bà mẹ quê tảo tần, “vất vả trăm chiều”, “nuôi một đàn con chắt chiu” (Bà Mẹ Quê); ca ngợi hình ảnh em bé quê: “Em bé dân quê Việt Nam/ Là mầm non tươi thắm/ Sức mai sau xây đắp quê hương/ Cho nước giàu mạnh hơn” (Em Bé Quê); ca ngợi cuộc sống yên bình của người nông dân: “Chàng vừa cày sâu vừa hứng mưa trên mái đầu/ Hái bông ngô vàng hay bới khoai nâu/ Nàng vừa cuốc bẫm, tắm trong sương sớm/ Tát xong nước rồi, sẽ về thổi cơm/ Chữ i móc ngược, o o ó o tròn/ Còn trong một nước ứ ư/ Người người ơi, ta còn yêu nhau/ Người người ơi, ta đừng bỏ nhau” (Vợ Chồng Quê).
      Còn đây là Cái Tôi yêu đời, yêu người qua những việc bình thường. Chính những thứ thường thường ấy làm nên điều kỳ diệu của tâm hồn. Chuyện kể, có lần Phạm Duy hồi hương, đi thăm miền Hậu Giang. Trên chuyến phà qua sông, ông nghe tiếng mời mua vé số. Trước mắt ông là cô bé bán vé số thật xinh: “Guốc mộc áo lành không rách/ Mắt tròn trong sáng và to/ Má em hoe và môi em đỏ/ Mái tóc dày mùi tóc thơm tho/ Với chiếc kẹp tóc thơm tho”. Ông móc túi ra, tặng cho em chút quà không nhỏ. Thế nhưng, em bé lắc đầu, bởi em không muốn xin tiền người. Thế là ông phải mua một lúc 20 tờ, dù chẳng tin vào xổ số. Em bé rất vui! Và thật bất ngờ, như một truyện ngắn với chi tiết đắt, gây ấn tượng ở phần cuối. Chỉ có lòng trân trọng, yêu quý con người và cuộc đời mới có kết thúc đẹp, lắng đọng hồn người như vậy:
          Thế rồi phà tới bến quê
          Thế rồi tôi bước lên xe
          Bé thơ chạy tuốt lên bờ
          Rút kẹp tóc ra, rút kẹp tóc ra.
          Con tặng cho ông đó
          Thế rồi tôi vẫn còn đi
          Trên đường giang hồ đây đó
          Mang theo hương vị quê mùa.
          Hương nồng tự đất quê ta
          Đến từ kẹp tóc em thơ
          Chiếc kẹp tóc thơm tho.
                  (Chiếc Kẹp Tóc Thơm Tho)
      Cái Tôi yêu đời, yêu người trở thành máu thịt được truyền từ Mẹ Việt qua nhạc Phạm Duy. Cái Tôi ấy có khác chi tinh thần: “Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi/ Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn/ Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại/ Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn” (Phụng Hiến, Bùi Giáng). Cái Tôi ấy có khác chi tiếng gọi đồng bào từ thuở sinh ra từ bọc Mẹ Âu Cơ:
          Trời cho anh được hơn muông thú
          Sinh ra đời với kiếp con người
          Trời cho anh bộ tim khối có
          Cho linh hồn, cho biết buồn vui.
          Mẹ cho anh còn hơn thế nữa
          Cho tấm lòng không thiếu không thừa
          Niềm vui hay niềm đau thấp thoáng
          Anh yêu người, giun dế còn thương.
                  (Tình Nhân Loại, Nghĩa Đồng Bào)
      Yêu đời, yêu người, bởi đời và người luôn luôn cho ta nhiều thứ quý giá ở cõi người. Bởi đời và người tốt đẹp trong thế gian này ban ơn cho chúng ta biết bao điều. Do thế, yêu đời, yêu người như là bổn phận của chúng ta như là sự biết ơn. Đã là người không ai thoát được bổn phận ấy trong cõi đời:
          Ôi ơn đời chói vói
          Nhớ khi thân tròn ôm gối
          Ba trăm ngày trong gói
          Ngóng trông ra đời góp mối chung vui
          Ôi ơn đời mãi mãi
          Thoát thai theo đời vun xới
          Bao nhân tình thế giới
          Lớn lên trong vườn ái ân muôn đời.
                  (Tạ Ơn Đời)
      Ngoài ra, trong lời ca của Phạm Duy bộc lộ Cái Tôi khát vọng tự do. Bởi “Tự do đáng để trả giá” (Jules Verne), tự do là thứ quý nhất trên đời. Khát vọng tự do có trong lời ru con: “À ơi, con ngủ u ù cho muồi/ À ơi, cười vui trong giấc mộng/ À à ơi! Yêu đời tự do/ À à ơi, à à ơi! À à ơi, à à ơi!” (Vợ Chồng Quê). Cũng có cả trong lời xưng tụng ngợi ca: “Việt Nam đây miền xinh tươi/ Việt Nam đem vào sông núi/ Tự do công bình bác ái muôn đời” (Việt Nam! Việt Nam!). Và có cả trong lời nguyện cầu: “Tình nhân loại, nghĩa đồng bào/ Tránh cho nhau máu chảy ruột đau/ Tránh cho nhau máu chảy ruột đau/ Gọi nhân loại, cứu đồng bào/ Đang kêu to: Tự do yêu dấu/ Gọi nhân loại, cứu đồng bào/ Sống yên vui dưới mặt trời cao/ Sống yên vui dưới mặt trời cao” (Tình Nhân Loại, Nghĩa Đồng Bào).
      Không những thế, trong nhạc Phạm Duy, lời ca còn thể hiện Cái Tôi ước mơ. Đã là người, theo tôi nghĩ, ai cũng có mơ ước. Mơ ước giúp con người hy vọng vào cuộc sống, tin vào tương lai. Một cuộc sống buồn tênh bởi kiếp nghèo, bởi hoàn cảnh vẫn không ngăn được niềm ước mơ về cuộc sống an lành:
          Đường về trong mơ đêm đêm phố lớn thênh thang
          Ánh sáng kinh kỳ tràn lan
          Đời nghèo không riêng thương yêu bóng dáng Xuân sang
          Yêu phố vui, nhà gạch ngon
          Đèn đêm không soi bóng vắng
          Kinh đô thắc mắc
          Im nghe phố buồn
          Người đi trong đêm tối ám
          Nghe mưa thức giấc
          Khuyên nhau chờ mong.
                  (Phố Buồn)
        Cái Tôi ước mơ còn thể hiện về một thời chấm dứt chiến tranh, hòa bình được trở về trên đất Mẹ Việt Nam để cho người con được một lần hát ru cho Mẹ giấc ngủ an lành. Quả là đẹp, bởi có gì đẹp hơn khi con nhìn Mẹ yên bình trong lời ru của con:
          Mẹ năm mươi tuổi chiến tranh
          Con hai mươi tuổi, Hòa Bình về chơi
          Từ lâu súng nổ vang trời
          Hôm nay yên lặng cho đời ngẩn ngơ
          Mẹ tôi giấc ngủ khó khăn
          Xưa nay ru mẹ toàn bằng đạn bom
          Mẹ ơi! Giâc ngủ muộn màng
          Con xin ru mẹ một ngàn lời ru…
                  (Ru Mẹ)
      Cái Tôi ước mơ trong nhạc Phạm Duy luôn trong sáng. Đành rằng ước mơ suy cho cùng cũng chỉ là ham muốn, có tính dục, libido. Nhưng ở đây, Cái Tôi ước mơ ấy như được soi sáng bởi Cái Siêu Tôi để ước mơ càng thêm đẹp. Ước mơ của người bình thường là ước mơ có tiền có bạc để có cuộc sống sung túc, ước mơ thành nghệ sĩ để có tiếng tăm. Tất cả là ước mơ vì lợi danh. Thế nhưng, trong nhạc Phạm Duy, ước mơ giàu có, không phải chỉ để mình hưởng thụ; ước mơ thành nghệ sĩ là để cống hiến cho đời. Ước mơ đẹp như thế quả là đáng ngợi ca:
          Cho tôi lại một mùa mưa rơi buồn ngoại ô
          Đêm đêm đèn trong ngỏ soi sáng mảnh tim khô
          Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ
          Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ.
                  (Kỷ Niệm)
      Tôi từng đọc bài thơ “Mao Ốc Vị Thu Phong Sở Phá Ca” (Bài Ca Nhà Tranh Bị Gió Thu Phá) của Đỗ Phủ (712-770) trong đó có đoạn: “An đắc quảng hạ thiên vạn gian/ Đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan/ Phong vũ bất động an như san/ Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc/ Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc” (tạm dịch: Ước sao có được nhà rộng muôn ngàn gian/ Giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều vui/ Gió mưa chẳng kinh động, vững như núi non/ Hỡi ôi, bao giờ thấy nhà ấy sừng sững trước mắt/ Riêng nhà ta bị phá nát, chịu rét đến chết cũng cam lòng). Ước mơ đó thể hiện Cái Tôi nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ. Ông xứng là Thi Sử, Thi Thánh như người đời ca ngợi. Còn Phạm Duy lại có ước mơ trong khi đất nước đau thương, đói nghèo, buồn khổ là “mơ thấy trăm họ tốt tươi”, “mơ thấy bên lề cuộc đời” đôi lứa rạng ngời yêu thương, mọi người đùa vui trong nắng đẹp. Uớc mơ của Phạm Duy, theo tôi, cũng cao cả, xứng đáng được ngợi ca:
          Từ khi đau thương lan tràn sông núi
          Quê cũ đã nghèo lắm rồi
          Thêm đói thêm sầu mà thôi.
          Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
          Mơ thấy bên lề cuộc đời
          Áo dài đùa trong nắng cười…
                  (Quê Nghèo)
      Theo Sigmund Freud thì Cái Tôi là một phần của tính cách có nhiệm vụ điều chỉnh những nhu cầu của Cái Nó, Cái Siêu Tôi và đời sống thực. Theo đó có nghĩa là nhu cầu về tình yêu là nhu cầu đích thực cần phải tồn tại. Nhu cầu đó vừa thuộc vào Cái Nó vừa thuộc vào Cái Siêu Tôi. Mặt khác, không có nhu cầu về tình yêu trong cuộc sống thì, một là Cái Nó trở thành nhu cầu, khi đó tình yêu không có mà chỉ là sự tương tác của quan hệ xác thịt, hai là Cái Siêu Tôi trở thành nhu cầu, khi đó tình yêu chỉ là những thứ thuần túy trên đầu môi, chót lưỡi, và khi đó đời sống thực cũng chẳng là gì. Bởi vậy, những bản nhạc tình của Phạm Duy đã thể hiện trọn vẹn Cái Tôi trong tình yêu. Đó là Cái Tôi đa tình có trong lời ca của Phạm Duy. Bởi “Cái tình là cái chi chi/ Dẫu chi chi cũng chi chi với tình” (Vịnh Chữ Tình, Nguyễn Công Trứ). Cái nòi đa tình thời nào cũng có. Không có cái nòi ấy, thì làm gì có những vần thơ, bài hát ca ngợi tình yêu trai gái. Không có Cái Tôi đa tình trong âm nhạc thì làm gì có những tác phẩm để đời, cho người yêu nhạc thưởng thức. Chính Cái Tôi này góp phần làm nên những tình khúc trong dòng nhạc tình của Phạm Duy. Từ bản nhạc bước đầu trong sự nghiệp sáng tác như Cô Hái Mơ (1942), phổ thơ Nguyễn Bính, rồi trong những năm đi theo kháng chiến, Phạm Duy cũng không quên soạn nhạc tình, nhưng thứ tình ở đây, theo ông, là “thứ tình ca ấp úng”:
          Người ôi! Tôi thường hay muốn biết
          Với tình hoa thắm thiết
          Yêu tôi hay yêu đàn?
          Yêu tôi hay yêu đàn?
          Tình tang tính tính tình tang.
                  (Cây Đàn Bỏ Quên)
      Rồi “thứ tình ấp úng” ấy cũng qua đi. Nhưng trong lòng của Phạm Duy nào dứt được tình. Cái Tôi đa tình lại trổi dậy để rồi sản sinh ra những bản nhạc tình khác. Đó là thứ tình cảm khát khao của đôi lứa yêu nhau, cần có nhau để tồn tại trong cõi nhân gian:
          Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
          Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối
          Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
          Và se tơ kết tóc giam em vào lòng thôi.
          Ngày đôi ta vui tiếng hát vói đường dài
          Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi (ý y y)
          Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người
          Ôi những ngón tay đan vòng tình ái (ớ ơ ờ).
                   (Ngày Đó Chúng Mình)
      Đó còn là thứ tình cảm quyến luyến từ thuở yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tình cảm ấy chỉ có được khi cả hai người thuộc về nhau, luôn nghĩ về nhau, yêu nhau, trân trọng nhau vì cuộc tình hiện hữu, và vì đến muôn đời sau. Xin đừng nói tiếng xót xa, xin đừng oán trách, xin đừng cay đắng cho nhau mà hãy vì tình yêu như thuở mộng mơ ban đầu:
          Đừng xa nhau! Đừng quên nhau!
          Đừng dứt tiếng ngậm sầu,
          Đừng im hơi đắng cay rời nhau.
          Đừng đi mau, để mãi mãi,
          Là chiếc bóng đậm màu
          Còn theo nhau tới muôn đời sau.
                  (Đừng Xa Nhau)
      “Còn theo nhau tới muôn đời sau”, theo nhau mãi bởi tình yêu đâu dễ gì quên. Đâu dễ gì quên “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” (Thế Lữ). Đâu dễ gì quên cuộc tình thơ mộng, dư âm ngọt ngào còn mãi vấn vương. Đâu dễ gì quên ánh mắt long lanh, nụ cười hiền quá đỗi thuở yêu nhau. Vẫn luôn nhớ về nhau dù tình lỗi hẹn:
          Trăm năm dù lỗi hẹn
          Nghìn năm vẫn không quên
          Vẫn nhớ y nguyên.
                  (Ngàn Năm Vẫn Chưa Quên)
      Cái Tôi đa tình trong nhạc Phạm Duy còn là sự đau khổ khi tình yêu không còn, là sự tuyệt vọng đích thực khi cuộc tình tan vỡ. Có chăng còn lại nỗi đau tột cùng dẫu ngóng trông nhau mà chẳng thấy hình bóng của nhau. Dẫu tưởng nhớ về nhau thì chỉ là nỗi đau âm ỉ trong lòng. Có khóc cũng chẳng vơi bớt nỗi sầu thương nhớ, có gọi thầm tên nhau cũng chẳng là gì của nhau:
          Còn gì nữa đâu mà phải khóc nhau
          Có đi theo mùa ngâu tới suối reo nghìn thâu
          Tình chôn đã lâu
          Còn gì nữa đâu mà kể với nhau
          Vết thương đau ngày nào
          Có sống bao đời sau thì đã mất nhau
          Còn gì nữa đâu mà gọi mãi nhau.
                  (Còn Gì Nữa Đâu)
      Từ chỗ đa tình đến chỗ dại tình chỉ trong tấc gang. Đa tình quá nên phải dại tình thôi. Đó là lẽ đương nhiên. Cái dại trong tình yêu chỉ một mình biết một mình mình hay, chớ bày tỏ cùng mọi người cũng chẳng ích gì. Thôi thì, cứ hát một mình, ai hiểu được chừng nào hay chừng nấy, ai thông cảm, đồng cảm thì cứ hát cho bớt nỗi đau tình. Coi như tình yêu có chỗ trong lòng thiên hạ. Bởi tình yêu giờ chẳng còn, chỉ là sự cách xa, chia lìa đôi lứa. Có chăng chỉ là dư âm của cuộc tình đã lỡ và lời cầu chúc ai kia hạnh phúc:
          Nghìn trùng xa cách đời đứt ngang rồi
          Còn lời trăn trối gửi đến cho người…
          Nghìn trùng xa cách người cuối chân trời
          Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người.
                  (Nghìn Trùng Xa Cách)
      Người đời thường nói không có cái dại nào giống cái dại nào. Điều đó đúng với cái dại tình trong nhạc Phạm Duy. Bởi cái dại tình trong nhạc Phạm Duy đẹp ở chỗ cứ vương hoài cuộc tình của tuổi thư sinh. Cái dại tình ấy đáng yêu làm sao! Ai từng qua cái dại tình ấy? Có nhiều lắm, Cái dại ấy của những ai từng cắp sách đến trường, của những ai từng đếm bước chân của mình trên con đường bình yên và của những ai một thời say đắm yêu nhau:
          Con đường mộng hoa xưa, vẫn từng đôi từng lứa
          Con đường vào mộng mơ, con đường mặn mà
          Hỡi người tình Văn Khoa, bóng người trên hè phố
          Lá đổ để đưa đường, hỡi người tình Trưng Vương
          Hỡi người tình Gia Long, hỡi người trong cuộc sống
          Con đường này xin dâng cho người bình thường
          Hỡi người tình xa xăm, có buồn ra mà ngắm
          Con đường thảnh thơi nằm nghe chuyện tình quanh năm.
                  (Con Đường Tình Ta Đi)
      Có cái dại tình nào hơn khi trả hết những gì khi yêu nhau? Nào là trả lại khung trời đại học thuở yêu nhau, trả lại những buổi chiều vương vấn tình, trả lại những bước chân tìm nhau vồi vội, nào là trả lại hết khoảng trời mùa hạ vấn vương nỗi buồn cư xá, trả lại cả giọt mưa trên má, trên tóc, trên cả dáng hiền hòa. Trả lại tất cả: hẹn hò đôi lứa và cả môi mềm dịu ngọt cho em:
          Trả lại em yêu mối tình vời vợi
          Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới
          Đừng buồn anh đi bao giờ cho tới?
          Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài
          Trả lại em yêu! Trả lại em yêu!
          Mây trời xanh ngắt…
                  (Trả Lại Em Yêu)   
      Ngoài ra Cái Tôi đa tình còn được thể hiện bởi cái tình đam mê, nồng cháy. Cái tình đam mê, nồng cháy ấy là một phần của Cái Nó được điều chỉnh, bởi theo Freud thì “Cái Tôi chính là bộ phận của Cái Nó đã được điều chỉnh bởi tác động trực tiếp từ thế giới bên ngoài”. Do thế, không thể không đam mê, nồng cháy khi tình tay trong tay, môi trong môi, khi anh cùng em đi vào cõi mộng, khi anh rước em lên đồi tiên có cỏ mềm đọng giọt sương trinh nguyên chờ nắng sớm cho tình thơm như cỏ hồng, tình ngoan như tình nồng. Và cái tình đam mê, nồng cháy ấy để cho đất trời chứng giám:
          Níu em trên đồi, cỏ thơm mùi sữa
          Níu em yêu ngồi trên bãi cỏ non
          Giương đôi tay ôm thân tròn ơn mưa móc
          Hãy xõa mái tóc, rũ trên vai anh mòn
          Đồi quen quen, cỏ ngoan ngoan, tưởng mơn man làn tóc rối mềm
          Rồi nghe thêm lời van xin
          Từ trong tim hoặc dưới suối tiên, ngã êm êm trên cỏ hoang
          Trời trong em, đồi choáng váng, rồi run lên cùng gió bốn miền.
                  (Cỏ Hồng)
      Cái tình đam mê, nồng cháy ấy có khác chi cánh phượng hồng rực rỡ khoe màu tình ái vang lên tiếng yêu đương thổn thức của con tim mù lòa bằng tiếng nói đơn sơ, bằng gió núi qua khe, bằng cơn mơ rụt rè, bằng tiếng hát yêu tinh của loài ma quái:
          Yêu người, yêu có một lần thôi
          Xin yêu, dù gian dối
          Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
          Khi bơ vơ còn nhiều
          Thì đâu chối bỏ tình yêu.
                  (Phượng Yêu)
      Và đam mê, nồng cháy hơn trong tình yêu là được sống cho nhau, dâng hiến cho nhau như mùa hè nung tình yêu lửa cháy, thiêu đốt cả đất trời để con tim tỏa nắng nhuộm hồng cả trăng sao. Tình yêu lên ngôi, tình yêu làm đất trời tỉnh giấc, đưa đôi lứa yêu nhau như thuở hồng hoang. Địa đàng bừng dậy:
          Mùa hè thiên nhiên như tỉnh giấc
          Mùa hè đưa ta tới hồng hoang
          Trần truồng yêu nhau trong trời đất
          Mùa hè của uyên ương.
          Đôi ta chỉ có một mùa hè thôi
          Đôi ta chỉ có một cuộc tình thôi…
                  (Hạ Hồng)
      Cái Tôi trong lời ca của Phạm Duy còn nhiều lắm. Nhiều như di sản âm nhạc của ông để lại cho đời. Nhiều như những đắng cay, tủi nhục, những hạnh phúc, sướng vui… đi qua đời ông.
      Qua một số ca từ thể hiện Cái Nó, Cái Siêu Tôi, Cái Tôi, một Phạm Duy còn lại cho đời là vậy!
      Xin mượn lời của ông để kết thúc bài viết này: “Dù sao tôi cũng đang sống một cuộc đời phỉ nguyện. Tôi đã có đầy đủ vinh quang và tủi nhục (vì một sì-căng-đan về tình), hạnh phúc và khổ đau. Tôi cũng nói khá nhiều về cái chết. Coi như đã được sống tới tận cùng của cuộc sống…” (Một Đời Nhìn Lại – Ngàn Lời Ca).
0 notes
healthjet77 · 2 years
Text
Xem Trực Tiếp Bóng Đá Aff Cup Hôm Nay 08
Và đài truyền hình cũng không thể đảm bảo các trận đấu sẽ không bị phát tán ra bên ngoài. Trận đấu ở bảng C lúc 15 giờ giữa chủ nhà đương kim vô địch Viettel và á quân SLNA cũng rất hấp dẫn. Viettel sau thất bại bất ngờ 2-3 trước học viện Nutifood buộc phải thắng trận này mới hy vọng lọt vào vòng chung kết. Tại thời điểm diễn ra trận đấu, chất lượng hình ảnh và đường truyền có thể không được như mong muốn do lượng người truy cập quá đông cùng một lúc. Lịch thi đấu tứ kết Euro 2016, lịch thi đấu bóng đá, lịch thi đấu V-League hôm nay 3/7 được VTC News cập nhật liên tục, đầy đủ. Lịch thi đấu bán kết Euro 2016, lịch thi đấu bóng đá, lịch thi đấu Euro 2016 hôm nay 6/7 được VTC News cập nhật liên tục, đầy đủ. đội hình tottenham 2022 biệt, mọi trận đấu đều được phát sóng hoàn toàn miễn phí cho tất cả khán giả theo dõi nên 90p TV xứng đáng với biệt danh mà người hâm mộ đặt cho là “vua trực tiếp bóng đá online”. Nếu bạn còn nghi ngờ hay phân vân về chất lượng của kênh trực tiếp bóng đá này thì hãy tìm hiểu qua các thông tin dưới đây. Có rất nhiều người thắc mắc rằng không biết trang net này có chất lượng hay không? Website đầu tư rất tốt từ đường truyền tới hình ảnh, âm thanh để người xem bóng đá có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Ngày 8/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức công bố và phát động chương trình “Mang Tết về nhà” lần thứ 2 năm 2022. Sau 3 năm im hơi lặng tiếng không ghi bàn cho tuyển Việt Nam, pha đánh đầu tung lưới tuyển Lào ở trận mở màn AFF Cup 2020 sẽ giúp Phan Văn Đức tự tin trở lại. Một ngày sau chiến thắng trước tuyển Lào, tuyển Việt Nam tất bật chuẩn bị cho lượt đấu tiếp theo với Malaysia vào ngày 12.12 tới. Trong bối cảnh cần 3 điểm để tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu bảng G, đồng thời tạo đà tâm lý cho 2 trận đấu quan trọng sắp tới với ĐT Malaysia và ĐT UAE, ĐT Việt Nam chắc chắn sẽ ra sân với quyết tâm cao nhất. Trận đấu giữa ĐT Việt Nam vs Oman sẽ được tường thuật trực tiếp vào lúc 0h00 ngày 8/10 trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV5, VTV6 và VTV9, cũng như trên kênh Youtube của truyền hình FPT. HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo đã bức xúc và bác bỏ hoàn toàn thông tin bịa đặt cho rằng ông nhận định đội tuyển Trung Quốc chỉ đủ thể lực thi đấu trong khoảng 30 phút. Với việc Đài Truyền hình Việt Nam liên tục có được bản quyền nhiều giải đấu thể thao trong thời gian ... Những độc giả không có điều kiện xem trực tiếp bóng đá trên truyền hình cũng có thể theo dõi trận đấu này qua ứng dụng FPT Play hoặcF5 bài viết để cập nhật link xem trực tiếp trên Techz.vn. Dân Việt gửi tới quý độc giả lịch trực tiếp bóng đá hôm nay, lịch truyền hình trực tiếp những trận đấu bóng đá, và hyperlink trực tiếp xem trận đấu diễn ra trong ngày. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật link trực tiếp bóng đá các giải đấu khác để hướng đến mục tiêu giúp người hâm mộ có thể xem bóng đá trực tuyến nhiều các giải đấu. Link xem trực tiếp bóng đá trên K+ và các kênh truyền hình, kênh bóng đá khác hôm nay tại 24H.COM.VN. Bạn có thể vừa café với bạn gái vừa dùng điện thoại thông minh truy cập Xoilac.netđể theo dõi loạt trận 19h00. Chất lượng hình ảnh, âm thanh luôn được đảm bảo tốt nhất, đường truyền ổn định, có bình luận tiếng Việt cực dễ hiểu được thực hiện bởi các BLV nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam. Australia Chủ động trong phần lớn thời gian nhưng Australia cần sự xuất sắc của thủ thành Mathew Ryan để hòa Saudi Arabia 0-0 ở lượt năm vòng loại World Cup 2022, chiều 11/11. kiểu tóc của mason mount thi đấu đá bóng được chúng tôi sắp xếp đầy đủ, rõ ràng, chính xác từ các giải nhỏ nhất đến to nhất trên thế giới. Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng. Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất. Bóng đá đã trở lại sau những tháng tạm nghỉ vì dịch COVID-19 và đang nhận được sự chú ý đặc biệt từ người hâm mộ. Chủ nhà Singapore sẽ đối diện thử thách thực sự trước Philippines ở lượt trận thứ hai AFF Cup 2021.
2 notes · View notes
caralunavn · 4 days
Text
Giải Mã Vẻ Đẹp "Nhân Tạo" Với Bí Quyết Nhận Biết Bạc Xi
Bạc xi, hay còn gọi là bạc mạ, là loại trang sức được phủ một lớp kim loại khác lên bề mặt bạc để tăng độ sáng bóng, tạo màu sắc đa dạng và bảo vệ bạc khỏi tác động môi trường. Với vẻ ngoài bắt mắt và giá thành rẻ hơn so với bạc ta, bạc xi luôn thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc phân biệt bạc xi chất lượng với những sản phẩm giả mạo, kém chất lượng là điều không đơn giản.
Bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn giải mã bí quyết nhận biết bạc xi một cách chính xác, từ đó đưa ra lựa chọn sáng suốt cho sở thích và ngân sách của bản thân.
1. Quan Sát Bằng Mắt Thường:
Màu sắc: Bạc xi thường có màu sắc đa dạng, phong phú hơn so với bạc ta, bao gồm màu vàng, vàng hồng, bạch kim, đen, v.v. Tuy nhiên, màu sắc của bạc xi có thể không được tự nhiên và đều màu như bạc ta.
Độ sáng bóng: Bạc xi thường có độ sáng bóng cao do được phủ lớp kim loại khác. Tuy nhiên, độ sáng bóng này có thể giảm dần theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với hóa chất hoặc mồ hôi.
Bề mặt: Bề mặt bạc xi có thể không được mịn màng và sắc nét như bạc ta. Một số sản phẩm bạc xi giá rẻ có thể có hiện tượng bong tróc lớp mạ, lộ phần bạc bên trong.
Tumblr media
2. Kiểm Tra Dấu Hiệu:
Ký hiệu: Bạc xi thường được đánh dấu chữ "X" hoặc "PL" để biểu thị là sản phẩm xi mạ. Ký hiệu này có thể được tìm thấy ở mặt trong hoặc đáy của sản phẩm.
Chứng nhận: Một số cửa hàng trang sức uy tín có thể cung cấp giấy tờ chứng nhận nguồn gốc và chất lượng cho bạc xi.
3. Thử Nghiệm:
Nam châm: Bạc xi không bị hút bởi nam châm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số loại bạc xi có thể pha lẫn kim loại khác, dẫn đến bị hút nhẹ bởi nam châm.
Cọ xát: Dùng khăn mềm cọ xát nhẹ bề mặt bạc. Bạc xi có thể bị xỉn màu hoặc bong tróc lớp mạ sau một thời gian cọ xát.
Axit nitric: (Lưu ý: Thử nghiệm này tiềm ẩn nguy cơ và chỉ nên thực hiện bởi chuyên gia) Nhỏ một giọt axit nitric pha loãng lên bề mặt bạc. Bạc xi sẽ có phản ứng hóa học, sủi bọt và có thể đổi màu.
4. Tham Khảo Cửa Hàng Uy Tín:
Cách tốt nhất để sở hữu bạc xi chất lượng là lựa chọn mua sắm tại các cửa hàng trang sức uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được nhiều khách hàng tin tưởng.
Lưu ý:
Bạc xi cần được bảo quản cẩn thận để giữ độ sáng bóng và bền đẹp. Tránh để bạc xi tiếp xúc với hóa chất mạnh, nước hoa, hồ bơi và các chất tẩy rửa khác.
Nên vệ sinh bạc xi thường xuyên bằng khăn mềm và dung dịch chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và giữ cho bạc sáng bóng.
Với những bí quyết trên đây, hy vọng bạn sẽ tự tin lựa chọn cho mình những món trang sức bạc xi ưng ý, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp và phong cách của bản thân. Hãy nhớ rằng, bạc xi là một phụ kiện thời trang độc đáo, mang đến sự đa dạng và trẻ trung cho phong cách cá nhân. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng và bảo quản cẩn thận sẽ giúp bạn tận hưởng vẻ đẹp của bạc xi một cách lâu dài và bền bỉ.
Nguồn tại: https://caraluna.vn/cac-loai-bac
Xem thêm:
Tumblr media
TOP các loại bạc và cách phân biệt loại bạc nào tốt nhất
flickr
https://biztime.com.vn/post/899971_kham-pha-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-phan-lo%E1%BA%A1i-cac-lo%E1%BA%A1i-b%E1%BA%A1c-co-th%E1%BB%83-b%E1%BA%A1n-ch%C6%B0a-bi%E1%BA%BFt-b%E1%BA%A1c-t%E1%BB%AB-lau-%C4%91a-tr%E1%BB%9F.html
0 notes
okvipio · 14 days
Text
OKVIP và F8BET – Hạnh Phúc Sẻ Chia Là Hạnh Phúc Nhân Đôi
Vào năm 2024, OKVIP và F8BET tiếp tục hợp tác để thực hiện các hoạt động từ thiện nhằm hỗ trợ những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Chiến dịch bắt đầu với chương trình "Hạnh phúc sẻ chia, hạnh phúc nhân đôi" vào cuối tháng 3/2024.
Tặng quà tại trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện Tuy Đức
Khi đến địa điểm, dù phải vượt qua những quãng đường xa xôi và khó khăn, tuy nhiên, niềm vui của việc chia sẻ đã động viên các thành viên thiện nguyện của OKVIP và F8BET, cùng với các giáo viên tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh, hợp sức để chuẩn bị những món quà.
Buổi chương trình thiện nguyện diễn ra trong một không khí hân hoan và vui tươi. Ban tổ chức đã phối hợp trao tặng tổng cộng 200 phần quà, bao gồm sách vở, bánh kẹo, sữa tươi và snack cho các em học sinh.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng đã lựa chọn 10 em có hoàn cảnh khó khăn nhất để mỗi em nhận một chiếc xe đạp mới. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc đến trường trong tương lai.
Tumblr media
Những lời chúc dành cho mái trường Phan Chu Trinh
Những món quà dù nhỏ nhưng mang theo giá trị lớn lao, để động viên và hỗ trợ các em học sinh trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ hoà nhập với bạn bè và vượt qua những cảm giác thiếu thốn, để có thể cùng nhau mang sách đến trường như bao bạn cùng trang lứa.
Liên minh của OKVIP và F8BET chúc các em học sinh luôn chăm chỉ và học giỏi, vượt qua những khó khăn để đạt được thành công trong học tập. Chúng tôi cũng chúc cho trường Tiểu học Phan Chu Trinh tiếp tục giữ vững phẩm chất xuất sắc trong giáo dục, và trở thành nơi gắn kết tình yêu thương của từng thế hệ học sinh.
Xem thêm: https://okvip.io/okvip-va-f8bet-hanh-phuc-se-chia/ 
0 notes
topkontumcom · 15 days
Text
🎂🍰 Khám Phá Top 11 Tiệm Bánh Kem Chất Lượng ở Kon Tum 🍰🎂
Tumblr media
Bạn đang tìm kiếm một chiếc bánh kem đặc biệt cho ngày sinh nhật, ngày kỉ niệm, hoặc ngày cưới? Hãy cùng khám phá danh sách các tiệm bánh kem kon tum chất lượng nhất hiện nay để chọn cho mình một tiệm bánh ưng ý nhé!
1️⃣ Trúc Phượng Bakery - Nổi tiếng với bánh bông lan trứng muối thơm ngon, mềm mại. 📍 Số 85 Hoàng Thị Loan, TT. Pleikan, H. Ngọc Hồi, Kon Tum
2️⃣ Tiệm Bánh Hồng Tâm - Đa dạng thiết kế, cam kết chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 📍 Số 85 Hoàng Thị Loan, TT. Pleikan, H. Ngọc Hồi, Kon Tum
3️⃣ LYNN Kontum - Chuyên bánh kem phong cách Châu Âu và bánh kem lạnh, độc đáo theo yêu cầu khách hàng. 📍 Số 06 Hoàng Diệu, P. Quyết Thắng, TP. Kon Tum
4️⃣ Bali – Tiệm Kem Trứng - Bánh kem không quá ngọt, trang trí công phu, đa dạng kiểu dáng. 📍 Số 172 Bà Triệu, TP. Kon Tum
5️⃣ Love Bakery - Chú trọng vào chất lượng cao, bánh thủ công với giá cả phải chăng. 📍 50 Phan Kế Bính, phường Ngô Mây, TP. Kon Tum
6️⃣ Tiệm Bánh Kem Anh Khoa - Bánh kem hiện đại, không dùng phụ gia, nguyên liệu truyền thống. 📍 Broong Mẹt, X. Đắk Môn, H. Đắkglei, Kon Tum
7️⃣ Huỳnh Trinh Rau câu – Bông lan trứng muối - Chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 📍 Số 15, Yết Kiêu, Tp. Kontum
8️⃣ Bánh Kem Quỳnh Phan - Sáng tạo trong mẫu mã, bánh gato mềm xốp, thơm ngon. 📍 Số 10/16 Tăng Bạt Hổ, TP. Kon tum
9️⃣ Shop Bánh Kem Ngon TP Kon Tum - Tạo hình bánh sáng tạo, dịch vụ giao bánh miễn phí. 📍 Số 89 Bà Triệu, TP. Kon Tum
🔟 Bánh Kem Phạm Linh - Menu đa dạng, bánh gato kem tươi cao cấp, giá cả phải chăng. 📍 Số 169 Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum
1️⃣1️⃣ Tiệm Bánh Kem Việt - Trang trí bánh tinh tế, hương vị châu Âu, phù hợp làm quà tặng. 📍 Sa Thầy, TP. Kon Tum
Hy vọng bạn sẽ tìm được chiếc bánh kem hoàn hảo cho dịp đặc biệt của mình tại một trong những tiệm bánh kem tuyệt vời này! 🎉🎂
Click để khám phá thêm: https://topkontum.com/am-thuc/tiem-banh-kem-kon-tum/
0 notes
xephuthe · 2 months
Text
Thuê Xe Du Lịch Phan Rang Ninh Thuận Phú Thế
Thuê xe du lịch Phan Rang Xe du lịch Phan Rang Cho thuê xe tự lái Ninh Thuận Dịch vụ thuê xe Ninh Thuận Xe Limousine sân bay Cam Ranh đi Ninh Thuận Xe buýt Phương Trang Ninh Thuận giờ chạy Xe buýt Vĩnh Hy Phan Rang Xe đưa đón sân bay Buôn Ma Thuột Gia Nghĩa
https://www.google.com/maps/place/Thu%C3%AA+Xe+Du+L%E1%BB%8Bch+Phan+Rang+Ninh+Thu%E1%BA%ADn+Ph%C3%BA+Th%E1%BA%BF/@11.570682,108.9883355,15z/data=!4m2!3m1!1s0x0:0xe0165f01879b70b6?sa=X&ved=2ahUKEwibg9GawI-EAxUNiFYBHRjMB0sQ_BJ6BAhKEAA&hl=vi
0 notes
tnanhcv1 · 6 months
Text
Ga Tháp Chàm
Tumblr media
Ga Tháp Chàm là một ga xe lửa cấp 1, nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, thuộc địa phận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ga có lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước.
Ga Tháp Chàm là một địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Đến với ga Tháp Chàm, du khách có thể tham quan, tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của ga, cũng như ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh.
Một số điểm tham quan hấp dẫn tại ga Tháp Chàm:
Kiến trúc ga: Ga Tháp Chàm được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp cổ điển, với mặt tiền hình chữ nhật, mái ngói đỏ. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa.
Khung cảnh thiên nhiên: Ga Tháp Chàm nằm trong một vùng đất ven biển, với những cánh đồng xanh mướt, những hàng cây xanh mát. Đây là một khung cảnh rất thích hợp để du khách thư giãn và ngắm cảnh.
 Tháp Chàm Pô Klong Garai: Tháp Chàm Pô Klong Garai là một quần thể tháp Chăm nằm cách ga Tháp Chàm khoảng 10 km. Đây là một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch khác của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, như:
Biển Ninh Chữ: Biển Ninh Chữ là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Vịnh Vĩnh Hy: Vịnh Vĩnh Hy là một vịnh biển đẹp nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 40 km.
Đảo Bình Ba: Đảo Bình Ba là một hòn đảo nhỏ nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 60 km. Đây là nơi có nhiều bãi biển đẹp và hải sản tươi ngon.
Bạn có thể lựa chọn các địa điểm tham quan phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
Chia sẻ một chút kinh nghiệm hữu ích tới mọi người về quá trình mua vé tàu
Hiện nay, có 3 cách mua vé tàu Tết phổ biến, bao gồm:
Mua vé tại nhà ga: Đây là cách mua vé truyền thống và phổ biến nhất. Bạn có thể đến trực tiếp nhà ga để mua vé.
Mua vé qua tổng đài: Bạn có thể gọi điện đến tổng đài 1900 636 212 để đặt vé.
Mua vé trực tuyến: Bạn có thể mua vé trực tuyến qua website bán vé của ngành đường sắt hoặc các ứng dụng mua vé tàu hỏa của các đối tác thứ ba.
Hạn chế là nhược điểm việc mua vé tàu tại ga và mua vé trực tuyến như:
Mua vé tàu tại Ga:
Tốn thời gian: Bạn có thể phải xếp hàng chờ đợi để mua được vé. Điều này đặc biệt bất tiện đối với những người bận rộn hoặc có nhu cầu đi tàu gấp.
Không linh hoạt: Ga tàu thường chỉ mở cửa làm việc từ 7h sáng đến 19h tối. Nếu bạn muốn mua vé vào buổi tối hoặc cuối tuần, bạn sẽ không thể mua vé trực tiếp tại ga tàu.
Không an toàn: Có một số trường hợp người bán vé giả, vé không hợp lệ tại ga tàu. Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin vé trước khi mua để tránh bị lừa đảo
Mua vé tàu trực tuyến
Có thể gặp lỗi hệ thống
Có thể bị lừa đảo: Có một số trang web hoặc ứng dụng bán vé tàu hỏa giả mạo, lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo
Tên miền không chính xác hoặc không có thông tin liên hệ rõ ràng.
Giá vé quá rẻ so với giá vé thông thường.
Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm.
Để hạn chế những nhược điểm này, bạn có thể cân nhắc mua vé tàu qua tổng đài 1900 636 212 hoặc số máy bàn 0259 7 305 305 để đặt vé có những ưu điểm như:
Tiện lợi: Bạn có thể mua vé tàu bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, mà không cần phải xếp hàng chờ đợi tại nhà ga hay các điểm bán vé
Nhanh chóng: Bạn có thể nhận được vé ngay trong ngày.
 Hỗ trợ tốt: Nhân viên tổng đài sẽ hỗ trợ bạn đặt vé, đổi vé, trả vé,... một cách tận tình và chu đáo. Bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về lịch trình, giá vé, các quy định về đi lại bằng tàu hỏa,...
 Đảm bảo an toàn: Tổng đài 1900 636 212 là tổng đài chính thức của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, do đó vé tàu mua qua tổng đài sẽ đảm bảo là vé chính hãng, giá vé đúng quy định. Bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng mua nhầm vé giả, vé không hợp lệ.
Mua vé qua tổng đài là một lựa chọn tiện lợi và an toàn. Bạn nên cân nhắc lựa chọn hình thức này để đặt vé tàu cho chuyến đi của mình.
Biết thêm chi tiết tại: https://tauhoa.phongbanve.vn/ga-tau/ga-thap-cham.html
0 notes
inhanoi · 6 months
Text
Top 3 cong cu thiet ke catalogue cho may tinh, macOS va Linux
Nếu bạn đang muốn tìm phần mềm thiết kế catalogue cho máy tính, macOS, Linux để phục vụ quá trình thiết kế tốt nhất, thì hãy tham khảo bài viết sau đây để khám phá thiết kế catalogue bằng phần mềm gì?
1. Adobe InDesign CC - Đây là một phần mềm thiết kế bố cục các ấn phẩm chuyên nghiệp như tạp chí, sách, catalogue và poster. Adobe InDesign CC còn là thành phần của Adobe Creative Cloud, mang đến bộ công cụ thiết kế quảng cáo và tạp chí tuyệt vời. Phần mềm cung cấp môi trường làm việc linh hoạt và trực quan, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc của người dùng.
2. Adobe Illustrator CC - Đây là phần mềm thiết kế đồ họa và chỉnh sửa vector phổ biến, được phát triển bởi Adobe Systems. Với tính năng đa dạng và tính linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, Adobe Illustrator CC cho phép xử lý hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ thiết kế catalogue, banner, logo và các mẫu quảng cáo chuyên nghiệp. Điểm nổi bật của phần mềm này là khả năng tương thích với các ứng dụng khác trong bộ công cụ Adobe và hiển thị màu sắc đẹp và chính xác khi in ấn.
3. CorelDraw - Đây là một phần mềm thiết kế đồ họa vector tương tự như Adobe Illustrator. CorelDraw được sử dụng để tạo ra những tác phẩm sáng tạo và độc đáo, bao gồm thiết kế catalogue, bảng quảng cáo, in ấn, bộ nhận diện thương hiệu và thiết kế thời trang. Ảnh vector được sử dụng rộng rãi trong thiết kế chuyên nghiệp vì khả năng gửi và chia sẻ dễ dàng, thu phóng hình ảnh mà không mất chất lượng. CorelDraw có giao diện thân thiện, đồ họa tốt và khả năng sao chép nhanh từ mẫu khác, cùng với việc sử dụng tổ hợp phím tắt đa dạng, giúp người dùng dễ dàng thao tác.
Đó là những công cụ hàng đầu để thiết kế catalogue cho máy tính, macOS và Linux. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích cho quá trình thiết kế của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau: https://www.tumblr.com/inhanoi/732411732637712384/phan-mem-thiet-ke-catalogue-online-hieu-qua https://www.tumblr.com/inhanoi/732411678886707200/y-tuong-de-tao-mot-cuon-catalogue-sang-tao-va
0 notes
shophoahaiha · 10 months
Text
Vong hoa dam tang cat tuong tim - An Tuong thanh kinh phan uu
Đời người chúng ta cũng như chiếc là trên cành vậy. Đến một lúc nào đó cũng sẽ phải úa vàng và lìa cành. Đó là một quy luật tự nhiên mà ai cũng sẽ phải trải qua. Dẫu biết vậy, mỗi khi người thân chúng ta ra đi vẫn để lại niềm tiếc thương và vô cùng đau lòng. Để động viên an ủi đến gia có lẽ một vòng hoa đám tang sẽ thay lời chia buồn sâu sắc nhất đến với họ. Đặt hoa tại dịch vụ điện hoa tại HCM ngay. Để có những vòng hoa chia buồn độc đáo và đẹp nhất. Bạn có thể tham khảo mẫu hoa sau đây: Vòng hoa đám tang cát tường tím – An Tường
Vòng hoa đám tang cát tường tím – An Tường:
Cúc trắng
Lan tường tím
Vòng hoa đám tang cát tường tím – An Tường với thiết kế độc lạ và sang trọng
Vòng hoa được thiết kế theo hình tròn, với ý nghĩa tượng trưng cho quy luật tự nhiên của cuộc sống, con người ta vào sinh ra tử là một vòng tự nhiên không ai tránh khỏi, một lời an ủi. Mong chủ nhân sớm chấp nhận, đối mặt với sự thật để sớm vượt qua nỗi đau.
Hoa cúc thể hiện một điều hết sức thiêng liêng. Đó là chấm dứt cuộc sống hiện tại và tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn bên kia thế giới. Hoa cúc thể hiện sự thành kính thiêng liêng của người viếng. Còn với Lan tường tím, nó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn trọng người đã khuất. Những bông hoa màu tím còn tượng trưng cho bí ẩn, quyền lực và sang trọng, tiễn đưa người mất sang một thế giới mới, thế giới của sự vĩnh hằng.
Vòng hoa đám tang cát tường tím – An Tường mang tới thông điệp gì?
Vòng hoa với thông điệp tiễn đưa người đã khuất, hy vọng họ được yên nghỉ ở thế giới bên kia. Đồng thời thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng và tinh  thay lời tiếc thương sâu sắc của người gửi đến với người đã khuất và lời chia buồn chân thành nhất đến với gia quyến. Mong họ sẽ sớm vượt qua nỗi đau này, để người đã mất được ra đi thanh thản.
Vòng hoa tang lễ tại HCM luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng. Hãy đặt hàng hoặc liên hệ với chúng tôi qua 0919253139.
Nguồn: https://dienhoahaiha.vn/san-pham/vong-hoa-dam-tang-cat-tuong-tim-tuong/
0 notes
phantranghy-blog · 5 months
Text
Trường ca Mẹ Việt Nam
Tumblr media
Trường ca Mẹ Việt Nam
      Phạm Duy viết nhiều trường ca, nào là Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam, Bầy Chim Bỏ Xứ, Minh Họa Kiều, Hàn Mặc Tử. Trường ca nào cũng mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Ở phần bài viết này, tôi xin nêu những điều cảm nhận trường ca Mẹ Việt Nam qua hình tượng Mẹ Việt Nam vừa cụ thể, chân thực vừa trừu tượng, hư ảo. Trường ca Mẹ Việt Nam gồm có 4 phần: Đất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ, Biển Mẹ, và chung khúc Việt Nam, Việt Nam.
      Trong phần I – Đất Mẹ, hình ảnh Mẹ Việt Nam hiện lên là người Mẹ của quê hương đồng ruộng Việt Nam trong thế kỷ XX trở về trước. Đó là người Mẹ “không son không phấn”, “chân lấm tay bùn”, “không mang nhung gấm”, “mang tấm nâu sồng”. Đó còn là hình ảnh người Mẹ xinh đẹp:
          Đôi má tươi hồng, má tươi hồng, với bàn tay trắng
          Nhỏ người vai lẳn vú căng tròn, tròn lưng ong
      Hình ảnh Mẹ hiện thân là người phụ nữ khát khao tình yêu đôi lứa:
          Đây ruộng đồng trinh
          Mẹ khát khao mầm, mầm tươi ngon
          Mẹ Việt Nam
          Trời Đông ánh dương hồng
          Cũng như chiều vàng mênh mông
          Có đàn chim én lượn trên đất xinh
          Chứa chan tình là tình mong chờ.
      Ta như thấy nụ cười tươi dòn của Mẹ khi Mẹ Đón Cha Về vui duyên thề cùng cha trọn đạo nghĩa vợ tình chồng. Ta cũng thấy Mẹ chịu thương, chịu khó lo cơm nước cho gia đình yêu thương của mình:
          Năm tháng lo gạo gánh nuôi chồng
          Mẹ Việt Nam đêm ngày thầm mong
          Lửa bếp thơm nồng tình uyên ương.
      Và Mẹ hóa thân thành Châu Long, Kính Tâm với lòng dạ “trắng như ngần và sạch trong”, với tâm “từ bi” nhân ái.  Ta cũng thấy Mẹ hóa thân thành Bà Trưng, Bà Triệu:
          Việt Nam có anh hùng, mắt nhung và môi son
          Giữa mùa Xuân giết giặc
          Yêu nước non, hé môi cười.
      Trong phần II – Núi Mẹ, Mẹ Việt Nam hiện lên là Bà Mẹ trong những cuộc chiến. Lời Mẹ Hỏi là lời quặn thắt, đớn đau của bao người phụ nữ Việt Nam khi tiễn chồng ra lính:
          Lính vua! Lính chúa! Lính Làng!
          Trời ơi! Giết bao nhiêu giặc
          Cho chàng, chàng phải đi?
      Lời hỏi ấy còn day dứt khi mùa Xuân đến, Mẹ bâng khuâng hỏi:
          Hoa trên đồi, hoa trên đồi sớm tối còn tươi
          Giữa ngày xuân mới, giữa hội mùa vui
          Sao vắng tiếng cười?
          Sao vắng bóng người?
      Còn trong đoản khúc Mẹ Bỏ Cuộc Chơi của phần II này, ta thấy Mẹ là hình ảnh người phụ nữ trong “Chinh Phụ Ngâm Khúc” của Đặng Trần Côn. Ta cũng thấy Mẹ hóa thành Vũ Nương chỉ hình bóng của mình như hình chiến sĩ ngả trên đồi khi nắng quái chiều hôm, nói với con đó là cha của Đản:
          Gió hè qua, Mẹ ra con hỏi
          Khi trên đồi, khi trên đồi nắng quái chiều hôm
          Có phải chàng Trương gốc miền Nam Xương
          Xa vắng xóm làng vì cha ở chiến trường
          Nắng sẽ sẽ không đi, bóng Mẹ ngả trên đê
          In hình người chiến sĩ, cho Mẹ nhìn con trẻ
          Con ơi hỡi cha kìa
          Mau ra đón cha về với con.
      Mẹ còn là hình ảnh trong lòng người chiến sĩ. Nghe khúc ca Mẹ Trong Lòng Người Đi, ta thấy Mẹ đang dõi mắt theo bước chân của người lính. Bước chân người lính qua bao đồi núi, rú đèo vẫn vững vì mang trong tim hình bóng Mẹ:
          Đồi cao, cao núi cao
          Rừng sâu, sâu rú sâu
          Cũng có, có lối leo đường trèo
          Đường treo, treo giữa đèo
          Đường dẫu, dẫu hiểm nghèo
          Đường ta, ta vẫn có lối theo. 
      Trước măt ta là những người lính mang hình ảnh Mẹ trên đường hành quân, hăng hái lên đường ra trận, khi thì giơ tay thề nguyền, lúc hét tiếng xung phong, hò reo chiến thắng trên những con đường đến Lam Sơn, Thất Sơn, Hoành Sơn, Vạn Kiếp… cũng như trên những con đường tới những chiến công, đến với người thương:
          Ra đi còn nhớ ngày nao
          Nuôi con Mẹ vẫn nguyện cầu
          Người sinh ra có nhau
          Phải thương nhau mến nhau
          Nhưng đã có biết bao phen khổ đau
          Giặc xâm lăng nước nhà
          Phải cứu lấy dân ta
          Thì ta lên núi với Mẹ già.
      Còn gì quý bằng tình yêu của Mẹ dành cho chiến sĩ. Tình yêu ấy là chỗ dựa vững chắc của những người ở hậu phương cũng như chiến sĩ để người lính an tâm lên đường đánh giặc:
          Anh ơi! Phải lính thì đi
          Nơi quê em gìn giữ lời thề
          Vườn dâu em đốn sâu
          Trẻ thơ khôn lớn mau
          Cho chiến sĩ bước theo tiếng Mẹ kêu
          Mẹ giơ tay đón chào
          Gìn giữ lũ con yêu
          Vì yêu, con chiến đấu dài lâu.
     Lời Mẹ ngắn gọn đầy mệnh lệnh nhưng chất chứa niềm tin trong đoản khúc Mẹ Trả Lời. Lời Mẹ chính là lời non nước, quê hương:
          Giữ dân! Giữ nước! Giữ làng!
          Chàng ơi, giữ thân cho Mẹ
          Cho nàng dạy con.
     Còn trong đoản khúc Mẹ Hóa Đá, hình ảnh của Mẹ như tạc vào đá núi, không ngủ, đứng suốt bốn nghìn năm theo “mệnh nước nổi trôi” (Tình Ca, Phạm Duy) xót thương con dân Việt:
          Gió mùa Đông, Mẹ không thấy mỏi
          Đứng trông về, đứng trông về bốn cõi trời xa
          Xót người nông phu chắp từng manh áo
          Thương gái gánh về thùng bánh ế cuối ngày
          Biết mấy nỗi thương vay, thấy trẻ nhỏ giơ tay
          Con ngựa người vất vả, xe nặng nề qua ngõ
          Thương thi sĩ hay buồn
          Cho nên Mẹ hóa ra hòn núi cao.
      Tiếp đến, phần III – Sông Mẹ đưa ta đến những dòng sông trên quê hương Việt Nam. Này là dòng sông mà người con gái lấy chồng xa quê, cứ mỗi chiều chiều lại ra đứng bờ sông nhìn về quê Mẹ, bồn chồn, nôn nao trong đoản khúc Muốn Về Quê Mẹ:
          Chiều chiều ra đứng bờ sông
          Muốn về quê Mẹ
          Muốn về quê Mẹ
          Mà không có đò!
      Trong phần III này, khúc ca Sông Còn Mải Mê gợi lên trong lòng ta những dòng sông cuồn cuộn chảy về biển Đông:
          Sông Hồng cuộn sóng lôi cuốn Sông Lô
          Sông Đà, Sông Đuống trôi xuống Sông Cầu
          Nghe Bạch Đằng Giang chôn bao nhiêu xác quân Tầu
          Sông nào cũng muốn đến trước tranh lấy công đầu.
      Còn trong khúc ca Sông Vùi Chôn Mẹ, nghe mà quặn lòng. Mẹ là hình ảnh Trưng Trắc, Trưng Nhị trầm mình rửa nhục. Mẹ là hình ảnh Vũ Nương tự tìm cái chết để minh chứng lòng trong trắng, để rồi chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan. Và khi nghe đoạn cuối khúc ca này, trong tôi lại nhớ tới hình ảnh người Mẹ trong truyện ngắn của Khái Hưng được học hồi trung học. Đó là Lạc, cùng chồng là Thức, bơi thuyền vớt củi trong cơn lũ dữ trên sông Nhị Hà để đổi lấy tiền lo cái ăn cho con. Không may, thuyền bị chìm. Trong giờ phút sinh tử ấy, cả hai đều cố gắng bơi. Thức thấy Lạc đuối sức, bèn vội vàng đến cứu. Lạc bám vai chồng cùng bơi. Khi cả hai không còn sức, Lạc chỉ nói: “Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống!”. Và “Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ” (Anh Phải Sống, Khái Hưng). Theo tôi, Phạm Duy đã nâng hình ảnh người Mẹ gần gũi, đời thường như bị dòng sông đời vùi chôn thân xác, trong giờ phút chọn cái chết vẫn luôn nghĩ đến con:
          Nhớ Mẹ, nhớ Mẹ
          Yêu đàn con, thương đàn con
          Nên trao thân cho nước ngoan
          Nhớ Mẹ, nhớ Mẹ
          Trên trường giang mong đàn con
          Sông trôi suốt đời trong trắng
          Hỡi ôi! Có ngày, có Mẹ vui
          Ôm sóng bơi, vớt củi sông dài
          Ngờ đâu sông đảo điên say máu
          Nước cuộn mau khiến cho Mẹ chìm sâu.
      Cũng trong phần này, hình ảnh dòng sông được nhân hóa trong khúc ca Sông Không Đường Về. Nghe mà đau buồn, nghe mà xót ruột:
          Sông đỏ như máu  tranh đấu sông nâu
          Sông nghèo xanh yếu kêu cứu sông giầu
          Sông nhuộm vàng mau chia nhau uốn khúc khoe mầu
          Sông rồng lôi kéo lũ rắn đi cắn sông đào.
      Còn trong khúc ca Những Dòng Sông Chia Rẽ, mỗi lần, nghe mà ngậm ngùi cho số kiếp của lứa đôi bởi dòng sông Ngân ngăn cách; nghe mà tắc lưỡi ngẫm chuyện đời sông Thương; nghe mà buồn thương cho dòng sông Gianh, Bến Hải:
          Nước đi là nước không về
          Chia đôi dòng nước chia lìa dòng sông
          Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng
          Cho Ngưu Lang và Chức Nữ ngại ngùng
          Chia đôi dòng sông Thương
          Nước bên đục bên trong
          Nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn
          Chia sông Gianh phân tranh mộng đồ vương
          Chia con sông Bến Hải buồn thương
          Nước yên vui từ nguồn
          Bỗng gây nên điều buồn
          Dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn.
      Hình ảnh “Những dòng sông chia rẽ” được khái quát là sự ngăn cách bởi lòng người - những đứa con của Mẹ Việt Nam. Sự ngăn cách ấy có xóa đi được hay không là khi những đứa con lầm đường lạc lối trở về cùng Mẹ:
          Lũ con lạc lối đường xa
          Có con nào nhớ Mẹ ta thì về.
      Phần cuối là phần IV – Biển Mẹ. Mở đầu phần IV là khúc ca Mẹ Trùng Dương:
          Sóng vỗ miên man như câu ru êm của Mẹ dịu dàng
          Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của Mẹ trùng dương.
      Mẹ là biển, là vô cùng, bất tận, là mặn nồng vị muối, là tôm cá tươi ngon, là mưa gió hiền khô, là tình yêu thương vô bờ lan khắp Việt Nam:
          Mẹ tìm con trong gió Bắc
          Mẹ về phương Nam nắng gắt
          Tình nhà mở cửa đem ra góp với bao la
          Sóng vỗ êm êm như khuyên con nên trở lại Mẹ hiền
          Gió rít thông reo như kêu con mau trở về Mẹ yêu.
      Khúc ca Biển Đông Sóng Gợn là khúc reo đoàn tụ của những con thuyền Việt quay về cùng biển Mẹ:
          Biển Đông gợn sóng tứ bề
          Gọi thuyền viễn xứ quay về Biển Đông.
      Đó cũng là khúc ca mừng những dòng sông về cùng biển Mẹ:
          Sông ra đi từ khi non dại
          Từ miền ngoài sông lại Việt Nam
          Có từ Hi Mã Lạp Sơn
          Cũng về biển Mẹ thành con một nhà.
      Còn trong khúc ca Thênh Thang Thuyền Về, ta như thấy cảnh đoàn viên của đàn con về với Mẹ sau những chuyến đi dài ngày trên biển. Chỉ có thuyền về trên lớp sóng vui, chỉ có biển êm sóng lặng, nước nôi hiền lành, chỉ có niềm thương yêu lan tỏa:
          Về đây xây đắp mối tình, một mối tình
          Về đây xây đắp mối tình ôi tình Việt Nam
          Yêu nhà yêu nước, nước, nước và thương thương mọi người
          Tình tính tang tang tính tình, yêu Mẹ già, thương Mẹ ta
          Đàn con nhớ, nhớ yêu nhau
          Đàn con nhớ, nhớ thương nhau.
      Và trong khúc ca Chớp Bể Mưa Nguồn, ta thấy Mẹ đang cười, đang khóc, đang vui, đang buồn cùng đàn con bởi “mệnh nước nổi trôi” (Tình Ca), bởi biến động nhiễu nhương của cuộc đời. Nghe để mà tin rằng nụ cười của Mẹ, nước mắt của Mẹ rửa sạch tội lỗi của đàn con:
          Đêm qua chớp bể mưa nguồn
           Để người trong nước hết buồn lại vui
          Vui buồn chút lệ rơi
          Vui buồn khóc lại cười
          Mẹ cười Mẹ bốc thành hơi
          Mây từ biển quý lên ngôi trời già
          Mây về khắp cõi đời
          Mưa rửa lỗi con người.
      Còn khi nghe khúc ca Phù Sa Lớp Lớp Mây Trời Cuộn Bay, ta như thấy trước mắt những ngọn sóng cần mẫn, miệt mài đêm ngày ôm lấy phù sa bồi đắp bãi bờ, để đồng chua rộng ra, nới ra thành ruộng mỡ màu:
          Triều dâng, triều dâng, ngọn sóng, ngọn sóng theo trăng
          Theo trăng vào bờ, ôm lớp phù sa, theo trăng vào bờ
          Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô, sóng nhấp nhô
          Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô, xa xa xa là xa
          Đồng chua rộng nới, nới, nới, nới thành ra, ra ruộng mềm.
      Và ta thấy ��mây trời trắng cuộn” che nắng bốn mùa, đem mưa ngọt bùi khắp nơi nơi để đời người tươi đẹp, an vui “Vì đã biết, biết yêu nhau/ Vì đã biết, biết thương nhau”.
      Trong chương khúc Mẹ Việt Nam ơi, ta thấy biết bao đứa con của Mẹ Việt Nam về cùng Mẹ, đang ở bên Mẹ, nắm tay Mẹ, hít hà bày tỏ tình yêu. Ta như thấy ta, biết bao anh chị em ta, những đứa con của Mẹ siết chặt tay, thề và hứa với Mẹ giữ mãi tình yêu của Mẹ:
          Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ Việt Nam ơi!
          Chúng con đã về khát khao hơi Mẹ
          Chúng con xin thề giữ thơm quê Mẹ
          Cuộc đời rồi phai tàn sau thế giới
          Chỉ còn tình yêu của Mẹ mà thôi
          Ôi! Mẹ Việt Nam!
      Còn gì đẹp bằng những đứa con yêu của Mẹ Việt Nam nguyện thề “giữ thơm quê Mẹ”!
      Cuối cùng, trong phần chung khúc Việt Nam, Việt Nam là tiếng lòng của bao người con dân Việt.
      Khi còn trong bào thai, ta nghe tiếng nói của mẹ, cha, bà, ông mừng vui khi biết mình có con, có cháu. Biết bao tiếng trầm trồ chúc phúc của người thân yêu. Rồi ta được sinh ra, bên vành nôi, ta lớn lên theo lời ru dịu ngọt của mẹ, của bà, có khi là lời hát cố sao cho nhẹ êm của cha, của ông. Việt Nam hình thành trong ta từ đó. Rồi khi lớn lên ta càng hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Dù gì đi nữa, ta cũng yêu nước Việt Nam mình như yêu cha mẹ, ông bà, như yêu mái nhà, con phố… Yêu từng trang cổ tích, yêu từng mái trường đến mùa thi phượng vĩ nở hồng… Yêu đủ thứ, kể cả nụ cười của cô bé ngày xửa, ngày xưa, kể cả đôi mắt ai kia ngời sáng… Và có lẽ, đến khi nhắm mắt lìa đời, làm sao ta quên được những gì đã qua, những gì ta yêu cả khi nhắm mắt:
          Việt Nam, Việt Nam, nghe tự vào đời
          Việt Nam, hai câu nói
          Bên vành nôi: Việt Nam, nước tôi
          Việt Nam, Việt Nam, tên gọi là người
          Việt Nam, hai câu nói
          Sau cùng khi lìa đời.
      Yêu Việt Nam, từ lúc vào đời đến khi lìa đời vì Việt Nam ta tươi đẹp, vì Việt Nam khát vọng muôn đời về tự do, công bình, bác ái, vì Việt Nam “không đòi xương máu”, vì Việt Nam “kêu gọi thương nhau” như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: “Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn/ Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo” (“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”; Ngô Tất Tố dịch), và cũng vì mơ ước một nước Việt thanh bình:
          Việt Nam đây miền xinh tươi
          Việt Nam đem vào sông n��i
          Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời
          Việt Nam không đòi xương máu
          Việt Nam kêu gọi thương nhau
          Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu.
      Còn gì đẹp bằng trên đường tương lai, Việt Nam là lửa thiêng, nguyện tranh đấu cho đời khi lấy tình yêu thương làm vũ khí, công cụ xây dựng tình người bởi “Tình yêu thương là điều duy nhất chắc chắn có thể rọi sáng tất cả những đám mây đen của cuộc đời” (Sinclair Lewis):
          Việt Nam trên đường tương lai
          Lửa thiêng soi toàn thế giới
          Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời
          Tình Yêu đây là khí giới
          Tình Thương đem về muôn nơi
          Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.
      Và cuối chung khúc, ta như thấy ta cùng mọi người Việt Nam đồng cất lên tiếng hát ngợi ca:
          Việt Nam! Việt Nam!
          Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
          Việt Nam! Việt Nam!
          Việt Nam muôn đời!
      Nghe trường ca Mẹ Việt Nam, tưởng chừng như nghe cả hồn thiêng sông núi, cả những người Mẹ, cả văn hóa, lịch sử gần năm ngàn năm của nước Việt ẩn hiện trong lời ca.
      Nghe để thấy trong từng nắm đất, ngọn rau, cây lúa đều có thịt da của Mẹ. Nghe để thấy trong từng dáng núi linh thiêng có bóng dáng Mẹ. Nghe để thấy hình sông nào trên quê làng yên bình, phố thị đông vui cũng có hình ảnh Mẹ. Nghe để rồi thấy biển Mẹ trùng dương mãi là Mẹ hiền ấp ôm, nuôi con dân Việt muôn đời.
      Nghe để mà tin rằng lời thề “giữ thơm quê Mẹ” mãi là lời thề trước sau như một, lời thề in tạc vào Đất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ, Biển Mẹ Việt Nam
      Nghe để mà tin yêu vào cuộc đời này, tin yêu vào đất nước con người Việt Nam với khát vọng Tự do, Công bằng, Bác ái.
      Và khi nghe xong trường ca Mẹ Việt Nam, tôi xin mượn lời của Sallust như là lời ca ngợi Phạm Duy: “Thật ngọt ngào khi phục vụ đất nước bằng những việc làm, và cũng không phải là vô lý khi phục vụ đất nước bằng ngôn từ”.
0 notes
lamiabaoloccity · 11 months
Text
Thời cơ "vàng" đầu tư BĐS nghỉ dưỡng tại Bảo Lộc
LA MIA BAO LOC đang là điểm đầu tư vô cùng thu hút với cả nhà đầu tư cá nhân lẫn những đối tượng là nhà đầu tư tổ chức. Vậy, triển vọng tăng giá của LA MIA BAO LOC như thế nào? Được bảo đảm bởi các yếu tố nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
LA MIA BAO LOC - Đón đầu sóng hạ tầng
Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu và cảnh quan thiên nhiên rất giống với Đà Lạt, TP. Bảo Lộc những năm gần đây trở thành điểm sáng về du lịch, thu hút đầu tư. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mạnh mẽ giúp cho việc kết nối giao thương dễ dàng hơn. Hiện nay, từ TP HCM đi TP Bảo Lộc chỉ khoảng 3 giờ di chuyển bằng ô tô, đi tiếp 40 phút là đến sân bay Liên Khương và thêm 30 phút sẽ tới TP Đà Lạt. Từ Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu đi TP Bảo Lộc cũng chỉ mất 2 giờ đồng hồ. Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Bảo Lộc – Liên Khương hoàn tất thì việc di chuyển sẽ rút ngắn chỉ còn phân nửa thời gian.
Theo các chuyên gia tài chính, TP Bảo Lộc là một trong những thị trường tiềm năng hàng đầu hiện nay tại Lâm Đồng. Bởi đây là điểm kết nối giữa thành phố du lịch Đà Lạt với TP HCM, Bình Thuận, Đồng Nai, Vũng Tàu…Kèm theo đó, với sự tăng trưởng đột phá như hiện nay, Bảo Lộc đang trở thành điểm nóng thu hút đầu tư về thương mại, bất động sản, quy tụ nhiều doanh nghiệp tầm cỡ như Vingroup với TTTM Vincom, hệ thống siêu thị Co.op Mart, Đạt Gia với dự án nhà thương mại tại trung tâm chợ Bảo Lộc, Gia Phát với dự án Bảo Lộc Capital…
Để lý giải nguyên nhân tại sao lại chọn Bảo Lộc để phát triển dự án bất động sản, chủ đầu tư LA MIA BAO LOC cho rằng, dự án không chỉ thừa hưởng điều kiện thiên nhiên, môi trường sống trong lành của thành phố sương mù mà còn thừa hưởng cơ hội đột phá của sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và hạ tầng giao thông. Việc LA MIA BAO LOC tọa lạc ngay mặt tiền đường Trần Phú – trục giao thông huyết mạch của thành phố chắn chắn đem lại giá trị an cư, đầu tư sinh lời rất tốt.
Tumblr media
Lợi thế cảnh quan thiên nhiên
Với thiên nhiên tuyệt đẹp, hiện tại bất động sản Bảo Lộc là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách. Vùng đất này nổi tiếng với đồi chè, vườn cafe thơ mộng và địa hình đồi núi dốc thoải, là một môi trường thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, không chỉ vậy, Bảo Lộc còn có khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng và tìm về với thiên nhiên. So với thành phố Đà Lạt, lợi thế tự nhiên của Bảo Lộc không hề thua kém, thậm chí còn hấp dẫn hơn với vẻ đẹp hoang sơ chưa bị tác động nhiều bởi con người.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sự xuất hiện của LA MIA BAO LOC như một “miền đất hứa”, thu hút những người muốn “bỏ phố về quê” và tìm kiếm cuộc sống trong môi trường sạch đẹp, thoải mái hơn.
Tumblr media
Giá BĐS Bảo Lộc vẫn còn “mềm”
Sở hữu nhiều lợi thế về thiên nhiên, khí hậu và cơ sở hạ tầng, nếu so với bất động sản Lâm Đồng và một số tỉnh khác như HCM, Phan Thiết, Đồng Nai,... hiện nay thì tiềm năng phát triển cũng như sinh lợi nhuận trong tương lai tại thành phố Bảo Lộc là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, mấu chốt là dù giá đất nền Bảo Lộc có tốc độ tăng giá khá nhanh nhưng so với mặt bằng chung thì giá đất ở Bảo Lộc còn thấp hơn khoảng 50 – 70% so với đất ở thành phố Đà Lạt. Bên cạnh đó, quỹ đất ở Bảo Lộc cũng đang vô cùng dồi dào, nhà đầu tư có thể dễ dàng chọn lựa những dự án có diện tích và vị trí phù hợp với năng lực tài chính và nhu cầu sử dụng của mình.
Tumblr media
Trên đây, chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu đến các điều kiện và ưu thếbảo đảm cho khả năng tăng giá của dự án LA MIA BAO LOC trong thời gian tới. Hy vọng, mọi người sẽ cân nhắc và lựa chọn được dự án đầu tư tốt.
0 notes
xosocc · 11 months
Text
Xổ số là gì? Tìm hiểu thông tin xổ số ba miền mới nhất
Bạn là người yêu thích xổ số nhưng chưa biết cách tổng hợp và Thống kê kết quả xổ số mới nhất mỗi ngày? Vậy thì hãy tham khảo 1 số bí quyết tổng hợp kết quả chóng vánh được san sẻ bởi Xổ Số KT dưới đây.
Xổ số là gì?
Chúng ta cứ truyền tai nhau rằng tậu vé số để tìm kiếm tiền thưởng trị giá, ngoài ra xổ số bản chất là gì thì không phải người nào cũng biết. Về căn bản, chúng ta sở hữu thể hiểu xổ số là một trò chơi phụ thuộc nhiều vào nguyên tố may rủi phê chuẩn các Báo cáo xuất hiện trên vé số.
Ví như vé số của bạn có kết quả trùng sở hữu kết quả xổ số miền nam (kqxsmn) mới nhất, xổ số miền nam và miền trung được công bố trong ngày thì đồng nghĩa rằng người chơi đã thắng giải và cần địa chỉ mang đại lý để nhận thưởng.
Xổ số ở ba miền cũng với sự dị biệt nhất định, chả hạn như khác về sườn giờ quay số và ban bố kết quả, khác về thể lệ trả thưởng, cơ cấu giải thưởng…
Cơ cấu giải thưởng
Về cơ cấu giải thưởng, mỗi miền sẽ có cơ cấu giải thưởng khác nhau, cụ thể:
- Sau lúc mang kết quả xổ số miền bắc mới nhất, người chơi có thể so sánh kết quả sở hữu cơ cấu giải bao gồm một giải đặc biệt, 1 giải phụ đặc trưng, một giải nhất, hai giải nh��, 6 giải ba, 40 giải tư, 60 giải 5, 300 giải 6 và 4000 giải 7. tuy nhiên, nhà đài mở thưởng còn tặng thêm cho người chơi 1000 giải khuyến khích dựa theo 2 con rút cục của giải đặc trưng.
- Đối mang xsmn, nhà đài hiện giờ đang mở với cơ cấu giải thưởng bao gồm: một giải đặc thù, 10 giải nhất, 10 giải nhì, 20 giải ba, 70 giải tư, 100 giải năm, 300 giải sáu, 1000 giải bảy, 10.000 giải tám. ngoài ra, nhà đài cũng mở thêm 9 giải phụ đặc thù và 45 giải khuyến khích cho người chơi.
- Đối với xổ số miền trung, nhà đài sẽ mở cơ cấu giải thưởng xổ số với 1 giải đặc trưng, 10 giải nhất, 10 giải nhì, 20 giải ba, 70 giải tư, 100 giải năm, 300 giải sáu, 1000 giải bảy và 10.000 giải tám. cùng lúc, nhà đài sẽ mở thêm 45 giải khuyến khích dành cho người chơi may mắn mang vé chỉ sai 1 số so mang giải đặc biệt
Xem tổng hợp, Con số kết quả xổ số ở đâu?
Xem kết quả xổ số ở đâu để đảm bảo tính chính xác mà tốc độ nhanh chóng chắc hẳn là điều mà đầy đủ người chơi để ý. thực tế, có sự vững mạnh nhanh chóng của kỹ thuật thông tin như hiện tại thì ko khó để chúng ta theo dõi quay xổ số trực tiếp chỉ với điện thoại thông minh tại những trang mạng.
Thông tin trang xổ số tổng hợp chính xác nhất:
Địa chỉ: 112 Phạm Ngũ Lão, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: https://xoso.cc
Hy vọng những các chia sẻ trên trong khoảng Xổ Số KT đã giúp người chơi hiểu hơn về bí quyết tham gia xổ số kiến thiết ba miền. từ đó biết được cơ cấu giải thưởng của xsmn, miền trung và miền bắc, chọn lựa được chiếc xổ số phù thống nhất với nhu cầu của mình.
1 note · View note
thienduongmypham · 1 year
Text
Cách đánh phấn mắt đơn giản giúp nàng thêm đẹp tự nhiên mỗi ngày
Thiên Đường Mỹ Phẩm chia sẻ cho bạn cách đánh phấn mắt cho người mới bắt đầu, giúp bạn làm chủ được kỹ năng make-up nhanh chóng. Bên cạnh đó là một số mẹo giúp mắt của bạn có một vẻ đẹp tự nhiên cũng như là cách chọn sản phẩm phù hợp, cách đánh phấn mắt trở nên dễ dàng. Hy vọng rằng bài viết này giúp được bạn phần nào trong quá trình thực hành trang điểm của mình nhé!
https://thienduongmypham.com/cach-danh-phan-mat-don-gian/
0 notes
topkontumcom · 17 days
Text
🌿Những Anh Hùng Kon Tum Đã Viết Nên Trang Sử Hào Hùng🌿
Tumblr media
Trong hơi thở của núi rừng Tây Nguyên, có những câu chuyện không bao giờ phai mờ. Đó là hành trình của những con người Kon Tum - những tâm hồn bất khuất đã cống hiến và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương. Hãy cùng tôi kể về Top 6 nhân vật lịch sử kon tum, những anh hùng đã viết nên những trang sử đẹp đẽ cho đất nước. ✨
Giáo Sư Ngụy Như - Từ ngọn lửa tri thức đến ngọn lửa cách mạng, ông đã dùng trí tuệ và lòng yêu nước để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và giải phóng dân tộc.
Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Đinh Môn (A Mét)- Anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân, người đã dẫn dắt làng Xốp Dùi trở thành mô hình làng kháng chiến đầu tiên ở Tây Nguyên, biểu tượng của sức mạnh tinh thần và lòng dũng cảm.
Nữ Anh Hùng Y Buông - Nữ anh hùng với bản lĩnh và sự dũng cảm phi thường, đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của rừng sâu núi thẳm để dẫn đường cho cách mạng.
Anh Hùng Ngô Tiến Dũng - Với lòng dũng cảm và tấm lòng vị tha, anh đã không ngần ngại hy sinh mình vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc.
Anh Hùng Nguyễn Văn Hoàng - Một tấm gương của lòng yêu nước và sự quả cảm, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những người yêu nước.
Anh Hùng Phan Văn Viêm - Anh hùng đã chiến đấu không mệt mỏi, hy sinh vì một Việt Nam độc lập, tự do, và hòa bình.
Những câu chuyện về họ là nguồn cảm hứng bất tận, là lời nhắc nhở về giá trị của sự hy sinh và lòng dũng cảm. Họ đã để lại không chỉ là những dấu ấn trong lịch sử, mà còn là ngọn lửa trong trái tim mỗi chúng ta, khích lệ tinh thần chiến đấu và xây dựng quê hương.
Hãy nhớ và trân trọng những hy sinh và cống hiến của họ. Từ Kon Tum, những tâm hồn bất khuất ấy vẫn vang vọng, như lời ca của núi rừng, khơi dậy trong chúng ta niềm tự hào và sức mạnh tiếp tục bước đi.
Tìm hiểu thêm tại đây: https://topkontum.com/nhan-vat/nhan-vat-lich-su-o-kon-tum/
0 notes
nhathuocviet1 · 1 year
Text
Gội Đầu Phụ Nữ Bằng Dung Dịch Vệ Sinh
Nhà thuốc Việt xin gửi đến quý đọc giả thông tin về việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar để gội đầu. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar được sử dụng để trị nhiều vấn đề ngoài da, trong đó có viêm nhiễm âm đạo, ngứa âm đạo, viêm lộ tuyến Bartholin, viêm cổ tử cung, viêm âm hộ và nhiễm trùng nấm. Tuy nhiên, một số người cũng sử dụng Gynofar để gội đầu để trị gàu, nấm tóc, viêm da đầu, bị chí. Để sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar để gội đầu, quý đọc giả cần lưu ý một số điểm sau đây: Tuyệt đối không gội đầu bằng nước nóng, vì điều này có thể làm cho tóc của bạn bị khô, sinh ra nhiều gàu hơn. Không nên lạm dụng gội đầu quá nhiều lần, đồng thời cũng không cào quá mạnh tay. Nhiều bạn vì ngứa nên cứ cào cho sướng. Bạn nên thoa Gynofar nguyên chất, không pha thêm nước hoặc xà bông trị gàu khác. Tiếp đến, bạn ủ tóc trong khoảng 15 phút, mát-xa nhẹ phần đầu tóc để Gynofar thấm vào da đầu, trị gàu hiệu quả. Nhà thuốc Việt hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý đọc giả hiểu rõ hơn về cách sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar để gội đầu và đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc quý đọc giả sức khỏe và thành công! Tham khảo thêm các thông tin khác về thuốc bổ máu ngay tại đây: https://nhathuocviet.vn/tin-tuc/review-dung-dich-ve-sinh-phu-nu-tot-nhat-hien-nay.html Có một số phương thức để liên hệ với đội ngũ Dược sĩ của Nhà thuốc Việt bao gồm: Zalo OA: https://zalo.me/2326937184300810408 Số điện thoại: 0985508450 Trang web: https://nhathuocviet.vn/ Nếu bạn muốn gặp trực tiếp đội ngũ Dược sĩ, hãy ghé qua một trong hai cơ sở của Nhà thuốc Việt tại địa chỉ sau: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM.
0 notes
rosyyzz · 1 year
Text
🔈🔈🔈Du Lịch🏝️ TẾT DƯƠNG LỊCH & TẾT NGUYÊN ĐÁN : 👉 Ở đâu?
- Hello mọi người, chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi là đón năm mới rồi 🎇 Ngại gì mà không sách balo lên và đi🏖️
PHÚ QUÝ TUYỆT VỜI LẮM BẠN ƠI❤️🏝️❤️
-Nhắn nhủ tới mọi người đang có dự định du lịch DẢO PHÚ QUÝ🏖️
👉 Kinh nghiệm để được đi Phú quý
Di chuyển từ Sài Gòn - Phan Thiết 🚌 : Xe khách Phương Trang ( 180k/1 vé giường nằm ) lộ trình 4 tiếng là đến Phan Thiết ( Chuyến 23h30 trễ nhất , đến cảng 4h sáng , ngồi cf tại quán cf Bông Giấy đợi tàu )
👉Di chuyển ra đảo ⛴️: Tàu cao tốc Phú Quý Express ( vé nằm 400k/1 lượt ) HOẶC Tàu Superdong (vé ngồi 350k/ 1 lượt), lộ trình 2 tiếng 30 phút cập bến .
👉 Chú ý khi di chuyển đến tàu :⛴️
đối với ngừoi say tàu nặng bạn hãy đến tiệm thuốc tây gần nhất để mua thuốc say tàu😊( nên ăn trước 20-30p rồi uốn nhé☺️)
👉 sau khi tàu đã cập bến bạn có thể thuê xe máy Với giá 150k/c ( chỉ cần đổ 50k xăng thôi là vi vu hết đảo)
👉 Đặc Biệt Ở Đâu🏡🧐
- bạn có thể tham khảo các khách sạn View biển Ví dụ như🧐
Homestay Phú Liên
Villa Đại Dương
Villa Biển Xanh
Hometown Làng Chài vv..vv
(View biển cực đẹp , cực xịn xò với giá giao động từ 390k - 640k .🏡)
-😊 Khu vục trung tâm giao động 300k - 400k /phòng đơn
👉 Ăn uống😘
- Ăn sáng bình dân: Bánh căn đối diện Quán Lưới , cột buồm ,seafood, ăn sáng nhà hàng Thuận Phát, quán Đông Ba....,
- Ăn trưa: 🌞Bò Nóng, (Đặc sản Phú quý nổi bật nhất là Bò nóng🐂 Về đảo đã nóng mà gặp ngay món bò 🐂 nóng này nữa thì ối dồi ôi chỉ có cháy luôn.😜
Đi đảo du lịch đừng bỏ quên món bò nóng này nhé.)
- Ăn tối: 🌑bánh xèo chảo đối diện trường thcs tam thanh,bánh xèo cô bảy, bánh căn 79, chè hương lộc, Cac loại quán xiên que😜 trà sữa 1995,1992, vvv....❤️❤️
👉 Các điểm tham quan chụp ảnh chính 📸:
👉Dốc phượt ( Ngắm bình minh )
👉 Cột Cờ Chủ Quyền
👉Gành hang
👉 Mộ Thầy
👉đường Chị Nên
👉Phong Điện
👉Chùa Linh Sơn
— Các bãi tắm 🏊‍♀️ bãi nhỏ , Vịnh triều dương, bãi tắm sau hải đảo ….( lưu ý khi ra đảo nên mang nhiều kem chống nắng nha😜
👉 Ngày hôm sau checkin tại HÒN TRANH🏝️🏝️( buổi sáng ) hoặc tour Bãi Cạn 🚣‍♀️( buổi chiều) để có những tấm ảnh chụp SUP🏄 siêu đẹp siêu sịn sò nhé
- Tổ chức các tiệc bbq ngoài trời , ngắm hoàng hôn ,thư giãn cùng bạn bè ( liên hệ các bạn HDV để book nhé 😊)
👉 😊Hy vọng bài viết Review của mình sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch và trải nghiệm thật tuyệt vời nhé❤️
#Kinhnghiemdulichdaophuquy
#Hotrodulichphuquy
#reviewphuquy
0 notes