Tumgik
#Tin tức thế giới
tuoitremt · 7 months
Text
BẢN ĐỒ DẪN QUA CUỘC NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT-NAM
(Bài viết từ năm 1941 nên nhiều địa danh đã không còn phù hợp, nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng trích dẫn nguyên văn để thể hiện sự tôn trọng đến tác giả). 1) Năm 1067, vua Lý Thánh Tông đánh nước Lâm Ấp. Chế Củ bị bắt xin dâng 3 châu để chuộc tội, là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, gồm cả quận Nhật Nam tức là Quảng Bình, Quảng Trị bây giờ. 2) Năm 1307, vua Trần Anh Tông nhận 2 châu Ô và Lý của Chế Mân…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
nhu-an · 2 months
Text
“你信不信,有些事,上天让你做不成,那是在保护你 ,别抱怨别生气。 世间万物都是有定数的,得到未必是福,失去未必是祸。人生各有渡口,各有归舟,有缘躲不开,无缘碰不到,缘起则聚,缘尽则散。得之我幸 ,失之我命。如果走不出内心的执念,到哪里都是牢笼。我们要做的就是过好每一个现在,这是我们对抗世界的最好方式,也是我们拥抱世界的最佳方法”
Bạn tin không, có một số việc ông Trời khiến bạn làm không thành chính là đang muốn bảo vệ bạn, nên đừng phàn nàn và tức giận. Vạn vật trên đời đều cố số phận, có được chưa hẳn là phúc, mất đi chưa hẳn là họa. Ai cũng có bến đò của riêng mình, ai cũng đó chuyến đò về, hữu duyên tránh cũng không được, vô duyên chạm cũng không tới, duyên đến thì hội ngộ, duyên tan thì chia ly. Có được là may mắn, mất đi là số phận. Nếu không thể thoát ra khỏi nỗi ám ảnh trong lòng thì đi đến đâu cũng là giam cầm. Điều chúng ta cần làm là sống tốt từng phút giây hiện tại, đó là cách mà chúng ta đối đầu với thế giới, cũng là cách tốt nhất để chúng ta ôm lấy thế giới này.
- Như An dịch
Tumblr media
68 notes · View notes
taifang · 3 months
Text
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA ĐÓN ĐƯỢC Ý TỨ CỦA NGƯỜI KHÁC THÔNG QUA CỬ CHỈ VÀ SẮC MẶT ?????
____________________________________________
1. Người thuận tay trái thường rất thông minh.
2. Con gái càng béo thì tính cách càng tốt.
3. Người không giỏi ăn nói là người rất chân thành.
4. Những người thích cắn móng tay thường hay buồn lo vô cớ và có nội tâm nhạy cảm.
5. Người thích màu tím, họ có yêu cầu cao đối với những người xung quanh.
6. Người gửi tin nhắn kèm biểu cảm là người biết quan t��m đến cảm nhận của người khác.
7. Những người luôn mở mắt khi hôn nói chung là những kẻ cặn bã.
8. Những người thích màu đen hầu hết đều sống nội tâm và có tính cách khá khiêm tốn.
9. Những người thường xuyên thay đổi hình đại diện có xu hướng dễ xúc động khi có chuyện gì đó xảy ra.
10. Những người bóp kem đánh răng từ dưới lên trên là những người rất cẩn thận trong công việc.
11. Hầu hết những người có nét đẹp phi giới tính họ rất khôn ngoan.
12. Đàn ông hút nhiều thuốc là khi họ có quá nhiều lo lắng.
13. Người nghiêm khắc với bản thân cũng nghiêm khắc với người khác.
14. Người có dái tai to và dày là người có phúc.
15. Những người không ngại che dấu khuyết điểm của mình trước mặt bạn, thật sự coi bạn như một người bạn.
16. Một người càng im lặng thì trong đầu họ càng có nhiều suy nghĩ.
17. Người nói bạn thành thật có nghĩa là bạn rất đơn thuần và dễ bị lừa dối.
18. Nếu một người đập bàn khi đang giận dữ, người đó thật sự đang rất tức giận.
19. Người hay kéo góc áo khi nói chuyện là người không có tự tin.
20. Người hay khoe khoang thường không có năng lực thật sự.
21. Người lắm lời không giấu nổi chuyện trong lòng.
22. Người đã nói dối bạn một lần rất có thể sẽ nói dối bạn lần nữa.
@taifang dịch
Tumblr media
65 notes · View notes
baosam1399 · 11 months
Text
"Thân xác con người lớn lên dần dần theo thời gian nhưng suy nghĩ thì không phải như vậy. Suy nghĩ một lúc nào đó sẽ được khai sáng bằng lời nói hữu ý hoặc vô tình. Thậm chí chỉ là một cảnh tượng liếc mắt" - Sầm Từ /Cách Một Cánh Cửa.
Tumblr media
하노이, 토요일 (7월29일)
Em có tin có thế giới song song không? Hồi còn nhỏ, chúng ta luôn hy vọng mình sẽ trở thành những người vĩ đại, nhỉ?
Ví dụ như trở thành bác sĩ, trở thành giáo viên, trở thành tiếp viên, trở thành anh hùng đi giải cứu trải đất... chúng ta mê mẩn những bộ phim hoạt hình siêu nhiên, hiếu kì với tất cả mọi thứ,... nhưng khi ta lớn lên, phải nếm trải những trái đắng của xã hội thì mới hiểu chúng ta mong muốn được làm người bình thường biết bao nhiêu... Chúng ta thu lại những hiếu kì, những vui vẻ, những khổ nạn. Chị luôn nghĩ, khi con người phải trải qua quá nhiều sự mài dũa của cuộc sống, họ sẽ trở nên như thế nào... chán ghét, yêu thích, buông bỏ hay vẫn lựa chọn nghị lực sống tiếp.....
Những người lựa chọn từ bỏ cuộc sống này, liệu ở một thế giới khác, họ có sống tốt không? Có được làm chuyện mà bản thân thích không? Có được sống một cuộc sống mà họ mong muốn không?
Những người lựa chọn kiên cường đối mặt với sự tàn khốc của cuộc sống có đạt được thứ mà họ mong ước không? Cuộc sống liệu có mỉm cười với họ không?
Những người đánh mất đi những thứ "ban đầu" của bản thân (sơ tâm, lòng nhân hậu, sự lương thiện, sự trong sáng), một ngày nào đó khi ngoảnh đầu nhìn lại, liệu họ có cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm, liệu có cảm thấy áy náy với những người đã luôn sát cánh bên họ từ đầu hay không, liệu có một khắc nào đó, vì những quyết định đã từng của bản thân mà xấu hổ không?. Câu hỏi này khó trả lời thật sự, vì chị không biết phải bắt đầu từ đâu!
Chị hy vọng một bản thân chị ở một thế giới song song nào đó trên Thế Giới, đang được sống một cuộc sống vui vẻ hơn, hòa đồng hơn, có dũng khí hơn, yêu thương bản thân và những người bên cạnh hơn. Có nhuệ khí nói ra những sự yêu ghét giận hờn. Những sự không thỏa đáng và lên án những quyết định chưa thực sự sáng suốt của "người ấy" suốt những năm tháng qua.
Mấy hôm trước chị về NH8 chơi, mọi người vẫn như cũ nhỉ! Chị luôn cảm nhận được NH8 mang lại cho người khác một sức sống rất mãnh liệt, họ rưới những làn sóng thanh xuân nhiệt huyết tới mọi ngóc ngách trong chị, mãnh liệt tới mức khi chị quay lại NH4 cũng chưa từng cảm nhận được cảm giác ấy, mọi người vẫn như vậy, chỉ có câu chuyện về từng người là thay đổi thôi. Ừhm, khi chị biết được một sự thật thật ra không hẳn đã là sự thật hoặc nói cách khác, nó đã không còn là sự thật nữa, cảm giác của chị là.. chẳng có cảm giác gì cả! Hoặc giả thật ra từ rất lâu trước đó, trong chị đã có gì đó cảm nhận được "điều mờ ám" ấy, chỉ là chị của lúc ấy dù có quan tâm cũng làm như không thấy, mà chị của hiện tại cũng không thực sự quan tâm tới vậy. Chị nói với AE rằng nhiều khi vì chị luôn mặc định rằng "người ấy" là người tốt đẹp nhất trong tim, vì khi họ đối xử với chị quá tốt đẹp nên chị không lờ được những điều đó đi.
Chị từng nói rằng thật ra dù mọi chuyện có ra sao chị vẫn sẽ luôn lựa chọn cứ đứng về phía họ như vậy. Dù người khác có nói gì đi nữa, chị vẫn là chị, chị vẫn là người đã từng nhận được những niềm yêu thương vô bờ bến ấy, những lần chị giận dỗi, những lần chị gục ngã, những lần chị cần động viên an ủi, họ đã không ngần ngại mà dang tay về phía chị. Nhưng.. thực ra, hình như càng là những người thân cận, mới càng khó có thể quên đi những chuyện đã xảy ra với đối phương..
Từ khi biết được tin tức tới giờ chị chỉ nhắn đúng một tin nhắn cho người, báo với người rằng mọi chuyện thực ra vẫn ổn. Hy vọng dù ở nơi đâu người vẫn s��� hạnh phúc và vui vẻ. Dòng nước thuận nguồn này rồi sẽ đẩy mọi người về đâu con không biết. Nhưng người hãy cứ yên tâm, vì có một con cá ngốc nghếch là con đây vẫn đang bạt mạng bơi ngược lại phía khởi đầu của câu chuyện để nhắc nhở mọi người nhớ rằng, dù có ra sao, con vẫn sẽ ở bên mọi người thôi.
135 notes · View notes
lacyen · 8 months
Text
Những bình luận nổi bật trên Võng Dịch Vân âm nhạc (Phần 3)
有一天我吃完泡面发现洗洁精用光了,随手用剃须泡洗碗时,会觉得可能要是有一个女朋友就好了
并不是因为有了女朋友就不会吃泡面,也不是因为有了女朋友就会有人帮你洗碗。
是我想在洗完碗转身回去时会有个人在那里,等着我一脸神秘地说: “嘿!你猜我刚刚用什么洗的碗?”
Có một ngày, tôi ăn mỳ xong đi rửa bát thì phát hiện ra hết dầu rửa bát, liền tuỳ tiện lấy bọt cạo râu rửa, đột nhiên cảm thấy nếu như có một người bạn gái thì thật là tốt.
Không phải bởi vì có bạn gái sẽ không cần mỳ gói, cũng chẳng phải bởi vì bạn gái sẽ rửa bát cho tôi.
Mà là bởi vì tôi muốn sau khi rửa bát xong quay người lại lập tức có một người đứng đó, đợi tôi thần bí nói: "Hey, em đoán xem anh vừa mới dùng cái gì rửa bát?"
Bài hát 《不猜》
2. 对不起啊,因为平常实在没有特别喜欢过一个人,所以喜欢你的时候才会手忙脚乱
明知道这样不好,可还是没办法变得更好一点。就好像手忙脚乱这种事,是和喜欢你一样没办法控制的事一样
以前从没这样喜欢过,所以原谅我喜欢得这么糟糕
Xin lỗi nhé, bởi vì bình thường vốn dĩ không đặc biệt thích một ai đó, vậy nên lúc thích em mới luống cuống chân tay như vậy.
Dẫu biết rằng như vậy không tốt, nhưng lại chẳng có cách nào để trở nên tốt hơn. Cũng giống như việc thích em, chuyện tay chân luống cuống không có cách nào để khống chế cả.
Ngày trước chưa từng nghĩ rằng, hoá ra khi yêu đương mình lại trở nên hỏng bét như vậy.
Bài hát 《杜撰》
3. 毕业季,因为离校手续出了问题,我自己留在宿舍打游戏
室友一个个的离去,开始也没觉得怎样,游戏从早上打到下午,点外卖的时候习惯性问室友吃什么,结果回头空荡荡的宿舍只有自己
夕阳从外照进来像是午觉突然醒了,孤独在黄昏里跳动,心脏像是挨了一记闷拳。孤独就像人说的那样,最后走的人关门最轻
Mùa tốt nghiệp, bởi vì thủ tục rời trường gặp một chút vấn đề, tôi đã một mình ở lại kí túc xá chơi game.
Bạn bè cùng phòng lần lượt rời đi, mới đầu cũng không cảm thấy gì cả, chơi game từ sáng đến chiều, lúc gọi đồ ăn theo thói quen hỏi các bạn muốn ăn gì, kết quả quay đầu cả một kí túc xá trông trơn chỉ có một mình tôi.
Nắng ở bên ngoài rợi hẳn vào căn phòng khiên tôi đột nhiên tỉnh táo, nỗi cô đơn trào dâng trong ánh hoàng hôn, trong tim dường như đang có một ai đó đấm từng cái một. Giống như mọi người nói, cô đơn chính là người đóng cửa nhẹ nhất là người cuối cùng rời đi.
Bài hát 《不露声色》
4. 等我赚够了钱,买得起巧克力的时候,我已经不再天天想吃了
当我可以随便玩电脑,而没人管的时候,我已经懒得打开电脑了
时间在变环境在变,人也在变,以前费尽心力的,现在也许不想要了
Đợi tôi kiếm đủ tiền rồi, có thể mua được socola rồi, tôi đã không còn muốn ngày nào cũng ăn socola nữa.
Lúc mà tôi có thể tuỳ ý dùng máy tính, mà không bị ai quản thúc, tôi đã sớm lười đến mức không buồn bật máy tính lên rồi.
Thời gian thay đổi, môi trường thay đổi, con người cũng sẽ thay đổi. Trước đây hao tâm tốn sức, hiện tại lại chẳng muốn nữa.
Bài hát 《依赖》
5. 六岁的小堂弟告诉我,他喜欢上了一个女孩,我问他知道什么叫喜欢吗?
他说:“知道啊。本来我不喜欢胖子,但她胖我就很喜欢。我不喜欢别人乱碰我的东西,她乱碰就可以。”
Em họ 6 tuổi nói với tôi, thằng bé thích một bạn gái, tôi liền hỏi nó biết tình yêu là gì không?
Thằng bé đáp: "Biết chứ. Em vốn dĩ không thích người mập, nhưng cậu ấy mập em vẫn thích. Em không thích ai động vào đồ chơi của em, nhưng cậu ấy làm rối tung vẫn có thể."
Bài hát 《只想对你说》
6. 如果不能在一起, 就不要给对方任何希望, 任何暗示, 这就是最大的温柔。 
Nếu như không thể ở bên nhau, làm ơn đừng cho đối phương bất kì hi vọng, ám hiệu nào cả; đây chính là sự dịu dàng lớn nhất rồi.
Bài hát 《暧昧》
7. 成年人最体面的告别方式大概就是, 我的最后一条消息你没有回, 而我也默契的没有���发, 从此我们互为过客.
Cách thức tạm biệt tráng lệ nhất của người trưởng thành có lẽ là, cậu không đáp lại tin nhắn cuối cùng của tôi, mà tôi cũng ăn ý không tiếp tục gửi nữa, từ đó chúng ta trở thành xa lạ.
Bài hát 《遇见》
8. 我并不是不幸福,也没有什么心理阴影,也没有吃过很大的苦,只不过人生的路有点坎坷.
可是,光是活在这世上,就已经很吃力了.
Tôi cũng không hẳn là không hạnh phúc, cũng không có ám ảnh tâm lý nào, cũng không phải trải qua quá nhiều đau khố, chỉ là đường đi có chút gập ghềnh.
Nhưng là, để sống một đời ở thế giới này, đã thật sự khó khăn rồi.
Bài hát 《像我这样的人》
Zhihu | Lạc Yến dịch
94 notes · View notes
trangtrang88 · 4 months
Text
Cậu bạn em với cô người yêu từ hồi cấp ba mới chia tay từ tết âm năm ngoái, sau khoảng 7,8 năm yêu nhau. Hai người họ đã từng dọn về chung sống, họ đồng hành cùng nhau từ khi non nớt tới khi trưởng thành, một tình yêu mà ai cũng nghĩ sẽ kết thúc bằng một đám cưới. Vậy nhưng họ đã dừng lại.
Nửa năm sau, cậu bạn em chuyển vào Sài Gòn, lại đã quen một cô bạn gái mới. Họ hay chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, dường như họ thật sự là một trang mới trong cuộc đời nhau. Cô người yêu cũ không thấy tin tức gì, thế mà ngày hôm qua, cũng đã đăng ảnh giới thiệu người yêu mới với gia đình.
Đột nhiên em nhận ra, hoá ra tất cả mọi người đều đã bước tiếp hết rồi. Chỉ còn em ở lại đây, em cảm thấy như bản thân đã bị trói buộc mãi mãi với tình yêu này, giống như là, em sẽ vĩnh viễn không thể quên được anh.
Hoá ra người không thể đi tiếp, chỉ có một mình em.
- Mèo Ú Nu.
26 notes · View notes
hilovehowareyou · 10 days
Text
Tumblr media
Mình nghĩ " All eyes on Rafah " viral trên mxh cũng không hẳn là không tốt, chỉ là nó quá sạch sẽ, trơn tru nhưng vô hồn, vô nghĩa. Những gi đang diễn ra ở palestine nó kinh khủng hơn rất nhiều những gi AI có thể diễn tả, hình ảnh thật ở Rafah là không thể xem nổi vì nó quá tàn nhẫn và điên rồ.
Trong chiến tranh Vietnam, khi tấm ảnh "em bé Napalm" trở nên viral nó lập tức gây rúng động toàn thế giới, vì rõ ràng trước đó không ai hình dung được mức độ tàn nhẫn mà chiến tranh đem lại, vạch trần cái được mỹ ca tụng là "nhân quyền" lại là mấy quả bom Napalm dội xuống Trảng Bàng, là hình ảnh bé gái trần truồng chạy giữa đường, dang hai tay tuột hết da vì bỏng, dư luận lên án, thế giới phẫn nộ, đó là khi internet còn chưa phát triển như bây giờ.
Vậy mà ngày nay, khi mạng internet còn chằng chịt hơn mạng nhện, không thể tin nổi hàng ngàn bức ảnh rafah tan hoang sau khi hứng chịu cuộc dội bom của israel vào trại tị nạn (nhấn mạnh là trại tị nạn bao gồm cả bệnh viện dã chiến), cả tấm ảnh ông bố đang ôm đứa con còn đang quấn tã của mình vào lòng và "without a head", lại viral mxh tấm ảnh do AI vẽ nên ?????
"All eyes on Rafah" là bức ảnh ngây thơ trong sáng, vì nó không diễn tả được gi, cũng không giúp đỡ được ai, càng không causing the amount of rage and anger, damn
Là vì không có "em bé Napalm" nào ở Rafah hay mọi người thật sự không quá bận tâm về những gi đang diễn ra ở Palestine, that is necessary to stop this madness
Thật ra cũng chẳng biết trách ai bây giờ, mng muốn giúp đỡ cũng chỉ có thể donate, share link, cùng lắm là biểu tình, phản đối. Hoà bình đâu phải dễ, đau lòng cho 1 quốc gia không thể quyết định số phân của mình. Hope to see a free and liberated Palestine one day
"Are you, are you, staying silent too
Most people are killed, but far away from you
People keep dying and we all just live our lives
But a child loses all in a land of Palestine"
10 notes · View notes
len-yolo · 8 months
Text
Tumblr media
"Một phụ nữ bình thường nghĩa là như thế nào?
Theo tôi tức là không hoàn hảo, tức là đầy khuyết điểm và mong muốn những điều đôi khi thật giản đơn, thậm chí ngớ ngẩn cho dù đang 18 hay 38. Buổi sáng mùa thu ước ao trốn vào góc nào đó, uống trà táo vị quế và trầm lặng ghi những dòng vớ vẩn không đầu không cuối. Tối mùa hè, cặm cụi làm một mẻ kem chanh bạc hà mát lịm cho cả gia đình. Giữa tháng ba, mưa sụt sùi ngày này qua ngày khác, đặt một cái vé và xách túi chạy ra biển 24h rồi về. Tháng mười hai, gió lành ù ù nhưng vẫn tạt vào cửa hàng mua tặng mình một chiếc váy ánh kim mini dù chẳng biết bao giờ thì có dịp mặc. Ngày mùa xuân, hoa nở bung ngoài cửa sổ, với tay đánh rơi một cái hộp đầy những tấm bưu thiếp cũ, đọc lại đám tin nhắn với người xưa, nước mắt đột nhiên rơi rồi đột nhiên cười tủm tỉm…
Phải, một phụ nữ bình thường chính là như thế. Dễ dàng rung động bởi những cỏn con. Dễ dàng buồn và dễ dàng hạnh phúc cũng bởi những cỏn con. Nhưng chính từ những bé nhỏ đó, thế giới của chính họ mỗi ngày đã trở nên rực rỡ. Giống như thể một quầng bột màu từ từ lây lan, khiến xung quanh cũng dần lung linh ấm áp. Những ti tỉ bé xíu, những tí ti khiết lành, thanh yên mãi mãi."
22 notes · View notes
tieuduongnhi · 1 year
Text
ĐỪNG ĐỂ CUỘC SỐNG BỊ PHÁ HỦY BỞI TÂM TRẠNG
1. Mỗi một con đường bị ngăn cản đều có lối ra, bên trong mỗi cái “bất lực” đều tồn tại một “năng lực”. Bạn đến với thế giới này vì bạn hữu dụng, cho nên đừng bởi vì một lần thua mà nghĩ rằng vĩnh viễn không có khả năng thắng. Miễn là còn sống, chắc chắn sẽ có lối ra.
2. Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có người làm tổn thương bạn, bạn tuyệt đối đừng nổi giận, tức giận chính là dùng sai lầm của người khác tự trừng phạt mình. Nhịn một chút sóng yên biển lặng, lùi một bước thấy trời cao biển rộng. Một người tốt tính trong xã giao mới có thể mặc lên mình những bộ trang phục đẹp nhất. Tha thứ là cầu nối tín nhiệm, thấu hiểu giữa người với người. Tinh thần lạc quan đến từ sự tha thứ, rộng lượng, thấu hiểu và không ham danh lợi.
3. Nhất định phải không ngừng nhắc nhở mình: Từ bỏ sự nóng nảy của bạn, bình tĩnh nhìn lại. Từ bỏ lo lắng của bạn, dũng cảm bước trên con đường của mình. Từ bỏ sự tham lam của bạn, có được phải có mất. Từ bỏ sự tự ti của bạn, phải tin tưởng chính mình. Từ bỏ sự hư vinh, chớ để bản thân luôn tự cho mình là đúng. Từ bỏ bản tính dễ dụ bởi đôi mắt, hãy nghe lời trái tim mách bảo. Từ bỏ sự ích kỉ của bạn, hãy học cách nói cảm ơn. Từ bỏ sự lười biếng của bạn, nên cố gắng nhiều hơn nữa.
4. Định lực, là năng lực khống chế của bản thân. Phật pháp nói rằng, tu hành tới một lúc nhất định, đầu óc sẽ tự nhiên thông suốt. Người có định lực, tâm ổn định, như mặt hồ yên ả không sóng, không ham vật chất, không bị tác động ngoại cảnh, minh bạch rõ ràng, chí công vô tư. Người có định lực, tấm lòng thanh tịnh, giống như bất động, không như mê hoặc bởi lời giả dối, không vì danh lợi mà động tâm. Người có định lực, có sẵn đường tiến, gặp chuyện có thể bình tĩnh, là người chân thành, cuộc sống tự lập.
5. Đừng để cuộc sống bị phá hủy bởi tâm trạng. Tâm trạng không phải toàn bộ cuộc đời, nhưng có thể chi phối cả cuộc sống. Tâm trạng tốt, cái gì cũng tốt, tâm trạng xấu, cái gì cũng loạn. Chúng ta thường không bị thua bởi kẻ khác, mà là bị chính những lời gièm pha về hình ảnh của mình, hạ thấp năng ực của chúng ta làm nhiễu loạn suy nghĩ, tự thua bởi chính mình. Khống chế tốt tâm trạng, cuộc sống mới có thể luôn luôn tốt.
6. Càng là người thành công, càng nhận phải nhiều lời phê bình chê trách. Chỉ có người cái gì cũng không làm, mới có thể tránh khỏi chê trách. Nếu như nói chê trách là một khối băng thì khen ngợi chính là một chiếc khăn nóng, hai nhiệt độ tương phản nhưng lại là những biện pháp đau đớn mà hiệu quả nhất. Chỉ cần luôn khiêm tốn, đầu óc sáng suốt, chê trách cùng khen ngợi đều là chất xúc tác cho sự trưởng thành.
7. Rất nhiều người không cần gặp lại, vì cũng chỉ là tình cờ lướt qua thôi. Không nên chìm sâu trong quá khứ, không cần phải sợ tương lai. Được mất cũng tốt, thành bại cũng được, bất luận là vui vẻ hay đau thương, qua đi rồi cũng chỉ còn là hồi ức của bạn, chẳng có cách nào có thể trở lại nữa. Thật ra có đôi khi, chúng ta không qua được, cứ mê muội chìm đắm, sa sút tinh thần vì chuyện cũ. Cuộc sống luôn phải nhìn về trước, chỉ có giải thoát chính mình khỏi quá khứ mới nhìn ra con đường trước mặt.
8. Bạn trải qua bao nhiêu lâu nữa mới hiểu được, bạn cùng một số người vĩnh viễn chẳng thể chém đinh chặt sắt vẽ một vòng tròn ở giữa, tình cảm này sâu nặng đến mức giống như thảo nguyên xanh không có điểm kết.
9. Ngủ một giấc dài, tỉnh giấc vì khóc, đây là sinh ra. Khóc một hồi rồi ngủ mất, đây là cuộc sống. Thời điểm muốn khóc chỉ có thể cười, thời điểm muốn cười lại phải khóc. Thật ra có rất nhiều người sống như vậy cả đời. Nước mắt là chứng minh cho sự sống. Mỉm cười, là sống phải có mục tiêu. Cho nên mỗi người theo đuổi hạnh phúc đều là: Khóc khóc rồi cười.
10. Có khi từ bỏ là bởi vì đau, có khi từ bỏ là vì không nhìn thấy tương lai, càng có nhiều lúc từ bỏ vì không được người công nhận. Nhưng chỉ cần tự tin tưởng mình nhiều hơn một chút, chắc chắn sẽ nhin được tới ngày bản thân được công nhận.
- Weibo/ Dịch: Xiao Zhuang - 小莊
116 notes · View notes
zoeycblogger · 4 months
Text
Bạn có biết:
"Khi bản thân chúng ta trải qua những cảm xúc tức giận, buồn rầu, lo sợ, đau đớn... về một ai hoặc điều gì đó, thì người đầu tiên bị chịu ảnh hưởng lớn nhất đó chính là bản thân mình.
Nếu bản thân không biết cách kiểm soát, thì ngoài trừ việc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, mà nó ảnh hưởng đến cả mặt thể chất, như: chán ăn, rối loạn giấc ngủ, bao tử, tim mạch...
Thế nhưng, việc có cảm xúc chúng ta mới biết bản thân cũng chỉ là một người bình thường giữa thế gian rộng lớn. Bản thân bắt buộc phải có những dư vị đó để học cách trưởng thành, có thể chiêm nghiệm mà tìm ra chân lý cuộc sống dành riêng cho bản thân mình.
Thế nhưng, dù chúng ta có quyền khóc khi buồn, cười khi vui, tức giận khi bất mãn... nhưng hãy để cho nó có một giới hạn cụ thể. Khóc xong thì hãy lau giọt nước mắt để đứng dậy mà mỉm cười đi tiếp hành trình cuộc sống.
Bởi vì, bạn phải biết rằng, ai cũng có câu chuyện đằng sau chiếc mặt nạ của xã hội, nhưng mọi người có một thái độ, lối tư duy, một góc nhìn khác nhau để giải quyết vấn đề.
Mọi chuyện trên đời nếu chúng ta có thể bình tâm, kiểm soát được cảm xúc, thay đổi góc nhìn bản thân thì đều sẽ có con đường để bạn đi. Hãy vững tin điều đó, bạn nhé...
#Zoeyc
7 notes · View notes
tuoitremt · 8 months
Text
VIỆT NAM & SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI và CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC
( TS Trần Văn Thọ- Japan ) Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường (BRI) lần thứ ba tổ chức tại Bắc Kinh vừa bế mạc hôm kia (18/10/2023). BRI là chương trình phát triển quốc tế hoành tráng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trương năm 2013. Đây là sáng kiến nối Trung Quốc với Á châu và Âu châu, gồm một Vành đai (One Belt) xuyên lục địa từ Trung Quốc qua vùng Trung Á đến Âu…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
nangmuadong · 5 months
Text
Buồn quá lại quay lại đây. Có ai còn nhớ mình ko?2024 rồi, bài cuối ở đây của mình là năm 2022, coi như 2 năm rồi đi.😄
Hôm qua mình 32 tuổi dương, 35 tuổi âm rồi. Soi gương nhổ đc vài cái tóc bạc, ngoài do già thì dạo này thức khuya cũng nhiều, lo nghĩ cũng nhiều.
Hôm nay lúc 12h kém, có 1 ông trung niên lạ hoắc tự nhiên gọi mess, làm mẹ mình đang ốm tỉnh dậy hỏi ai gọi tưởng có chuyện gì… bực hết cả mình. Mình chặn luôn xong thế nào lại vào danh sách các nick fb mình từng chặn, lại thấy ava ng gần nhất mình tìm hiểu, mới kết thúc 1 năm 3 tháng mà giờ đã có vợ con rồi, nhanh thật. :) Tuy người này toxic lắm, có nhiều câu đâm thấu tim gan mình, chấm dứt rồi mình ko tiếc, ko mong quay lại nhưng lúc biết tin họ nhanh chóng lấy vợ có con như vậy mình vẫn thấy buồn buồn…
Mọi người cứ tiến về phía trước còn mình thì cứ đứng tại chỗ thôi… Hơn 1 năm trời ko yêu 1 ai, có nói chuyện với ai mà thấy ngta có ý muốn yêu đương là né… Do k hợp và bây giờ cũng k phải thời điểm thích hợp.. mình đang tập trung làm giàu cơ, anh nào yêu vài tháng rồi đòi cưới cho kịp deadline thì mình chịu thôi :)
Xong hôm qua ngay trong ngày sinh nhật lại nghe đc mấy bà hàng xóm ở nhà bà ngoại nói về 1 ng có vẻ giống mình, đoán là 1 bà hỏi bà kia sao con này mãi chưa lấy chồng, bà kia mang vẻ bề ngoài, tính cách, cách ăn mặc ra làm nguyên nhân, ý là ng như thế choá nó lấy :)
Nghe vừa tức vừa buồn cười, các bà k biết là đầy ng đẹp trai, có điều kiện mình còn từ chối. Con bả k biết hoàn hảo cỡ nào mà đi chê bai người khác, đúng là đỉnh cao của vô duyên, vô văn hoá, kém văn minh.
Cứ tụng kinh gõ mõ rạc cả cổ, đi đền đi chùa mâm cao cỗ đầy mà sân si soi mói đời tư ng khác, chê bai phán xét những cái ngta sinh ra đã như thế hay ngta thích như thế, những cái chả ảnh hưởng đến bả hay hoà bình thế giới, tụng mà ko thực hành theo những gì mình tụng thì thần Phật nào chứng cho.
Mình chả đi cúng lễ lắm tiền ở đâu, chả ngày đêm tụng kinh gõ mõ ảnh hưởng đến ng khác, chỉ thỉnh thoảng về quê đi chùa ở quê cho thanh tịnh, cầu sức khoẻ bình an thôi.. Mình k làm gì ác, k sân si soi mói phán xét ai, chỉ hết lòng giúp đỡ mọi ng trong khả năng có thể, k mong họ trả ơn, cũng k cần cảm ơn… Mình nghĩ mình còn nhiều phúc đức hơn các bà ấy.
Tumblr media Tumblr media
8 notes · View notes
baosam1399 · 2 months
Text
Tumblr media Tumblr media
Lảm nhảm 1
Mình thừa nhận là đợt mới muốn đi du học mình có hơi bồng bột, mình chỉ nhớ là hôm đó về quê, mình gọi điện nói chuyện với thầy, sau khi nghe thầy nói : Hãy ra ngoài và nhìn ngắm thế giới bên ngoài, mở rộng tầm nhìn của mình đi con. Mình thật sự đã hạ quyết tâm báo danh để đi học.
Với mình, TQ giống như một nơi gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời vậy, mình hay suy nghĩ nếu không thể qua đó học, thì vẫn có thể qua đó chơi, nhưng chẳng hiểu sao ước muốn muốn đi học bám víu mình kinh khủng, tuổi 15-16 của mình trôi đi trong nhiều tiếc nuối, mình thật sự muốn dùng 10 năm này để đổi lấy 1 năm có thể tìm lại chính mình.
Những người biết tin nói mình dở hơi, nói thực lòng lúc ban đầu mình có hơi buồn, nhưng suy nghĩ lại thì mình không còn để tâm nữa, sống một cuộc sống không bị định nghĩa mới chính là cuộc sống mà mình hướng tới
Mình đã thực sự nghiêm túc với việc học và thi cử, vậy nên mình nghĩ dẫu kết quả có ra sao mình cũng sẽ không oán thán rằng bản thân đã không cố gắng, nhưng trong một cuốn tiểu thuyết nào đó mình từng đọc được, nữ chính từng nói : Cố lên, kết quả của chúng ta không nên là như vậy. Bởi vì khi mọi chuyện chưa có kết quả thì có nghĩa đó chưa phải kết quả cuối cùng.
Lảm nhảm 2
Lướt facebook gặp phải những câu chuyện như ngoại tình, tẩy chay, tự tử, bêu rếu, khiến mình thực sự mệt mỏi và chán ghét kinh khủng. Mình thực sự muốn block hết tất cả những tin tức tiêu cực xung quanh mình, mình không sợ sự tiêu cực ấy, nhưng mình rất sợ mình không còn niềm tin vào cuộc sống nữa, hình như mình từng nói thứ biến chất không phải cuộc sống này đâu, mà chính là bản thân chúng ta kìa.
Lảm nhảm 3
Mình nói với Happiness rằng mình rất thích viết, mình muốn anh hãy đọc kĩ từng con chữ mà mình đã viết ra, hy vọng anh hiểu rằng mình đã nghiêm túc với những lựa chọn của mình như thế nào.
Mình nói rằng, nếu như một ngày nào đó dẫu cho mình nhìn thấy một câu chuyện cười, một thứ lạ lùng nào đó mà không còn muốn chia sẻ cho anh hoặc cho bất kì ai nữa, thì đó mới là ngày mình thật sự muốn rời đi.
Mình không muốn mọi người lãng quên mình, nên luôn hy vọng ai đó hãy nhớ kĩ dáng hình của mình một chút.
Lảm nhảm 4
Mình nói với Happiness rằng tức giận sẽ khiến chúng ta hay nói ra những lời nói làm tổn thương người nghe, vậy nên nếu có tức giận cũng hãy cố gắng kiềm chế chính mình, mình không muốn ai bị tổn thương.
Lảm nhảm 5
Hôm qua em Tuấn hỏi mình rằng : Chị ơi, liệu em có bị giống anh Tiến không chị nhỉ? Mình bảo mình không biết nữa, chị nghĩ chị không giúp được em mất rồi. Mình nghĩ chuyện tình yêu nó lạ lắm, bất kì ai trong chúng ta đều không thể đứng ngoài để đưa ra lời khuyên chính xác cho họ được, bởi dẫu sao người trải qua câu chuyện ấy cũng không phải chúng ta mà. Mọi lời khuyên thực chất đều là 狗屎 hết.
Lảm nhảm 6
Ngày Tiến đi khỏi nhà TA từng nhắn tin với mình, nói rằng em không còn yêu nó nữa đâu chị, nó làm vậy em càng sợ hơn nhiều. Hôm qua mình nhắn tin hỏi Tiến, mọi thứ vẫn tốt đẹp đúng không? Tiến có xem nhưng không trả lời, mình cũng không nhắn lại, mình nghĩ mình không có quyền can dự vào câu chuyện của cuộc đời nó nữa rồi.
Thi thoảng khi đã rảnh rang mình lại muốn viết viết cái gì đó để giải tỏa tâm trạng, những câu chữ này được mình chăm chuốt kinh khủng, mình muốn con chữ của mình hãy chữa lành tâm hồn ai đó, giống như Lá nhỏ từng nói em rất thích những con chữ của mình, giống việc mình cũng thích em vậy.
22 notes · View notes
gixxnn · 1 year
Photo
Tumblr media
Này! anh yêu đã bao giờ xác định sẽ yêu lâu dài cho cả tương lai sau nữa chứ không phải là bất chợt chưa?
-Tất nhiên là tao đã có rồi, lúc đấy cũng nghĩ cưới chị ấy về hai đứa sẽ sống vui vẻ tiếp đến đẻ con, lo làm việc chăm con...nhiều việc và nhiều việc kiểu tươi sáng lắm. Nói chung là chỉ cần nghĩ đến chuyện sau này thì hai mắt sẽ tự động híp lại. Tao thề luôn, mày cứ thử yêu đi là biết.
-Thế sao bây giờ lại thành thế này.
-..Anh nói thật với mày, lúc đó cái gì cũng nghĩ đơn giản lắm. Nhưng mà chính sau này về gặp gia đình 2 bên ấy, gia đình anh thì ok. Nhưng mà nhà chị ấy thì lại lời ra tiếng vào vì lúc đấy anh vẫn còn chưa có gì ổn định cả. Kêu chờ nhưng mà được vài tháng sau khi những lời dị nghị đó xuất hiện thì 2 đứa hay cãi nhau, mà lần nào cũng cãi nhau toàn qua tin nhắn. Tức lắm! Anh đến tận nhà để tìm gặp mong nói chuyện 2 đứa rõ ràng thì toàn tránh mặt thôi. Xích mích nhiều, anh cũng chán nên kệ luôn. Thế rồi thành người dưng lúc nào không biết luôn. Cũng phải nên biết rằng, người đó là người mình yêu, người mình muốn cả đời chung sống cùng. Cũng lại chỉ vì khó khăn lời ra tiếng vào của người khác mà nhẫn tâm tổn thương nhau….không đáng dù rất đau. Là đàn ông phải có bản lĩnh!
-Buồn không?
-Mày hỏi vô duyên v~ ***.
-Buồn rồi thì làm sao?
-Chả sao cả, nhưng nghĩ lại cũng thấy tiếc chứ.
-Thế bây giờ chị ấy thế nào?
-Cưới chồng được 1 năm rồi, đang có thai. Thi thoảng anh lên FB vẫn thấy chị ấy đăng hình mặc váy bầu rồi kêu yêu yêu thương ấy với cả kèm với chồng nữa. Lúc đó chỉ biết ngậm hạt mà di chuột đi thôi. Đắng chát cả miệng luôn ấy. 
-Sao phải đắng. Quá khứ rồi cơ mà.
-Mày *éo hiểu đâu. Vì đã từng có lúc anh hi vọng có được hình ảnh đó. Cô ấy mặc váy bầu xoay đi xoay lại trước gương than vãn điều gì đó về thân thể mình, còn anh thì nằm dài người ra đấy trêu ghẹo. Cảm giác lúc đó mày có cả thế giới vậy. *éo phải nghĩ tý phải đi kiếm tiền, còn mấy tiếng tan giờ làm, *éo phải lo kẹt xe, tiếng cãi vã, hay bất cứ thứ gì. Chỉ có mày, người mày yêu trong giây phút hiện tại đó thôi.
-Ukm, nhưng sau này với anh sẽ là người khác, cũng hình ảnh tương tự.
-Nhưng người đó sẽ không phải là người kia. Quá khứ thì chỉ là quá khứ mà thôi, cứ nhắm mắt mà bước qua là được
-Có sẹo đó.
-Còn hơn là không bao giờ liền thịt!
21 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 1 year
Text
Tumblr media Tumblr media
An.
Mới đây mình nhận tin Ba của một người chị bạn, qua đời.
Trong một đêm mình đã nằm thật lâu để nhớ về 3 năm qua của mình và thương cho chị với 3 năm sắp tới. Ngành học của mình nói rằng mỗi người sẽ có một năng lực trí nhớ dài hạn khác nhau và một ngưỡng chịu đau khác nhau, vì thế những gì ta sẽ nhớ và thấy đau ở cùng một câu chuyện có thể là không giống nhau. Chỉ có điều, dù ít hơn hay nhiều hơn thì mình chắc chắn rằng những ngày tiếp theo của chị cũng sẽ không dễ dàng gì so với mình khoảng thời gian qua. Mình cứ loay hoay nghĩ ngợi nhưng lại chẳng biết chia sẻ thế nào vì sợ mỗi lời mình nói ra lại vô tình chạm vào vết thương nào đó đang sưng tấy trong lòng chị ấy.
Mình đã đến cái độ tuổi mà mỗi lần nhấc điện thoại lên là sẽ chựng lại vài giây vì không biết tin tức gì đang đợi mình. Có vài người đã âm thầm đi về phía bờ kia và di thư duy nhất họ để lại chỉ là một cuộc báo tin. Mình sẽ sống tiếp sau mỗi lần như thế thôi nhưng sự phòng vệ sẽ ngày một phồng to. Giờ này, mình thực sự không tin vào việc ‘hạnh phúc’ có thể đi liền với ‘trọn vẹn’. Thậm chí mình chưa từng dính líu vào những hò hẹn lứa đôi cũng là vì chẳng tin lại có ai đó trên đời mang về cho ai được hạnh phúc trọn vẹn. Là An nhưng lại luôn bất an.
— Vì bất an nên chưa bao giờ dám nghĩ mình có thân phận để chia sẻ điều gì với ai.
Mình tốt nghiệp cử nhân tâm lý giáo dục, bạn cùng lớp của mình bây giờ không ít đứa đã là chuyên viên tâm lý. Mình thề rằng chưa bao giờ trong đầu mình nảy lên cái ý nghĩ sẽ theo hướng ấy, tức là ngồi xuống để nghe chuyện của người khác và chỉ đường cho họ hay chí ít là xoa dịu họ. Nhưng cách đây vài hôm, một bạn sinh viên Tâm lý học năm 4 đã xin trích lại những gì mình viết cho dự án cá nhân của bạn ấy. Đối với lĩnh vực đầy tính khoa học và tính nhạy cảm cực độ này mà nói thì việc ấy chỉ có thể dừng lại ở một dự án cá nhân. Mình nghĩ rằng khi chúng ta muốn lan toả điều gì đó thì nó nên là điều tích cực. Và mình thì không cảm thấy 100% những gì mình viết ra là 100% tích cực, người ta chết dí trong cái màn hình này một phần là vì họ thấy đê mê khi những nỗi buồn của họ được gọi tên mà.
Nhưng từ điều này thì mình ngờ ngợ ra rằng, khi chúng ta thực sự có khuynh hướng muốn chia sẻ với người khác một cách chân thành thì bằng cách này hay cách khác, ta đều có thể xoa dịu họ. Còn một khi trong ta vẫn còn bản năng của loài loài Homo Sapiens với đầy tính hơn thua và chiếm hữu thì ta luôn luôn có thể tổn thương người bên cạnh, bằng cách này hay cách khác.
Làm nghề là một đoạn đường rất dài, làm người còn là một đoạn đường dài quá cha. Khi mình ý thức được thân phận của mình thì mình càng không tự động xen vào chuyện của ai. Có lẽ một vài người sẽ được dạy rằng hãy chạy đến an ủi khi người khác khóc, hãy ôm khi người khác khóc hoặc hãy hỏi han, động viên khi người khác khóc.
Còn mình thì được dạy rằng hãy để yên cho người khác khóc.
Ai cũng cần những ngày thực sự yên tĩnh để chuyển hoá những cơn bão lòng của mình. Hạnh phúc chưa bao giờ là điều dễ dàng, những trúc trắc trong đời này là không tránh khỏi. Chẳng bao giờ mình dò xét xem ai may mắn hơn hay ai bất hạnh hơn ai, vì mình không biết giai đoạn này khi mình gặp họ thì họ đang ở đâu trên đồ thị hình Sin của đời họ.
Chắc chắn một điều, mọi thứ khi đạt đến đỉnh điểm sẽ là lúc đổi chiều. Ngày mai bừng tỉnh xách túi ra đi làm, trong cơn đầu bù tóc rối có khi ta còn mụ mị chẳng biết rốt cuộc chính mình đang ở điểm toạ độ nào trên cái đồ thị nhấp nhô này thì so làm gì khổ ải lẫn nhau.
Mình chỉ mong với những gì mình đã viết, người ta có thể đọc rồi quay ra mà không nghĩ ngợi quá nhiều. Ngôn từ vẫn mãi là một thứ gây ngộ nhận, chỉ có những nỗi niềm của mỗi người là chân thật, hãy sống và chia sẻ nó với những người xứng đáng.
Mình rất hân hạnh được ngồi yên để lắng nghe người khác nói, nhưng chắc chắn người bắt đầu câu chuyện sẽ không bao giờ là mình. Và như thế, khi mình chẳng chủ động chạm vào thế giới của ai cả nhưng trong cơn yếu lòng nào đó bất chợt, người ta vẫn gọi “An ơi” - mình biết tên mình đẹp cũng là vì như thế thôi.
— AN TRƯƠNG
39 notes · View notes
lcthbao · 7 months
Text
[Pulitzer 2023] Hua Hsu, "Stay True" (trích)
Stay True - cuốn sách vừa được trao giải Pulitzer 2023 - là cuốn hồi ký coming-of-age được viết bởi Hua Hsu, một người con trong gia đình nhập cư Đài Loan, để tưởng nhớ Ken bạn anh, một người Mỹ gốc Nhật đã thiệt mạng trong một vụ cướp xe ô tô. Với những ví dụ minh họa phong phú về âm nhạc, thời trang, điện ảnh cùng các dẫn chứng văn hóa chi tiết, tác giả đã dựng lại một câu chuyện tuyệt đẹp của ký ức, tình bạn, nỗi tiếc thương cùng bản sắc (cụ thể là sự trăn trở của anh về danh tính người Mỹ gốc Á, cuộc sống nhập cư và ý niệm về giấc mơ Mỹ của riêng mình).
đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu của cuốn sách do mình chuyển ngữ, chỉ thuần xuất phát từ lòng yêu mến ngay tắp lự vào khoảnh khắc đâm bổ vào đoạn văn này:
"vào tuổi đó, thời gian trôi thật chậm. bạn nóng lòng trông chờ một điều gì đó xảy đến, giết thì giờ trong những bãi đổ xe, tay đút sâu trong túi, gắng nghĩ xem tiếp đến sẽ đi đâu. cuộc sống đã diễn ra ở đâu đó, vấn đề chỉ là phải tìm cho ra tấm bản đồ dẫn đến nơi đó mà thôi. hoặc có lẽ, vào tuổi đó, thời gian trôi rất nhanh, bạn điên cuồng hành động mà quên không ghi nhớ kỹ càng những điều diễn ra. một ngày như dài vô tận, một năm là một kỷ nguyên địa chất. (...) thời đó, cảm xúc của bạn lúc nào cũng hoặc là leo thang hoặc là trượt dốc, trừ khi bạn buồn chán, và không một ai trước đây trong lịch sử nhân loại từng buồn chán đến thế. chúng tôi cười ngặt nghẽo tưởng chết đi. chúng tôi nốc rượu nhiều đến mức phát giác ra một thứ được gọi là ngộ độc cồn. tôi luôn sợ mình vướng phải ngộ độc cồn. chúng tôi thức rất khuya, mê sảng đề ra đủ thứ lý thuyết, chỉ là quên béng phải ghi chép lại. chúng tôi kinh qua hết những cuồng si lẫy lừng mà rồi đây chắc chắn sẽ hủy hoại chúng tôi suốt phần đời còn lại. trong thoáng chốc, bạn xuôi theo ý nghĩ rằng đến một ngày mình sẽ viết ra câu chuyện rầu rĩ nhất từ trước đến nay."
mong sao phiên bản "Thành Thật" này sẽ tìm được cơ hội xuất bản ở xứ mình.
Tumblr media
[...]
Khi cha tôi chuyển đến Đài Loan, gia đình tôi đã sắm một cặp máy fax. Trên lý thuyết, hai chiếc máy này là để ông có thể giúp tôi làm bài tập toán. Tôi lúc ấy vừa vào trung học, nơi tất cả mọi thứ, từ nhạc cụ tôi chơi cho tới sự hoàn chỉnh trong bản xướng âm của mình, bỗng dưng đều có vẻ liên hệ mật thiết. Vài năm trước đó, hồi lớp bảy, tôi đã làm bài kiểm tra tốt đến mức có thể học toán vượt hai năm, và lúc này đây tôi đang phải trả giá cho chuyện đó. Tôi đã đạt đến đỉnh cao quá sớm. Thực tế thì tôi siêu dở môn toán. Như rất nhiều dân nhập cư tôn vinh nền giáo dục, cha mẹ tôi một mực tin vào ưu thế của các lĩnh vực công nghệ, giống như khoa học, nơi các đáp án không cần biện giải. Bạn không thể phân biệt đối xử với câu trả lời đúng. Thế nhưng, tôi thích dành thời giờ để tìm hiểu nhiều thứ hơn.
Gửi fax thì rẻ hơn gọi điện thoại đường dài, và cũng đỡ áp lực hơn nhiều. Không có ngắc ngứ, không có những khoảng lặng im phí phạm. Bạn chỉ cần quay số người nhận, cho một tờ giấy qua máy, và một bản sao sẽ được in ra ở đầu kia thế giới. Múi giờ giữa Cupertino và Tân Trúc lệch nhau đến mức tôi có thể gửi fax cho cha một câu hỏi vào buổi tối và mong chờ câu trả lời khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau. Những yêu cầu bài tập về nhà của tôi luôn được đánh dấu là khẩn cấp.
Cha cẩn thận giải thích các nguyên tắc hình học trên lề giấy, xin lỗi nếu lỡ có chỗ nào lướt nhanh hay chưa rõ ràng, bởi ông đang rất bận rộn khẳng định bản thân trong công việc mới. Tôi đọc lướt qua phần diễn giải rồi chép lại các phương trình cũng như dẫn chứng. Thi thoảng, tôi thưởng cho các phản hồi nhanh chóng và kỹ càng của cha bằng cách xen kẽ loạt bài tập toán tiếp theo với một bản tóm tắt tin tức của Mỹ: tôi kể cho cha nghe thông báo của Magic Johnson về việc ông ta dương tính với HIV, tường thuật lại các sự kiện dẫn đến những cuộc dấy loạn Los Angeles, cập nhật cho ông số phận của những Gã khổng lồ. Tôi nói với cha về việc luyện tập xuyên quốc gia, thành thật cam kết sẽ học hành chăm chỉ hơn ở trường. Tôi liệt kê những bài hát mới mà tôi thích, và ông sẽ tìm nghe trong những hiệu băng cát-xét ở Đài Bắc rồi nhắn lại cho tôi những bài mà ông thích:
Cha thích bài November Rain của Guns N’ Roses. Nhóm Metallica cũng hay nữa. Cha không nghe nổi nhạc của Red Hot Chili Peppers và Pearl Jam. Mấy bài hát cũ được làm lại của Mariah Carey (I’ll be there) và Michael Bolton (To love somebody) thật tuyệt làm sao. Chương trình “unplug” của MTV là một ý hay đó!
Ở tuổi thiếu niên, căn bản mà nói tôi có nhiều thứ hay ho hơn để làm thay vì gửi fax cho cha. Ông vớ lấy ngay bất kỳ điều gì mà tôi nhắc tới và bủa vây tôi bằng hàng tá câu hỏi. Tôi mô tả một trong những lớp học của mình là tẻ nhạt, và ông cật vấn tôi về cách dùng từ cũng như việc quan sát “nhiều ‘thử thách’ mang cảm giác ‘tẻ nhạt’ nhưng lại ‘hữu ích’ một cách hợp lẽ.” Tôi nhắc đến chuyện chúng tôi sẽ khái quát lại những năm 1960 trong lớp lịch sử và cha hỏi ngay, “Con tin là chỉ có mỗi Oswald giết chết JFK thôi sao?”
Cha luôn hỏi ý kiến của tôi về mọi sự. Có lẽ đó là nỗ lực của ông trong việc nối dài cuộc chuyện trò qua lại giữa hai cha con. Cha nhắc đến thể thao, thứ mà tôi nghĩ chẳng hấp dẫn gì ông. Chúng tôi như hai anh chàng chuyện vãn trong một cửa hàng kim khí.
Redskin thật quá sức với Bill!?
Còn Nicks thì sao? [Knicks]
Là trận giữa Jordan với Buckley! [Barkley]
World Series kỳ này thật ngoạn mục.
Tranh thủ những dịp được nghỉ học nguyên tuần, mẹ và tôi bay về Đài Loan thăm cha. Có khi tôi cố làm ra vẻ bù đầu bù cổ với bài tập ở trường để cha có thêm cớ sang thăm mẹ con tôi ở Bay Area, thay vì hai mẹ con tôi phải vượt đường xa đến chỗ cha, nhưng việc này chẳng bao giờ có tác dụng. Chúng tôi dành tất cả các mùa hè và mùa đông ở Tân Trúc. Nhiều tuần lễ sẽ trôi qua trong khi những người duy nhất mà tôi trò chuyện cùng là cha mẹ và những người bạn trung niên của họ.
Tôi luôn khiếp hãi những chuyến đi này. Tôi không thể hiểu được vì sao cha mẹ tôi lại muốn quay về một nơi mà họ đã chọn rời bỏ.
Cha tôi rời Đài Loan sang Mỹ vào năm 1965, khi đó ông hai mươi mốt tuổi, và trước khi đặt chân trở về thì ông gần như đã già gấp đôi tuổi ấy. Trong những ngày đó, bạn sẽ rời đi ngay khi có thể, nhất là khi bạn là một sinh viên sáng giá. Một tá các nhà vật lý khác đã tốt nghiệp cùng thời với cha tôi từ trường Đại học Đông Hải, và mười người trong số họ rốt cuộc đã theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài. Cha tôi đã bay từ Đài Bắc đến Tokyo, đến Seattle rồi mới đến Boston. Ông dáo dác tìm trong đám đông người bạn đã vượt đường sá xa xôi từ tận Providence đến sân bay để đón và đưa ông về Amherst.
Thế nhưng, người bạn này lại không biết lái xe nên đã hứa đãi bữa trưa cho một anh chàng khác, người mà cha tôi không hề quen biết, đổi lại người kia sẽ lái xe đến sân bay Boston rồi đến Amherst, và cuối cùng là về lại Providence. Hai chàng trai trẻ đón chào cha tôi ở cổng, trao nhau những cái vỗ vai rồi hối cha tôi lên xe, nơi họ cất tất cả của nả trên đời của mình - hầu hết là những cuốn sổ ghi chép và áo len - trong cốp. Ba người khởi hành từ phố người Hoa (Chinatown) của Boston - cánh cổng trở về với một thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng. Tình bạn và thiện chí là hai lý do chính đáng cho hàng giờ đồng hồ lái xe đến sân bay rước một người. Điều không kém phần quan trọng hơn là sân bay nằm gần nơi có những món ăn mà bạn không thể nào có được trong những khu phố đại học bé nhỏ phía đông bắc.
Trong những năm sau đó, cha tôi - một kẻ xa xứ lạc bầy tự nguyện - đã gom nhặt được kha khá đặc điểm đủ để khoác lên mình một danh tính Mỹ. Ông sống ở New York, chứng kiến và tham gia vào các phong trào phản kháng của sinh viên, và, dựa theo bằng chứng ảnh chụp lại, từng có thời nuôi tóc dài và mặc quần thời thượng. Thời điểm vừa đặt chân vào đất Mỹ, cha là một người say mê nhạc cổ điển, nhưng chỉ trong vỏn vẹn vài năm, bài bát yêu thích nhất của ông đã trở thành “House of the rising sun” của nhóm The Animals. Cha đăng ký đặt báo The New Yorker định kỳ trong chớp nhoáng, trước khi nhận ra nó không dành cho những kẻ mới đến như ông và yêu cầu được hoàn tiền. Ông khám phá ra sự hấp dẫn của bánh pizza và kem rượu rum nho khô. Hễ có sinh viên mới tốt nghiệp đến từ Đài Loan, ông và chúng bạn mình sẽ nhồi nhét vào trong một chiếc xe trống chỗ đang đậu gần nhất để phi đến đón họ. Đó là một nghi thức, và là một dạng thức của tự do không thể nào bỏ lỡ: lên đường và ăn uống cho thật ra trò.
Họa hoằn lắm người Mỹ thời đó mới biết đến Đài Loan, nhưng chỉ như một hòn đảo hẻo lánh nằm cận Trung Quốc và Nhật Bản, nơi sản xuất và xuất khẩu những thứ đồ nhựa rẻ tiền. Hồi mẹ tôi còn nhỏ, ông ngoại đã dựng một tấm bảng viết phấn trong gian bếp của gia đình để mỗi ngày viết lên đó một từ tiếng Anh mới. Thế Chiến II đã làm gián đoạn con đường học y của ông, biến ông thành một cán bộ công chức. Ông muốn một tương lai xán lạn hơn cho con cái mình. Ông bà ngoại đã bảo mẹ tôi và các anh chị em của bà chọn những cái tên Mỹ như là Henry hoặc Carol. Đám trẻ nắm được căn bản tiếng Anh, có thể dùng thứ ngôn ngữ kỳ dị và mới mẻ này để gọi mời một tương lai mới trở thành hiện thực. Họ tìm hiểu về phần còn lại của thế giới nói tiếng Anh thông qua việc đặt định kỳ tạp chí Life. Cũng từ những trang tạp chí ấy mà mẹ tôi đã lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của một thứ ở Mỹ được gọi là Chinatown.
Khi mẹ tôi đến Mỹ vào năm 1971 (từ Đài Bắc đến Tokyo rồi mới đến San Francisco), gia đình tiếp đón đã tinh ý chờ thêm một ngày để bà khỏe lại sau chuyến đi dài trước khi đưa bà đi ăn đồ Hoa. Mẹ đang trên đường đi học y tế cộng đồng tại bang Michigan. Ngay sau khi đặt chân tới East Lansing, ký hợp đồng thuê nhà, đăng ký các lớp học và mua một chồng sách giáo khoa không hoàn trả, bà nhận được một tin nhắn từ cha mình. Hóa ra trong lúc mẹ đang trên đường tới Michigan, một lá thư đã được gửi về nhà ở Đài Bắc, thông báo rằng bà đã đậu vào trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign - lựa chọn hàng đầu của bà. Vậy nên, mẹ tôi tranh thủ thu hồi được bao nhiêu hay bấy nhiêu phần học phí từ bang Michigan và nhanh chóng khởi hành đến Illinois.
Vào những năm 1960, cộng đồng sinh viên từ khắp các vùng nói tiếng Trung đã tìm ra thêm một thành viên mới trong những khu phố đại học nhỏ bé và xa xôi này. Đa số đều thích nghi với các chuyển mùa, với một cung cách chuyện trò thú vị khác lạ, với những cánh đồng ngút ngàn và những con đường cao tốc trải dài vô tận. Trường học đã neo mẹ tôi xuống mạn Trung Tây nhưng bà vẫn tự do rong ruổi khắp: một công việc tại một trung tâm cộng đồng tại Kankakee nơi chỉ có mỗi mình mẹ không phải là người da đen - cái nhìn cận cảnh đầu tiên của bà vào sự phân chia chủng tộc của Mỹ, một mùa hè làm chân chạy bàn ở nơi bà đã ăn kem vào mỗi bữa trưa. Thế nhưng, vài người bạn cùng lớp của mẹ lại không thể đương đầu với bối cảnh hoàn toàn mới này, hoặc có lẽ là thiếu đi một bối cảnh tương tự. Bà vẫn còn nhớ một cô gái đã bỏ tất cả các lớp học và dành thời gian loanh quanh khắp trường. Ngay cả lúc mùa hè bước vào đỉnh điểm, cô gái vẫn lang thang trong chiếc áo lạnh dày nhất của mình. Tất cả sinh viên Đài Loan đều giữ khoảng cách với cô.
Đã có những bữa góp gạo thổi cơm chung với chúng bạn mà mẹ tôi sẽ làm món thịt băm viên, rồi những chuyến đi đến các địa danh nổi tiếng hay các cửa hàng bách hóa có bán cải thìa, đời sống ký tá xá giao thoa nhộn nhịp. Bạn có thể nhận ra ngay một sinh viên Đài Loan bởi chiếc nồi cơm điện hiệu Tatung của họ. Mẹ tôi theo đuổi hội họa, phần lớn tranh của bà đều trừu tượng và siêu thực, cách dụng màu không tiết lộ một tâm trạng rõ ràng. Sau này, khi tôi hỏi có phải bà đang phê thuốc trong lúc vẽ chúng hay không, mẹ cam đoan rằng thời đó bà chưa bao giờ hút cần, dù vẫn còn nhớ rõ mùi hương của nó.
Sau hai năm theo học tại trường Đại học Massachusetts Amherst, cha tôi chuyển đến Đại học Columbia. Từ đó ông đã theo giáo sư hướng dẫn của mình đến trường Đại học Illinois, chính là nơi cha mẹ đã gặp nhau. Họ tổ chức đám cưới tại một trung tâm sinh viên trong khuôn viên trường. Phải mà phố người Hoa gần nhất không cách nơi họ sống đến ba giờ đồng hồ, cha mẹ tôi hẳn đã có thể tổ chức một bữa tiệc trong nhà hàng. Cậu tôi, anh trai của mẹ, một thương nhân hàng hải đã rời Đài Loan đến Virginia, là người duy nhất trong hai bên gia đình có thể đến dự. Ít ra cha mẹ tôi còn có các bạn mình. Một trong số đó là họa sĩ, người đã họa những bức vẽ Snoopy và Woodstock trên giấy cạc-tông rồi dàn lên thảm cỏ bên ngoài trung tâm. Tất cả mọi người đều mang món ăn yêu thích của họ đến chung vui.
Người ta thường bàn tán về dân nhập cư như một động lực đẩy-và-kéo: một điều gì đó từ quê nhà thúc đẩy bạn, rồi một điều gì đó khác lại kéo bạn đi xa. Cơ hội cạn kiệt ở nơi này và nảy sinh ở nơi khác, bạn cứ đi theo lời hứa hẹn hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Các phiên bản của những cuộc hành trình này kéo dài hàng trăm năm, tỏa ra theo mọi hướng.
Vào thế kỷ mười chín, Anh và Trung Quốc là hai đối tác thương mại thân tình. Người Anh đổi bạc lấy trà, lụa và đồ sứ của người Trung Quốc. Thế nhưng, dân Anh đang tìm kiếm một lợi thế. Họ bắt đầu trồng thuốc phiện ở Ấn Độ và vận chuyển sang Trung Quốc, sau đó chuyển lại cho những kẻ buôn lậu phân phối khắp đất nước. Rốt cuộc, người Trung Quốc đã phải cất công loại bỏ chất này, làm dấy lên lo ngại của người Anh về một ngày các cửa cảng Trung Quốc sẽ đóng lại với họ. Những cuộc Chiến tranh Nha phiến đã tàn phá miền đông nam Trung Quốc, đúng vào thời điểm miền tây nước Mỹ đang cần nguồn lao động giá rẻ. Trong những năm 1840 và 1850, bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về việc làm, cánh đàn ông Trung Quốc đã thoát ly khỏi tỉnh Quảng Đông - lúc này đang bị giày xéo trong cuộc can qua - trên những chuyến thuyền dong đến xứ cờ hoa. Họ lắp đường ray, khai thác vàng và đi đến bất kỳ đâu cần mình. Tuy nhiên, đó cũng chính là giới hạn trong phạm vi di chuyển của họ. Bị cô lập trong những quận tồi tàn nhất của thành phố bởi những bộ luật phức tạp và áp lực xã hội, cùng với việc không có phương tiện (đôi khi là cả khao khát) hồi hương, họ bắt đầu dựng lên những phố người Hoa tự cung tự cấp để nuôi sống, bảo vệ và chăm sóc lẫn nhau. Đến những năm 1880, nền kinh tế Mỹ không cần nhân công nước ngoài giá rẻ nữa, dẫn đến các chính sách loại trừ nhằm hạn chế dân Trung Quốc nhập cư trong nhiều thập kỷ.
Những động lực đẩy và kéo này vẫn còn tiếp diễn khi Đạo luật Nhập cư năm 1965 nới lỏng các hạn chế nhập cảnh từ châu Á, ít nhất là với những người có thể đóng góp cụ thể cho xã hội Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách ý thức được rằng nước Mỹ đang mất dần khía cạnh khoa học và sáng chế của mình sau Chiến tranh lạnh, cho nên nhà nước chào đón những sinh viên tốt nghiệp giống như cha mẹ tôi. Ai biết được tương lai Đài Loan sẽ ra sao? Ở Tân thế giới, mọi thứ có vẻ không ngừng đi lên. Cha mẹ tôi không bị cuốn đến Mỹ bởi bất kỳ một giấc mơ nào cụ thể, chỉ là bấu víu vào một cơ may thay đổi. Dù cho ngay lúc đó họ đã ngộ ra rằng, cuộc sống ở Mỹ chính là lời hứa hẹn và sự giả tạo khôn cùng, là niềm tin và tham vọng, là những trường phổ mới của niềm vui và sự ngờ vực bản thân, là sự phóng thích bởi chính cảnh nô lệ. Là tất cả những điều đó tựu chung lại một lẽ.
Cha mẹ tôi đã đi một chuyến dài từ Illinois đến bờ Tây hưởng tuần trăng mật, họ chụp ảnh suốt dọc đường. Bản mô tả chân thực duy nhất của chuyến đi này chỉ hiện về với họ trong chớp nhoáng, bởi những cuộn phim còn chưa kịp tráng kia đã bị thó mất khi có kẻ đột nhập vào trong xe họ ở Manhattan giữa thanh thiên bạch nhật.
Tôi được sinh ra vào năm 1977 ở Urbana-Champaign. Cha tôi muốn trở thành một giáo sư, nhưng sau khi ông không thể tìm được một công việc chuyên môn học thuật, chúng tôi đã chuyển đến Texas nơi ông làm việc như một kỹ sư. Vùng ngoại ô Dallas cho chúng tôi rất nhiều không gian. Người ta có thể đi lạc trong sự thênh thang đó. Mấy năm trước, tôi tìm thấy một tờ giấy ngả vàng dễ rách từ đầu những năm 1980 - một mẩu quảng cáo mà mẹ tôi đã cắt ra từ trang rao vặt địa phương:
DẠY NẤU MÓN HOA - học cách nấu những món ăn mới lạ chỉ bằng những nguyên liệu và dụng cụ làm bếp sẵn có.
$12 một lớp. Để biết thêm thông tin xin liên hệ bà Hsu theo số máy: 867-0712     
Không một ai gọi đến. Cha mẹ tôi đã quyết định thử vận ở một nơi khác khi tôi bắt đầu lè nhè nài xin đôi bốt cao bồi và một cái tên Mỹ, cũng như sau khi được bảo rằng nhà hàng bít tết địa phương không dành cho “những người như họ”.
Các địa chỉ trước của cha mẹ tôi có thể tập hợp lại thành một trang sử của tình bạn và những người quen: một buồng ngủ trong căn gác xép của ai đó, những cuộc viếng thăm các gia đình bạn bè mà họ chỉ mới nghe qua chứ chưa bao giờ gặp mặt, một công việc mùa hè tại một thị trấn nhỏ cách mấy giờ đồng hồ, một cơ hội việc làm trong một lĩnh vực mới nổi lạ lẫm. Họ không mơ nhiều đến thành phố lớn mà chỉ vạch ra những địa điểm gần bạn bè, gần đồ ăn Trung Quốc, gần một học khu chất lượng, gần một nhà dưỡng lão. Vậy nên, xếp sau Tesax chỉ có Delaware hoặc California, và họ đã chọn California.
Khi chúng tôi đặt chân đến Cupertino vào năm 1986, xứ này vẫn đang trong quá trình chuyển đổi. Có một xí nghiệp khổng lồ ngay trung tâm thành phố, các trang trại cùng vài tòa nhà Apple trông như một trò đùa. Không một ai dùng máy tính của hãng.
Vùng ngoại ô là những cuộc chinh phạt không gian nhàn hạ, thay thế cho cảnh ngột ngạt chốn thị thành. Những vùng này dường như đã tự thân thoát ly ra khỏi lịch sử, mang lại cảm giác vẫn hoang sơ tự thuở nào. Thế nhưng, ảo giác bình yên ấy sớm lợt lạt đi bởi nỗi loạn thần khi phải duy trì một bãi cỏ được xén tỉa gọn gàng, những lối đi nguyên sơ chưa in dấu chân người, những cuộc thánh chiến nhằm giữ cho các đô thị tự trị không tràn lấn vào nhau. Vùng ngoại ô gợi lên sự ổn định và tuân thủ, nhưng hiếm khi nào giữ được truyền thống. Hay nói đúng hơn, đó là những phiến đá có thể lau sạch đi để đáp ứng cho những khát vọng mới.
Khi Thung lũng Silicon nở rộ vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, ngày càng nhiều dân nhập cư châu Á chuyển đến những nơi như Cupertino. Thế hệ ông bà tôi đều chuyển từ Đài Loan đến South Bay, và hầu hết các anh chị em của cha mẹ tôi cũng định cư ở đó. Đài Loan chỉ còn đại diện cho một quê hương xa xôi trong trí tưởng tượng. Vùng ngoại ô Thung lũng Silicon nương theo một lối chuyển đổi dần dà và quanh co. Các doanh nghiệp đang trên đà suy sụp được làm lại bởi những làn sóng dân nhập cư mới, cùng lúc với các thương xá bắt đầu chuyển mình, từng cửa hàng một, thành những ốc đảo ngập tràn món ăn Trung Quốc và những mốt tóc so le thời thượng. Quán cà phê trà sữa cùng những hiệu sách Trung Quốc cạnh tranh mọc lên, các bãi đổ xe hổ lốn với những chiếc Honda “độ” lại và những bà mẹ hy vọng giữ được làn da tái nhợt của mình sau lớp mũ khẩu trang che kín mặt và bao tay dài.        
Dấu tích của một thời đã qua vẫn còn đó, trong những chu trình sử dụng và tái sử dụng: một khu đất trống của Cherry Tree Lane được tận dụng triệt để thành một vườn cây ăn trái thực thụ, chái nhà cao nhất của nhà hàng Sizzler khi xưa biến thành điểm bán dimsum, toa ăn sang trọng trên xe lửa trở thành tiệm mì. Các đầu bếp từ Hồng Kông và Đài Loan đã hòa vào làn sóng kỹ sư di thân đến California. Áp lực phải thu hút thực khách và khách mua hàng không phải người Trung Quốc dần biến mất. Khái niệm “chính thống” không còn trụ vững. Xương cổ và chân gà và vô vàn những thứ sền sệt, băng VHS thâu phim bộ Đài Loan lồng tiếng mới nhất cùng sách báo tiếng Trung, tất cả đều có thể kiếm ra tiền trước khi dần dà rơi rụng.
Tôi không nhận ra cha mẹ mình đã xa Đài Loan lâu đến thế nào, cho đến khi mẹ tôi bắt đầu phàn nàn về những người nhập cư mới đến từ Trung Quốc, để xe đẩy hàng lung tung khắp bãi đổ xe của cửa hàng bách hóa châu Á. Ngoài cộng đồng Hoa Kiều ở hải ngoại, chắc khó có ai khác nhận ra được sự khác biệt giữa một người nhập cư Đài Loan đến vào những năm 1970 và một người đến từ Trung Quốc vào những năm 1990. Họ trông chẳng có vẻ gì khác, ngữ điệu chắc cũng giống nhau. Thế nhưng, mối liên hệ giữa những người này với nền văn hóa Mỹ và sự tương thích của họ bên trong nó thì khác nhau. Những người nhập cư mới đến, tính khí thiếu hòa nhã này chắc còn không biết đến sự tồn tại xưa kia của một tiệm bách hóa châu Á duy nhất trong vùng, và nó thậm chí còn hơi xập xệ, lại còn xa đến nửa giờ đồng hồ lái xe.
Trong những món đồ còn sót lại từ những năm đầu sống tằn tiện của cha mẹ tôi, có hai cuốn sách bìa mềm cũ rích mà thời đó bán rất chạy là Cú sốc tương lai và Hồ sơ Lầu Năm Góc, tập tiểu luận mỏng “Cuộc đấu tranh giai cấp và nguồn gốc của chế độ nô lệ chủng tộc: Sự ra đời của chủng người da trắng” của Theodore Allen với chữ “C. HSU” được viết trên bìa, một cuốn sách về chuyến thăm Trung Quốc của Nixon cùng một cuốn khác về lịch sử người Mỹ gốc Phi.  
Đây có lẽ chính là ý nghĩa của việc sống ở Mỹ. Bạn có thể đi khắp nơi. Bạn được trao cho những cơ hội không có ở quê nhà. Bạn có thể tự biến mình thành một con chiên ngoan đạo, một thực khách sành pizza, một kẻ say mê nhạc cổ điển hoặc Bob Dylan, một người hâm mộ Dallas Cowboys vì mọi người xung quanh có vẻ đều như thế. Trong một thời gian ngắn, cha tôi đã hớn hở Anh hóa tên mình và bảo mọi người gọi ông là Eric, dù đã sớm nhận ra tính đồng hóa của yêu cầu đó chẳng hề phù hợp với ông. Bạn được tự do đặt tên cho con mình theo tên các tổng thống Mỹ. Hoặc bạn có thể đặt cho chúng cái tên không thể nào phát âm được, dù gì thì chúng cũng sẽ không bao giờ trở thành tổng thống.
Từ Amherst đến Manhattan đến Urbana-Champaign đến Plano đến Richardson đến Mission Viejo đến Cupertino luôn luôn có những đĩa nhạc, một chiếc máy phát đĩa mà cha tôi luôn cuốn gói theo mình cùng một cặp loa Dynatone. Ông bắt đầu gầy dựng bộ sưu tập âm nhạc của mình ngay khi cập bến Mỹ. Thoạt đầu, cha đặt đĩa qua thư với một câu lạc bộ đĩa than. Với loại này, bạn sẽ phải trả giá cao hơn một chút, sau đó sẽ mua được thêm cả tá đĩa chỉ với giá một xu. Hồi đó chủ yếu là nhạc cổ điển. Rồi ông dần quen với chất giọng the thé miễn cưỡng của Bob Dylan phát ra từ căn hộ láng giềng vào khoảng những năm 1960. Cha bắt đầu mua đĩa Dylan, học cách chiêm ngưỡng giọng ca mỏng tang và lạ lùng đó, có lẽ còn hơn cả việc hiểu được ca từ.
Nếu có thể, các đĩa nhạc của cha sẽ được giữ kỹ trong màng bọc gốc để tránh làm mòn lớp bìa áo cứng bên ngoài. Ông sẽ bóc một góc màng kính để dán tên mình lên - Hsu Chung-Shih. Sau nhiều năm, vài đĩa nhạc của ông đã được đem tặng, nhưng phần lớn vẫn còn giữ nguyên: Dylan, The Beatles và Stones, Neil Young, Aretha Franklin, Ray Charles. Có mấy đĩa của Who, Jimi Hendrix, Pink Floyd, vài bộ của Motown. Rất nhiều nhạc cổ điển. Có đĩa của Blind Faith vì hồi cha mẹ tôi mới tốt nghiệp, một người đàn anh khóa trên từ West Indies đã lôi cây đàn violin của mình ra chơi bản solo trong “Sea of Joy” suốt bữa tiệc tối. Có cả các album hát đơn của John Lennon và George Harrison, nhưng không có đĩa nào của Paul Mccartney, nên tôi đồ rằng sự nghiệp hậu-Beatles của ông không mấy nổi bật. Tương tự, không có đĩa nào của Beach Boys cũng đồng nghĩa với việc nhạc của họ chắc là tệ lắm. Không có nhạc jazz, trừ một album của Sonny và Linda vẫn còn dán kín. Cha mẹ tôi nghe Thriller nhiều đến nỗi tôi ngờ rằng Michael Jackson là một người bạn thân thiết của gia đình.
Bộ sưu tập đĩa nhạc của cha chỉ khiến tôi thấy âm nhạc có vẻ thật xoàng xĩnh, là một thứ mà người lớn cứ làm quá lên. Cha nghe nhạc của Guns N’ Roses, trong khi tôi chỉ nghe tường thuật bóng chày trên radio. Ông là người thâu lại mấy tiếng đồng hồ chương trình MTV trên một đầu máy VCR và cắt gọt những gì ông đã tìm được vào cuốn băng tổng hợp những bản hit tuyệt nhất trên một đầy máy VCR khác. Ông chính là người luôn muốn đến Tower Records và dạo khắp các lối đi, chọn mua tất cả những dạng thức mới được làm lại của những đĩa nhạc mà ông đã yêu thích từ lâu. Ông mua tờ Rolling Stone và Spin, tỉ mẩn chép lại các danh sách nhạc của năm hoặc những album hay nhất của thập kỷ, sau đó sẽ đi lùng những bản mà ông nghĩ là mình sẽ thích.
Khi bắt đầu học cấp hai, tôi nhận ra việc mua đĩa nhạc của cha đã chuẩn bị cho tôi bước vào hệ thống phân cấp xã hội giờ nghỉ. Tôi bắt đầu xem MTV và nghe nhạc trên radio, tiếp thu thật mau lẹ để không có vẻ như một kẻ đang làm màu, điều mà tôi sợ nhất. Tôi nắm được bí kíp bảng xếp hạng nhạc pop, vốn là tài sản chắc chắn nhất của tuổi thiếu niên có được nhờ nghiền ngẫm các tạp chí của cha, ghi nhớ tên các ban nhạc, các điểm tham chiếu và những câu chuyện linh tinh. Lúc này, tôi đã theo cha trong những chuyến đi sau bữa tối đến hiệu băng đĩa. Có vẻ như chúng tôi đã dành nhiều giờ đồng hồ riêng lẻ ai làm chuyện nấy, chỉ thi thoảng mới đụng nhau trong một lối đi bất chợt. Mọi thứ đều có vẻ tiềm năng, đều là một manh mối, một lời mời gọi bước vào các thực tại xúc cảm mới mẻ chưa từng có. Hai cha con tôi say mê cùng một thể loại âm nhạc, nhưng nó lại mở ra cho chúng tôi thấy những điều khác nhau. Tôi nghe ra trong màn solo guitar vừa cường điệu vừa tinh tế của Slash trong bản “November Rain” sự khai phóng, nghe ra trong đó một gợi ý rằng tầm nhìn điên cuồng và đầy cam kết có thể đưa bạn đi xa, đến một nơi khác. Còn với cha mẹ tôi, sự vĩ đại của Slash chính là minh chứng cho kỹ năng điêu luyện, kết quả của hàng ngàn giờ học tập và thực hành.
Đầu những năm 1990, khi Thung lũng Silicon bùng nổ thì ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan cũng phất lên. Chẳng bao lâu sau, bạn bè của cha mẹ tôi bắt đầu quay trở về sau mấy thập kỷ xa xứ, gắng giữ nhà ở cả hai đất nước để con cái mình có thể học hết trung học và vào đại học ở Mỹ. Khoảng cuối những năm 1980, cha tôi lên chức quản lý cấp trung tại Mỹ, nhưng ông đã quá mỏi mòn với những nấc thang thăng tiến của công ty, để lên được vị trí cao nhất dường như lại phụ thuộc vào những yếu tố hết sức ngẫu nhiên như màu da và độ run rẩy trong giọng nói. Rốt cuộc, cha mẹ tôi cũng quyết định trở về Đài Loan. Một ghế quản trị đang chờ đợi ông. Sẽ không bao giờ ông nhuộm tóc hay động đến bộ golf của mình nữa. Chúng tôi mua hai chiếc máy fax.
Thỉnh thoảng tôi lại gặp các bạn cùng lớp ở sân bay và nhận ra chúng tôi đều đến đó để đưa cha mình đi làm. Chúng tôi cùng sống tại một trong những thành phố hiếm hoi của Mỹ, và đây không phải là sự sắp đặt gì khó lý giải. Nó hơi giống với “Núi vàng” - một câu chuyện dân gian Trung Quốc về cơ hội Mỹ, vốn đã được truyền miệng từ thời cơn sốt vàng, ngoại trừ chi tiết trong những ngày đó, cánh đàn ông trai tráng sẽ vượt Thái Bình Dương đi tìm việc làm ở Mỹ, hoàn toàn không có chiều ngược lại.  
Thế hệ đầu tiên trăn trở chuyện sinh tồn, còn các thế hệ tiếp theo thì kể lại những câu chuyện đó. Tôi thường đảo chi tiết và các hiệu ứng nhỏ trong chuyện đời của cha mẹ tôi thành một màn tự sự. Làm sao họ có được cảm nhận hay quyết định về những bộ phim mà mình sẽ xem? Họ có nhìn ra chính bản thân mình trong cuốn Cú sốc tương lai hay không? Và người có tầm ảnh hưởng mang tên Eric kia là ai trong cuộc đời cha tôi? Mọi sự chung quanh họ đều như những chất liệu thô cho các danh tính Mỹ mới xuất hiện, và họ đã đi xa hết mức mà chiếc ô tô của mình hoặc đường tàu điện ngầm có thể đưa tới. Thời đó, cần phải có một chút may mắn và nhiều tháng liền cẩn trọng lên kế hoạch thì mới có thể hồi hương. Mất nhiều tuần liền chỉ để xếp lịch một cuộc gọi đường dài và đảm bảo sẽ có người nhà nghe máy ở bên kia đầu dây.
Họ đã đi học tại những ngôi trường Mỹ, vượt xa các đồng môn châu Á khác dù phần thưởng cho cuộc đeo đuổi điên cuồng này vẫn chưa được chú trọng. Họ đã chọn nỗi cô đơn thường trực, lối sống tha phương và rào cản ngôn ngữ. Thứ mà họ khước từ chính là danh tính người Mỹ gốc Á, một khái niệm chỉ mới xuất hiện cuối những năm 1960. Họ ít có điểm chung với những sinh viên Trung Quốc được sinh trên đất Mỹ, những sinh viên Nhật Bản tập trung ở phía bên kia khuôn viên trường học để đấu tranh cho nhân quyền hoặc quyền tự do ngôn luận, họ chẳng biết gì về Đạo luật bài Trung, về Charlie Cham, hay lý do tại sao người ta nên kháng cự quyết liệt lại những từ tục tĩu như “oriental” hay “chink”. Cha mẹ tôi và nhóm bạn của họ là những đại điện cho một “tộc người thiểu số kiểu mẫu”. Trên thực tế, họ thậm chí còn chưa hề dự tính trở thành người Mỹ. Họ chỉ đơn thuần không biết những danh tính đó đã sẵn chờ họ. Lòng trung thành của họ vẫn hướng về thế giới mà họ đã bỏ lại sau lưng.
Những cuộc gọi kia hẳn phải du dương và ngọt ngào lắm. Cảm giác của họ ra sao khi rời khỏi quê hương, băng qua Thái Bình Dương mà không biết ngày trở lại? Trong sự thiếu vắng kết nối đó, họ đã bấu víu vào một Đài Loan trong trí tưởng tượng, hay nói đúng hơn là một khái niệm trừu tượng, một đốm sáng soi đường, một bến bờ ma mị, hơn là một hòn đảo thực sự. Công nghệ sẵn có chỉ đưa họ đến đó vào những dịp đặc biệt. Vì thế cho nên, họ đã lần tìm dấu vết của quê hương trên gương mặt các bạn cùng lớp, họ nghe thấy nó vang vọng trong tiếng ồn ào những khi bước vào các tiệm bách hóa.
Giờ đây, cha mẹ tôi đã được tự do đến và đi tùy ý. Mẹ tôi dành phần lớn những năm 1990 trên các chuyến bay. Họ đã tìm hiểu về Đài Loan lại từ đầu. Chúng tôi sống ở Tân Trúc, một thị trấn nhỏ ven biển cách sân bay Đào Viên chừng sáu mươi phút về phía bắc. Tân Trúc được biết đến chủ yếu bởi những cơn gió giật và thịt viên hải sản ở đây.  Xứ này vẫn mang dáng vẻ rề rà và ngái ngủ, đến giờ vẫn chỉ có một khuôn viên trường công nghệ cao tuốt phía đường cao tốc, nơi đặt trụ sở của tất cả các công ty bán dẫn. Các thương xá khổng lồ bắt đầu mọc lên trong khu trung tâm.
Vào cuối tuần, cha mẹ tôi lái xe đến Đài Bắc để tìm lại các trà quán và rạp chiếu bóng mà họ còn nhớ từ những năm 1950, 1960. Họ không cần dùng đến bản đồ. Mấy thập kỷ qua đi không làm lu mờ khỏi tâm trí họ những hàng bán bánh bao ngon nhất. Cha mẹ tôi như hồi xuân ở Đài Loan, độ ẩm và thức ăn ở đây biến họ thành những con người khác. Có đôi khi, tôi thấy mình như một kẻ ngoại cuộc khi cùng cha mẹ ngồi trên những chiếc ghế đẩu gỗ liêu xiêu và lặng lẽ ăn những tô mì bò khổng lồ, mà nếu đang ngồi ở Mỹ thì hẳn sẽ gợi lên một màn độc thoại về ký ức tuổi thơ của hai người.   
Mỗi năm tôi ở Đài Loan chừng hai ba tháng. Tôi luôn khăng khăng đòi bật ICRT, một đài radio tiếng Anh, để nghe chương trình American Top 40 của Casey Kasem, được phát đi hàng tuần từ một thực tế gần gũi với tôi hơn. Cha mẹ tôi có những ký ức trìu mến về việc nghe đài khi còn ở tuổi thiếu niên, thời nó còn là một phần của Mạng lưới Lực lượng Vũ trang. Theo thời gian, cha tôi đã mất dần hứng thú với tân nhạc, và việc nghe chương trình đếm ngược chào năm mới một phần là n��� lực của tôi để gắn kết với ông, để nhắc cho ông nhớ về sự huy hoàng của nước Mỹ mà một ngày nào đó ông có thể sẽ quay về. Mất một khoảng thời gian tôi mới hiểu ra rằng đây mới chính là cuộc sống hiện tại của chúng tôi, rằng cha mẹ tôi đã làm việc cật lực để có được nơi chốn trong cả hai thế giới. Trở thành người Mỹ vẫn sẽ là một dự án dở dang, và bộ sưu tập đĩa nhạc của cha tôi bắt đầu giống như những tàn tích của một con đường không còn ai theo nữa.
[...]
Bảo dịch
7 notes · View notes