Tumgik
menloikhuanchobe · 11 months
Text
Các loại nước uống giúp cải thiện cho trẻ bị đi phân sống
Tumblr media
Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng bị đi ngoài. Đi ngoài phân sống có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của con. Vậy trẻ bị phân sống nên uống gì để cải thiện tình hình này hiệu quả?
CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG GIÚP CẢI THIỆN CHO TRẺ BỊ ĐI PHÂN SỐNG
Nếu mẹ đang không biết trẻ bị phân sống nên uống gì nhanh khỏi thì có thể tham khảo các thức uống sau đây:
Sinh tố rau sam trị đi ngoài phân sống cho trẻ
Trẻ bị phân sống nên uống gì mẹ biết không? Hãy cho con dùng sinh tố rau sam. Rau sam được coi là bài thuốc dân gian chứa các bệnh về đi ngoài như kiết lỵ, phân sống rất tốt. Theo Đông Y, rau sam có tính hàn, không độc, tốt cho đại tràng, phù hợp trị bệnh đường ruột.
Thực hiện:
Rửa sạch một nắm lá rau sam tươi.
Bắc nồi lên bếp, thêm nước và rau sam, đun trong khoảng 15 phút.
Để nguội và cho trẻ dùng phần nước rau sam nhiều lần trong ngày.
Mẹ cũng có thể xay sinh tố rau sam và thêm chút đường cho trẻ dễ uống.
Nước lá ổi non hỗ trợ kháng khuẩn tốt cho trẻ
Lá ổi có chứa tannin, giúp giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn để giảm tình trạng trẻ bị đi ngoài phân sống.
Thực hiện:
Lựa chọn lá ổi non rửa sạch.
Sắc lá ổi với lửa nhỏ cùng 2 bát nước trong 15-30 phút.
Chắt nước ra để nguội và cho trẻ dùng nhiều lần trong ngày.
Tăng cường men vi sinh cho trẻ tiêu hoá kém
Cho trẻ uống men vi sinh là một trong những biện pháp giúp trẻ lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi bé bị đi ngoài phân sống do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Nhờ có sự tăng cường lợi khuẩn từ men vi sinh, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ ổn định trở lại, hỗ trợ tăng cường tiêu hoá. Nhờ đó giúp giảm các dấu hiệu đi ngoài phân sống, trẻ tiêu hóa tốt hơn, được nâng cao sức đề kháng tự nhiên hiệu quả.
Nước hồng xiêm giúp trẻ giảm đi ngoài phân sống
Hồng xiêm, đặc biệt là hồng xiêm xanh có vị chát do có chứa thành phần nhiều tannin. Chất tannin này có thể làm săn se niêm mạc và giúp làm giảm lượng nước trong phân, giảm tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân sống. Hồng xiêm còn chứa hàm lượng vitamin A và khoáng chất cao, giúp phục hồi niêm mạc tiêu hóa, cải thiện tình trạng phân sống sớm.
Thực hiện:
Gọt vỏ, bỏ hạt 1 quả hồng xiêm xanh, cắt thành các miếng nhỏ.
Nấu hồng xiêm với 200ml nước và để nguội, bỏ bã, cho trẻ dùng phần nước.
Uống ngày 2 lần.
CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG NHANH CHÓNG
Phân của trẻ có nhầy bọt, lợn cợn hạt, có thể lẫn vào vụn thức ăn chưa tiêu hóa hết.
Phân của trẻ có màu vàng màu xanh như màu của dưa cải.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống như bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, trẻ thiếu hụt các men tiêu hóa...
Đi ngoài phân sống là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và bị đào thải ra bên ngoài dưới dạng hạt lợn cợn kèm theo bọt nhầy, có mùi chua.
Bố mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện của tình trạng trẻ đi phân sống như:
Trẻ bị đau bụng, đi phân lỏng hay nát, phân không thành khuôn.
0 notes
menloikhuanchobe · 11 months
Text
Tumblr media
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ vào mùa hè như thế nào?
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra do ở độ tuổi này, cơ thể con còn chưa phát triển hoàn thiện cho nên hệ tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Vậy cha mẹ phải làm sao ��ể phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ mùa hè?
PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ VÀO MÙA HÈ NHƯ THẾ NÀO?
Bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong mùa hè hiệu quả như sau:
Cho trẻ uống men vi sinh để bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, giải quyết nhanh các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột trẻ đang gặp phải như nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón... Việc duy trì dùng men vi sinh đều đặn là cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả, mẹ nên cân nhắc cho con dùng đều đặn mỗi ngày.
Cho trẻ ăn chín - uống sôi, không nên ăn thức ăn để lâu để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu. Nếu cho trẻ ăn bên ngoài thì cần dùng thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất bố mẹ nên hạn chế cho con ăn thức ăn đường phố để đảm bảo an toàn.
Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con. Với những bé đang bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng cho con uống sữa, hạn chế dùng các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga..
Nếu trẻ hoạt động nhiều, cần bổ sung đủ nước cho trẻ, để bé nghỉ ngơi và tránh gây quá sức mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng.
Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, giữ vệ sinh môi trường sống, dạy trẻ rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, mẹ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với thực phẩm...
Chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để con hấp thu tốt hơn.
Bố  mẹ không nên ép con ăn quá nhiều để tránh làm cho trẻ bị sợ ăn, chán ăn.
ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA TỚI SỨC KHỎE CỦA BÉ
Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không hấp đủ chất dinh dưỡng đây cản trở quá trình phát triển cả thể chất và trí tuệ. Ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa tới sức khỏe của bé có thể kể tới như:
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, cơ thể hình thành cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm các thực phẩm bên ngoài. Rối loạn tiêu hóa nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng (các chất đạm, kẽm, sắt, vitamin) sẽ gây biếng ăn, tạo thành vòng bệnh lý giữa rối loạn tiêu hóa - suy dinh dưỡng - biếng ăn - suy dinh dưỡng.
Trẻ bị mắc các bệnh như ho, cảm sốt, viêm mũi.. cũng có nguy cơ nặng thành nhiễm trùng, viêm cấp tính, viêm mạn tính đường hô hấp hay hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn.
Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện đau bụng, sốt, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của con. Điều trị chậm trễ khiến cho con gặp nhiều hệ lụy sức khỏe, dẫn tới sụt cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn, hội chứng ruột kích thích..
0 notes
menloikhuanchobe · 11 months
Text
Tumblr media
Chăm sóc đúng cách cho trẻ bị bệnh tiêu hóa
Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra do cơ thể con có hệ tiêu hóa non nớt và dễ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của con. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về các triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em trong bài viết sau.
CHĂM SÓC ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ BỊ BỆNH TIÊU HÓA
Để giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, phòng tránh hiệu quả các triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau đây:
Tăng cường men vi sinh cho bé tiêu hóa kém: Cho trẻ uống men vi sinh giúp ổn định, cân bằng sức khỏe hệ tiêu hóa, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp bé tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. Bằng cách duy trì dùng men vi sinh đều đặn cho trẻ, bé sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả.
Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, bố mẹ nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với độ tuổi của con để bé dễ tiêu và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chia nhỏ bữa ăn: Bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó tiêu hóa hết một lượng lớn thức ăn. Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ ngoài 3 bứa chính thì thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa, sữa chua.. để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa của con.
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bố mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh và rửa sạch, chế biến đồ ăn sạch sẽ cho con. Đồ ăn của trẻ cần nấu chín kỹ, cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, tránh cho bé dùng đồ tái sống, đồ ăn ôi thiu lâu ngày..
Rèn luyện thể chất: Khuyến khích trẻ vận động và rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Vận động cũng giúp bé khỏe khoắn, ăn uống tốt hơn.
ĐÂU LÀ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH TIÊU HÓA Ở TRẺ EM?
Mắc các bệnh lý hệ tiêu hóa là tình trạng hay gặp phải ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn... lặp đi lặp lại nhiều lần có thể diễn tiến thành mãn tính và khiến cho trẻ tái phát nhiều lần sau khi lớn lên. Một số triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em hay gặp gồm có:
Đau bụng: Trẻ bị đau bụng có thể do các bệnh lý hệ tiêu hóa. Với trẻ nhỏ hơn, con chưa biết nói thì bố mẹ có thể quan sát các dấu hiệu ví dụ như con khóc nhiều, mặt đỏ, chân co lên bụng, nắm tay chặt, chướng bụng..
Chậm tăng cân: Chậm tăng cân cũng là biểu hiện con đang bị các vấn đề đường ruột. Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, khả năng tiêu hóa bị giảm sút, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng khiến cho cơ thể không nhận đủ nguồn dưỡng chất cần thiết, gây ra chậm tăng cân.
Nôn trớ: Nôn là phản ứng đẩy các chất trong dạ dày qua miệng, còn trớ thường xảy ra khi trẻ ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi bé thay đổi tư thế đột ngột, rướn người. Hầu hết trẻ thường bị nôn trớ trong giai đoạn đầu đầu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hoặc biểu hiện bé đang bị một bệnh lý nào đó với trẻ lớn hơn.
Đi ngoài phân sống: Hệ tiêu hóa mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, hại khuẩn sinh sôi làm cho quá trình tiêu hóa - hấp thu thức ăn và đào thải cặn bã bị rối loạn, khiến cho trẻ bị đi ngoài phân sống. Mẹ có thể nhận biết triệu chứng này khi bé đi phân lỏng, có nhầy và có thể lẫn các mảnh vụn thức ăn.
Tiêu chảy: Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, thường do con bị nhiễm virus gây bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay bé ăn phải đồ ăn ôi thiu, kém chất lượng..
Táo bón: Táo bón cũng là triệu chứng bệnh tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến, khi bé không đi ngoài thường xuyên, 2-3 ngày mới đi 1 lần, phân khô rắn, to, cứng, đóng khuôn.. Làm cho con bị đau đớn, khó khăn khi đi địa tiện. Hậu quả trẻ nhỏ bị táo bón là khiến cho trẻ bị biếng ăn, sợ ăn, chậm lớn.
Ợ hơi chán ăn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột cũng dễ bị chướng bụng, đầy hơi. Bụng của trẻ thường xuyên căng to và khiến cho con ợ hơi liên tục. Do bị đầy hơi nên trẻ thường xuyên đánh hơi, có khi còn bị hôi miệng.
0 notes
menloikhuanchobe · 11 months
Text
Những biện pháp cải thiện viêm dạ dày ở trẻ
Tumblr media
Viêm dạ dày ở trẻ xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ bị virus, vi khuẩn hay các ký sinh trùng xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của con. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về trẻ viêm dạ dày do đâu trong bài viết sau.
NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VIÊM DẠ DÀY Ở TRẺ
Cách ngăn ngừa trẻ viêm dạ dày 
Mặc dù viêm cấp dạ dày ruột là căn bệnh mà hầu như đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải, tuy nhiên bạn cũng có thể hạn chế mắc bệnh cho con mình, các mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc bé khỏe mạnh như sau:
Phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Hạn chế cho trẻ dùng chung các đồ dùng cá nhân, tốt nhất là sắm riêng các đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Không nên cho trẻ tiếp xúc quá gần với người đang bị bệnh.
Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi thực hiện khâu chế biến thức ăn cho trẻ.
Cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt. Không để trẻ ăn những loại đồ ăn được bày bán ngoài đường, vỉa hè, đồ sẵn...
Tắm rửa, vệ sinh hàng ngày cho bé…Điều này giúp tăng cường đề kháng và phòng ngừa vi rút, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho con.
Cách điều trị trẻ viêm dạ dày
Khi con bạn bị viêm dạ dày ruột cấp tính thì việc chăm sóc bé chu đáo là vô cùng quan trọng. Bởi khi không được chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ không những không thuyên giảm mà thậm chí còn nặng, khó chữa hơn. Vì thế, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Phải để trẻ nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không để con chạy nhảy hay vận động quá nhiều.
Cần phải cho trẻ uống bù nước bằng đường uống pedialyte, hoặc bù chất điện giải cho trẻ thông qua việc uống Oserol theo tỉ lệ phù hợp
Cho trẻ ăn các thức ăn được chế biến loãng, mềm và nhạt hơn bình thường, như cháo, súp. Nên ăn các thực phẩm như bánh mì, chuối tiêu chín, gạo, khoai tây nghiền, tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu...
Có thể cho trẻ uống nước gừng ấm mật ong hoặc nước bạc hà khô để giúp trẻ dễ chịu hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung sớm probiotic cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và miễn dịch để con yêu khỏe mạnh. Bởi tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp bé có hệ miễn dịch vững vàng, phòng tránh được các bệnh tiêu hóa hay gặp cũng như hạn chế ốm vặt hiệu quả. Các lợi khuẩn từ men vi sinh khi được bổ sung giúp nhanh chóng thiết lập cân bằng hệ vi sinh, củng cố hoạt động của đường ruột. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt và khỏe mạnh!
TRẺ VIÊM DẠ DÀY DO ĐÂU BA MẸ LIỆU ĐÃ BIẾT?
Lạm dụng thuốc, dùng không đúng theo chỉ định
Ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ do đề kháng kém nên con dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe phải dùng thuốc. Tuy nhiên việc lạm dụng và dùng thuốc sau chỉ định có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ.
Nhiễm vi khuẩn đường tiêu hóa
Nhiễm vi khuẩn là nguyên phân hàng đầu có thể gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, phổ biến là bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP (hay Helicobacter pylori) là một trong số ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong niêm mạc dạ dày của con người. Khi xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ, vi khuẩn HP gây ra nhiều vấn đề về cho hệ tiêu hóa, trong đó có viêm dạ dày tá tràng.
Chế độ ăn uống không khoa học
Trẻ nhỏ thường có hệ tiêu hóa non nớt, niêm mạc dạ dày cũng dễ bị kích ứng. Do đó khi mẹ cho bé ăn các thực phẩm có tính chua, cay hay có thức uống có ga trong thời gian dài cũng có thể khiến phần niêm mạc dạ dày của bé sẽ dễ bị viêm và gây bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó việc thiết lập chế độ thiếu khoa học cũng có thể khiến bé dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, trẻ bị tiêu chảy,...
Bé bị căng thẳng, stress kéo dài
Việc bé lười ăn, ba mẹ thường có xu hướng ép bé ăn, tạo áp lực, đây cũng chính là nguyên nhân có khiến bé có thể bị viêm dạ dày.
0 notes
menloikhuanchobe · 11 months
Text
Biện pháp giúp cải thiện cho trẻ đi phân sống lâu ngày
Tumblr media
Phân sống là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan để có thể kịp thời đối phó bằng cách đọc cái thông tin liên quan tới trẻ bị phân sống lâu ngày trong bài viết sau nhé.
BIỆN PHÁP GIÚP CẢI THIỆN CHO TRẺ ĐI PHÂN SỐNG LÂU NGÀY
Hầu hết các trường hợp trẻ bị đi ngoài phân sống sẽ tự khỏi mà không cần tác động gì. Trẻ sẽ dần hồi phục sức khỏe nếu được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng đúng cách. Với những trẻ bị phân sống lâu ngày, mẹ cần lưu ý:
Cho trẻ uống men vi sinh đều đặn để tăng cường lợi khuẩn đường ruột, giúp trẻ tái thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh, ổn định sức khỏe đường ruột cũng như giảm nhanh các dấu hiệu đi ngoài phân sống. Việc sử dụng men vi sinh đúng cách cũng giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé.
Thực hiện chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp và cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hãy theo dõi tình trạng phân của trẻ thường xuyên cho tới khi con khỏi bệnh hoàn toàn.
Cho trẻ tới bệnh viện thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết chính xác tình trạng sức khỏe của con. Dựa vào kết quả xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ kê đơn và có hướng điều trị cho phù hợp. Bên cạnh đó, bố mẹ cần cân đối việc sử dụng thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt cho con khoa học.
LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ BỊ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ bị phân sống lâu ngày, giúp hỗ trợ điều trị và tăng cường các dưỡng chất cần thiết cho con mau khỏi. Bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề trong cách cho trẻ ăn uống như sau:
Nên cho trẻ đi ngoài phân sống kiêng ăn gì?
Không cho trẻ ăn các đồ ăn cứng, khó tiêu hóa.
Không cho trẻ ăn các thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ.
Không cho trẻ ăn thực phẩm tanh sống như tôm, cua, cá..
Không cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đồ ăn có đường, nước có ga..
Nên cho trẻ đi ngoài phân sống ăn gì?
Bổ sung các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo dưỡng chất như rau củ, cháo thịt.
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho bé.
Để con uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả bù vào lượng nước cơ thể hao hụt do đi ngoài liên tục.
Nấu chín kỹ thức ăn để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn còn sống.
DẤU HIỆU MẸ CẦN CHO BÉ BỊ ĐI PHÂN SỐNG GẶP BÁC SĨ
Với những trường hợp trẻ bị phân sống lâu ngày không khỏi hoặc con có các biểu hiện bất thường sau đây thì mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ ngay:
Trẻ đi ngoài phân lỏng lên tới 10 lần/ngày là dấu hiệu bị tiêu chảy cấp.
Trẻ đi phân sống không khỏi và có các biểu hiện biếng ăn, mệt mỏi.
Trẻ đi phân sống kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn ói.
Trẻ đi ngoài phân sống kéo dài liên tục trong 3 tháng đầu đời, cân nặng tăng chậm.
Trẻ đi ngoài liên tục 4-5 lần/ngày với phân nhiều nước có thể con đã bị tiêu chảy.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Tìm hiểu cách cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài phân sống
Tumblr media
Phân sống là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ bị phân sống có sao không? Mẹ hãy trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan để có thể kịp thời đối phó bằng cách nắm rõ các cách đối phó khi gặp tình trạng này nhé.
TÌM HIỂU CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG
Sau khi đã biết trẻ bị phân sống có sao không, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con là rất cần thiết để hỗ trợ bé hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe. Mẹ cần lưu ý một số điều khi chăm sóc bé đi ngoài phân sống sau:
Nấu các món ăn dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ, cháo xay (với thịt bò, thịt gà, thịt thăn..), cà rốt, bí đỏ, khoai tây.. Nên cho trẻ ăn trong 1-2 tuần các món ăn này với thật ít dầu mỡ.
Ngừng cho trẻ ăn đồ tanh như tôm, cua, cá, lươn... Khi thấy phân trẻ trở lại bình thường thì có thể cho con ăn tất cả các loại thực phẩm.
Hạn chế cho trẻ đi ngoài phân sống ăn các đồ ăn khó tiêu như ngô, đỗ, nước ngọt, nước có ga, đồ ăn nhanh..
Thức ăn nên nấu nhừ, băm nhỏ, cho con ăn nhiều bữa trong ngày và không ép bé ăn quá nhiều.
Thường xuyên theo dõi tình trạng phân của trẻ để có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn kịp thời.
Bên cạnh đó, với bé đi ngoài phân sống do tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, các mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sử dụng men vi sinh đúng cách có tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, lập lại sự cân bằng hệ vi sinh, thải độc đường ruột, giúp trẻ khỏe mạnh để đối phó với các vấn đề rối loạn tiêu hóa, đồng thời kích thích trẻ ăn ngon và tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé!
TRẺ ĐI NGOÀI THƯỜNG XUYÊN BỊ PHÂN SỐNG CÓ SAO KHÔNG?
Khi trẻ đi ngoài phân sống, nhiều phụ huynh đã cho con uống thuốc cầm tiêu chảy, tuy nhiên điều này rất nguy hiểm bởi thức ăn dư thừa sẽ bị giữ lại trong ruột, không được đẩy ra bên ngoài, gây nguy cơ bị tắc ruột.
Trẻ bị phân sống thường xuyên có sao không? Hầu hết hiện tượng trẻ đi ngoài phân sống không đáng lo. Nếu mẹ thấy trẻ đi ngoài phân sống, phân rắn, lợn cợn, có nước và đi ngoài từ 1-3 lần/ngày thì không đáng lo. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp là con sẽ tự hồi phục, đào thải độc tố và các chất dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài.
Với những trẻ từ 0-3 tuổi, mẹ cần lưu ý hơn khi bé đi ngoài phân sống. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn bị đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh mà vẫn tăng cân theo chuẩn thì không sao, dù con có bị đi ngoài 4-5 lần/ngày. Sau khoảng 2-3 tháng con sẽ tự hồi phục và khỏe mạnh bình thường. Nếu trẻ bú sữa công thức bị đi phân sống, mẹ cần nghĩ tới khả năng con không phù hợp với loại sữa đang sử dụng và đổi sang loại sữa dễ hấp thu hơn.
Lưu ý một số trường hợp cần đưa con đi khám tại bệnh viện nếu trẻ đi ngoài phân sống có các biểu hiện:
Nếu trẻ đi ngoài phân sống có biểu hiện thiếu nước, mẹ cần bù nước và các chất điện giải cho con. Trường hợp trẻ đi phân sống hơn 10 lần/ngày mẹ cần nghĩ tới việc trẻ bị tiêu chảy cấp.
Cho trẻ đi khám khi thấy bé đi ngoài phân sống có lẫn máu tươi, nhiều nước, trẻ biếng ăn bỏ bữa.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG TRẺ ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG
Hiện tượng trẻ đi ngoài phân sống là trẻ ăn vào cái gì thì sẽ đi đại tiện ra thứ đó. Khi xét nghiệm thấy các cặn dư của phân gồm các chất như chất đạm, tinh bột và mỡ khá nhiều. Đây được coi như là một dạng biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa và còn được gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Một số biểu hiện của trẻ đi ngoài phân sống gồm có:
Trẻ có lúc đi phân rắn, lúc đi phân ở dạng sệt hoặc có lúc phân và nước tách riêng.
Trong phân sống có các chất nhầy, lợn cợn các hạt, có bọt, và có thể nhìn thấy những đồ ăn chưa tiêu hóa hết trong phân như rau, các loại hạt..
Trẻ đi phân sống có màu vàng, hơi ngả sang xanh.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Mẹ nên làm gì để giúp trẻ cải thiện tình trạng lười ăn khó ngủ?
Tumblr media
Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng chán ăn khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chán ăn lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Vậy trẻ lười ăn khó ngủ phải làm sao?
MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG LƯỜI ĂN KHÓ NGỦ?
Sau khi biết các hệ lụy khi trẻ lười ăn khó ngủ, mẹ cần tìm ra giải pháp khắc phục sớm để không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Dưới đây là một số cách giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn:
Không gây áp lực cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ: Tuyệt đối không thúc ép, dọa nạt trẻ trong việc đi ngủ hay ăn uống khiến cho con cảm thấy sợ hãi, gây áp lực tâm lý với trẻ. Bố mẹ hãy kiên nhẫn dỗ dành và khen ngợi trẻ đúng lúc khi con ăn ngoan, ngủ tốt.
Cho trẻ dùng men vi sinh: Bố mẹ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách là biện pháp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp con ổn định sức khỏe đường ruột cũng như giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa hay gặp. Từ đó, trẻ được kích thích ăn uống tốt hơn, ăn ngon miệng hơn để phát triển tăng trưởng tốt.
Tạo thói quen cho trẻ ăn ngủ đúng giờ: Thiết lập thời gian biểu ăn uống, ngủ nghỉ cho trẻ cân bằng, tránh tình trạng con ăn quá ít hay ngủ quá nhiều. Phân bổ thời gian các bữa ăn chính - phụ đan xen hợp lý. Buổi tối mẹ không nên cho con ăn quá no và ban ngày không nên cho con ngủ quá nhiều sẽ khiến bé mất ngủ về đêm.
Massage hoặc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ: Hành động massage giúp giảm bớt sự mệt mỏi của trẻ, giúp con ngủ ngon giấc hơn. Tương tự, việc kể chuyện cho bé cũng tạo ra gắn kết mẹ và bé, giúp con ngủ sâu giấc, ngủ ngon hơn nhờ những câu truyện kể trước giờ đi ngủ.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho con: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, phong phú cho trẻ với các món ăn đẹp mắt kích thích vị giác. Mẹ hãy lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể trẻ như vitamin, sắt, kẽm, chất xơ..
Tạo môi trường trong lành cho con vận động: Để trẻ được vận động trong một không gian trong lành, nhiều cây xanh, tiếp xúc với thiên nhiên. Các hoạt động thể lực sẽ tiêu hao nhiều năng lượng và giúp trẻ mau đói hơn, ăn uống ngon miệng và hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ ban đêm.
TRẺ BIẾNG ĂN KHÓ NGỦ DẪN ĐẾN HỆ LỤY GÌ TỚI SỨC KHỎE?
Tình trạng trẻ lười ăn khó ngủ tuy không phải bệnh cấp tính nguy hiểm tới tính mang của bé nhưng kéo dài lại ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con như:
Trẻ không đủ năng lượng và tỉnh táo cho các hoạt động trong ngày. Trẻ uể oải, thiếu sức sống, buồn ngủ nhưng không ngủ được.
Trẻ biếng ăn lâu ngày gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao so với các bạn cùng trang lứa.
Trẻ có hệ tiêu hóa và sức đề kháng suy giảm rõ rệt, gây ra các bệnh viêm đường hô hấp và các vấn đề tiêu hóa của trẻ.
Trẻ bị tác động tới tâm lý và nhận thức, suy giảm trí tuệ, kém tập trung, giảm trí nhớ.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Tìm hiểu biện pháp đối phó trẻ lười ăn bị táo bón
Tumblr media
Một trong những vấn đề về tiêu hóa xảy ra phổ biến ở trẻ chính là táo bón. Tình trạng trẻ lười ăn rau bị táo bónkhông những khiến con khó chịu và mệt mỏi do khó đi ngoài, lâu ngày còn khiến con quấy khóc nhiều hơn làm cha mẹ lo lắng và áp lực. Để có biện pháp đối phó tình trạng này phù hợp, chúng ta hãy cùng đọc bài viết sau.
TÌM HIỂU BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ TRẺ LƯỜI ĂN BỊ TÁO BÓN
Nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị táo bón là do con thiếu chất xơ, và cách khắc phục táo bón hiệu quả là bổ sung thêm chất xơ, cho trẻ ăn nhiều rau. Tuy nhiên trẻ lười ăn rau bị táo bón phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp giúp bé thích ăn rau và các món ăn giàu chất xơ hơn:
Cả nhà làm tấm gương: Bố mẹ không thể ép trẻ phải ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng trong khi bố mẹ ăn uống tùy hứng. Nếu muốn trẻ ăn nhiều rau và các thực phẩm lành mạnh khác, người lớn phải thực hiện là tấm gương cho bé. Ở độ tuổi trẻ tử 2-5 tuổi rất thích bắt chước hành động của người lớn, do vậy, cả nhà cần ăn nhiều rau củ để trẻ hứng thú ăn theo.
Sáng tạo, trình bày đẹp mắt món ăn: Trình bày rau củ thật đẹp mắt với màu sắc hấp dẫn, tạo hình nhân vật hoạt hình, các con vật mà trẻ thích. Hoặc mẹ có thể làm món sinh tố bé thích và thêm rau củ hay các loại quả giàu chất xơ cho con.
Tìm hiểu sở thích ăn rau của bé: Nhiều khi bố mẹ quá bận rộn mà không để ý tới sở thích của bé. Mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của con, hỏi trẻ thích ăn rau nấu nhừ hay rau giòn, ăn rau cọng to hay thái sợi, ăn rau nấu canh hay luộc..
Trộn rau với nước sốt đặc biệt: Salad cũng là các món ăn chế biến từ loại rau, mẹ hãy thử cho con ăn rau kèm các loại nước sốt ngậy như mayonaise, dầu mè, dấm táo..
Bổ sung chất xơ: Trong trường hợp mẹ đã thử các cách trên mà trẻ vẫn bị táo bón thì có thể tăng cường chất xơ từ các loại hạt hay thực phẩm khác ngoài rau để kích thích nhu đ���ng ruột, làm mềm phân và đẩy phân ra bên ngoài.
Tăng cường men vi sinh cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả khi con đang bị khó tiêu, táo bón. Bằng việc sử dụng men lợi khuẩn đúng cách, mẹ sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn và kích thích bé ăn nhiều hơn, giảm nhanh các dấu hiệu táo bón của bé. Hãy cho con dùng men vi sinh đều đặn và tăng cường cho trẻ uống nước để cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.
HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN VỚI TRẺ NHỎ LÀ GÌ?
Trẻ nhỏ bị táo bón gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé. Một số hậu quả của táo bón với trẻ nhỏ gồm có:
Trẻ sợ phải ăn: Mỗi khi nghĩ tới việc ăn xong sẽ phải đi vệ sinh sẽ khiến nhiều trẻ bị ám ảnh, sợ ăn. Ăn vào nhưng không đại tiện được gây ra cảm giác chướng bụng, đầy bụng và tạo ra chứng sợ ăn ở trẻ.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột: Trẻ bị táo bón còn dễ mắc các bệnh lý hệ tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa..
Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng: Phân trẻ bị táo bón thường khô, cứng, có lượng độc tố cao trong đó có một số chất gây ung thư. Táo bón làm cho phân tích tụ lâu trong đại tràng, tăng thời gian tiếp xúc giữa chất gây ung thư và niêm mạc đại tràng và làm tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng.
Suy kiệt: Suy dinh dưỡng, suy kiệt là hậu quả ở trẻ bị táo bón. Táo bón lâu dẫn tới việc trẻ thiếu dinh dưỡng, gầy yếu, thiếu máu.
Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất: Táo bón khiến trẻ biếng ăn, bỏ bữa, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt dưỡng chất khiến bé chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ so với các bạn cùng trang lứa.
Tăng nguy cơ biến chứng ở những trẻ có bệnh lý mạn tính: Ở những trẻ bị hen, thoát vị bẹn, thoát vị hoành.. việc bị táo bón thường xuyên khá nguy hiểm, bởi mỗi lần trẻ rặn sẽ tăng áp lực tới ổ bụng, tăng nguy cơ bị thoát vị bẩm sinh. Việc rặn nhiều khi đại tiện còn khiến nhiều trẻ hen bị khởi phát cơn ho cấp tính.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Tumblr media
Những điều cần biết khi cải thiện colic ở trẻ sơ sinh
Hội chứng colic là tình trạng thường gặp trong những ngày tháng đầu đời của con khiến cho các cha mẹ lo lắng. Vậy mẹ cần nắm rõ những thông tin gì liên quan đến tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu colic ở trẻ sơ sinh trong bài viết sau nhé.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI THIỆN COLIC Ở TRẺ SƠ SINH
Mặc dù hội chứng colic có thể tự khỏi sau 3 đến 4 tháng, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây nhằm giảm thiểu các triệu chứng cũng như giúp bé nhanh khỏi hơn:
Vệ sinh kết hợp massage cơ thể cho trẻ bằng nước ấm giúp thư giãn và làm dịu tinh thần của trẻ.
Cho trẻ bú sữa mẹ thay cho sữa pha theo công thức và cho trẻ ngậm ti giả.
Thường xuyên cho trẻ nghe những bản nhạc êm đềm, nhẹ nhàng.
Với bé quấy khóc do tiêu hóa kém biếng bú, các mẹ có thể kết hợp bổ sung men lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Điều này giúp giảm thiểu chứng đầy hơi, chướng bụng khiến bé khó chịu, củng cố hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG COLIC MÀ BỐ MẸ CẦN LƯU Ý:
Những ảnh hưởng hội chứng colic đến sức khỏe của trẻ nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng colic ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hội chứng colic sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ nhỏ:
Tâm lý trẻ mắc chứng colic sẽ hung hăng, dễ bị kích động hơn trẻ thường.
Nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ và bị mắc các bệnh viêm nhiễm cao hơn những đứa trẻ bình thường.
Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, cơ thể phản ứng mạnh với các yếu tố gây dị ứng từ môi trường xung quanh.
Để giảm thiểu và ngăn ngừa những ảnh hưởng hội chứng colic đến sự phát triển ổn định của cơ thể trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời. Song song đó, bố mẹ nên kết hợp những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, các chất kháng cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.
Những biểu hiện của hội chứng colic bố mẹ cần lưu ý ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị mắc hội chứng colic (bé khóc dạ đề) rất dễ dàng để nhận biết. Bố mẹ có thể xác định được con có bị mắc hội chứng colic hay không thông qua những biểu hiện dưới đây:
Trẻ khóc quặn thét và dữ dội trong nhiều giờ đồng hồ, lặp lại nhiều ngày trong tuần.
Trẻ khóc không rõ lý do, khoảng thời gian trẻ khóc giữa các ngày là như nhau.
Da bé nhợt nhạt, khi khóc mặt bé đỏ ửng.
Cơ thể trẻ căng cứng, nắm chặt tay, bụng chướng cứng, lưng ưỡn cong.
HỘI CHỨNG COLIC Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ?
Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng trẻ khóc liên tục và dữ dội trong nhiều giờ, colic ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở bé từ 2 đến 6 tuần tuổi. 
Mặc dù hội chứng colic có thể sẽ tự khỏi sau 5 đến 6 tháng nhưng bệnh sẽ để lại ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển cơ thể của trẻ. Vì vậy bố mẹ nên chú ý những biểu hiện của con để có thể đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Các biện pháp giúp trẻ tăng cường sức khỏe tiêu hóa hiệu quả
Tumblr media
Trẻ là đối tượng rất dễ gặp tiêu hóa kém, nếu cha mẹ không kịp thời xử lý tình trạng này, lâu dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hơn. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách giữ cho trẻ tiêu hóa tốt.
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TIÊU HÓA HIỆU QUẢ
Làm thế nào để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bố mẹ có thể áp dụng ngay những cách sau đây:
Cho con uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày nhằm kích thích hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột để trẻ nhuận tràng.
Cho trẻ uống men vi sinhđể bổ sung thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn vào cơ thể, ổn định sự cân bằng hệ vi sinh, tăng cường tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ hãy nhớ cho con dùng men vi sinh đều đặn và đúng cách để bảo vệ sức khỏe đường ruột của bé, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên cho bé.
Thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ, massage vùng bụng bé để con tiêu hóa dễ dàng, đẩy bớt hơi dư thừa ra bên ngoài.
Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ cần đảm bảo cân đối đầy đủ các nhóm chất cần thiết trong chế độ ăn của bé hàng ngày.
Đa dạng các loại thực phẩm và thay đổi cách chế biến để kích thích nhu cầu ăn của trẻ, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng hiệu quả.
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CHO THẤY HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ CÓ VẤN ĐỀ
Trái lại với biểu hiện trẻ có hệ tiêu hóa tốt, mẹ sẽ thấy ở những bé có chức năng đường ruột kém những biểu hiện rõ ràng như:
Tần suất đi vệ sinh bất thường. Nếu trẻ đi vệ sinh từ 3 lần/ngày và đi ngoài phân lỏng chứng tỏ con bị tiêu chảy. Những bé 2-3 ngày mới đi ngoài, phân cứng, rắn và khó đi ngoài gọi là táo bón.
Hay bị cứng bụng, đầy hơi sau khi ăn no từ 1-2 giờ đồng hồ.
Cấu trúc phân bất thường, quá cứng hay lỏng, có màu sắc lạ hay bị kèm theo máu.
Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, hay bị đại tiện ra phân sống.
Trẻ hay mắc các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, đau bụng, quấy khóc nhiều hay khó ngủ về đêm.
Trẻ hay quấy khóc khi ăn, biếng ăn và từ chối việc nạp dinh dưỡng vào cơ thể.
Trẻ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu hụt các vi chất cần thiết.
MẸ CÓ BIẾT LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ TIÊU HÓA TỐT?
Biểu hiện rõ nhận biết nhất của trẻ có hệ tiêu hóa ổn định chính là sự tăng trưởng của bé, trẻ lớn nhanh, có chỉ số cân nặng trung bình theo chuẩn. Ngoài ra, mẹ có thể biết trẻ tiêu hóa tốt qua những dấu hiệu sau:
Trẻ hấp thu thức ăn tốt, đi ngoài đều đặn với phân dạng mềm, sệt vừa..
Trẻ ít gặp các bệnh lý hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi chướng bụng..
Trẻ có da hồng hào, tươi tắn, giàu năng lượng.
Trẻ thích ăn và ăn được đa dạng, phong phú các loại thực p hẩm.
Trẻ ngủ ngon giấc, không bị giật mình hay gián đoạn giấc ngủ.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Phải làm sao để có phác đồ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ?
Tumblr media
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ. Để có phác đồ trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ, cha mẹ hãy tham khảo các biện pháp khắc phục trong bài viết sau nhé.
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CHO TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN
Để cải thiện tình trạng  trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm có lợi sau:
Lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa Peppermint có khả năng giảm hoạt động co thắt tiêu cực của dạ dày. Ngoài ra, nếu sử dụng lá bạc hà làm trà nóng thì các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng có thể được đẩy lùi hiệu quả.
Trà hoa cúc: có công dụng hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu cho bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho thêm mật ong vào trà hoa cúc để cải thiện hương vị, làm ấm bụng hơn.
Gừng: Gừng giúp điều trị nhiều bệnh đường ruột hiệu quả trong Đông y. Loại thực phẩm này có tính nóng ấm, giúp làm giảm axit có trong dạ dày và đẩy lùi chứng đầy bụng, khó tiêu cho trẻ nhỏ.
ĐIỀU CHỈNH THÓI QUEN SINH HOẠT KHOA HỌC HƠN
Đối với các em nhỏ đang điều trị rối loạn tiêu hóa - đường ruột đã bị tổn thương thì ba mẹ cần đảm bảo điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cho khoa học như sau:
Thứ nhất, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cho con ngủ sớm
Thứ hai, tuyệt đối không nằm hay chạy nhảy sau khi kết thúc bữa ăn
Thứ ba, không nên để cơ thể quá đói rồi mới ăn hoặc ăn no mỗi bữa đều không có lợi cho quá trình trị rối loạn tiêu hóa. Cách tốt nhất là mẹ nên kiểm soát lượng thực phẩm vừa đủ cho cơ thể bé cảm thấy thoải mái nhất.
Cuối cùng, vệ sinh môi trường sống của bé và đặc biệt là rửa tay trước khi ăn để tránh hệ tiêu hóa bé bị nhiễm khuẩn.
ĂN UỐNG KHOA HỌC ĐỂ CẢI THIỆN RỐI LOẠN TIÊU HÓA CHO BÉ
Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột hầu hết đều xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học. Để góp phần cải thiện và chấm dứt triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống của con. Mẹ cần tự điều chỉnh và tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh. Theo đó, muốn cải thiện và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ thì mẹ cần đảm bảo tuân thủ một số tiêu chí sau:
Bổ sung nước và chất điện giải hàng ngày. Tùy theo cân nặng và thói quen sinh hoạt của mỗi bé mà lượng nước tối thiểu cần có thể dao động từ 1,5 - 2 lít. Ngoài ra, mẹ nên làm phong phú thực đơn của bé bằng cách thay thế nước đun sôi để nguội bằng nước trái cây tươi nhưng cần đảm bảo các loại nước khác hợp vệ sinh.
Điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng sao cho đủ các nhóm chất đạm, chất xơ, các vitamin,...
Điều quan trọng nhất trong giai đoạn điều trị rối loạn tiêu hóa cho bé là phải tuyệt đối nói không đồ cay nóng, nhiều đường, dầu mỡ, các loại nước có gas.
Đảm bảo luôn tuân thủ cho bé nguyên tắc “Ăn chín - Uống sôi”.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung men vi sinh để giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức cho bé rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Men vi sinh khi được bổ sung đầy đủ sẽ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu.... nhờ các lợi khuẩn khi đi vào cơ thể tập trung ở khoang ruột tạo nên sự cân bằng hệ sinh thái đường ruột, điều hòa hoạt động trao đổi chất trong đường ruột, giảm pH của bộ phận tiêu hóa. Đồng thời, cũng giúp tăng sự dung nạp đường lactose, tránh bé bị đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn gây hại.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Cải thiện tình trạng trẻ 6 tháng 2 ngày không đi ngoài
Tumblr media
Các  vấn đề tiêu hóa ở trẻ khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, đồng thời còn khiến trẻ bị khó chịu, mệt mỏi dẫn đến quấy khóc. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng 2 ngày không đi ngoài?
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ 6 THÁNG 2 NGÀY KHÔNG ĐI NGOÀI
Dưới đây là một số biện pháp giúp bố mẹ cải thiện được chứng táo bón của trẻ hiệu quả và nhanh chóng:
Cho trẻ tắm nước ấm: Khi thấy trẻ bị táo bón, mẹ cũng có thể cho con tắm nước ấm để giúp bé thư giãn, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng, giảm đau cho con khi bé muốn đi vệ sinh.
Massage cho bé: Cách trị táo bón hiệu quả nhiều mẹ cũng hay áp dụng cho con là massage nhẹ nhàng quanh rốn trẻ để hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn trong từ 3-5 phút.
Bổ sung lợi khuẩn: Tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé táo bón hiệu quả, khi bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Men vi sinh giúp bổ sung hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, giúp trẻ cải thiện nhanh dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng cũng như hỗ trợ tăng sức đề kháng hiệu quả.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi trong khẩu phần ăn của bé như các loại rau lá xanh (mồng tơi, rau dền, bông cải xanh, cần tây..), tăng cường trái cây có tác dụng nhuận tràng (đu đủ, chuối, lê, mận..), cho trẻ uống nhiều nước trong ngày. Trẻ 6 tháng vẫn uống sữa là chủ yếu, vì vậy mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp cho bé và lưu ý bảng thành phần hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa của sữa.
MỘT SỐ DẤU HIỆU TRẺ BỊ TÁO BÓN MẸ CẦN LƯU Ý
Để biết trẻ 6 tháng có đang bị táo bón hay không, mẹ hãy dựa vào các dấu hiệu sau:
Trẻ quấy khóc biếng ăn: Khi trẻ tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ hấp thu dinh dưỡng và đào thải cặn bã ra bên ngoài. Với trẻ táo bón, chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể, làm cho con bị mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn.
Số lần đi ngoài giảm: Trẻ 6 tháng tuổi thường đi ngoài 2-3 lần/ngày tùy từng trường hợp, nhưng nếu trẻ đi 2 lần/tuần thì có thể con đang bị táo bón.
Đại tiện khó khăn: Biểu hiện trẻ bị táo bón thể hiện bé đi ngoài khó khăn do phân cứng, khó đào thải ra bên ngoài. Trẻ dùng sức rặn làm cho niêm mạc hậu môn bị tổn thương, đau rát khi đi đại tiện làm trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
Bụng căng chướng: Trẻ bị táo bón thức ăn thường tích tụ ở ruột, khiến bụng bị chướng lên, sờ vào cứng, chắc, trẻ xì hơi nặng mùi.
TRẺ 6 THÁNG 2 NGÀY KHÔNG ĐI NGOÀI CÓ PHẢI BỊ TÁO BÓN KHÔNG?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bởi vậy thói quen và tần suất đi ngoài của trẻ cũng không ổn định. Thông thường trẻ sẽ thường đi ngoài nhiều lần trong một ngày, nhưng nhiều bé 2-3 ngày mới đi một lần.
Nếu mẹ đang muốn tìm hiểu trẻ 6 tháng 2 ngày không đi ngoài có phải táo bón không thì đừng quá lo lắng, nếu trẻ đi ngoài phân mềm, bụng mềm, trẻ không rặn nhiều khi đi ngoài và vẫn ăn ngủ, tăng cân đều đặn thì không đáng lo. Trẻ nhỏ bị táo bón khi con đi ngoài phân rắn, khô, bé phải rặn nhiều, quấy khóc và tần suất đi ngoài giảm hẳn so với bình thường thì mẹ mới cần tìm các biện pháp khắc phục cho con.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Mẹ phải làm sao để giúp trẻ phòng ngừa rối loạn tiêu hóa?
Tumblr media
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ. Để có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ hãy tham khảo các biện pháp khắc phục trong bài viết sau nhé.
MẸ PHẢI LÀM SAO ĐỂ GIÚP TRẺ PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIÊU HÓA?
Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung vi khuẩn
Hiện nay, việc sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ đang là xu hướng được nhiều bố mẹ Việt tin chọn.
Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ trở về trạng thái cân bằng, thúc đẩy hoàn thiện chức năng và cấu tạo của hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Từ đó trẻ dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi đó trẻ cũng được tăng cường các enzyme giúp phân hủy thức ăn dễ dàng, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa khi còn nhỏ.
Cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ 
Thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…) rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa của trẻ. Trong đó có một số lợi ích quan trọng phải kể đến như:
Ngăn táo bón.
Ngăn ngừa hiện tượng tiêu chảy, chướng bụng.
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, co thắt ruột…
Khuyến khích con vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên
Thói quen tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày sẽ giúp duy trì chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa đường ruột để ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tập luyện đều đặn còn đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng khác cho cơ thể như giúp tăng đề kháng, giúp xương chắc khỏe để bé tăng chiều cao.
Cho con uống đủ nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng đường ruột. Việc uống đủ nước cho bé mỗi ngày sẽ giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón tốt. Ngoài ra, điều này còn giúp phân hủy thức ăn cũng cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Tùy vào độ tuổi mà mẹ nên bổ sung lượng nước mỗi ngày phù hợp cho bé.
Hạn chế thức ăn nhiều chất béo
Nhóm thực phẩm này  gây cản trở cho hoạt động hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến chứng đau bụng, táo bón cho bé. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh như axit béo Omega-3 kết hợp chất xơ sẽ lại đem đến hiệu quả tích cực cho hệ tiêu hóa của con trẻ.
RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ NHỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Theo thống kê từ WHO, có 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì có tới 30% nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy trẻ rối loạn tiêu hóa cần được sự quan tâm cẩn thận từ các bậc cha mẹ, tránh thái độ chủ quan không chữa trị triệt để.
Trẻ liên tục mất nước, bị rối loạn điện giải, đi lỏng nhiều lần trong ngày gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất nguy hiểm, đặc biệt có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhỏ nếu:
Trẻ sốt cao, có hiện tượng co giật mạnh ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh
Không có hiện tượng đi tiểu trong 6h– Nguy cơ ảnh hưởng đến thận.
Cũng theo các bác sĩ, hiện nay cứ 10 trẻ thì có tới 6 trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Và cho dù do bất cứ nguyên nhân nào thì bé cũng cần được giải quyết triệt để. Khi rối loạn tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể như:
Suy dinh dưỡng, hấp thu kém: Rối loạn tiêu hóa giảm cảm giác thèm ăn của trẻ. Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, thức ăn khó tiêu gây đầy chướng bụng, trẻ nhỏ bị táo bón, tiêu chảy,... Từ đó trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng,..
Rối loạn tiêu hóa để lại nhiều tổn thương cho niêm mạc ruột của trẻ. Các tổn thương này ăn sâu vào cấu trúc và ảnh hưởng đến hấp thu dưỡng chất và quá trình tiêu hóa chức năng.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Phải làm sao chăm sóc trẻ bị trớ?
Tumblr media
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nôn trớ là vấn đề tiêu hóa rất phổ biến. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ nhỏ và là nguyên nhân lớn gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ trớ bao lâu thì cho ăn lại được?
PHẢI LÀM SAO CHĂM SÓC TRẺ BỊ TRỚ?
Để khắc phục tình trạng trẻ hay bị trớ sữa, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như dưới đây:
Chia nhỏ các cữ bú và cho trẻ bú theo giờ nhất định, không nên cho trẻ bú quá no.
Không cho trẻ nô đùa hay chơi với trẻ ngay khi con vừa ăn xong.
Sau khi cho trẻ bú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con để đẩy hết lượng khí dư thừa trong bụng, giảm áp lực cho dạ dày và hạn chế tình trạng ọc sữa của trẻ.
Sử dụng men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ để tăng cường thêm các vi khuẩn có lợi cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. Lợi khuẩn khi được đưa vào cơ thể sẽ cạnh tranh môi trường sống với hại khuẩn, giảm lượng khí dư thừa trong dạ dày do hại khuẩn tiết ra cũng như lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh. Trẻ dùng men vi sinh đều đặn sẽ có hệ tiêu hóa hiệu quả hơn, giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, giảm tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau ăn.
TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẺ TRỚ BAO LÂU THÌ CHO ĂN LẠI ĐƯỢC?
Nhiều mẹ thắc mắc trẻ trớ bao lâu thì cho ăn lại được? Sau khi ọc sữa, nôn trớ, trẻ thường bị hoảng loạn, sợ hãi và quấy khóc nhiều. Bố mẹ nên vỗ về và cho trẻ nghỉ ngơi tới khi con định thần lại. Sau khoảng từ 30-60 phút thì mẹ có thể cho trẻ bú hay ăn lại bình thường. Mẹ nên bắt đầu với một lượng nhỏ và quan sát xem trẻ có bị sặc không rồi mới cho bú tiếp, tránh cho con bú quá no hoặc ăn quá nhiều khiến trẻ ọc sữa, nôn trớ liên tục.
TRẺ BỊ ỌC SỮA, TRỚ SỮA CÓ NÊN CHO CON BÚ LẠI KHÔNG?
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa thường do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, khi trẻ bú sữa quá nhiều hay nuốt phải không khí khi bú sữa sẽ dẫn tới hiện tượng ọc sữa và trẻ sơ sinh không tự ý thức được điều này khi bị ọc sữa. Hiện tượng bé ọc sữa, trớ sữa sẽ xảy ra cho tới khi trẻ ăn được thức ăn đặc (khoảng từ 6 tháng tuổi tới 1 tuổi).
Trẻ trớ sữa xong có nên cho bú lại không? Câu trả lời là "Có", tuy nhiên mẹ không nên cho con bú ngay sau khi bé bị ọc sữa. Lý do là bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu, không dung nạp được thức ăn. Thức ăn còn có thể kích thích trẻ nôn trớ hay bị ọc sữa trở lại, nguy hiểm hơn là rơi vào đường thở, gây tắc nghẽn hô hấp và đe dọa tới tính mạng của bé.
Trước khi cho con bú lại, mẹ cần vệ sinh miệng trẻ với khăn mềm. Với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho con uống 2-3 ngụm nước nhỏ để làm sạch khoang miệng và để trẻ nghỉ ngơi tới khi bé tươi tỉnh rồi mới cho bú tiếp.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Phải làm sao khi trẻ bị đầy bụng lâu ngày?
Tumblr media
Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp các vấn đề tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị chướng bụng thường sẽ biểu hiện ra ngoài bằng sự nhăn nhó, khó chịu và có thể sẽ thường xuyên quấy khóc hơn. Vậy phải làm sao để nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ nhỏ bị đầy bụng lâu ngày?
PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG LÂU NGÀY?
Thiết lập cho con yêu chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng như trên thì mẹ cần áp dụng cho bé yêu 1 chế độ sinh hoạt dưới đây để cải thiện chứng đầy bụng lâu ngày:
Tiến hành massage vùng bụng của bé khoảng 10 phút hàng ngày có công dụng giảm chướng hơi đầy bụng nhanh chóng
Di chuyển nhẹ nhàng cho bé bằng cách đi bộ, đạp xe, tập yoga hoặc bơi lội để máu lưu thông tốt hơn, tăng tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, chướng bụng hiệu quả.
Tập trung ăn uống, dạy con trong lúc ăn không nói chuyện hay xem phim.
 Luôn giữ tinh thần lạc quan, hạn chế để bé lo lắng, căng thẳng, nghỉ ngơi điều độ.
 Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
Thay đổi chế độ ăn dễ tiêu cho bé
Khi trẻ bị đầy bụng kéo dài do các lý do thông thường như: chế độ ăn uống không đảm bảo, thói quen sinh hoạt thiếu điều độ… thì ba mẹ hoàn toàn có thể tự cải thiện tại nhà cho con qua những cách đơn giản sau:
Bổ sung cho bé những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hãy ưu tiên các món ăn lỏng, dễ tiêu.
Không cho bé ăn quá no mà nên chia thành nhiều các bữa nhỏ trong ngày.
Những loại trà như: trà bạc hà, trà gừng hoặc trà hoa cúc… có tác dụng hỗtrợ cải thiện triệu chứng chướng bụng, khó tiêu khá tốt cho trẻ nhỏ
Để phòng ngừa chướng bụng đầy hơi, bạn có thể cho bé ăn gừng dưới dạng tươi hay sấy khô hằng ngày với một lượng vừa đủ
Ngoài ra thì hiện nay, bổ sung men lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ đang là xu hướng được nhiều bố mẹ Việt tin chọn. Đặc biệt với trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho con.
Mẹ có biết, một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của việc bổ sung probiotic cho trẻ chính là giảm nhanh những biểu hiện đau bụng do đầy hơi, khó tiêu, ổn định tiêu hóa và tăng cường miễn dịch đường ruột. Từ đó, mẹ không còn lo lắng khi trẻ đầy bụng nữa nếu bổ sung lợi khuẩn cho trẻ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những lợi khuẩn đường ruột sẽ nhanh chóng áp chế các hại khuẩn và từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé tốt hơn và giúp bé có sức khỏe tốt nhất.
TRẺ NHỎ BỊ ĐẦY BỤNG LÂU NGÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Đầy bụng thực chất là một trong những triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa xuất phát từ bệnh dà dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn uống thiếu khoa học: nhai không kĩ, ăn nhiều tinh bột, nhiều chất béo,gia vị cay nóng, nằm ngay sau khi ăn…
Theo các bác sĩ, chứng đầy hơi khó tiêu ở trẻ em nếu do thói quen ăn uống không lành mạnh thì không nguy hiểm, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn hằng ngày là triệu chứng sẽ  hết sau một vài ngày.
Tuy nhiên nếu đầy bụng lâu ngày không khỏi, thì đó là vấn đề đáng lo. Bởi vì rất có thể bé đã bị các bệnh tiêu hóa như:
Viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây xuất huyết dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
Giãn thực quản, giãn thực quản lâu ngày sẽ khiến thực quản tổn thương nghiêm trọng
Trào ngược dạ dày
Đại tràng co thắt
Ngoài ra nếu tình trạng đầy bụng kéo dài còn khiến trẻ bị đau thắt ngực, đau toàn vùng bụng, hoặc trẻ nôn trớ sau ăn.
Vì vậy con yêu khi có triệu chứng đầy bụng kéo dài vài ngày, các ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị kịp thời.
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Giúp trẻ bị táo bón cải thiện bằng đồ uống nào?
Tumblr media
Với một hệ tiêu hóa non nớt và dễ bị tổn thương, trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp các vấn đề tiêu hóa nhất. Thường gặp ở đây là tình trạng táo bón, khiến con đi ngoài khó khăn, lâu dài sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vậy cha mẹ nên cho bé uống gì giảm táo bón?
GIÚP TRẺ BỊ TÁO BÓN CẢI THIỆN BẰNG ĐỒ UỐNG NÀO?
Cho trẻ uống gì giảm táo bón nhanh là băn khoăn của nhiều bố mẹ khi muốn tìm ra loại nước hỗ trợ tiêu hóa cho bé hiệu quả. Dưới đây là một số loại nước uống tốt cho trẻ đang bị táo bón, giúp con nhuận tràng, dễ đi ngoài:
Nước ép dưa hấu: Quả dưa hấu có chứa hàm lượng nước cao giúp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột hoạt động và làm mềm phân, hỗ trợ bài tiết phân ra bên ngoài. Mẹ có thể cho con dùng nước ép dứa trong bữa ăn để cải thiện tình trạng táo bón của con và nâng cao sức khỏe cho bé.
Sinh tố rau diếp cá: Cho trẻ uống gì giảm táo bón nhanh chóng mẹ có biết không? Hãy thử cho con dùng nước rau diếp cá, bởi đây là loại rau có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị táo bón tự nhiên. Rau diếp cá có tính lạnh, lợi tiểu, thanh lọc và giải độc cơ thể. Đồng thời rau diếp cá giàu chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Nước ép táo: Táo là loại quả hỗ trợ điều trị táo bón tốt bởi thành phần chứa nhiều chất xơ và sorbitol. Một quả táo cỡ vừa có chứa khoảng 4.4gr chất xơ cùng các loại vitamin A,C, canxi. Trong đó pectin là chất xơ hòa tan dồi dào trong quả táo sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Mẹ lưu ý khi ép nước táo cho con nên ép cả vỏ bởi vỏ táo là nơi chứa nhiều chất xơ nhất.
Nước chanh: Nước chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin C, hợp chất chống oxy hóa hút nước vào ruột, nhờ vậy lượng nước trong ruột sẽ tăng lên, giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Hãy pha nước chanh ấm cho trẻ dùng để giúp trẻ nhỏ bị táo bón mau khỏi.
Nước ép dứa: Dứa là loại quả có hàm lượng acid hữu cơ cao, cung cấp mangan và một số dưỡng chất như vitamin C, vitamin B1.. Một cốc nước ép dứa không đường chứa khoảng 1.4gr chất xơ, hỗ trợ chữa táo bón tại nhà. Ngoài ra dùng nước ép dứa còn giúp chữa đau dạ dày, nhiễm trùng đường ruột rất tốt.
Nước ép mận: Trong 100gr nước ép mận có chứa tới 6.1gr sorbitol, bởi vậy nước ép mận có thể giúp nhuận tràng tự nhiên, làm tăng kích thước phân, hỗ trợ trẻ táo bón đi ngoài dễ hơn.
CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN CHO TRẺ HIỆU QUẢ
Để phòng tránh tình trạng táo bón, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, lưu ý một số điều sau đây:
Tăng cường men vi sinh: Sử dụng men vi sinh trị táo bón cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh có con đang bị táo bón. Việc sử dụng men vi sinh sẽ giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp lấy lại sự cân bằng của hệ sinh thái đường ruột, khắc phục các triệu chứng của táo bón do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột một cách nhanh chóng. Việc duy trì cho con dùng men vi sinh cũng giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn, phòng tránh bị táo bón tái phát sau này.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống quyết định nhiều tới việc trẻ bị táo bón hay không. Mẹ cần tăng cường cho trẻ thêm nhiều chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc, đồng thời để bé được bổ sung đủ nước, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm gây táo bón trong bữa ăn của bé.
Tập cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ: Tập cho trẻ thói que đi vệ sinh vào cùng một thời điểm trong ngày, ví dụ như buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ.
Tập thể dục: Khuyến khích trẻ tập thể dục, vận động mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp các bộ phận khỏe mạnh hơn kể cả nhu động ruột. Một số môn thể thao phù hợp với trẻ như chạy bộ, cầu lông, bơi lội, đá bóng..
0 notes
menloikhuanchobe · 1 year
Text
Tumblr media
Mẹ nên làm loại nước ép gì tốt cho trẻ bị táo bón?
Với một hệ tiêu hóa non nớt và dễ bị tổn thương, trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp các vấn đề tiêu hóa nhất. Thường gặp ở đây là tình trạng táo bón, khiến con đi ngoài khó khăn, lâu dài sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vậy cha mẹ nên làm nước ép giảm táo bón bằng cách nào?
MẸ NÊN LÀM LOẠI NƯỚC ÉP GÌ TỐT CHO TRẺ BỊ TÁO BÓN?
Mẹ có thể tham khảo các cách làm nước ép giảm táo bón cho bé đơn giản với các loại nguyên liệu sau đây:
Nước ép mận tăng cường sorbitol giúp trẻ nhanh đi ngoài
Nước ép giảm táo bón cho trẻ không thể bỏ qua nước ép mận. Nước ép mận được coi là thức uống có lợi cho trẻ táo bón là bởi có chứa phần lớn nước, chất xơ tốt cho hoạt động của ruột. Bên cạnh đó, sorbitol có trong nước ép mận giúp làm mềm phân để đẩy phân ra khỏi cơ thể dễ dàng. Mẹ nên cho trẻ nhỏ bị táo bón uống nước ép mận thường xuyên.
Để làm nước ép mận, mẹ hãy ngâm cho mận mềm ra và ép với một số loại quả khác cho dễ uống. Hoặc một cách khác là đun mận khô với nước sôi, sau đó bỏ hạt, cho vào máy xay mịn và lấy nước cho con uống.
Khắc phục táo bón đơn giản với nước chanh
Nước chanh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị táo bón, bởi chanh có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp thêm nước vào ruột, nhờ đó, lượng nước trong ruột tăng lên để làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.
Để thêm nước ép chanh vào thực đơn cho trẻ, mẹ hãy lấy nửa quả chanh pha với nước ấm, thêm chút đường và cho trẻ dùng là được.
Trị táo bón cho trẻ bằng nước ép táo
Táo là loại quả có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả bởi quả táo có chứa nhiều chất xơ và sorbitol. Táo cũng giàu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C và canxi cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Thành phần pectin trong táo là chất xơ hòa tan trong nước, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón nhanh.
Mẹ có thể ép nguyên trái táo để lấy nước cho con uống hoặc thêm nước ép táo vào các loại sinh tố khác. Lưu ý để giữ được lượng chất xơ nhiều nhất của quả táo, mẹ nên ép táo cả vỏ.
Tăng cường sử dụng men vi sinh cho trẻ táo bón cũng là cách nhiều phụ huynh lựa chọn khi muốn giúp trẻ khắc phục các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt với những trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra. Dùng men vi sinh là cách tăng cường thêm lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, hỗ trợ tăng sức đề kháng giúp trẻ mau khỏi bệnh cũng như phòng tránh bệnh tái phát.
LỢI ÍCH CỦA NƯỚC ÉP TRÁI CÂY VỚI BỆNH TÁO BÓN CỦA TRẺ
Sử dụng nước ép giảm táo bón là biện pháp nhiều bố mẹ áp dụng cho con nhằm tăng cường dinh dưỡng cho con, hỗ trợ nhuận tràng. Một số lợi ích trong việc dùng nước ép trái cây cho trẻ táo bón gồm có:
Cung cấp nhiều nước: Mất nước là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón và làm cho tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn. Hệ thống tiêu hóa cần nhiều nước để lượng chất thải di chuyển dễ dàng và đào thải ra ngoài. Nếu trẻ không được bổ sung đủ nước sẽ làm phân bị cứng, vón cục và khó di chuyển trong hệ tiêu hóa. Dùng nước trái cây giúp trẻ tăng cảm giác ngon miệng và chăm uống nước hơn.
Hàm lượng chất xơ cao: Nước trái cây dạng lỏng giúp tăng cường đủ chất xơ và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Mẹ có thể tăng cường nhiều loại nước trái cây cho trẻ như đào, mận, mơ, táo, lê..
Có chứa sorbitol: Sorbitol là chất hấp thu nước vào ruột già, chất này có trong nhiều loại hoa quả. Khi bổ sung nước trong ruột, phân sẽ mềm hơn và di chuyển dễ dàng qua hệ tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng.
0 notes