Tumgik
kitohuu · 4 years
Text
Các Giám mục Brazil lên án một vụ phá thai cho bé gái 10 tuổi
Trong những ngày vừa qua, Trung tâm Y tế “Amaury de Medeiros”, liên kết với Đại học Pernambuco ở Recife đã thực hiện ca phá thai cho một bé gái 10 tuổi. Ngay lập tức, Hội đồng Giám mục Brazil đã cực lực lên án và khẳng định đây là một tội ác chống lại trẻ em.
Ngọc Yến – Vatican Facts
Trước việc một bé gái 10 tuổi bị người chú cưỡng hiếp và hậu quả là phải mang thai; trong một ghi chú, Đức cha Walmor Oliveira de Azevedo, Tổng giám mục Giáo phận Belo Horizonte, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil nhấn mạnh: “Hai tội ác chống lại trẻ em xảy ra cùng một lúc: một tội chống lại hài nhi chưa được sinh ra và một tội chống lại người mẹ”. Đức cha viết: “Bạo lực tình dục thật khủng khiếp, nhưng bạo lực phá thai không thể giải thích được. Những thiếu sót, im lặng và những tiếng nói ủng hộ bạo lực đòi hỏi một suy tư sâu sắc về sự hiện hữu của con người”.
Đức cha Ricardo Hoepers, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Brazil về Sự sống và Gia đình cũng lên tiếng nhấn mạnh: “Tất cả sự việc phải được làm sáng tỏ. Tại sao một em bé không được phép sống? Em đã phạm lỗi hay tội gì? Tại sao một án tử lại kết án vội vàng như vậy, ngay cả khi người bị kết án chỉ là một trẻ thơ vô tội? Tại sao lại coi thường các giải pháp khác có thể thực hiện được, các giải pháp hướng đến việc hỗ trợ sự sống”.
Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Sự sống và Gia đình thẳng thắng phê bình các tổ chức có chức năng bảo vệ sự sống không lên tiếng trước sự việc này. Đức cha nói: “Chúng ta đang phủ nhận nhân tính của chúng ta. Bạo lực tình dục là điều bỉ ổi và khủng khiếp, nhưng bạo lực phá thai đối với một sinh linh vô tội và không thể tự bảo vệ là điều khủng khiếp không kém. Cả hai đều là tội ác, biểu hiện của sự suy thoái đạo đức luân lý”. Đức cha kết luận: “Nếu chúng ta giết con của chúng ta, chúng ta đang giết chết tương lai của chính chúng ta”. Đức cha Antônio Fernando Saburido, Tổng Giám mục Olinda và Recife lấy làm tiếc vì thành phố đang bị mang tiếng là “thủ đô phá thai”. Ngài kêu gọi đấu tranh để có một sự thay đổi tâm thức.
Cuối cùng, trong một sứ điệp video, Đức cha Antônio Augusto Dias Duarte, Giám mục Phụ tá Rio de Janeiro khẳng định: “Chúng tôi lên tiếng bênh vực những người mà tiếng nói của họ không được lắng nghe vì bị bóp nghẹt. Mỗi sự sống đều quan trọng”. (CSR_6007_2020)  
from WordPress https://ift.tt/2CKpOxE via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Thứ Năm tuần XX Mùa Thường Niên A
1 Đức Giê-su lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng:2 “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.3 Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. 4 Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới! “5 Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn,6 còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. 7 Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng. 8 Rồi nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng.9 Vậy các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới.”10 Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. 11 “Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới,12 mới hỏi người ấy: “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới? ” Người ấy câm miệng không nói được gì.13 Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng!14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.”
Suy niệm: Hình ảnh “tiệc cưới” trong bài Tin Mừng hôm nay thật quen thuộc đối với chúng ta, bởi vì tiệc cưới cũng là một sự kiện mà ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm; có thể chúng ta chưa và sẽ không bao giờ làm đám cưới, nhưng chắc chắn đã từng đi ăn cưới. Tuy nhiên, dụ ngôn “tiệc cưới” của Đức Giê-su lại gây ra
cho chúng ta nhiều thắc mắc, thậm chí những vấn nạn, bởi lẽ dụ ngôn có nhiều điều điều lạ lùng, hay không bình thường. Tiệc cưới là một trong những hình ảnh rất sống động diễn tả lời ca tụng, chính vì thế Đức Giê-su hay dùng để nói về Nước Trời, cùng đích của sáng tạo và lịch sử cứu độ. Tiệc cưới là hình ảnh sống động diễn tả lời ca tụng, bởi vì đó là nơi chốn của niềm vui (lời ca tiếng hát) và hiệp thông (một cơ hội lớn để qui tụ), và là cơ hội để tạ ơn, ca tụng Chúa và chúc mừng nhau. Đó là tâm tình của Thánh Lễ Hôn Phối và nghi thức cầu nguyện tại gia đình hai họ khi tiễn và đón cô dâu. Và để chia vui và hiệp thông với mọi người trong lời chúc mừng và tạ ơn, mỗi người được mời phải ra khỏi nhà, đôi khi phải đi thật xa và thật sớm, phải tạm dừng nhịp sống bình thường và quen thuộc của mình, phải tạm gác công việc đôi khi quan trọng và cấp bách và nhất là phải ra khỏi những bận tâm để có một tâm hồn cởi mở, có được sự tự attain nội tâm. Trong dụ ngôn, những người được mời đã không làm được như vậy: được mời trước, và được thỉnh tại nhà một lần nữa, họ vẫn không chịu đến! Nhà vua lại sai các tôi tớ đi mời thêm một lần nữa, và đây là lần thứ ba với lời dặn tha thiết: “Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!”(c. 4) Chúng ta cần cảm nhận rằng, cả lời mời gọi lẫn lời từ chối đều được đẩy tới mức độ triệt để. Nhưng, như chúng ta thấy, họ không ra khỏi được thế giới riêng của mình, họ như là bị giam ở trong đó và vì thế tất yếu dẫn đến bạo lực: Quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Đó chính là năng động tất yếu của sự chối từ và đóng kín. Thái độ ngược lại là ra khỏi mình để chia vui, hiệp thông, chúc mừng và ca tụng; và thái độ này làm cho chúng ta được tự attain với những gì giam cầm chúng ta, và giải thoát khỏi những năng động đóng kín gây chết chóc. Chúng ta đôi khi cũng có thái độ và hành động tương tự đối với lời mời gọi nhưng không và tha thiết của Chúa đến tham dự cầu nguyện, Thánh Lễ, hay những dịp gặp gỡ để diễn tả niềm vui và hiệp thông.
from WordPress https://ift.tt/2E65zeo via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
«DÂN NGOẠI»
(Is 56,1.6-7; Rm 11,13-15.29-32; Mt 15,21-28)  1. Bài đọc 1: Đặc tính toàn cầu của ơn cứu độ  Đây là đoạn mở ra phần thứ III của sách Isaia. Thực ra, đây là một bộ sưu tập gồm nhiều bài ca được biên soạn bởi nhiều tác giả khác nhau «theo trường phái ngôn sứ» sau thời lưu đày, vốn chịu ảnh hưởng bởi giáo lý của Isaia đệ nhị.  Một trong những nhiệm vụ của cộng đoàn sau thời lưu đày là tổ chức lại việc phụng tự đền thờ theo giáo huấn của Isaia đệ nhị, khi mà «sự công chính» của Thiên Chúa đã gần kề và ơn cứu độ sắp được thực hiện (x. Is 51,5; 45,21-25) để không chỉ khôi phục lại Israel, mà còn trở thành «ánh sáng cho mọi dân» (Is 49,6).   Bài đọc trong phụng vụ hôm nay đã chọn một số câu mặc dù cho thấy những dấu hiệu bất đồng về quan điểm, nhưng nó thuật lại quá trình toàn cầu hóa ơn cứu độ, vốn đã manh nha từ Isaia đệ nhị, và trở nên rõ ràng hơn trong Isaia đệ tam.  Câu 1, là sự phản chiếu những lời của Isaia đệ nhị, nhưng nghĩa của nó lại hoàn toàn khác. Bởi lẽ, theo Isaia II, «sự công chính» của Thiên Chúa đã được thực hiện qua biến cố dân Israel trở về sau lưu đày, nhưng đối với tác giả của câu thơ này thì lại cho thấy «sự công chính» ấy phải được mạc khải trong đời sống của cộng đoàn ngay lúc này.  Ngoài ra, đề tài về niềm vui được nói trong câu 7 vốn là nét đặc thù của Isaia II: đó là một «bài ca mới» (42,10-13) tương ứng với «những điều mới» (51,11; 55,12). Nhưng ở đây, niềm vui lại được diễn tả qua việc phụng tự trong đền thờ.   Hơn nữa, trong câu 7b, chúng ta tìm thấy một lời sấm diễn tả nguyên lý nền tảng để cấu trúc mọi hành vi phụng tự trong đền thờ. Điều đó còn gặp thấy trong Is 2,2-4 khi mà Israel được giới thiệu như là thầy dạy của nhân loại, nhằm ngụ ý nói về một tôn giáo toàn cầu, cũng như Thiên Chúa của toàn nhân loại, trong một tôn giáo duy nhất, trong đó mọi dân đều chỉ tôn thờ một mình Giavê Thiên Chúa: «Vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân».  2. Bài đọc II: Lòng thương xót của Thiên Chúa không loại trừ ai  Trong những chương này, điều mà thánh Phaolô quan tâm nhất đó là sự cứng lòng tin của dân Israel. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở chương 9,27, ngài cũng đã bóng gió nói về một tia hy vọng rằng «số sót sẽ được cứu độ». Và hôm nay (11,1-36), ngài nhắc lại tia hy vọng này, đồng thời giải thích cặn kẽ hơn rằng không phải tất cả dân Israel đều cứng lòng tin, nhưng chỉ là một phần rất nhỏ (11,1-10). Vì thế, việc Thiên Chúa sẽ cứu dân không phải là chuyện của ngày sau hết, mà là ngay bây giờ (11,11-24), và trong chương trình cứu độ, lòng thương xót được mở ra cho mọi người, cả những người Carry out Thái bị loại bỏ (11,25-32).  Từ nhãn quan này của thánh Phaolô, ta sẽ nhìn ra được chủ ý của Giáo hội khi chọn đoạn thư này (11,13-15.29-32) cho phần phụng vụ hôm nay. Ở đây ta thấy thánh Phaolô rất hãnh diện vì được làm tông đồ cho dân ngoại. Ngài và những người Carry out Thái đương thời xem sự cứng lòng tin của những người Carry out Thái gốc dân ngoại như là một sự phản nghịch và bất tuân. Tuy nhiên, chính vì sự bất tuân đó lại là lý possess để mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa trên họ: «Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người» (c. 32). Đó là lòng nhân hậu của Thiên Chúa được mạc khải cho toàn dân Israel cũng như những người ngoại giáo, không trừ một ai (x. 8,19-21).  Điều này cho thấy tính phổ quát rõ ràng trong ngôn ngữ của thánh Phaolô, mặc dù tính phổ quát đó chưa được thực hiện cách tròn đầy.  3. Bài Tin Mừng: Ai tin sẽ được cứu  Bối cảnh của câu truyện mà Matthêu kể cho chúng ta hôm nay là phần tiếp theo sau cuộc tranh luận của Đức Giêsu với các kinh sư về vấn đề giữ luật trong sạch khi ăn uống (15,1-20). Và câu truyện hôm nay là một trong những cuộc tiếp xúc hiếm có của Đức Giêsu với những người ngoại giáo (15,21-28). Phải công nhận rằng, từ cuộc đối thoại của Đức Giêsu với người đàn bà Canaan, đưa chúng ta đến một sự bối rối thực sự về thái độ tàn nhẫn của Người, khi mà bà đến nài xin Người cứu con gái bà khỏi quỷ ám một cách rất thống thiết. Đó là lời cầu xin của một người mẹ đứng trước nỗi đau của đứa con gái mình: «Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm» (c. 22).  Người đàn bà Canaan này đã gọi Đức Giêsu bằng danh xưng «Con vua Đavít», là một điều không thể xảy ra đối với người ngoại giáo. Nhưng, ở đây điều đó đã xảy ra, cho thấy thánh sử Matthêu muốn nhấn mạnh đến sự sẵn sàng nhận biết và đón nhận tính cách Messia của Đức Giêsu nơi những người dân ngoại, điều mà người người Carry out Thái đã từ chối.  Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn từ chối giúp đỡ bà bằng lời khẳng định: «Tôi chỉ được sai đến với những con chiên lạc nhà Israel mà thôi» (c. 24). Điều này cho thấy Đức Giêsu vẫn xếp phần ưu tiên được cứu độ cho những dân Carry out Thái trên những người dân ngoại, mặc dù người Carry out Thái luôn từ chối tin vào Người.  Trước thái độ dửng dưng của Đức Giêsu, người đàn bà Canaan vẫn không nao núng; trái lại, bà càng tiến sát hơn đến Đức Giêsu bằng một cuộc đối thoại đơn thành. Chính từ sự đơn thành trong niềm tin mà bà đã chiến thắng. Và thánh sử Matthêu đã khép lại câu truyện bằng một kết thúc có hậu: người đàn bà vui mừng xiết bao vì bà đã được toại nguyện.  Đỉnh điểm của câu truyện này không nằm ở phép lạ, nhưng nằm ở việc người đàn bà đã tuyên xưng đức tin của mình cách chân thành vào Đức Giêsu. Điều này soi sáng và củng cố Giáo hội trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cho những vùng dân ngoại, nơi mà chính Đức Giêsu không bao giờ từ chối bất cứ ai dám tuyên xưng và đặt trọn niềm tin vào Người: «Này bà, lòng tin của bà mạnh thật! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy» (c. 33).  4. Suy niệm 4.1. Kiên trì trong cầu nguyện   Câu truyện về người đàn bà xứ Canaan đã cho ta nhận ra nhiều điều trong chính cuộc sống đức tin của mình và nơi những người khác. Quả thật, sở dĩ người đàn bà này đạt được điều bà van xin, là vì bà đã vượt qua được mọi trở ngại, bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng, bình thản, nhưng cương quyết. Động lực để bà kiên trì van xin chính là tình thương đối với đứa con nhỏ yếu đuối. Bà trở thành đại diện cho nó; bà cũng trở thành đại diện cho những người không thể tự mình diễn tả ra vấn đề của họ. Bà là phát ngôn viên của những người cô thế cô thân.  Trong khi đó, khi nhìn lại mình, tôi thấy dường như tôi dễ buông xuôi trước một khó khăn, dường như tôi không có xác tín mãnh liệt về ơn gọi của tôi để sống cho đúng mức. Quả thật, tôi lùi bước tức khắc khi vừa bị từ chối. Có mấy khi tôi làm tốt cho một người đã cậy nhờ tôi cầu nguyện. Dường như tôi chẳng dám lên tiếng cho những người cô thế cô thân, vì tôi sợ liên lụy, sợ mất quyền lợi, mất chỗ đứng, mất sự tín nhiệm…  4.2. Giáo hội – ngôi nhà chung cho mọi người  Các bản văn hôm nay cho phép hiểu rằng tư cách của chúng ta là người đã được rửa tội không phải là một quyền để chúng ta có thể phê phán hoặc loại trừ người khác. Tư cách này thật ra là một ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta. Riêng Ngài, Thiên Chúa không hề bị ràng buộc vào bất cứ cấu trúc tôn giáo hay bất cứ tư cách nào của con người. Thiên Chúa khẳng định ý muốn của Người là muốn cứu độ mọi người và mọi dân nước. Người đã chia sẻ ơn cứu độ cho cả dân ngoại. Người không muốn chúng ta có thái độ hẹp hòi kỳ thị một ai. Người muốn Nhà của Người là Giáo hội phải trở thành Nhà cầu nguyện của hết mọi dân tộc.  Carry out đó, Giáo hội sống giữa Dân ngoại, có nhiệm vụ công bố sứ điệp của Đức Giêsu cho họ. Như Đức Giêsu đã không giam hãm Thiên Chúa bên trong biên cương của Israel, nhưng đã để chính mình được đánh động bởi lòng tin của người phụ nữ ngoại giáo. Chúng ta không được gây cản trở cho một ai đến với Giáo hội, nhưng phải luôn sẵn sàng nói và giới thiệu Chúa cho những ai thành tâm thiện chí.  Quốc Vũ          
from WordPress https://ift.tt/2CHsfkz via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Con đẻ – con ghẻ ( CN XX TNA)
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu      21 Khi ấy, Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn, 22 thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở vùng ấy đi ra, kêu lên rằng : “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi ! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm !” 23 Nhưng Người không đáp lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng : “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !” 24 Người đáp : “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.” 25 Nhưng bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng : “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi !” 26 Người đáp : “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” 27 Bà ấy nói : “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” 28 Bấy giờ Đức Giê-su đáp : “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật ! Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh. – Có lần tôi bị một lớp học trò sơ nhí đùa rằng, lớp chúng con chỉ là “con ghẻ” của cha. Cha đã có lớp “con đẻ” rồi. Thú thật lúc ấy tôi không hiểu các sơ nhí muốn nói gì. Cho đến khi các sơ nhí cười vang thích thú thì tôi hiểu họ muốn ám chỉ điều gì. Thì ra con đẻ là con được thương, và con ghẻ là con bị ghét bỏ. Đó cũng là cách hiểu thường tình trong xã hội. Ai lại không thương con mình sinh ra? Ai có đủ rộng lượng để thương con của người khác? Nếu có, thì đó là họa hiếm, là ngoại lệ. – Ra như Đức Giêsu cũng có cái nhìn phân biệt như thế khi nói: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-el mà thôi”. Trong góc nhìn Kinh Thánh, dân Ít-ra-el là Dân riêng của Thiên Chúa. Dân được Thiên Chúa chọn làm con. Các dân khác là dân ngoại, là dân nằm ngoài sự chăm sóc của Thiên Chúa. Người đàn bà Ca-na-an đi theo kêu cầu Đức Giêsu cứu giúp con bà là dân ngoại. Dường như bà bị Đức Giêsu hắt hủi. Bà và con gái bà không đáng được hưởng phúc lành từ Đức Giêsu. Thế nhưng, lòng tin và sự kiên trì của người đàn bà Ca-na-an đã thay đổi Đức Giêsu. Phạm vi ơn cứu độ đã được mở rộng. Với lòng tin ấy, những “mảnh vụn hồng ân” đã được trao tặng cho người đàn bà dân ngoại. Con gái của bà được khỏi bệnh. – Ngày nay, chúng ta có phúc hơn người phụ nữ dân ngoại trong Tin mừng. Chúng ta là người đạo gốc. Chúng ta được sống trong các giáo xứ toàn tòng. Chúng ta được Lời Chúa hướng dẫn, được Thánh Thể dưỡng nuôi, và bao ân phúc khác. Thế nhưng, có lúc chúng ta đã không trân trọng ơn Chúa đã ban. Giống như dân Ít-ra-el xưa đã chối từ sứ điệp Tin mừng, còn dân ngoại thì sẵn sàng đón nhận. Chính khi chúng ta không trân trọng hay chối từ ơn Chúa ban, thì chúng ta đã tự loại mình ra khỏi gia đình của Thiên Chúa. Chúa luôn coi chúng ta là “con đẻ”, là Dân riêng, nhưng chính chúng ta đã chỉ xem Chúa là “bố dượng và mẹ ghẻ”. Xin cho chúng con luôn biết quý trọng những ơn lành Chúa ban trong từng phút giây cuộc đời. Xin cũng cho chúng con nhận ra Thiên Chúa là Người Cha luôn chăm sóc và nâng đỡ từng bước đi của con cái mình. Lm. Giuse Mai Văn Điệp, OP.  
from WordPress https://ift.tt/323Ef8I via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Vị sáng lập đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố sẽ được tuyên Chân Phước vào tháng 10
Đặng Tự Assemble 29/Jul/2020
Cha Michael McGivney, là vị sáng lập tổ chức huynh đệ Công Giáo Hiệp sĩ Kha Luân Bố, sẽ được tuyên Chân Phước vào ngày 31 tháng 10, Bộ Tuyên Thánh đã công bố như trên trong tuần qua.
Tin này đã được thông báo trên trang net và trên Twitter của Bộ Tuyên Thánh ngày 20 tháng 7.
Một phép lạ được ghi nhận nhờ sự can thiệp của Cha McGivney đã được Vatican chấp thuận và được Đức Thánh Cha Phanxicô truyền cho công bố vào ngày 27 tháng 5. Một đứa trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh nan y từ trong bụng mẹ đã được chữa lành một cách kỳ diệu sau những lời cầu nguyện xin cha McGivney can thiệp.
Thánh lễ tuyên Chân Phước cho vị linh mục dự kiến sẽ được cử hành tại quê hương Connecticut của ngài.
Cha McGivney đã thành lập đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố ở New Haven, Connecticut, vào năm 1882. Ban đầu, tổ chức này nhằm hỗ trợ các góa phụ và gia đình họ sau cái chết của người chồng. Tổ chức đã phát triển thành một hội đoàn huynh đệ Công Giáo trên toàn thế giới, với hơn 2 triệu thành viên, thực hiện các công việc từ thiện và truyền giáo trên toàn cầu. Các Hiệp sĩ cũng cung cấp các chính sách bảo hiểm nhân thọ cho các thành viên của mình.
Năm 2018, 16, 000 hội đồng Hiệp sĩ trên toàn thế giới đã quyên góp hơn 185 triệu Mỹ Kim cho các công việc bác ái và đã cung cấp hơn 76 triệu giờ thiện nguyện vào năm 2018, trị giá hơn 1.9 tỷ Mỹ Kim theo định giá của Self sustaining Sector. Công việc tình nguyện của họ bao gồm hỗ trợ cho các Thế vận hội đặc biệt, lái xe chuyên chở thực phẩm cho các gia đình nghèo.
Từ năm 2017 đến 2018, các Hiệp sĩ đã quyên góp và giao 2 triệu Mỹ Kim cho thị trấn Karamles bên Iraq. Các Hiệp sĩ đã giúp các tín hữu Kitô sống sót sau cuộc diệt chủng enact bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây ra tái định cư tại quê hương của họ và xây dựng lại tương lai.
Trong một buổi triều yết dành cho Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson vào đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi các thành viên của tổ chức này là các “nhân chứng trung thành cho sự thánh thiêng và phẩm giá của đời sống con người, ở cả cấp địa phương và quốc gia.”
Ngài cũng lưu ý sự cống hiến của các Hiệp sĩ trong việc giúp đỡ “cả về vật chất và tinh thần, những cộng đoàn Kitô hữu ở Trung Đông đang phải chịu những tác động của bạo lực, chiến tranh và nghèo đói.”
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh – “Sanctus”.
Như thế, Cha McGivney đang ở bước cuối cùng trước khi được tuyên thánh.
Cha McGivney sẽ trở thành người sinh ra tại Mỹ thứ tư được tuyên Chân Phước, sau các Chân Phước Stanley Rovers, James Miller và Solanus Casey.
Trong khi Giáo hội đã công nhận ba người phụ nữ sinh ra ở Hoa Kỳ là những vị thánh – là các Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Katharine Drexel và Thánh Kateri Tekawitha – đến nay chưa có người nam nào được tuyên thánh ở Mỹ.
Vatican cũng tuyên bố trong tuần này rằng các lễ tuyên Chân Phước cho hai vị khác, là nữ giáo dân Benigna Cardoso và Cha Giuseppe Ambrosoli, sẽ bị hoãn lại enact đại dịch coronavirus đang diễn ra. Việc tuyên Chân Phước cho các ngài trước đó đã được lên kế hoạch vào ngày 21 tháng 10 và ngày 22 tháng 11. Lễ tuyên Chân Phước cho chị Cardoso sẽ diễn ra ở Brazil, một trong những điểm nóng của virus hiện nay. Lễ tuyên Chân Phước cho Cha Ambrosoli sẽ diễn ra ở Uganda, nơi ngài đã phục vụ như một linh mục truyền giáo.
Source:Catholic Info Agency Knights of Columbus founder to be beatified in October
from WordPress https://ift.tt/31bGTK5 via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
MẸ MARIA MẪU GƯƠNG CỦA PHỤC VỤ
            Mừng ngày Mẹ về trời, một biến cố rất quan trọng trong Giáo Hội và trong lòng mỗi người chúng ta. Trong ít  phút suy tư con miên man suy nghĩ; lúc chứng kiến hay được truyền lại việc Mẹ lên trời, tâm trạng của chúng ta là gì? Vui mừng, ca hát hay buồn rầu nuối tiếc? Trong một biến cố có người vui có kẻ buồn, mỗi người một tâm trạng không ai giống ai.Điều quan trọng ở đây là chúng ta biết hướng lòng mình về với Mẹ. Lời của Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hướng về Mẹ qua biến cố Mẹ vội vã lên đường đi thăm chị họ là bà Elizabeth.            Mẹ vội vã lên đường. Tại sao Mẹ lại phải vội vã? Có lẽ vì Mẹ là một con người luôn muốn giúp đỡ người khác.Vì Mẹ được xem là mẫu gương của đức ái. Tuy Mẹ yêu mến sự ẩn mình nhưng lại có một ước muốn mạnh mẽ là được cùng với Thiên Chúa thỏa mãn trong ước muốn được phục vụ. Phục vụ trong một khung cảnh xa xôi hoang vắng cho nên chắc chắn đây là một lý attain khiến cho Mẹ rời bỏ ngôi nhà vắng vẻ của Mẹ để làm cuộc hành trình dài. Lý giải cho câu hỏi đâu là lý attain khiến Mẹ vội vã lên đường? Câu chuyện xẩy ra khá vội vàng nên Mẹ đã quyết định cũng nhanh chóng. Ngay từ lúc Thiên Thần báo tin Mẹ như đã xác tín được Thiên thần đã chuyển ý định  của Thiên Chúa đến với Mẹ là Mẹ đến với Elizbeth, Mẹ đã tin vào lời của thiên thần và không xin một dấu hiệu. Mẹ tin rằng đó là ý muốn của Chúa muốn Mẹ đi thăm chị họ của Mẹ và tự xác tín rằng sự thật đã được trao cho Mẹ rồi. Là chị mình đang cưu mang một người con trai. Thứ đến Mẹ biết rõ rằng chị họ của Mẹ đã gánh chịu nỗi u buồn hằng bao năm nay vì sự hiếm muộn và Mẹ biết rằng chị mình chắc chắn đang rất hạnh phúc vì nỗi ưu phiền bấy lâu nay đã được cất đi. Trái tim yêu thương của Mẹ rộn lên trong hạnh phúc của chị mình. Mẹ đã ước ao được thấy chị mình vui tươi và niềm vui đó cũng là niềm vui của Mẹ, và cùng Mẹ, hòa hợp với Mẹ để cất lời ca tụng ân huệ Chúa đã ưu ái ban cho chị mình. Lý attain nữa là: Như lời giáo phụ đã dạy Mẹ Maria muốn phục vụ chị họ mình và giúp chị trong công việc nội trợ. Mẹ Maria đến với thánh nữ Elizabeth cách vội vàng  bởi lẽ nhịp đập yêu thương và lòng ước mong được  giúp chị đã thôi thúc mẹ lên đường ngay lập tức không chậm trễ. Gương sáng của Mẹ dạy chúng ta rằng đừng bao giờ chậm trễ thực hiện bất cứ công việc tốt đẹp nào. Đừng để tới ngày mai những gì chúng ta có thể làm hôm nay.            Mẹ là người đưa Chúa Giêsu đến cho người khác bởi vậy tôn kính Mẹ là tôn kính Chúa Giêsu. Trong lời chào của bà Elizabeth Thần tính của Đức Giêsu Kitô được biểu lộ rõ vì rằng; Được linh hứng bởi thần khí bà Elizabeth gọi đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vậy nên  nếu Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thì con của Mẹ phải là Thiên Chúa.            Phẩm giá  của Mẹ Thiên Chúa thì siêu phàm bởi Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa. Mẹ gần gũi Thiên Chúa hơn mọi tạo vật khác thậm chí còn gần hơn cả các thiên thần. Mẹ đang là Đấng gần Thiên Chúa hơn hết tất cả các tạo vật được Thiên Chú tạo dựng. Đấng là nguồn của tất cả chân giá trị và ân sủng, nắm giữ vị trí tối cao giữa tất cả tạo vật ở trong nước Thiên Đàng và là nữ vương của các thánh. Trong lời kinh Magnificat Mẹ nói lên lời tiên tri:từ đây mọi thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc”. Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm trong Giáo Hội. Perform đó  Hội Thánh đã bày tỏ sự tôn trọng Mẹ bằng cách mừng kính  mẹ cách đặc biệt. Làm sao lại không tôn kính Mẹ, đấng mà Thiên Chúa đã nâng tầm danh dự lên cao hơn hết mọi loài thụ tạo. Lời ca tụng Mẹ qua miệng của Thiên thần; “Kính chào bà đầy ơn phúc Thiên Chúa ở cùng bà…” và Elizabeth; “Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ.” là hai lời chào mạc khải hết những gì Mẹ được Thiên Chúa phong ban. Khi Thánh Thần bởi miệng của Elizabeth nói rằng: Em có phúc hơn mọi người nữ và  Giêsu Người con đang ngự trong lòng mẹ… Người đã chứng tỏ cho thấy mối liên hệ gần gủi ngay giữa việc tôn kính Mẹ và thờ lạy Mẹ. Bởi lẽ Maria là Mẹ của Thiên Chúa Đấng đầy ơn phúc và mở đầu cho tình yêu và việc tôn kính của tất cả ai yêu mến và tôn thờ Chúa Giêsu.  Tất cả sự vinh dự chúng ta dành cho Mẹ trở lại với con chí thánh của Mẹ. Nói cách khác đối với ai xem thường và coi nhẹ Đức Maria attain đó cũng coi thường Đức Giêsu Kitô chúa chúng ta. Giáo Hội đã thêm lời của thánh Elizabeth “phúc thay đấng được Chúa ngự trong lòng.” Cho thấy lời chào của sứ thần chứng tỏ rằng sự tôn kính Mẹ thì không thể tách rời ra khỏi sự tôn kính Chúa Giesu.              Bà Elizabeth hoàn toàn đúng khi cho rằng việc Mẹ của Thiên Chúa vào nhà mình là sự vinh dự lớn lao như chưa từng có. Càng nhìn nhận ân huệ lớn lao thì càng thấy mình bất xứng.Vì sự cao trọng của Thiên Chúa nên khi chúng ta rước lễ, tâm tình của chúng ta cảm thấy bất xứng và làm cho chúng ta trở về với sự khiêm tốn hơn mà thốt lên; lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào lòng con….  Bất xứng hơn nữa rằng ân sủng được trao đó chúng ta lại  nhận lãnh từ chính Thiên chúa, chính Ngài đã ngự vào lòng chúng ta trong phép thánh thể. Bởi vậy cũng như bà Elizabeth chúng ta phải thốt lên rằng bởi đâu tôi được Thiên Chúa Chúa của tôi đến với tôi.             Qua những dòng suy tư trên đây cho thấy tác phong nhanh nhẹn và mau lẹ của Mẹ giúp chúng ta nhân ra rằng một người đầy đức ái thì cũng có đầy ơn Chúa để nhận ra ý Chúa. Một người như thế luôn là người hạnh phúc. Người đó chính là Mẹ Maria và những ai bắt chước đời sống của Mẹ. Dominico Savio  
from WordPress https://ift.tt/2PRiCCK via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
(Kh 11,19a; 12,1-6.10; 1 Cr 15,20-27; Lc 1,39-56)
«MẸ VỀ TRỜI»  Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, nghĩa là sau cuộc đời tại thế, Đức Maria cả hồn lẫn xác được đưa về Trời. Khác với các thánh, Đức Mẹ lên Trời không chỉ linh hồn mà còn với thân xác vinh hiển. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1950 Đức Giáo hoàng Piô XII đã định tín đây là “tín điều được Thiên Chúa mạc khải”.  1. Bài đọc 1:Một người nữ mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai sao  Người nữ được nói tới ở đây là biểu trưng cho Dân của Thiên Chúa. Người nữ ấy được mặc lấy nơi mình tất cả vẻ đẹp của trần gian, là người được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu mến. Mặc dù được sinh ra trong đau khổ bởi vì dân của Thiên Chúa là tội nhân (x. St 3,16), nhưng lại được phúc cưu mang và hạ sinh Đấng Mêsia. Con rắn, kẻ thù xưa của con người, đã nổi lên để chống lại “người nữ” – Dân của Thiên Chúa và chống lại Đấng Mêsia. Nó sinh ra trong sự dữ để tàn phá trời và đất. Đức Kitô đã không bị nó khống chế bởi sự chết, vì Người đã sống lại và lên trời; còn Giáo hội, Dân Mới của Thiên Chúa, phải trốn trong sa mạc một thời gian, nhưng nhờ tin cậy nơi Thiên Chúa, nên cuối cùng đã được hiển trị với Người. Ngày nay, đoạn sách này được đọc dưới cái nhìn quy hướng về Đức Maria, bởi vì Mẹ là hình ảnh sống động của Dân Thiên Chúa: Mẹ cũng phải kinh qua những đau khổ, cũng phải trải qua màn đêm tăm tối của đức tin, phải lặng thầm trong sa mạc và quặn thắt dưới chân thập giá. Và hôm nay, qua ân huệ Thiên Chúa ban cho Mẹ là được đưa về trời cả hồn lẫn xác, chúng ta tin rằng Mẹ là hình ảnh vinh quang của một tương lai mà Thiên Chúa đã hứa ban cho Dân của Người.  2. Bài đọc II: Mở đường là Đức Kitô, rồi đến lượt những kẻ thuộc về Người  Thánh Phaolô khẳng định rằng: «Mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết» (c. 22). Thật vậy, toàn thể nhân loại bị đặt dưới biết bao điều tai ác, và cái chết là sự dữ cuối cùng: mãnh lực đè bẹp sự yếu đuối, lạc thú giết chết tình yêu và sự chết thống trị trên sự sống,… Nhưng giờ đây, nhân loại, nhờ Đức Giêsu Kitô, đã được giải thoát khỏi những điều dữ ấy; bởi Đức Kitô không muốn chỉ ở lại trong vinh quang của Người, nhưng Người đã chia sẻ vinh quang ấy cho Giáo hội, muốn đưa nhân loại vào cuộc chiến thắng thống trị trên sự dữ, sự căm thù, sự bất an, sự sợ hãi và cuối cùng là sự chết.  Cần có thời gian để đạt đến điều này; cuộc chiến đang diễn ra, Giáo hội không được phép lui bước, không được phép thỏa hiệp, không được bỏ cuộc,… nhưng phải chiến đấu cho đến khi cái chết bị tiêu diệt vĩnh viễn.  3. Bài Tin Mừng: Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều lớn lao, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường  Đức Maria được sánh ví như Hòm Bia Giao Ước, là dấu chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người trong cuộc chiến trên hành trình về Đất Hứa. Và hình ảnh Gioan Baotixita nhảy mừng khi Mẹ đến thăm bà Êlisabet, gợi nhắc lại hình ảnh của vua Đavit nhảy mừng trước Hòm Bia Giao Ước (x. 2Sm 6,12). Hơn nữa, bà Êlisabet đã đón chào Đức Maria bằng một tiếng «kêu lớn tiếng» (c. 42) như ngày xưa bà Giuđitha được toàn dân ca ngợi sau khi chiến thắng Hôlôphecnê: «Này trang nữ kiệt, bà được Chúa tối cao ban phúc hơn tất cả người phụ nữ trên cõi đời này. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa, Đấng dựng nên đất trời; Người đã hướng dẫn bà chặt đầu tướng giặc» (Gđt 13,17-18).   Hơn nữa, bài thánh ca mà thánh sử Luca đặt lên miệng Đức Maria, còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn tất cả những bài ca chiến thắng của thời Cựu Ước. Bởi trong khi những bài thánh ca khải hoàn chứa đựng tất cả những lời khẩn nguyện và niềm hy vọng của «những người nghèo», còn kinh Magnificat trước hết là bài ca khải hoàn của ơn phục sinh, là bài ca của sự đổi mới, của sự biến đổi hoàn toàn, được hát lên từ miệng của những người đã vượt thắng mọi đau khổ và sự chết, bằng tình yêu và bởi sự gắn kết đời mình với Đức Kitô.  4. Suy niệm 4.1. Mở đường là Đức Kitô, rồi đến lượt những kẻ thuộc về Người  Trong số những người thuộc về Đức Kitô ấy, thì Mẹ Maria là người đầu tiên bước theo Người. Mẹ bước theo Con của Mẹ trọn cả cuộc đời, nhất là kể từ biến cố Truyền Tin, Mẹ đã thưa lên hai tiếng “xin vâng”, để khởi đầu cho cuộc hành trình bước theo Đức Kitô trong chương trình cứu độ nhân loại mà Thiên Chúa sẽ thực hiện. Mặt khác, trong hành trình bước theo Đức Kitô, chúng ta có Mẹ là trung gian. Chính mẹ là trung gian dẫn chúng ta đến với Đức Kitô và bước đi theo Người. Bởi qua Mẹ, chúng ta sẽ tìm gặp được Thiên Chúa, sẽ được thấy Chúa Giêsu – người con yêu dấu của Mẹ. Nói như thánh Louis Marie Grignion de Montfort: «Nếu chúng ta kêu đến danh thánh Maria, thì tiếng vọng trả lời chúng ta sẽ là Đức Giêsu». Và thánh Don Bosco còn mạnh bạo hơn khi quả quyết với con cái của ngài về niềm tin tưởng phó thác trong tình yêu của Mẹ: «Hãy đến với Đức Maria, các con sẽ thấy phép lạ là gì».  Kinh Salve chúng ta thường hát một cách xác tín rằng: «Mẹ là nguồn sức sống, nguồn hy vọng của chúng con» trên hành trình dương thế này; vì có Mẹ, chúng ta sẽ vững vàng trong niềm tin, sẽ đủ can đảm sống chứng nhân như Mẹ. Thánh Bênađô đã nói: «Chớ gì tên Mẹ không bao giờ rời khỏi môi miệng bạn, chớ gì nó cũng không bao giờ rời khỏi con tim bạn. Khi theo Mẹ, bạn sẽ không bao giờ lạc lối; cầu khẩn Mẹ, bạn sẽ không thất vọng… Nếu Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không vấp ngã; nếu Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ gì; nếu Mẹ lo cho, bạn sẽ đạt tới đích».  4.2. Cùng Mẹ, chúng ta sống đời Kitô hữu và về trời  Ngày hôm nay mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng chúng ta cũng mang trong thân xác mình mầm sống bất diệt và một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ được về trời với Mẹ, nếu chúng ta sống trung thành với đức tin, như lời Thánh Phaolô đã nói: «Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ đã yên giấc. Vậy sự chết bởi một người thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người. Cũng như mọi người đều phải chết nơi Adam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được tác sinh trong Đức Kitô như vậy» (1Cr 15,17).  Mừng lễ Mẹ lên trời, còn nhắc nhở cho chúng ta rằng Mẹ cũng là một con người như chúng ta. Dù được đầy ơn phúc, nhưng Mẹ cũng đã trải qua bao gian truân trong suốt cuộc đời theo bước chân của Đức Giêsu, con của Mẹ. Mẹ đã cùng Người đau đớn sinh ra Giáo hội trên đỉnh đồi Canvê. Như người nữ đau đớn khi sinh con mà sách Khải Huyền nhắc đến.  Ngày hôm nay Giáo hội cũng nhắc nhở cho chúng ta một hình ảnh Maria, người Mẹ đầy yêu thương và vị tha. Khi được tin bà Êlisabet mang thai trong lúc tuổi đã cao, Mẹ mau mắn lên đường, đến để săn sóc, và để chia sớt một phần khó khăn của người chị họ trong lúc thai nghén. Hình ảnh này cũng cho chúng ta thấy rằng con đường lên trời của Mẹ cũng chính là con đường mà Mẹ vẫn đi mỗi ngày. Đó là con đường đi “với” chứ không phải con đường “đi một mình”. Mẹ đã đi từng bước với Chúa, với tha nhân, và cuối đường Mẹ đã về với Chúa.  Ước gì ngày hôm nay chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta một người Mẹ tuyệt vời, và cùng ngước nhìn lên Mẹ để xin Mẹ giúp chúng ta biết noi gương Mẹ, luôn biết thêu dệt cuộc đời chúng ta bằng những bước đi thắm đượm tình yêu thương: yêu Chúa và yêu tha nhân. Có như vậy chúng ta chắc chắn sẽ được tái sinh trong Chúa Kitô, và được về trời cùng với Mẹ.    
from WordPress https://ift.tt/31O6WpP via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Lắng nghe phụ nữ có thể cứu sự sống trong đại dịch, nhà xã hội học nhận xét
Phụ nữ ở Ghana và các quốc gia Tây Phi khác đã phải đau khổ nhiều hơn trong đại dịch Covid-19, vì họ bị loại khỏi các vị trí quyền lực và đưa ra quyết định, một nhà xã hội học Công giáo cho biết.
Văn Yên, SJ – Vatican News
Bà Miriam Rahinatu Iddrisu, nhà xã hội học và chuyên gia về giới, nói với hãng tin Công giáo CNS rằng ý kiến ​​đóng góp của phụ nữ có thể giúp giảm bớt hàng loạt các vấn đề từ việc gia tăng các trường hợp lạm dụng gia đình – đặc biệt là trong thời phong toả – đến việc gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực.
Bà Iddrisu nói hôm 6/8 rằng: “Các quốc gia có nhiều phụ nữ lãnh đạo hơn – trong chính phủ, nội các, cơ quan lập pháp – đã đưa ra các phản ứng Covid-19 có xem xét đến tác động của cuộc khủng hoảng đối với phụ nữ và trẻ nữ.”
Bà nói, với việc phụ nữ là người chăm sóc chính trong hầu hết các công việc gia đình, các cơ quan chính phủ ở Ghana và trong toàn khu vực cần thiết lập các buổi cung cấp thông tin về Covid-19 để cung cấp những thông tin chất lượng và đáng tin cậy về virus.
Và, để giảm tác động kinh tế slay đại dịch đối với phụ nữ, bà ủng hộ việc cung cấp các quỹ khẩn cấp và phục hồi cho các hợp tác xã của phụ nữ và cho phụ nữ làm việc trong khu vực phi chính thức, đặc biệt liên quan đến phụ nữ bán quả và các sản phẩm khác ở chợ và ven đường.
Và thậm chí hơn nữa, “chú trọng bình đẳng giới là một phần không thể thiếu của lộ trình phục hồi sau Covid-19.”
Bà Iddrisu nói: “Các nhà lãnh đạo cần phải trực tiếp nhận ra tác động của đại dịch đối với phụ nữ, cũng như vai trò tích cực trong việc đưa ra quyết định ở cấp cộng đồng, quốc gia và đa quốc gia khi chúng ta xây dựng lại nền kinh tế năm 2020”.
Nhìn một cách rộng lớn hơn và gợi lại một cảm nhận mà Đức Thánh Cha Phanxicô diễn tả, bà Iddrisu nói rằng đại dịch gây ra “nhiều khủng hoảng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào gần đây.” Vì thế, cần có những chiến lượng tổng thể để cải thiện bối cảnh chính trị và kinh tế, nơi đó mở rộng khả năng cho phụ nữ tiếp cận được sự hỗ trợ tài chính, loại bỏ định kiến giới, thúc đẩy sự dấn thân của phụ nữ vào đời sống chính trị. (CNS 12/8/2020)
from WordPress https://ift.tt/2PQFdzh via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
ĐHY Yeom thánh hiến giáo phận Bình Nhưỡng cho Đức Mẹ Fatima
Nhân dịp lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ĐHY Andrew Yeom ra một sứ điệp “Kính mừng Đấng đầy ơn phúc! Đức Chúa ở cùng bà” và thánh hiến Bình Nhưỡng cho Đức Mẹ Fatima. ĐHY Yeom viết: “Tôi hy vọng sớm đến ngày chúng ta có thể chia sẻ với anh em Bắc Triều Tiên niềm vui mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời”.
Văn Yên, SJ – Vatican Records
ĐHY Yeom giải thích: “Vì năm nay đánh dấu kỷ niệm 75 năm giải phóng Triều Tiên khỏi sự đô hộ của Nhật Bản và 70 năm ngày Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ nên tôi quyết định dâng giáo phận Bình Nhưỡng cho Đức Mẹ Fatima sau khi cầu nguyện và phân định chân thành.”
Đức hồng y bày tỏ mong muốn hai miền Triều Tiên mở rộng trái tim và đối thoại để đạt được hòa bình thực sự. Thực tế, bầu khí của năm nay được đánh dấu bởi những căng thẳng mới đáng lo ngại giữa hai miền Triều Tiên, với đỉnh điểm vào ngày 16/6 năm ngoái, khi Bình Nhưỡng cho nổ tung trụ sở văn phòng liên lạc với Hàn Quốc tại thành phố Kaesong sau Hội nghị thượng đỉnh lịch sử liên Triều vào tháng 4/2018.
Đức cha Lee Ki-heon, chủ tịch Ủy ban Hòa giải của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc (CBCK), trong một thông điệp gần đây, đã trở lại thúc giục một hiệp ước hòa bình chấm dứt hoàn toàn chiến tranh, một trong những xung đột đẫm máu nhất trong trong lịch sử sau hai cuộc chiến tranh thế giới, và đi đến việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo. Một hiệp ước tưởng chừng đã gần như đạt được sau “Tuyên bố Bàn Môn Điếm”, được ký vào tháng 4/2018 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, nhưng hiện tại dường như là một mục tiêu xa vời.
Trong thông điệp, Đức Hồng Y Yeom đã thông báo rằng ngài đã xin Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phép lành đặc biệt cho giáo phận Bình Nhưỡng. Ngài viết: “Đức Thánh Cha đã hứa sẽ dâng lời cầu nguyện đặc biệt xin sự bảo vệ của Đức Trinh Nữ Maria vào ngày mà chúng ta sẽ cung hiến giáo phận Bình Nhưỡng cho Thánh Mẫu Fatima”.
Ngày lễ Mẹ Lên Trời là Ngày Giải phóng Triều Tiên, năm 1945, khỏi sự đô hộ của Nhật Bản. Giáo hội Công giáo Hàn Quốc xem sự giải phóng như một món quà từ Đức Trinh Nữ Maria, extinguish đó các Thánh lễ được cử hành trọng thể tại các nhà thờ chính toà trong cả nước để diễn tả lòng biết ơn Đức Mẹ về sự giải phóng đất nước và cầu nguyện cho hoà bình thế giới. (CSR_5885_2020)
from WordPress https://ift.tt/3fRc2qh via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Thứ Sáu tuần XIX Mùa Thường Niên A
3 Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý invent nào không? “4 Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ”,5 và Người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.”6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”7 Họ thưa với Người: “Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? “8 Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu.9 Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình.”10 Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn.”11 Nhưng Người nói với các ông: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.12 Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”
Suy niệm:
Nhiều bạn trẻ, và có rất nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi chuẩn bị bước vào hôn nhân, hay mới ở những giai đoạn đầu của hôn nhân, thường mơ ước đến một hôn nhân đến đầu bạc răng prolonged, đến khi cả hai nhắm mắt xuôi tay giã từ cuộc đời, họ vẫn nắm tay nhau, không rời nhau nửa bước. Đó là một tình yêu hôn nhân thật đẹp, không phải trong mơ, cũng chẳng phải từ trong chuyện cổ tích, nhưng là vẫn có đó những tình yêu hôn nhân thật đẹp trong đời thường, trong mỗi ngày chúng ta sống và đi qua.
Khi mà phương tiện truyền thông, mạng xã hội lan truyền thông tin cách nhanh chóng và sống động, có biết bao nhiêu clip, hình ảnh, câu chuyện của nhiều cặp vợ chồng chung thủy với nhau, yêu nhau thật đắm đuối cho đến tuổi già, vẫn trao cho nhau những lời yêu thương nồng nàn nhất. Họ đã yêu, đã sống đời hôn nhân thật đẹp cho đến phút cuối đời, đến mức bao nhiêu người ngưỡng mộ, khiến bao người phải cật vấn lại cách cho đi và nhận lãnh tình yêu từ trong hôn nhân của mình.
Tình yêu hôn nhân nơi con người không phải ngẫu nhiên chỉ là những tín hiệu, những dòng cảm xúc phát xuất từ nhịp đập, tiếng nói của con tim, nhưng trên hết tất cả, tình yêu hôn nhân nơi con người xuất phát từ Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người và đặt vào nơi họ một tình yêu hôn nhân, gắn kết người nam và người nữ trở thành một. Live vậy, vẻ đẹp của tình yêu hôn nhân sẽ mãi mãi luôn tỏa rạng, sẽ vững bền mãi khi cả hai vợ chồng biết cầu xin và dành cho Thiên Chúa một vị trí thật quan trọng trong hôn nhân của mình. Để nhờ có sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân, tình yêu giữa cặp vợ chồng, sẽ có được sức mạnh của một tình yêu sống cho nhau, sống vì nhau; họ sẽ biết làm thế nào để nuôi dưỡng hạnh phúc, vượt qua những thách đố, khó khăn trong đời sống hôn nhân; biết làm thế nào không chỉ là tha thứ cho những giới hạn, lầm lỗi của nhau, nhưng còn là giúp người bạn đời vượt lên trên những khiếm khuyết đó để làm mới lại chính cả hai.
Giữa một xã hội mà con người ngày nay xem ra thiếu đi rất nhiều sự kiên nhẫn, sự thủy chung trong hôn nhân, và bị ảnh hưởng bởi thứ chủ nghĩa tự invent cá nhân, đề cao bản thân, hưởng thụ, và dễ dàng quyết định lập úp hôn nhân chỉ vì những chuyện tầm phào, không đáng…thì những cặp vợ chồng trẻ ngày nay xem ra luôn gặp phải những dao động khi xã hội ngày càng bình thường hóa vấn đề ly dị.
Chỉ khi nào, cả hai là vợ lẫn chồng, không chỉ tìm đến nhau chỉ vì nhau, nhưng còn là thực hiện trọn vẹn sứ mạng Kitô hữu của mình trong ơn gọi hôn nhân, khi hoàn thành mục đích của hôn nhân, làm cho Bí tích Hôn Nhân được triển nở, sinh hoa trái thì khi ấy, “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương, một thịt” và sẽ chẳng bao giờ có sự phân ly.
from WordPress https://ift.tt/3iFvBni via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
HƯỚNG LÒNG VỀ TRỜI VỚI MẸ
  Vào thế kỷ 19, có một luồng thần học chủ trương rằng Đức Maria không phải chết và luồng thần học đó xin Đức Thánh Cha hãy định tín như vậy.  Với lý luận cũng như lập trường của họ, họ cho rằng Đức Maria không mắc tội nguyên tổ, nên không phải chết bởi vì sự chết là hình phạt của tội nguyên tổ.   Tuy nhiên đa số các nhà thần học cho rằng Đức Maria đã chết và sau đó được sống lại.  Đức Piô XII không bàn tới vấn đề này, không nói rằng Mẹ không phải chết, cũng chẳng nói Mẹ đã chết và đã sống lại; nhưng chỉ nói rằng: sau khi chấm dứt cuộc đời dương thế, Mẹ được cất về trời cả xác và hồn.  Nhìn Đức Mẹ ngủ, tôi thấy sáng lên vẻ đẹp thánh thiện cao quý.  Mẹ tuyệt đẹp vì Mẹ đầy ơn Chúa.  Mẹ đẹp thánh thiện vì ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội.  Mẹ đẹp cao quý vì làm Mẹ Đấng Cứu Thế.  Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường.  Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn.  Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng.  Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát.  Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.   Ngày 1-11-1950, đúng vào dịp lễ Các Thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha Piô XII long trọng tuyên bố tín điều Đức Maria Hồn Xác Lên Trời : “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, sau khi sống trọn cuộc đời trần thế, đã được triệu hồi cả hồn và xác vào trong vinh quang thiên quốc.”   Và khởi đi từ lời tuyên bố trong Thánh Lễ tuyên tín long trọng hôm ấy, mầu nhiệm Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn và xác, trở thành chân lý đức tin cho toàn thể Giáo hội.   Mở ra những trang Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo từ số 963- 975, ta thấy 5 lý chứng rất mạnh mẽ và xác thực minh chứng việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời:   Vì Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô: Thánh Kinh diễn tả rõ ràng Đức Maria hiệp thông chặt chẽ với Chúa Giêsu trong nhiệm cuộc cứu chuộc, và luôn chia sẻ số phận với Con.  Vậy xét theo thiên chức làm Mẹ, đương nhiên đòi hỏi phải có việc Mẹ và Con hòa hợp sum vầy với nhau, vì cả hai đã yêu mến nhau tha thiết, cho nên chắc chắn Chúa Kitô vì lòng hiếu thảo, đã ban cho Mẹ mình được hồn xác về Trời sau khi ly trần, là điều hợp tình hợp lý.   Vì Đức Maria Trọn Đời Trinh Khiết: Thiên Chúa đã làm cho Đức Maria chịu thai, sinh con mà vẫn trinh nguyên, thì sau khi Mẹ qua đời, Ngài đã gìn giữ thân xác Đức Mẹ khỏi hư nát, và sau khi đem Mẹ về Trời, Ngài đã làm cho xác Mẹ nên vinh hiển.  Nên thánh Đamascênô tiến sĩ quả quyết: Vì Đức Mẹ đã được sinh con mà vẫn trinh nguyên, thì cần thiết là sau khi qua đời, xác Đức Mẹ cũng phải được bảo tồn nguyên vẹn.   Vì Đức Mẹ luôn hợp tác với Chúa Kitô: ngay từ thế kỷ II, các Giáo Phụ đã trình bày Đức Mẹ như là một Evà Mới hợp tác chặt chẽ với Adam Mới là Chúa Kitô để chiến thắng Devil.  Vì thế, cũng như Chúa Kitô sống lại vinh hiển là việc thiết yếu và là dấu chiến thắng cuối cùng, thì Đức Mẹ đã cùng Con chiến đấu cũng phải được cùng Con chiến thắng, nghĩa là Thân Xác Đồng Trinh của Đức Mẹ cũng phải được Lên Trời Vinh Hiển.   Vì Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc: các thánh tiến sĩ đã coi việc Đức Mẹ Hồn Xác về Trời như là bổ túc cho việc Đức Mẹ được Đầy Ơn Phúc.  Như lời cha Ađômêô quả quyết: Thân xác Đức Mẹ không hề bị hư nát vì đã kết hợp với linh hồn và đã được đầy ơn.   Vì Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội: theo lời xác quyết của Đức Thánh Cha Piô XII: Thân xác con người bị chết và bị tan rã ra tro đất là originate hậu quả tội Nguyên Tổ.  Đức Maria không hề mắc tội Nguyên Tổ, cũng không hề có tội riêng, cho nên đương nhiên và rất hợp lý là Đức Maria được Hồn Xác Về Trời.”   Mẹ về trời có nghĩa là mẹ đang sống.  Sự sống của Mẹ không phải chỉ giới hạn trong cuộc đời, nhưng bao trùm cả lịch sử: Lịch sử của cả loài người lẫn lịch sử c���a mỗi người chúng ta.   Đức Mẹ là một thụ tạo nhưng được Thiên Chúa cho về trời cả hồn và xác mà không phải đi qua ngưỡng cái chết, gọi là “mông triệu.”  Đó là một đặc ân vì Mẹ vô nhiễm nguyên tội, hoàn hảo các nhân đức, và mau mắn xin vâng Thánh ý Chúa Cha.  Đức Mẹ về trời là ấn tín bảo đảm cho những người tin vào Đức Kitô cũng sẽ được sống lại và lên trời sau khi hoàn tất chuyến lữ hành trần gian.  Lên trời là về Quê Hương Vĩnh Hằng, mục đích của mỗi Kitô hữu là như vậy.   Thị kiến kỳ lạ mà Gioan đã thấy và đã ám chỉ Đức Mẹ.  Thánh Gioan cho biết thêm: “Tôi nghe có tiếng hô to trên trời: Thiên Chúa chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức Kitô của Người giờ đây cũng biểu dương quyền bính, vì kẻ tố cáo anh em của ta, ngày đêm tố cáo họ trước tòa Thiên Chúa, nay bị tống ra ngoài” (Kh 12, 10).  Thị kiến này cũng khiến chúng ta phải cẩn trọng hơn về đức ái, nhất là trong cách đối xử với tha nhân hằng ngày.   Ngay cả Hồi giáo cũng tôn trọng Đức Mẹ, coi Đức Mẹ là phụ nữ cao cả nhất trong Kinh Koran (Kinh thánh của Hồi giáo).  Công giáo có nhiều danh xưng dành cho Đức Mẹ: Nữ vương Hòa bình, Đức Maria Trinh Vương, Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, Đức Mẹ Ban Ơn Lành, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Mân Côi, Đức Mẹ Thương Xót, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Hoa Hồng,… và Đức Mẹ còn gắn liền với các địa danh trên khắp thế giới, riêng Việt nam cũng có Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Giang Sơn, Đức Mẹ Mằng Lăng, Đức Mẹ Sao Biển, Đức Mẹ Trà Kiệu,…   Tác giả Thánh vịnh đã từng ca tụng: “Hàng cung nữ, có những vì công chúa, bên hữu ngài, hoàng hậu sánh vai, trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy.  Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ.  Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: Người là Chúa của bà” (Tv 45, 10-12).   Quyền năng và tình yêu Chúa tràn đầy trên Mẹ làm cho Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn sủng ngay từ trong lòng mẹ.  Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi… khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ.  Quyền năng và tình yêu Chúa đong đầy trọn vẹn nhất trong khoảnh khắc lịch sử, Mẹ lên trời cả hồn cả xác.  Đặc ân cao trọng này, chính là triều thiên sáng chói bao phủ lên Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).   Với lời Xin Vâng và bằng lời Xin Vâng trót cả tâm tình phó thác, Mẹ để cho Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc đời của mình để làm những việc Thiên Chúa muốn làm trong chương trình cứu rỗi loài người chúng ta.   Ngày Chúa Giêsu Đấng Cứu thế ra đời, khởi đầu công việc cứu thế, Mẹ có mặt ở đó để chứng kiến giây phút trọng đại này.   Lúc Chúa khởi sự cuộc đời công khai, tại tiệc cưới Cana, Mẹ có mặt ở đó như một người mẹ luôn lo lắng cho con cái của mình.   Lúc Chúa rao giảng: Mẹ có mặt xa xa; nhưng khi Chúa bị treo trên Thánh Giá: Mẹ đứng thật gần.  “Mẹ đứng sát cạnh Chúa Giêsu… như một trợ lực cho người con để Ngài làm xong những công việc cần phải làm cho mọi sự được hoàn tất.”   Và vào ngày đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Giáo hội, Mẹ có mặt ở đó với tất cả lòng yêu thương để khích lệ các tông đồ can đảm dấn thân vào cuộc sống mới: Cuộc sống làm chứng cho Chúa Giêsu Phục sinh.   Và rồi Mẹ cũng tiếp tục có mặt, có mặt như một nhắc nhở để những người con của mẹ nơi trần thế chớ có vì cuộc sống tạm bợ mà quên mất trời cao.   Trong Mầu nhiệm Mân Côi mùa Mừng, mầu nhiệm thứ tư: Đức Chúa Trời cho Đức Mẹ lên trời.  Xin cho con được chết lành trong tay Đức Mẹ.  Mầu nhiệm thứ năm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời.  Xin cho con được thưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.  Hai mầu nhiệm này không chỉ nhắc nhở chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ, mà còn hy vọng được trường sinh để cùng Đức Mẹ mãi mãi chúc tụng Thiên Chúa.  Đường về dù xa hay gần, đường đi có thể gập ghềnh nhiều nỗi, nhưng có Đức Mẹ đồng hành thì chúng ta cứ an tâm tiến bước.   Mẹ Maria đã được Chúa đưa cả hồn và xác về trời.  Mẹ Maria không chết.  Tình Mẹ vẫn mãi mãi thiên thu ở bên đoàn con suốt cuộc đời.  Thế nhưng, niềm vui và hạnh phúc chỉ ngập tràn trong cuộc đời chúng ta nếu chúng ta ý thức Mẹ vẫn đang sống bên cạnh chúng ta.  Chúng ta đang từng phút giây tận hưởng tình thương và sự chăm sóc vỗ về của Mẹ, nhưng thật bất hạnh nếu chúng ta chỉ sống như người mồ côi, thì  có lẽ chúng ta cũng chỉ ngậm ngùi như người Phật Tử nhận lấy bông hồng trắng trong ngày của mẹ với lời ai oán: “Mất mẹ là mất cả bầu trời” thương yêu.   Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là chúng ta xác tín lại niềm tin của chúng ta vào Chúa Giê-su: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.  Xin Đức Mẹ Maria luôn cầu bàu cho mỗi người chúng ta  khi còn ở đời này, biết yêu mến những sự trên trời và để sống như đang sống với Mẹ ở trên trời.  
Huệ Minh
from WordPress https://ift.tt/3gW4Ni5 via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Mời gọi quyên góp cho Thánh Địa vào ngày 13/9
Năm nay, enact đại dịch, ngày quyên góp cho Thánh Địa, ngày thể hiện tình liên đới với quê hương của Chúa Giêsu thường được thực hiện vào thứ Sáu Tuần Thánh, được Đức Thánh Cha quyết định chuyển đến ngày 13/9 tới. Nhân dịp này, các cha Dòng Phanxicô nhắc lại tầm quan trọng của việc quyên góp cho các nơi thánh này, nơi Tin Mừng đã trở thành lịch sử.
Ngọc Yến – Vatican Recordsdata
Tháng 4, khi cuộc khủng hoảng Covid-19 đã biến các giáo xứ của nhiều nước châu Âu thành một sa mạc, theo truyền thống là khu vực luôn dẫn đầu trong việc quyên góp cho Thánh Địa, Đức Thánh Cha đã chấp thuận đề xuất hoãn việc quyên góp đến ngày 13/9/2020. Cha Francesco Patton, bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa giải thích: “Ngày này được chọn vì đây là Chúa Nhật gần với lễ Suy tôn Thánh Giá. Ở Giêrusalem, chúng tôi cử hành đặc biệt trọng thể lễ này, để ghi nhớ tình yêu của Con Thiên Chúa đã dành cho chúng ta đến mức hiến mạng sống trên Thánh vì giá chúng ta, vì ơn cứu độ chúng ta”.
Các Giáo hội giúp đỡ các Giáo hội khác, trong một mạng lưới liên tục của tình huynh đệ là nét đặc trưng của các cộng đoàn Kitô trên khắp thế giới. Nhưng có một sự giúp đỡ đặc biệt của các Giáo hội khắp hành tinh dành riêng cho Thánh Địa vì nơi đây có một giá trị riêng, là nguồn gốc của Giáo hội, những viên đá lịch sử, không gian địa lý trực tiếp trong Tin Mừng: Nhà thờ các nơi Thánh ở Giêrusalem, Bêlem, Nazareth. Mỗi năm các Giáo hội địa phương dành một sự trợ giúp cụ thể enact cuộc quyên góp dành cho Thánh Địa vào Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong năm nay, một thói quen đã bị phá vỡ enact đại dịch.
Trong một video được phổ biến trong những ngày gần đây, cha Patton chỉ ra có nhiều cách để thực hiện việc quyên góp này. Cha cũng cho biết ở Thánh Địa có rất nhiều nhu cầu cần được hỗ trợ từ việc đóng góp. Các nhu cầu không chỉ liên quan đến việc bảo trì các nơi thánh, từ Vương cung thánh đường Chúa Giáng Sinh đến Thánh Mộ. Cha giải thích: “Nhờ các đóng góp quảng đại của các Kitô hữu trên khắp thế giới chúng tôi sẽ có thể hỗ trợ hoạt động mục vụ của các giáo xứ được giao phó cho chúng tôi; chúng tôi sẽ có thể bảo đảm giáo dục chất lượng cho hơn 10 ngàn học sinh đang theo học tại các trường của chúng tôi; chúng tôi có thể giúp đỡ các gia đình trẻ tìm được nhà ở; chúng tôi có thể trợ giúp những người lao động nhập cư Kitô cảm thấy được đón tiếp trong lúc phải xa quê hương; chúng tôi có thể sát cánh với những người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Syria và những người tị nạn hiện đang sống rải rác ở các quốc gia”.
from WordPress https://ift.tt/30TIW5v via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Đức TGM Minsk kêu gọi đối thoại tránh nội chiến cho Belarus
Sau chiến thắng gây tranh cãi của ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống ở Belarus, các cuộc biểu tình trên đường phố yêu cầu một cuộc bỏ phiếu minh bạch tiếp tục diễn ra, gây bất an cho đất nước. Đức cha Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám mục Minsk kêu gọi đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình.
Ngọc Yến – Vatican Records
Với hơn 80% số phiếu, ông Lukaschenko tái cử tổng thống lần thứ sáu của Belarus. Nữ ứng cử viên của phe đối lập, bà Swetlana Tichanowskaja chỉ được 10%. Mọi người cho rằng cuộc bỏ phiếu không minh bạch. Vì thế, các cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra. Và ngày 11/8 lại một ngày biểu tình khác xảy ra ở Belarus. Cảnh sát trong trang phục chống bạo động đã can thiệp vào Minsk để giải tán người dân đang mang hoa đến ga tàu điện ngầm Pushkinskaya ở thủ đô, nơi một người biểu tình thiệt mạng hôm 10/8. Những người ủng hộ ứng cử viên đối lập, bà Svetlana Tikhanovskaya, tiếp tục phản đối chiến thắng của tổng thống Aleksander Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống và kêu gọi bầu cử công bằng và minh bạch.
Hàng trăm vụ bắt giữ những người biểu tình. Sau khi yêu cầu kiểm lại các lá phiếu không thành công, bà Tikhanovskaya đã rời Belarus đến Lithuania. Từ đó, bà đưa ra nhiều lời kêu gọi những người ủng hộ mình chấm dứt các cuộc biểu tình. Cả cộng đồng quốc tế đang theo dõi rất kỹ diễn biến tình hình ở đất nước thuộc Liên Xô cũ, lo ngại có thể dẫn đến nội chiến.
Trước tình trạng bất an này, trong những ngày gần đây, ngay từ đầu các cuộc biểu tình, nhiều lần Đức cha Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng Giám mục Minsk đã kêu gọi người dân Belarus hãy tìm con đường hòa bình thoát khỏi cuộc đối đầu homosexual gắt giữa tổng thống và phe đối lập này. Theo Đức Tổng Giám mục, để giải quyết cuộc khủng hoảng Belarus, cần bình tĩnh và đối thoại. Đặc biệt, Đức cha Kondrusiewicz xin mọi người cầu nguyện để Belarus có thể ngăn chặn tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn.
Đức cha cho Vatican Records biết: “Đây là một thời điểm rất khó khăn cho Belarus, sau khi ông Lukaschenko tái đắc cử tổng thống, trên đường phố của chúng tôi dường như có bầu khí chiến tranh. Tôi cầu nguyện xin Đức Mẹ Mân Côi và Hòa bình che chở người dân. Tôi xin mọi người bình tĩnh và tôn trọng nhau. Tôi cũng yêu cầu tổ chức một cuộc gặp gỡ để giải quyết tình huống khó khăn này qua đối thoại. Điều quan trọng là mọi người phải nói chuyện với nhau. Mọi người đang rất sợ một cuộc nội chiến sẽ xảy ra, điều này nguy hại cho tất cả mọi người, cho chính phủ, cho người dân. Chúng tôi rất quan tâm và chúng tôi xin thế giới cầu nguyện cho hòa bình ở Belarus”.
from WordPress https://ift.tt/31OcPTZ via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
ĐTC tiếp kiến riêng Đức cha Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông Tòa Ulanbator, Mông Cổ
Sáng thứ Tư 12/8, sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã gặp riêng Đức cha Giorgio Marengo, vừa mới được Đức Hồng y Luis Antonio Tagle truyền chức hôm thứ Bảy 08/8 vừa qua. Trước đó, vào ngày 02/4 vị giám mục tương lai của Mông Cổ đã được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Phủ doãn Tông tòa Ulanbator, Mông Cổ, đồng thời thăng làm giám mục hiệu tòa Castra Severiana.
Ngọc Yến – Vatican Records
Đức cha Giorgio Marengo, người Ý, thuộc dòng Thừa Sai Đức Mẹ An Ủi (IMC), năm nay 46 tuổi (1974), từ 17 năm nay hoạt động truyền giáo tại Mông Cổ. Vào tháng 9, nếu các quy định phòng chống đại dịch cho phép, tân Giám mục hy vọng có thể trở lại đất nước mà ngài luôn gắn bó.
Đức cha Giorgio Marengo cho biết buổi gặp gỡ diễn ra rất thân mật và ngài biết ơn Đức Thánh Cha về đặc ân lớn lao này. Đức cha nói: “Đức Thánh Cha đã động viên tôi tiếp tục sứ mạng. Một sứ vụ tôi đã thực hiện trong 17 năm qua, tôi đã biết về thực tế ở đây, nhưng bây giờ đang có một bước ngoặt mới, vì tôi đã trở thành Phủ doãn Tông tòa và Giám mục của dân tộc này”.
Đức cha nói tiếp về buổi gặp gỡ: “Chúng tôi đã trải qua những giây phút rất thân tình và đẹp. Tôi đã xin Đức Thánh Cha cho tôi một lời động viên, ngài đã thực hiện và tôi luôn khắc ghi những lời này trong tâm hồn. Đức Thánh Cha rất quan tâm đến thực tế Giáo hội Mông Cổ và đời sống của người dân ở nơi đây. Chúng ta biết Đức Thánh Cha luôn quan tâm đến toàn bộ thực tế của Giáo hội ngay cả ở những nơi các tín hữu chỉ là thiểu số, ở đó tâm hồn của Đức Thánh Cha luôn rung động; và điều này thật tuyệt vời”.
Đức cha của Giáo hội Mông Cổ cho biết cuộc trò chuyện này rất quan trọng. Vì Đức cha đã mong đợi từ lâu. Và như thế giấc mơ của vị tân Giám mục đã được thực hiện. Đức cha nói: “Khi chúng ta gặp gỡ cá nhân, luôn có một sự hòa hợp đặc biệt được tạo ra chính xác ở cấp độ con người và tinh thần, vì điều này tôi rất biết ơn và tôi tin rằng điều đó sẽ có ích không chỉ với tôi mà còn với Giáo hội Mông Cổ nói chung”.
Đức cha cho biết điểm chính yếu của buổi gặp gỡ là sự gần gũi của Đức Thánh Cha với cộng đoàn Công giáo Mông Cổ, một cộng đoàn nhỏ bé so với xã hội. Chính vì điều này Đức Thánh Cha nhắn nhủ người được kêu gọi dẫn dắt cộng đoàn này phải luôn gần kề với họ. Gần gũi thể hiện trong các cử hành phụng vụ, các cuộc viếng thăm tại gia, dành thời gian để lắng nghe mọi người. (CSR_5877_2020)
from WordPress https://ift.tt/31LnbUB via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi (Mt 15, 25 ).
      Bài Tin Mừng hôm nay Thánh Matthêu tường thuật về việc Chúa Giêsu trên bước đường rao giảng, Ngài lui về miền Tia và Xiđôn.  Đây là miền mà những người cư ngụ hầu hết không theo đạo Attain Thái, quen gọi là người ngọai. Người phụ nữ xứ Canaan, dù là người ngọai, nhưng hẳn bà đã nghe nói về Đức Giêsu và ít nhiều bà tôn nhận Chúa là một vị ngôn sứ, nên đã lớn tiếng kêu cầu: “ Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỉ ám khổ sở lắm! “. Tiếng kêu thảm thiết của bà chắc lớn lắm, cho thấy bà đã dám ra khỏi thân phận (dân ngoại ) của mình, khiến các môn đệ cũng cảm thấy phiền hà. Các ông cho rằng Chúa không nên đến với người ngọai, nên đã can ngăn Người:”Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi ! “. Thái độ đó của các ông xem ra cũng bình thường, các ông không muốn Thầy mình bị quấy rầy về điều mà các ông cho rằng cũng hợp với ý Thầy. Nhưng để trả lời các ông, những người học trò “bảo thủ “,” cục bộ”; đồng thời còn là để thử thách niềm tin của người phụ nữ dân ngọai. Đức Giêsu đã lên tiếng: “Thầy chỉ được sai đến với những chiên lạc của nhà Israel mà thôi”. Những tưởng nghe điều đó người phụ nữ sẽ im tiếng và bỏ đi , nhưng bà đã chạy đến trước mặt Người bái lạy và lớn tiếng :”Lạy Ngài xin cứu giúp tôi “. Thử thách bước vào cao trào khi Đức Giêsu  tỏ ra vô tình: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con “. Một sự xúc phạm chăng? Thực ra là Người muốn đối thọai với bà, thử xem bà kiên trì đến mức nào. Không ngờ lòng tin của bà mạnh tới mức nhận ra thân phận hèn kém của mình, nhưng vẫn tin rằng Chúa sẽ lắng nghe và chấp nhận cho lời van xin :” Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống “. Một lời đối đáp chân thành, một lời tuyên xưng gây rúng động. Đức Giêsu   đã phải thốt lên :” Này bà ! Lòng tin của bà mạnh thật. . .  ”.        Trong cuộc sống hôm nay, biết bao lần con chứng kiến việc Chúa làm những việc lạ lùng, cho những người chưa nhận biết Chúa. Lẽ ra trong những tình huống ấy con phải nhìn lại đời sống đạo của mình, nhìn lại đức tin của mình. Thế nhưng nhiều khi con lại ngã lòng, thậm chí phiền trách Chúa là không ưu ái con, con là người đạo gốc, đạo giòng, là con cái Chúa từ thuở lọt lòng mẹ. Mỗi khi cầu nguyện, con có tỏ ra khiêm tốn nhìn nhận mình là người tội lỗi, không xứng đáng trước mặt Chúa? hay tự hào kể công đã giữ đạo nhiều chục năm, hơn bao người khác. Làm biết bao việc đạo đức, góp công góp của vào giáo họ, giáo xứ, giáo phận; tham gia vào nhiều đoàn thể. . .hy sinh thời gian, công sức cho Chúa.  Con có kiên trì như người phụ nữ Canaan xưa? Chúa thử thách lòng tin của con, liệu con có vững vàng biểu thị niềm tin ấy mãnh liệt nơi Chúa?        Lạy Chúa,       Xin cho con luôn biết nhìn lại mình, nhìn lại đời sống đạo của con. Với biết bao lầm lỗi, thiếu sót, lòng tin  của con thật sự còn non yếu. Nếu trong khi kêu cầu lên Chúa, con  biết khiêm tốn, kiên trì như người phụ nữ xứ Canaan, lắng nghe Lời Chúa, đặt niềm tín thác, cậy trông nơi Người. Con tin rằng, con sẽ được Chúa nhận lời, như Người đã nhận lời của biết bao người tin vào Chúa. AMEN.                                                                                               Fx Đỗ Công Minh  
from WordPress https://ift.tt/2PQz8mA via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến thăm ? (Lc 1, 43)
              Tin Mừng Thánh Luca tường thuật việc Mẹ Maria, đang lúc mang thai Chúa Giêsu đã đến thăm và ở lại giúp đỡ bà ISAVE, người chị họ cũng đang mang thai, nhưng xem ra mệt mỏi nhiều hơn carry out lớn tuổi. Cả hai đều vui mừng gặp nhau, ôm lấy nhau mừng rỡ. Thậm chí niềm vui ấy lây cả sang thai nhi trong lòng người chị họ, khiến thai nhi cũng nhảy lên vui mừng. Mẹ xứng đáng nhận lời  chúc phúc từ bà ISAVE : “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm. . . Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em “.               Con chợt nhớ đến một truyện ký trên tờ báo Tuổi trẻ Chủ nhật khỏang hai  chục về trước. Nhà văn Võ Hồng nay đã quá cố, sinh tiền sống tại Thành phố Nha Trang. Nhớ về người vợ mình đã quá vãng, ông kể: “Một lần kia khi mới về sống tại thành phố này, vợ tôi sai con sang nhà hàng xóm, nơi chúng tôi về cư ngụ chưa bao lâu để mượn chiếc cối xay tiêu. Tôi thật ngạc nhiên vì ở nhà không thiếu thứ này, bèn hỏi lại bà cho rõ. Nhưng vợ tôi nhắc khéo: Đúng là nhà mình cũng có, nhưng đã là hàng xóm với nhau thì phải chạy qua chạy lại với nhau. Nay tôi nói con sang mượn chiếc cối xay tiêu cũng là cái cớ để mai tôi sang trả, thế là mình được dịp làm quen với họ, như thế là cả hai nhà  biết nhau, vui buồn có nhau”.      Còn  trong tác phẩm” Đức Kitô hẹn gặp tôi “ của Linh Mục  Michel Quoist, cha  kể về một gia đình có người vợ tốt bụng chuyên đi chợ, mua giùm đồ ăn cho mấy bà hàng xóm. Một hôm ông chồng nói với vợ mình: “Sao bà không nhờ bà hàng xóm đi chợ lấy một lần, lấy cớ là hơi bị mệt; chắc chắn bà ấy sẽ nhận lời. Như thế là để hàng xóm mình cũng có dịp làm việc tốt chứ! Không lẽ chỉ mình mình biết làm việc tốt ? “Cha kết luận, nhiều khi chúng ta muốn tốt, muốn nên trọn lành như Cha trên trời, nhưng chỉ một mình, mà quên rằng Chúa đến trần gian để mong muốn mọi người đều trở nên trọn lành.       Lần khác, cha kể về một ông chồng tốt bụng, khi còn trẻ là một người thợ máy lành nghề. Một hôm ông bạn hàng xóm có chiếc xe Mobilette không nổ máy nhờ ông xem giúp. Ông nhanh nhẹn sang. Chỉ một thóang chừng 5 phút ông trở về vui vẻ nói với bà vợ:  “Có gì đâu, chiếc Bu gi xe bị đóng trấu, tôi chỉ việc mở ra lau chùi chút xíu là xong thôi mà”. Vợ ông nghe vậy liền hỏi : “Thế ông có chỉ cho bác ấy cách sửa, để lần khác xe không nổ máy thì biết tự sửa không?”. Cha kết luận: Cũng vậy nhiều khi trong cuộc sống , mình quên mất phải giúp người khác tự lớn lên .          Lạy Chúa,        Hình ảnh Đức Maria trong Tin mừng quả là một mẫu gương cho con cái Mẹ noi theo nơi trần thế. Cuộc sống ngày hôm nay thật vất vả và tất bật khiến mỗi người chúng con phải chạy đua, không có nhiều thời gian để tâm hồn lắng đọng. Xin cho con biết  mỗi ngày dành ra ít phút lúc đêm về, trước khi đi ngủ, đặt mình trước mặt Chúa, nhờ Mẹ Maria cùng cầu nguyện với con. Con biết thưa cùng Mẹ để nhờ Mẹ dẫn con đến với Chúa Giêsu, con Mẹ, bằng những lời cảm tạ, tôn vinh Chúa qua chục kinh Mân côi, suy gẫm một mầu nhiệm theo chuỗi Mân côi sống. Tâm hồn con hẳn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Con tin rằng Mẹ sẽ cùng con đi vào giấc ngủ. Ngày mọi ngày trong cuộc sống, khi vui lúc buồn, lúc gặp could in all probability maybe well also merely mắn, khi gặp khó khăn, xin cho con luôn biết dâng lời tán tụng Chúa như Mẹ đã thưa:”Linh hồn tôi Ngợi khen Đức Chúa “        Xin cho hình ảnh Đức Maria đến thăm Bà ISAVE luôn thúc đẩy con biết đem niềm vui đến những người đang sống bên con, xóm ngõ con, nơi con làm việc, học tập, giữa chợ đời, nhất là những người bất hạnh, nghèo khó. Giúp đỡ nhau, sẵn sàng phục vụ vô vị lợi trong khả năng của con, đó chính là con giới thiệu Chúa cho người khác vậy . Amen.                                                                                Fx Đỗ Công Minh            
from WordPress https://ift.tt/3apvGbR via IFTTT
0 notes
kitohuu · 4 years
Text
Bệnh viện nhi đồng Bambino Gesù gia tăng hoạt động nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe
Trong năm 2019, các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và các công trình nghiên cứu khoa học của bệnh viện nhi đồng Bambino Gesù (Chúa Hài Đồng Giêsu) của Tòa Thánh tiếp tục gia tăng.
Ngọc Yến – Vatican News
Hôm thứ Ba 11/8, bệnh viện của Tòa Thánh đã cho công bố phúc trình trong năm 2019, năm kỷ niệm 150 thành lập, một ngày sau khi công bố tin Đức Thánh Cha đã rửa tội cho cặp song sinh của Trung Phi được bệnh viện mổ tách rời thành công trong một ca phẫu thuật phức tạp tách sọ và não trong những ngày gần đây.
Bà Mariella Enoc, giám đốc bệnh viện nói: “Nỗ lực hàng ngày của chúng tôi là đảm bảo sự bền vững kinh tế của công trình nghiên cứu và chăm sóc đặc biệt này, không bao giờ theo đuổi luận lý lợi nhuận”. Bà nói thêm: “Cũng bởi vì, trong năm 2020 chúng tôi sẽ phải đối phó với những tác động kinh tế tiêu cực produce đại dịch Covid-19 gây ra, đặc biệt là produce sự thu hẹp hoạt động tổng thể và các hành động chống lại tình trạng khẩn cấp đã trở nên cần thiết”.
Trong năm qua, bệnh viện nhi đồng Bambino Gesù đã ghi nhận một sự gia tăng về số lượng các trường hợp được xử lý và tính phức tạp của chúng, với 29 ngàn ca nhập viện, 30% trong số đó đến từ bên ngoài khu vực Lazio; 32 ngàn ca phẫu thuật được thực hiện. Và lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 2 triệu lượt khám ngoại trú, tăng 10% so với năm trước.
Số bệnh nhân đến từ nước ngoài ngày càng tăng: năm 2019 có 836 ca (1,6%) đến từ hơn 100 quốc gia. Sự gia tăng đó cũng được ghi nhận ở Khoa Cấp cứu (+5 phần trăm), gần 90 ngàn ở hai địa điểm Gianicolo và Palidoro. Có 385 ca chuyên chở cấp cứu sơ sinh, trung bình hơn một ca mỗi ngày, với 89 ca được thực hiện qua bãi đậu trực thăng Vatican.
Về việc đón tiếp dành cho các gia đình của bệnh nhân, trong năm 2019 bệnh viện đã cho gia đình các em bệnh nhân được tá túc miễn phí, tổng cộng là 120 ngàn đêm.
Ngoài ra, tổng số ca cấy ghép nội tạng, tế bào và mô cũng đang gia tăng, có 342 ca. Cũng trong năm 2019, trụ sở mới được làm lại tại Viale Baldelli đã được khánh thành, với 80 cuộc tư vấn dành riêng cho các bệnh hiếm gặp, chẩn đoán trước khi sinh, tim mạch thai nhi và các bệnh khác.
Về hoạt động khoa học, năm 2019 ghi nhận sự gia tăng đáng kể (+17%) trong các dự án nghiên cứu và nghiên cứu lâm sàng. Các nhà nghiên cứu nước ngoài cộng tác với bệnh viện đến từ 114 quốc gia. Các khoản tài trợ nghiên cứu trong năm 2019 tổng cộng là 23,6 triệu euro.
Trong năm 2019, hơn 28 ngàn giờ đào tạo đã được thực hiện cho nhân viên y tế và các nhân viên khác.
Các sáng kiến liên đới ở nước ngoài tiếp tục được thực hiện với các dự án hợp tác nhân đạo ở 12 quốc gia với tổng số 22 dự án. Năm 2019 là năm khánh thành Trung tâm dành cho trẻ em suy dinh dưỡng produce Đức Thánh Cha đề nghị ở Bangui, thủ đô của Trung Phi.
from WordPress https://ift.tt/2PNlfp7 via IFTTT
0 notes