Tumgik
hangjrlk · 2 months
Text
Đầu tiên là chúc mừng "How do you live?" của bố Miyazaki đoạt Oscar lần thứ 96 về hạng mục phim hoạt hình. Có lẽ với nhiều người, bộ phim hơi "hoang đường" "khó hiểu" "nội dung nhạt nhẽo" "lồng ghép quá nhiều thứ" "nhồi nhét". Bộ phim cũng khiến nhiều người nghĩ rằng: thật chảnh quá, vì chính tên của đạo diễn và studio lại là bảo chứng cho việc không cần quảng cáo rộng rãi. Giống như việc nếu nữ hoàng Anh còn sống và báo rằng tôi chuẩn bị xuất bản một bộ phim hoạt hình, thì các nhà sản xuất chắc cũng vội vàng hưởng ứng vậy đó. Việc không đưa ra chiến dịch marketing không chỉ đơn giản là bài toán tiết kiệm chi phí mà còn là tận dụng hiệu quả brand "Miyazaki Hayao và Ghibli Studio". Tôi rất là mong chờ những bài phân tích truyền thông về case lần này của các bác.
Và tôi đi xem cũng đơn giản vì nghĩ là: lỡ có khi đây là bộ phim cuối cùng của bố Miyazaki thì sao? Đơn giản vậy thôi.
Nhưng nếu "How do you live?" chỉ hữu danh mà vô thực, thì liệu có làm nên kỳ tích khi đạt cả Quả Cầu Vàng và BAFTA không?
Điều này tôi xin để những ai đã xem qua phim rồi trả lời câu này cho chính mình.
Đối với tôi, thực ra cũng không phải fan trung thành của Ghibli, vì phim đầu tiên tôi xem là "Mộ Đom Đóm". Cay đắng làm sao, lại đi xem bộ phim đó đầu tiên. Từ đó về sau, cứ mỗi lần nghe phim của bố, là da gà tôi lại nổi lên vì sợ xem đến cái kết. Các phim khác như: Phù thủy Kiki, Ponyo, Lâu đài của Howl, Ariety, Totoro, ... mỗi phim, những cuộc phiêu lưu rất là "tý nị" nhưng mà khiến người lớn xem lại day dứt không nguôi. Không đao to búa lớn phải cứu thế giới ngoài kia, không nhùng nhằng tình cảm khắt khe, trắng là trắng, đen là đen như thế giới trong mắt những đứa trẻ. Cũng chính vì vậy mà thế giới ấy lại cay đắng. Mất mát là mất mát, có thể nào bù đắp nếu không bước tiếp?
Và "How Do You Live?" đưa bạn vào cuộc phiêu lưu ngắn của Mahito.
Bạn trông một cốt truyện ư? Không, vì How Do You Live? kể lại một chuyến phiêu lưu ngắn, hành trình bước vào một thế giới lạ kì. Có kết nối tới thế giới hiện tại, có gặp lại quá khứ và sự cũ kỹ, sự lựa chọn tiến tới hay lùi bước hoàn toàn do bạn tự quyết định, không phải vì một ai khác, chỉ vì chính bạn thôi. Bạn chỉ cần bước tiếp thôi, bạn thấy mình sẽ liên kết với thế giới này theo một cách nào đó, dù có kết quả phải đánh đổi như mẹ himi, dù quảng thời gian xa mẹ lại cay đắng đối với Mahito. Nhưng mà cậu vẫn mạnh mẽ, chấp nhận bản thân mình, cũng như chấp nhận sự thay đổi của thế giới quanh cậu.
Nếu bạn có một tâm hồn thơ trẻ, hãy xem những bộ anime của bác. Nếu tâm hồn bạn đang đầy rẫy những tổn thương, cũng nên xem phim của bác. Xem xong có khi cũng buồn đó, nhưng mà nỗi đau khổ có lẽ vơi được đôi chút.
0 notes
hangjrlk · 2 months
Text
Giữa thời điểm mà mọi nỗ lực của cộng đồng quảng cáo, nội dung, thiết kế, marketing, ... khốn đốn với AI thì các sếp bên tôi lại phán: Content is king.
1, Liệu content có còn là king không?
Xin phép cho tôi ở năm 2024 được trả lời bản thân mình cho năm 2015 thuở mới ra trường, cũng chập chững mần content.
Câu trả lời: Không. Chưa bao giờ là King.
Và đây cũng là câu trả lời mà tôi đã trả lời bản thân mình từ nhiều năm trước.
2, Content với tôi chưa bao giờ là king.
Sau một thời gian dài tham gia và rụng rời với các doanh nghiệp start up, doanh nghiệp nhỏ và tầm trung, đến các doanh nghiệp "cây đa cây đề" thì đối với tôi, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ mới là thứ quyết định khách có quay lại hay không. Hành vi khách hàng, túi tiền khách hàng mới là thứ quyết định xem có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không.
Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp kém - tệ - không đáng tiền bỏ ra. Xin thưa là king cũng phải "tay gậy tay bị" mà thôi.
Việc content có hay ho, trau chuốt, độc đáo, lạ lẫm - xin góp về lĩnh vực giải trí, nghệ thuật, sáng tạo. Doanh nghiệp thay vì cứ mãi theo đuổi content, theo đuổi marketing, theo đuổi cái hào nhoáng bên ngoài, thì thật lòng là sớm muộn cũng rụng thôi.
Người tiêu dùng họ sử dụng túi tiền của mình một cách thông minh.
3, Nhưng tại sao nên "đua" content?
Việc các doanh nghiệp chạy đua content cốt để cạnh tranh với các đối thủ của mình trên thị trường.
Cùng một sản phẩm, cùng một mức giá, cùng chất lượng dịch vụ, cùng vị trí trong khu vực, việc quảng cáo của bạn hiệu quả hơn thì khả năng là khách hàng sẽ chọn sản phẩm của bạn.
Chính vì vậy, phát triển 4P trong marketing đã thành 7P giúp cho các "marketer" xây dựng kế hoạch quảng cáo của họ.
Tuy nhiên, thay vì quá chú trọng những thứ hào nhoáng, việc áp KPI, ảo lợi nhuận, ... trong việc cân bằng chi phí sản xuất khiến chất lượng sản phẩm đi xuống và giá thành tăng cao. Điều này dẫn đến việc khách hàng quay lưng lại với doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp tục quay vòng với việc tìm kiếm sản phẩm mới, chạy campaign marketing mới, và xem đó là lợi nhuận.
4, Cho nên là thôi content is king giúp.
Content là một phần trong doanh nghiệp, trong marketing, là một trong những công cụ giúp khách hàng nhanh chóng quyết định chọn mua hoặc không mua khi họ có nhu cầu và tài chính.
Cũng như một tiệm tạp hóa gần nhà mà bạn đi ngang hàng ngày, khi cần mua một gói mì, bạn sẽ ghé qua. Content của bạn phủ đủ rộng, khách hàng tìm tới bạn ngay khi họ có nhu cầu.
Và nếu gói mì đó bị mốc, họ sẽ chẳng ghé tiệm tạp hóa lại lần 2.
3 notes · View notes
hangjrlk · 3 months
Text
Đổi cái giao diện để text thấy dễ chịu hẳn. Không còn lỗi font, không còn những cái cách dòng ngớ ngẩn. 5*!
0 notes
hangjrlk · 3 months
Text
Bao nhiêu dung lượng ổ nhớ cho một đời người?
1, "Ngủ ngon hẹn mai nhé." Một cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản tôi đọc khá lâu rồi. Chỉ nhớ hườm hườm nội dung. Nam chính là một người đàn ông bị căn bệnh khá tương tự alzheimer - chứng hay quên, và quên câu chuyện ngày hôm qua. Anh có một cuốn sổ tay, ghi lại mọi điều vào ngày hôm nay, check list, note, ... Và khi có việc gì, phải làm gì, có ai nhắc nhở, thì anh sẽ lật cuốn sổ này ra để kiểm tra lại. Xong một công việc nào đó, thì anh sẽ gạch công việc đó đi. Người yêu anh, nhân vật nam chính thứ hai, cũng trải qua thời gian tiếp cận, quan tâm và sự chấp nhận của đôi bên mới đến được với nhau. Truyện là một câu chuyện chữa lành của đôi bên. Đề cử cho các bạn đang tìm đọc một truyện ngắn dễ thương, đọc xong để yêu đời và cảm thông hơn.
2, Dự một đám tang của một người lớn tuổi. Đôi khi chỉ là một công việc xã giao với người ngoài, nhưng đối với những người trong gia đình, người thân quen, lúc đó là thời gian để hồi tưởng lại giai đoạn cuối cùng của người đó, trước khi tiễn người đó đi chính thức trên cõi đời này. Đến một đám tang của người lớn, thấy hụt hẫng, nhưng có lẽ cũng có phần nhẹ lòng hơn một chút nếu người nằm kia lại là người trẻ tuổi. Bởi vì chúng ta đều thấy người đó vẫn còn dang dở trong cuộc đời này.
Nhưng mất mát là như nhau.
3, Cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm 272 trang, viết trong khoảng 3 năm, "Mãi mãi tuổi hai mươi". Nội dung xin phép không bàn tới, nhưng chỉ đủ kể về 3 năm tại chiến trường, và hy sinh ở tuổi hai mươi. Thế giới của chị trong thời gian đó được thể hiện bằng những dòng nhật ký trên cuốn sổ tay, vậy nếu chị không chết vào năm 1970, cuốn nhật ký sẽ dài khoảng bao nhiêu trang?
4, Ổ cứng của tôi sau khi "banh" thì tôi mất đâu đó 300G hình ảnh, cùng mớ tài liệu giữ từ hồi đại học. Sau đó thì tôi chuyển sang đám mây của onedrive (microsoft) tốn phí, nhưng được cái là không lo mất dữ liệu. Và tôi tính hườm hườm nếu mình còn sống thêm được 27 năm nữa (cho đủ 60 năm cuộc đời), thì mỗi năm tôi phải trả cho onedrive là tầm hai mươi triệu năm trăm năm mươi lăm nghìn. Một số tiền theo công thức tính lãi kép đầu tư (của bộ môn quản trị tài chính) vào cuối năm thứ 27. Chứ nếu lấy giá trị thực thanh toán hàng năm thì khoảng 300.000x27=8.100.000 VNĐ
Trên đây là giá khi tôi chia cùng với bạn bè, chứ nếu không chia thì giá khá cao đó.
Mỗi năm, đống tài liệu của tôi tăng khoảng từ 15-30G, nếu siêng tải phim, video, và siêng chụp ảnh. Trung bình 20G, vậy sau 27 năm tôi có khoảng 540G. Ấy là trung bình, vì người lớn chúng ta những con số này tăng dần đều. Nhưng tôi cũng không hiểu sao mà số dung lượng trong ổ 1drive của tôi lại lên đến gần 500G rồi.
Tiếp nào.
5, Bạn số 1: nhiếp ảnh gia: 2 ổ di động 2T. Cũng sắp đầy. Chưa tính đến ổ nhớ máy tính, và bạn dùng google drive. Ấy là bạn chưa kể đến những lần tạo file để gửi cho khách, không biết nén đến tầm nào.
Bạn số 2: Chuyên về review phim, kịch, giải trí. 2 ổ di động, tổng 3T, google drive 1T.
Bạn số 3: Làm kế toán: google gói free, và không có dự định trả thêm tiền cho các gói tiện ích đám mây, kể cả capcut, cái bạn hay xài nhất.
Mẹ tôi: Bà chỉ dùng điện thoại, và google gói free. Những gì còn lại của bà là sách về Phật giáo, những tấm hình được chụp lại bởi con gái bà, và những tấm ảnh cũ. Có điều, giờ không còn gì có thể cập nhật cho bà nữa.
Vậy chúng ta phải cần bao nhiêu dung lượng cho cuộc đời này nhỉ?
2 notes · View notes
hangjrlk · 3 months
Text
Nếu bạn đang tìm một bộ phim có kết cấu rõ ràng, kết thúc HE, đề cao chính nghĩa, đề cao tự do, bạn nên ghé xem phim Mỹ hoặc các bộ phim của marvel. Nếu bạn tìm một bộ phim tình cảm, đượm màu cuộc sống, tô vẽ ít drama cho chuyện tình, hãy ghé các bộ phim của Korea. Nếu bạn tìm một bộ phim tương đối dài tập, nhưng không dài như phim Ấn Độ, hãy đến với các bộ phim của Trung Quốc. Nếu tìm phim be đe, hãy ghé Thái Lan.
Và nếu bạn đang lan man Không biết mình nên làm gì với cuộc đời này, rơi vào một khủng hoảng hiện sinh ngắn hạn, thì tôi nghĩ bạn nên tìm đến một bộ drama ngăn ngắn của Nhật. Hoặc một tập movie dài khoảng hai tiếng về đời sống gia đình. Không chắc chữa lành đâu, nhưng bạn sẽ rơi vào bế tắc khi tự hỏi tại sao mình lại xem phim này, và bạn chấm dứt khủng hoảng trên của mình, để rơi vào cơn khủng hoảng khác.
lan man
0 notes
hangjrlk · 3 months
Text
"Mỗi khi chán hay nghĩ ra cái gì mới mẻ tui lại mở một sns mới nào đó. Nhưng tôi quên cái mớ sns cũ đã mở ra vì lý do gì, và cũng không làm thêm cái gì."
0 notes
hangjrlk · 9 months
Text
MONSTER - AI LÀ QUÁI VẬT?
WARNING: BÀI DÀI, CÓ SPOIL VÀI BỘ PHIM.
Hôm trước tôi xem một bộ phim tâm lý gia đình của Nhật. Spoil thì không hay, nhưng xin phép nói sơ qua nội dung kiểu này: nói về gia đình nghèo ở tầng đáy xã hội, bố mẹ và con trai sống cùng với một người bà, cô em gái của người mẹ. Một ngày nọ, ông bố mới tiện tay"nhặt" một cô bé ngoài phố về. Vì cô bé này bị mẹ mình bạo hành. Nói tiện tay vì ông bố và cậu con trai hay ghé các siêu thị để "tiện tay" thó đồ. Người em gái hay người dì thì làm "ngành". Người mẹ làm ở tiệm giặt ủi, nhưng sau cũng bị đuổi việc vì gây lỗi ở chỗ làm. Người bố thì bị tai nạn nên không đi ra công trường được nữa. Và người bà đến tuổi thì già, rồi qua đời. Nhưng thay vì một lễ tang, con rể và con gái lại chôn bà ở dưới nền nhà, sau đó tiếp tục nhận tiền bảo hiểm từ người bố (ông cụ cũng đã qua đời). Rồi cũng đến lúc bị phát giác, nhưng cặp vợ chồng bị hốt vì dính phải tội bắt cóc cô bé ở trên, và việc chôn bà cụ dưới nền nhà. Phim kết ra sao tôi không nhớ. Thằng nhóc trong bộ phim biết bố mẹ mình sai khi dạy mình chôm chỉa, có lẽ điểm sáng duy nhất của phim là đoạn ông bác tiệm tạp hoá cho 2 đứa nhóc ăn, và dặn đừng làm thế nữa.
Tôi xem xong cũng hụt hẫng mất một ngày. Phim tâm lý xã hội của Nhật thì hay vậy, màu phim mang tính tương phản cao, khung hình chật trong ngôi nhà, ngõ hẻm nơi gia đình đấy sống.
Có khi bắt đầu bằng việc một bà vợ tương chếc ông chồng mình vì suốt ngày bạo hành mình và những đứa con, để rồi đi tù 15 năm. Trở về thì đàn con lớn lên xiêu vẹo cả. Có khi bắt đầu bằng một ông tác giả nữa mùa, kiên trì sống với nghề, rồi gặp lại người yêu cũ khi cô ấy đã bỏ chồng.
Màu phim đặc trưng, na ná sắc ám vàng của Canon, nổi bật làn da với lỗ chân lông, cái mụn bọc, hoặc net chân mày mới cạo, và làn da vàng nghệ đặc trưng.
Cắt lớp góc nhìn của nhân vật là cách mà nhiều phim Nhật thực hiện. Mà sao tôi lại kể chuyện trên đây nhỉ? Do hôm qua tôi đi xem Monster - rạp để tên là Quỷ dữ - chứ thực tế tui nghĩ là Quái vật thì đúng hơn. Trước khi nói về bộ phim này, thì tui xin phép kể sương sương lại câu chuyện "Trong rừng trúc" của Atakugawa Ryunosuke - bộ phim này đã được thực hiện thành bản điện ảnh, và đã đoạt giải Oscar năm 1951 với tựa Rashomon - mặc dù ổng cũng có một tác phẩm khác tên là Rashomon.
Truyện kể về một vụ cưỡng hiếp giết người diễn ra trong rừng trúc, hung thủ là tên cướp đã bị bắt, và người ta triệu tập được các nhân chứng bao gồm người vợ, ông đốn củi, nhà sư, người mẹ vợ, bà đồng để kể lại câu chuyện của người chồng. Tưởng chừng là vụ án đơn giản, nhưng khi tổng hợp lời khai của mọi người, thì chúng ta rơi vào mê trận, vì... Ai cũng đúng và ai cũng có khả năng là kẻ giết người bao gồm cả người chồng. Cùng một sự kiện, nhưng ngoài góc nhìn của những người khác bổ sung thông tin, và theo góc nhìn của người trong cuộc thì câu chuyện trở nên rối rắm hẳn, và người đọc rơi vào mê trận khi không xác định được ai mới là hung thủ đích thực. Dĩ nhiên câu chuyện này vào thời nay có vẻ bớt cồng kềnh hơn rất nhiều khi có thể xác định hung thủ theo những chứng cứ có mặt tại hiện trường.
Mà sao tui lại kể chuyện này?
Bởi vì nó khá tương đồng với monster. Khác ở đây là câu chuyện, thủ pháp, nghệ thuật, hung thủ, và hợp thời hơn.
Câu chuyện mở đầu bằng một tầng trên cùng của toà nhà bốc cháy dữ dội, thiêu rụi cả tòa nhà. Ai là kẻ đốt nhà?
Cũng áp dụng cách nhìn của mỗi nhân vật trong câu chuyện. Một người mẹ đơn thân yêu thương con mình, suy diễn và có khả năng quậy banh nhà trường khi phát hiện con mình bị bạo hành bởi người thầy. Một người thầy yêu thương học trò, nhưng bị hiểu lầm là bạo hành học trò, nhưng thầy vẫn cố tìm câu trả lời thầy đã không đánh em phải không? Một cô hiệu trưởng sống trong suy nghĩ đổ lỗi cho bản thân sau cái chết của cháu mình. Một ông bố kỳ thị đứa con mình và tìm hết cách để chữa "bệnh" cho con trai mình. Hai đứa trẻ lớp 5, với những rung động đầu đời và cả 2 em đều biết đó là sai lầm, là hối hận, là xin mẹ đừng thương xót con, là cái kết đau xót cho những người ở lại.
Vậy lỗi là thuộc về ai?
Tôi không trách người mẹ, người mẹ yêu thương, bảo bọc con mình trong thế giới này lúc đứa trẻ chưa đủ cứng cáp. Tôi không trách người thầy khi nghe theo những người thầy khác trong trường để cuối mình xin lỗi vì việc đã không làm, cũng không giải thích cho người mẹ hiểu sớm. Tôi không giận các em nhỏ chưa hiểu chuyện những rung động đầu đời đó, chỉ là vô tình các em cảm thông cho nhau thôi. Tôi không giận được những được trẻ bạo lực học đường khi chúng nó non nớt, chúng nó vừa mang tính cách học lại của người lớn vừa chỉ là những đứa trẻ không thấu cảm được nỗi đau của người khác.
Ai mới là quái vật?
Về người hiệu trưởng gò và dàn giáo viên gò mình trước những lời xin lỗi như một con robot, là lỗi của người mẹ khi không đủ tinh tế, tìm hiểu kỹ mọi chuyện, hay lỗi của những con "chim lợn" khi thì thầm vào tai những lời ám thị tội lỗi của người khác, hay lỗi của ông bố chối bỏ và cố tìm cách "chữa bệnh" cho cậu bé, hay là lỗi của những đứa trẻ khi nhận thức mình là "quái vật"? Hay là sai lầm của những người bố, người mẹ không chịu trách nhiệm cùng nuôi nấng đứa trẻ để chúng lớn lên với một trái tim khiếm khuyết và người lớn cũng không cách nào lấp đầy được?
Chúng ta thường phải tìm ra nguồn cơn, nguyên nhân của câu chuyện để đổ lỗi và nhận lỗi. Nhưng kết phim, người xem như rơi lại vào mê trận: ai là kẻ có lỗi? Ai mới gây ra nguồn cơn này?
0 notes
hangjrlk · 9 months
Text
Ở trên tình bợn, ở dưới tình yêu - tương vào thì bể đầu nha em
Báo trước: Đứa nào chưa từng yêu bao giờ mà đi tỏ tình, nhận được phản hồi kiểu cứ giữ mối quan hệ tri kỷ, hoặc mập mờ, thì mấy đứa quay xe liền nha. Không yêu hoặc không cho cơ hội theo đuổi thì trả dép bố về nhé. Nghe chị, không sai đâu. :D
Xưa nghe các anh chị truyền đạt lại kinh nghiệm: Đứa nào yêu trước đứa đó thua. Dù rằng vẫn còn xác suất cũng 80-20 đó, nhưng báo trước là đứa nào tim đập nhanh vài nhịp trước xác định đứa đó nhọ trước nhé.
Nghe các bạn bảo tình cảm mờ ảo thì ít có ràng buộc. Ấy là các bạn chưa thẳng thắn muốn đi đến mối quan hệ lâu dài với một người mà thôi. Nếu các bạn cảm thấy tự do trong mối quan hệ mập mờ thì cứ triển thôi, đừng đặt nặng vấn đề tương lai. Nhưng nếu ở vế ngược lại, tức thế bị động thì red flag cắm ngập đầu nha các chị em.
Khi phát sinh tình cảm, việc mong muốn rõ ràng trong mối quan hệ, quyền lợi được yêu thương, việc public mối quan hệ là điều cần thiết. Đảm bảo cho các anh chị em rằng: Mình đang trong một mối quan hệ nghiêm túc, mình không có nhu cầu tìm thêm anh/em nuôi nào, mình cho người cũng trong mối quan hệ nghiêm túc với mình niềm tin, tui sẵn sàng cho mọi người biết về bạn.
Mình cung sư tử, nên nghe loáng thoáng mập mờ thì thôi, mình mập rõ, mập dữ lắm. Ai biết mình thì mập rõ, còn bạn mập mờ với 2-3-4 bạn nữa, khéo chúng nó biết mình, thì tự nhiên mình bị đứm cho ốm luôn ấy chứ. Một cuộc game nguy hiểm vờ lờ.
Ai thích đùa thì cứ chơi mập mờ. Nha.
#Mi
0 notes
hangjrlk · 9 months
Text
CHUYỆN THƯỜNG GẶP
TRẢ GIÁ: Khách hàng có trả giá không? Có. Kinh nghiệm của mình là khách hàng trả giá thì khả năng nhận job cao. Hơn nữa là ai già đời cũng hiểu là phải trả giá và lên kỹ các điều khoản trong hợp đồng để tránh bị hớ. Kỳ kèo quyền lợi, thêm thắt điều khoản này nọ, là chuyện đương nhiên. Lúc đó thì mình một là thuyết phục, thêm thắt những cái nhỏ nhỏ. Còn không thì đành ngậm ngùi sửa theo rồi chuyển phương án khác.
GIẬT: Giật mòng, giật phương án, giật thiết kế, giật qua giật lại. Đòi 7749 option xong giật lại phương án 1. Yêu cầu gửi demo, giật không làm nữa. Gửi kế hoạch, bàn tới bàn lui đã, gửi thiết kế xong báo không làm nữa, sẵn tiện ôm file cho bên khác làm. Không sao, trong hợp đồng mình yêu cầu cọc thôi. Còn lại xin nhờ phước chủ may thầy.
LẬT: Thảo luận 3 cuộc meeting, sửa ba chục bận kế hoạch, thêm người tag các các viên, sau cùng, lật kế hoạch, không giữ lại cái gì. Thiết kế gửi c3 mẫu,chốt 1 mẫu, nhưng... nhưng ba trăm sáu chục lần. Cuối cùng bảo: Không ổn lắm, mình họp sửa lại thiết kế.
CHẬM: Báo giá phải nhanh, thanh toán thi tùy, nhưng thường là chậm. :)
0 notes
hangjrlk · 9 months
Text
Quảng cáo
1, Không phải lúc nào deadline cũng gấp. Đầu tiên, khi đặt ra deadline cho nhóm, cho khách hàng, cho đối tác, luôn du di 48 tiếng. Sáng thứ 6 khách đòi thứ 2 đầu tuần phải có, thực tế là sáng thứ 2 khách còn cả đống cuộc họp, dù thứ 2 bạn có đưa, thì nhiều khi thứ 4 bạn mới có feedback. Nên là khi khách đòi thứ 2, bạn hãy dời lịch qua chiều thứ 3. Nếu muốn có sản phẩm vào thứ 6, hãy để deadline vào cuối ngày thứ 4. Đừng nhận job gấp, gấp thì thành phẩm sẽ gấp, sử dụng thành phẩm sẽ không như ý, nếu nó dùng cho event thì càng tệ hơn. Một event sử dụng những thứ đến từ "gấp" "ASAP" đều chỉ khiến cho cả nhóm rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Hãy nhớ: Luôn dời sớm deadline.
2, Bí ý tưởng - đừng ngại thảo luận với nhóm Một cây thì chẳng nên non. Trong nhóm chắc chắn có người sẵn sàng lắng nghe và đưa ra ý tưởng hoặc giúp bạn định hình ý tưởng của mình. Hơn nữa, việc trao đổi cùng mọi người sẽ đảm bảo một điểm cộng trong mắt cấp trên và đồng nghiệp (trao đổi chứ đừng nhờ vả nhé :)
3, Đừng vội chê người. Một công ty có nhiều người có nhiều bộ mặt, có những vị trí và những người mà bạn chẳng hiểu sao lại ngồi đó và làm những việc như c**. Nhưng đều có lý do cả. Và chẳng ai lại trả công khi người đó không làm gì. Nên đừng bắt đầu nghi ngờ để tọc mạch, lúc đó bạn trong mắt người khác tệ lắm.
4, Đừng sợ mình kém Vì ai cũng kém thôi. Cho dù là người đứng đầu công ty, có bằng thạc sỹ trường đỉnh của đỉnh - thì vẫn có những điểm yếu. Đừng vì những điểm yếu của mình mà không chấp nhận bản thân, giấu đi sai lầm, việc thừa nhận và chấp nhận khiếm khuyết cho thấy bạn đã sẵn sàng tiếp nhận những thứ mới mẻ, và sửa sai. Cái đúng được tuyên dương, mình nhận cái đúng, cái sai được phê bình, mình cái sai. Vậy thôi.
5, Nguồn cảm hứng bất tận là từ xung quanh mình Nghe hơi mô phạm nhưng thiệt. Nhiều lúc cứ nghĩ phải đi đây đi đó mới có cảm hứng đem lại, nhưng đôi khi chỉ cần mua một cái cây bonsai để trước bàn làm việc là có cảm giác mình đang ngồi trong một khu vườn Nhật rồi. Nhưng nếu có cơ hội, hãy đi đi, đi để hấp thu kiến thức, không khí, thậm chí là tinh hoa của những nơi đó vào mình.
6, Đừng quá khắt khe để 1+1=2 Không phải lúc nào mình đúng người khác thua cũng là vui. Không phải mình thắng trong cuộc chiến, người bị thua bị thương cũng là điều tốt. Cố chấp quá trong công việc thì không tệ, nhưng mà cuối cùng là gì?
7, Gen XYZ hay thế hệ vàng cũng là người mà. Thực ra thế hệ nào cũng từng là trẻ trâu thôi, có chăng là cách xử lý của từng người, từng doanh nghiệp. Nên là đừng cứ vơ cả nắm Gen Z ra đổ cho tụi nhỏ nữa, Gen Y với X ngày trước có anh chị còn lừa đảo cả vài chục tỷ đã là gì?
Sau cùng, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ.
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
CHUNG CỰC - TRÙNG KHỞI
Cùng đường để quật khởi.
Tháng rồi, tranh thủ những trưa ngồi lại công ty, tôi xem xong 75 tập phim Chung Cực - Trùng Khởi - Thính Lôi. Đầu tiên nói về series phim Đạo mộ Bút ký. Mở đầu từ những năm 2016,năm đó tôi còn gào lên vì Tiểu Ca có quả "Mái ngố che bố tầm nhìn" của Dương Dương. Trải qua 5 năm, mỗi năm một phần, nhưng từ sau phần 1 được làm chương mở đầu, thì không ai thấy được phần 2, mà thay vàod dó là toàn bộ các phần ngoại truyện được làm riêng biệt. Và điều đặc biệt tôi gặp ở series phim này là: Thay diễn viên chính. (Dĩ nhiên, số còn lại cũng thay nốt). Nhưng tựu chung là, phim có 3 anh nam chính, phần nào cũng thay, không một ai giống nhau. Điều này, là một nước đi... có thể xem như là hết sức đặc biệt. Người ta bảo là không ai đặt hết trứng vào một giỏ. Ông tác giả có lẽ cũng nắm chắc quy luật này, quy luật xương máu sau phân 1. Nên ông chẳng buồn làm phần 2-3-4... mà nhảy luôn sang ngoại truyện, râu ria, những câu chuyện làm "tiền truyện". Và chúng ta có "Thính Lôi" lần này. Nói về chuyện thay diễn viên chính - khá khá nhiều bộ phim theo mô-típ diễn viên sẽ đóng chính hay còn gọi là "chết vai" với bộ phim đó. à, nói chung là cả 2 cách, hoặc là DV đó đi suốt se-ri phim,hoặc là mỗi phần một người đóng. Đều là cách hay cả. Mặc dù chìm nổi từng phim, nhưng đó vừa là bệ phóng tốt cho diễn viên, vừa giúp phim tránh khỏi những vấn đề đột xuất liên quan đến diễn viên đó.
Mở đầu phim với Bond Tà - Nữ chính, à nhầm nhầm, nam chính của chúng ta năm nay đã tới mốc 40 tuổi. (năm đó cậu đưa Tiểu Ca vào Thanh Đồng Môn chỉ mới hai mươi mấy tuổi). Tuổi 40 có cửa hàng nhàng nhàng, vẫn là phú nhị đại đời thứ 3, trên có chú hai chú ba chống lưng, năm đi xuống đấu một lần, một lần làm bằng ba năm ăn. Tuổi 40, thay vì nghĩ chuyện kết hôn đẻ ra đời cháu tiếp theo cho ông nội của Tiểu Tà - Ngô Lão Cẩu để đảm bảo hương khói nhà họ Ngô (Điều mà đáng lẽ 2 ông chú của cậu cũng phải làm) Thì tiểu Tà của chúng ta lại vật lộn với những rắc rối mới lạ, những chuyện mà "chỉ người trong ngành mới hiểu". Và phổi ung thư thời kỳ cuối. (Chắc nhờ thời trẻ suốt ngày đi bới mộ nhà người ta, hít mớ khí độc từ xác ở dưới đó). Chúng ta có một Tiểu Tà tiếp tục quyết tâm đi tìm kiếm những điều mà mình muốn biết, tiếp tục đi tìm lời giải cho câu đố của cậu.
Mở đầu với lời văng vẳng vang dạy của chú Ba - Ông chú chết tiệt cột thằng nhỏ ngoài đường, cũng là ông chú xách thằng nhỏ mới 5-7 tuổi xuống đấu - "Là đàn ông, nếu phải chết hãy chết trên đường đi". Bản lĩnh của người đàn ông có lẽ chính là nằm ở đây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tôi xem hết phim. Tôi muốn xem bản lĩnh của người đàn ông này trong phần này tới được những đâu. Vạn vật trên đời đều đến một ngày tan biến, nếu có thể chọn được cái chết cho mình, người đàn ông trong truyện cũng cố gắng chọn một cái chết trên đường đi
Phải nói là Chu Nhất Long - đôi mắt biết nói của người diễn viên này đã khiến cho Ngô Tà trở nên thật sự, thật sự thành một ông chú gần 40 tuổi, sắp ngỏm tới nơi mà còn cố liều mạng đi khắp nơi như vậy. Bởi vì, cũng xem kha khá lâu rồi, nên những gì tôi kể đây chỉ là những câu chữ mang tính tham khảo về tình người, nhân sinh, về những suy nghĩ và hành động của những kẻ - những con người liều mạng vì bằng hữu, vì tiền, tình nghĩa, vì lời hứa, và vì sự tò mò của chính họ.
Chung Cực - Thính Lôi - Trùng Khởi - Cũng không dưng mà tác giả đặt tên phần này như vậy. Xuyên xuốt là hành trình bộ ba Thiết Tam Giác tìm thấy những manh mối còn sót lại do chú Ba - người chú "kính yêu" của Ngô Tà. Để tìm lại ông chú thoát ẩn thoát hiện, cậu, à nhầm, nay để tiện xưng hô chắc phải gọi tên thôi. Người ta nào còn là trai hai mấy xuân xanh như 10 năm trước =))) Ngô Tà lại tiếp tục đi từ những dấu vết còn sót lại ở nơi dự báo khí tượng, tìm đường vào thôn Câm, thay vì cùng chú Hai mình đến thẳng Lôi Thành, cậu bị ... chú mình bỏ rơi (chắc mấy ông chủ nghĩ còn mình nó đẻ được, mà nào ngờ nó cũng sắp chết tới nơi =))) hành trình đi xuống kho 11, và hành trình chính thức bước vào Lôi Thành.
Cám dỗ gì ở Lôi Thành khiến đoàn thám hiểm của chú Ba phải đuổi theo? Khiến mấy ông chú phải cố sức đến bằng được? Khiến cho Ngô Tà phải trầy trật bao nhiêu chặng đường? Lôi Thành có gì? Người ta đồ rằng nơi đó sẽ "Xóa bỏ mọi tiếc nuối". Tôi thích câu nói của Hắc Nhãn Kính ở cuối phim: "Xóa bỏ mọi tiếc nuối? Thật may, trí nhớ tôi không tốt."
Tiếc nuối của con người ta trên đời này có rất nhiều. Nhiều khi chỉ là: hôm qua được cho một viên kẹo ngon, cất trong túi một cái, viên kẹo vì nóng quá chảy nước mà không ăn được. Tiếc chứ. Nhiều khi chúng ta tiếc nuối chỉ vì, lỡ gây sự với một người rồi mất luôn tình bạn. Tiếc nuối vì không thể gặp người một lần cuối. ... Chúng ta càng suy nghĩ những chuyện đã qua, chúng ta càng nhớ về những thứ vụt qua tầm tay, và chúng ta càng cầu vọng nhiều hơn, tham lam nhiều hơn, tiếc nuối lại càng nhiều hơn.
Có người chọn cách đối diện, trực tiếp như Ngô Tà, có người cố chấp cả đời như Tiêu lão bản, có người xui xui lại bị ăn hành như Ngô Nhị Bạch (Chú Hai xuống đấu, mất luôn thằng đệ, bại liệt), có người chỉ vì bạn bè, vì tri kỷ, vì tình nghĩa, lại vì tình yêu (fan và idol) mà chấp nhận bỏ mình. Trong họ ngoại trừ suy nghĩ cho người khác, vẫn một phần tính toán cho bản thân. Sống trên đời, mấy ai chịu cam lòng làm người bình thường? Nếu có một cơ hội, bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ cố gắngd dể đạt được mục đích của mình. Các nhân vật họ chấp nhất với chính mình, chấp nhất với số phận cuộc đời mình, trong họ dường như chỉ cần một khoảnh khắc "Gắp Lạt Ma" để có thể tụ hội. Để có thể khẳng định chính mình. Và sống cuộc đời "không hối tiếc". Mỗi người xuống đấu đều mang câu chuyện đời mình.
Tình bạn của Thiết Tam Giác, những đoạn kết cuối phim cho chúng ta một cái kết có hậu. Ba người tiếp tục là bạn bè, tiếp tục sóng cuộc đời của họ ở Ngô Sơn Cư, Tiểu Ca vẫn cứ hay quên, nhưng giờ đã có Ngô Tà. Cho dù "cụ" có đi đâu chăng nữa, Ngô Sơn Cư vẫn là nhà. Cho dù, một ngày Tiểu Ca biến mất, người nhớ về cậu vẫn sẽ là Ngô Tà (Và Bàn Tử).
"Nếu phải chết, tôi hy vọng mình chết trên đường đi".
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
HE'S EXCEPTING - Hiyama Kentaro no Ninshin - Anh ấy mang thai rồi
HE'S EXCEPTING - Hiyama Kentaro no Ninshin
Takumi Saitoh Juri Ueno
Ấn tượng đầu tiên sau khi xem phìm này của tui là: Nếu cả hai giới đều có khả năng mang thai và sinh nở tương đương nhau, thì người ta có còn quan hệ tình dục bừa bãi, không lành mạnh nữa hay không?
Điều này không có nghĩa là phim liên quan dến mấy chuyện bừa bãi nhé.
Ở một thế giới Nhật Bản nọ, tỷ lệ đàn ông có thể mang thai lên đến 40%. Tuy nhiên, việc này không hề được phổ biến rộng rãi. Hầu hết cũng như người đồng giới, đàn ông mang thai cũng đối mặt với việc kỳ thị giới, phân biệt đối xử, và trách nhiệm trong việc nuôi nấng đứa trẻ sau này. Bên cạnh đó, việc lựa chọn dành thời gian nuôi đứa trẻ hay sự nghiệp cũng là điều mà các bà mẹ-ông bố phải quyết định. Và việc mang thai ngoài ý muốn - hay khoảng thời gian bạn chưa hề tính toán đến việc có con cũng là vấn đề được phim khai thác. Không biết các anh con trai xem phim này xong liệu có đồng cảm với vợ và người yêu của mình không, hay nhiều khi các anh cũng chả thèm xem.
Kentaro Hiyama - thanh niên U40 thành công, hết mình vì công việc, có trên hai người bạn tình - điển hình của giới trí thức ngày nay - cuộc sống anh bỗng đảo điên hẳn vì bỗng dưng một ngày mình được phát hiện đang mang thai. Khi được chẩn đoán là có bầu, thì chúng ta tự hỏi bố đứa trẻ là ai? Không, khi đàn ông có bầu, bạn hãy hỏi mẹ đứa là ai? Đối với chuyện mang thai ngoài ý muốn tâm lý bao giờ cũng sẽ lựa chọn giữ hoặc bỏ. Nhân vật Kentaro của chúng ta cũng vậy. Nhưng điều gì đã thay đổi lý trí của Kentaro?
Yếu tố nữ quyền - hay phụ nữ lựa chọn gia đình và sự nghiệp cũng được khai thác thông qua Seto Aki (Juri Ueno) - aka mẹ của đứa trẻ. Chị gái để tóc bob, cũng gặp các vấn đề bình đẳng giới trong chính gia đìh mình, chính trong công việc của mình. Xem phim này xong thì ai cũng gật gù vì quá quen với cảnh khi về nhà bị hỏi: sao chưa có chồng? :) Nhật thì cũng như Việt thôi, qua 30 thì trong mắt người lớn đều là quá lứa lỡ thì.
Phim hoàn toàn không có chút gay nào luôn, nhưng body của Takumi Saitoh thì horny hết sức. Mấy đoạn cởi áo thì da anh phải gọi là cái kiểu da khỏe mạnh luôn ấy, căng bóng, đắp không biết bao nhiêu tiền dưỡng lên cái body đấy (cái này ai mà hay đi spa là biết da như nào thì khỏe ấy). Chiều cao 1m84 cũng với chiếc bụng tròn ủm nho nhỏ lúc mà anh mặc áo sơ-mi cổ trụ kèm blazer thì ta nói chứ, nước miếng chảy ròng ròng. Lúc mà anh bước trên phố hoặc đứng giữa văn phòng ấy, cái chiều cao phải gọi là tuyệt zời luôn. Không khí trển có ổn khum anh? Xin phép bỏ qua 1000 lời khen cho vẻ bề ngoài xuất sắc của Takumi Saitoh :3
Dạng phim ngắn, thời lượng chỉ hơn 20 phút/tập, trọn vẹn 8 tập nên mọi người có thể thấy cấn về chuyện tại sao nhanh như vậy hoặc giải quyết hơi vội vàng. Khó có thể làm hài lòng mọi người, hoặc những bà mẹ đã trải qua chuyện sinh nở, nhưng tôi tin là phim cũng phác họa rõ ràng phần nào những khó khăn trong thời gian thai kỳ. Cũng không thể nào yêu cầu quá nhiều đất diễn cho các nhân vật phụ khác, khi mà 9 tháng thai kỳ gói trong 8 tập phim. Nhưng tin tui, phim nhẹ nhàng, ngắn gọn, và cái kết viên mãn như vậy là oke rồi á.
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
Oiran - Yuujo - Geisha
Oiran - Yuujo - Geisha.
1, Lại một cuộc nhầm lẫn của hơi bị rộng của giang cư mận và thế giới hình ảnh.
Hôm trước đọc đâu topic kể về chuyện "hình xăm geisha". Đại khái có bảo là sau khi xăm lên cảm thấy mình càng xinh ra, rồi các cô gái ngành hành nghề bên mình cũng hay xăm hình này.
Mình vẫn nghĩ là Geisha các nghệ nhân này thì hình như rất ít xăm mình mà, sao lại có hình xăm được? Với lại Geisha đa phần là kiểu nghệ nhân, sao các cô gái bán hoa bên mình lại xăm?
Thế là mình lên trên pinterest search "geisha tattoo" để xem có cái gì. Thế là được mớ kết quả như hình chụp. Người ta không rõ ràng, không biết và dẫn đến nhầm lẫn giữa Geisha và Yuujo và cả Oiran nữa.
Cứ hình ảnh cô nàng nào mặc kimono và cắm mớ dao lên tóc, búi cao thì auto là geisha hết. Khum phải các bác ơi.
2, Geisha là "Nghệ Giả" tương đương với nghệ nhân. Là phụ nữ và bán nghề. Cái người ta học được từ khi còn nhỏ, thấm nhuần vào trong cốt cách và đưa ra bên ngoài - chính họ gần như là một tác phẩm nghệ thuật - và họ kinh doanh dựa trên tài năng như: đàn, ca, thơ, họa.... Thậm chí tham gia vào các hoạt động kiểu như là đàn ca tài tử bên mình ấy.
Đi chung với Geisha là Maiko. Maiko cũng là Geisha nhưng đang tập sự. Nào làm lễ trưởng thành được, tốt nghiệp được thì chính thức thành Geisha. Bài này mình không nói về Maiko.
3, Yuujo hay Jorou - Nữ lang: đây mới gọi là kỹ nữ tiếp khách aka gái điếm ấy ạ. Các cấp của gái điếm phân thành nhiều tầng lớp: Tayuu, Yuujo hay Asobime, Yuuna, .... . Sau tựu chung còn Oiran - nhưng giới này về sau thoái hóa vì quá cồng kềnh trong khâu tiếp khách, còn nguyên nhân khác là do chính quyền hạn chế dần.
4, OIRAN - rất hay bị nhầm hình tượng với GEISHA - Oiran kỹ nữ cao cấp. Vì cao cấp nên khách hàng của Oiran cũng cao cấp và đặc biệt nhiều tiền, thừa tiền. Chủ yếu các giới quý tộc, samurai thì mới có khả năng tiếp cận.
Chung là trong giới kỹ nữ chia nhiều tầng, thì tầng Oiran là tầng xịn nhất, hiện giờ thì không còn nữa rồi, vì nhiều lý do lịch sử mà Geisha có thể coi như là thay thế đội hình Oiran này.
5, Mình đi chính vào các đặc điểm mà mọi người hay lẫn:
Geisha: - Trang phục đơn giản tối màu - Đầu tóc đơn giản, tóc ít cài cắm, búi gọn. - Không lộ ngón chân, - Đi guốc gót thấp bọc tất. Oiran: - Trang phục sặc sỡ, thường mang tông màu nóng. - Cắm một rừng lược với trâm trên đầu (thường oiran có bộ 8 trâm cài, xòe như 2 cánh quạt ấy). - Guốc geta cao phải 15-20 phân. - Đi chân trần (không bọc tất, chứ không phải đi chân đất nha).
6, Điểm chung của 2 giới này thì để có thể "xuất sư" đó là đảm bảo tài năng trong giao tiếp - đúng vại, tiếp khách mà EQ thấp là xong rồi. Tài năng trong các lĩnh vực nghệ thuật: cầm kỳ thi họa, đàn shamisen, đàn koto, học ngâm thơ, cắm hoa, rồi kiến thức rộng, ca hát các thứ.
Các cô gái đều được đào tạo từ lúc nhỏ, lớn thì tùy trường hợp đâu hay rớt ra sao rồi người thì xuất sư, người thì về quê lấy chồng, người thì ở lại làm việc cho nơi đào tạo đó.
Nhưng mà quý vị xin đừng nhầm giới Geisha với Oiran, sai trái lắm.
Bên cạnh đó, việc thu hẹp các giới này nên giờ chúng ta chỉ có thể thấy oiran ở các lễ hội, hoặc các hoạt động văn hóa. Cả Geisha cũng vậy. Mặc dù các trường học dạy Geisha thì vẫn còn, nhưng khả năng hoạt động, cũng như mức độ rầm rộ thì giảm nhiều.
7, Đối với mình, các nữ Geisha như là một tác phẩm nghệ thuật - từ dáng vẻ, cách ăn nói, cư xử khéo léo và đặc biệt là giá trị văn hóa, họ chính là những tác phẩm nghệ thuật cần được bảo tồn.
Bằng việc không tiếp khách, không có phát sinh các mối quan hệ tình dục, việc giữ được sức khỏe, một geisha có thể hoạt động trong nghề tới độ tuổi về hưu ~ 65 tuổi.
Còn thường bên kỹ nữ tuổi thọ không bền lắm.
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
SLAM DUNK - The First Slam Dunk!
Rất xịn!!!
Xịn từ phần hình cho tới phần thanh, theo như thông tin thì lần này, The First Slam Dunk được thực hiện theo công nghệ mới, phù hợp với hệ chiếu IMAX dạng vậy, nên những chuyển động xử lý mượt mà, còn coi 2D thì hơi đau mắt tý.
Câu chuyện lần này về trận của Shohoku và Sannoh cũng là trận tứ kết hay bán kết gì đó ở tập cuối của Slam Dunk bản manga. Điều mà mình thích ở truyện này là cách mà tác giả vẽ chuyển động, cơ bắp, gương mặt của nhân vật hết sức đặc trưng.
Về phim thì phần hình ảnh, chuyển động, thực tế với mình là hơi khô cứng. Có thể do định dạng 2D không phù hợp để xem. Giọng seiyu lồng tiếng với mình, thì giọng của Hanamichi nghe hơi thiếu sức quyết liệt như của chú Otsuka Houchu, nên hơi hẫng 1 chút.
Đến hôm nay thì ai chưa xem tại TP. HCM có thể tiếp tục một số buổi xem tại CGV nếu muốn xem thì mình dừng tại đây do sợ là sẽ spoil cho các bạn, còn ai mà không xem được thì có thể đọc tiếp để lấy động lực đi xem.
Điều tuyệt vời nhất chính là phần âm nhạc, đoạn beat background khiến khán phòng im lặng tuyệt đối hoặc bùng nổ, những đoạn heartbeat đẩy cảm xúc người xem lên cao trào cực độ. Tuyệt vời! 100 điểm!
Như trailer giới thiệu, The First lần này, đào sâu về quá khứ của "phản diện số 2" Miyagi Ryota. Những mất mát trong quá trình trưởng thành, những tổn thương để Miyagi trở thành một hậu vệ dẫn bóng siêu đẳng. Một phần healing cho những con người lớn cũng đầy mất mát. Đoạn cuối anime hé lộ một phần mỹ tiến của trung vệ bên Sannoh - Sawakita và Miyagi cũng đuổi theo sau đó.
Dường như project The First này có lẽ sẽ mở đầu cho cái kết khá ổn của manga những năm đó. Hé lộ một phần tương lai của 5 cậu trai trẻ của đội nhà Shohoku. Cuối cùng vẫn là Mỹ tiến.
Thực sự là hết sức mong chờ những phần tiếp theo.
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
Suzume, Suzume, Suzume, Suzume!!
Warning: Spoil!
Phải type vội, không thì cảm xúc lại chẳng còn.
1, Ngay từ lần đầu bản BGM của phim SUZUME bắt đầu, tôi đã si mê bài hát đó, giai điệu ru-ru-ru-ru-ru-ru-ru.. giai điệu nhỏ giọt vào tai như cơn mưa mang cầu vồng trong chính bộ phim. 君の手に触れた時にだけ震えた 心があったよ 意味をいくつ越えれば僕らは辿り つけるのかな
Khi nghe bài hát này, tôi đã quyết định mình nhất định phải đi xem. Dù tôi chẳng phải fan của đạo diễn này, càng không mê lắm những bộ phim buồn của ổng. Vốn tính tôi cũng không thích phim buồn.
2, Khung cảnh và nhạc phim phải gọi 9.9/10, Đồ họa, chuyển cảnh, khung hình hùng vĩ, và đặc biệt là bầu trời sao trong SUZUME rực rỡ để không phải chê vào đâu được.
3, Có người nói rằng chuyện Suzume phải lòng anh chàng sinh viên Souta bị đẩy nhanh quá, không hề phù hợp. Thực ra tuyến tình cảm của 2 bạn trẻ đâu có rõ ràng mà quý vị bảo nhanh? Hầu hết mọi người nhìn vào và ngộ nhận rằng cô bé phải lòng cậu sinh viên nhanh quá. Nhưng mà thời gian cô nhóc bỏ học, rơi vào câu chuyện này chỉ vỏn vẹn có mấy ngày thôi. Cả hai đứa sau này có phải lòng nhau nữa hay không thì chúng ta không biết, nhưng những hin-to mà phim để lại trong đó, định hướng quý vị là cô bé phải lòng Souta.
Mình nghĩ rằng ngoài một chút "tình yêu sét đánh" thì việc cô bé bỏ học, mà chạy theo Souta, là chuyện đương nhiên. Đặc biệt khi loài "giun đất" chỉ có cô bé mới có thể thấy được. Cũng chính cô bé là nghĩ rằng mình là nguyên nhân khiến cho Bế Thạch rời khỏi vị trí. Chính cô bé mang cậu nhóc về nhà, khiến Souta biến thành chiếc ghế. Chính vì vậy mới có đoạn cuối, vì để thay thế Bế Thạch, thay thế cho Souta, Suzume mới quay lại quê hương của mình (tôi đoán là vùng Sendai), để mang cậu nhóc quay lại.
4, Phim dễ đoán plot. Xưa giờ xem movie, plot vốn dễ đoán mà. :) Hội chính diện và phản diện, kể một câu chuyện xưa của nhân vật, đẩy cốt truyện lên cao trào, vào kịch tích, giải quyết cao trào. :) Ý mấy bạn là plot dễ đoán kiểu đó ấy hả? (May ra chỉ một vài phim phản anh hùng mới hơi khác xíu xíu hoặc kiểu phim của Vương Gia Vệ thì hơi khó đoán plot).
Nếu bạn muốn xem những cái kết buồn, 2 nhân vật không đến được với nhau, ... thì thôi vậy đừng nên xem.
Nhưng bộ phim là đề tài tưởng niệm về ký ước 11/3/2011.
Đối với nhiều người Việt mình, thì có lẽ đó cũng như mọi ngày. Nhưng với người Nhật cũng không khác Quốc tang cho lắm. Tôi còn nhớ sau ngày hôm đó, tôi ngồi xem trên trang VNSharing update tin những mangaka qua đời vì sóng thần và động đất. Vốn chẳng thân quen biết, nhưng 2 ngày hôm đó nỗi buồn như là sóng điện từ, cứ buồn vậy thôi.
5, Có lẽ khi nhìn thấy ngày 11/3 trong nhật ký của Suzume, chắc ai cũng sẽ đoán được là vào ngày đó, cô bé đã mất tất cả, ký ức của một đứa trẻ vừa mới 4 tuổi vốn không rõ ràng, nhưng khi có sự kiện kinh khủng xảy ra, ký ức đó sẽ không bao giờ mờ được. Cô bé ấy mất tất cả - giống như nhiều người khác ở Sendai năm đó. 12 năm trôi qua rồi, vậy không lẽ cô ấy cũng trơ mắt nhìn một người - giống mình - cũng sẽ đi mất ư?
Cảnh ấn tượng nhất là khung cảnh tại Tokyo - vâng, Nhật Bản quay đi quay lại chỉ 2 thế giới - Tokyo và không phải Tokyo. Khi cơn bão trùng đất chuẩn bị đổ ập vào Tokyo chính là khung cảnh hoành tráng nhất của phim, đẩy phim lên cao trào. Việc "bật-tắt" khung cảnh ấy, giúp người xem cảm nhận được sự nhỏ bé của loài người trước thiên tai. Vô hình, lặng lẽ, dữ dội. Những dấu hiện đến từ các loài động vật, loạt chim chóc vỗ cánh trước cơn động đất, tiếng cảnh báo thiên tai từ điện thoại, và con người ta vẫn cứ ngơ ra, vì nếu cơn động đất xảy ra, cũng không thể nào trốn vào đâu được.
6, Chính vì vậy, đối với tôi, cái kết của Suzume là cực kỳ hợp lý luôn.
Cô bé đã mất cả gia đình ở 12 năm trước, vậy tại sao việc cô bé có một kết thúc mở (mở với hướng HE) là điều nhiều người không chấp nhận? Tại sao cô bé nhanh chóng phải lòng anh chàng khiến nhiều người lấn cấn?
Tại sao cứ phải trải qua tiếp xúc lâu dài mới có thể yêu đương? Tại sao phải chia cách nhau mới là phim của Shinkai Makoto?
7, Vai trò của các nhân vật khác, đặc biệt là 2 chú mèo đen-trắng ấy, có thể sẽ xuất hiện ở spin khác chẳng hạn. Truyền thuyết và câu chuyện có thể khai thác hơn ở những bộ phim khác. Thực sự 2 tiếng, và tập trung vào câu chuyện chữa lành sau cơn động đất năm 2011 là điều mà bộ phim đã làm được, đạt được mục đích đó rồi, những câu chuyện sau mình vẫn thừa sức khai thác. Chứ không lẽ các bạn muốn bộ phim lan man từ truyền thuyết gia đình bế sĩ, nguồn gốc 2 chú mèo, kỹ hơn về chuyện mẹ cô bé còn sống hay đã chết, hay chuyện tình của người dì?
Nhiều người cứ chê, chứ tui là đặt vé tới lần thứ 3 rồi nạ.
8, Update xíu: Sau khi xem lần 2 thì có đoạn Suzume nói mình đi tìm tình yêu đời mình. Yeahhhh, tôi vẫn thích đoạn đó vô cùng, có thế đoạn đó khiến mọi người cảm thấy tình cảm của cô bé tiến hơi nhanh. Nhưng với tôi thì cũng không có gì lạ, vì ngay từ đầu có vẻ cô bé đã phải lòng Souta rồi cũng nên. Nhưng mà mí bạn ưi, movie chứ nào phải drama? Phải lòng chỉ sau 1 đêm cũng là bình thường, đằng này đôi bên đi với nhau tới tận mấy hôm mà?
Souta không trong hình hài loài người nhưng vẫn yêu? Ơ kìa, con gái yêu bằng tai mà quý vị. Đùa đấy. Nhưng kịch bản bảo thế. Nếu đôi bên chỉ là bạn bè thông thường thì chắc những đứa như tôi sẽ giãy đành đạch cho mà xem. CP dễ thương thế cơ mà kkkk.
9, Không liên quan lắm, nhưng xem đoạn phủ bầu trời Tokyo thì làm nhớ đoạn Tam thái tử chuẩn bị nhấn nước ải Trần Đường trong Natra (2019). Cánh cửa dẫn sang thế giới khác làm nhớ đến Stranger Thing, cũng na ná mở cửa, nhưng cửa trong Stranger Thing trông ghê hơn =))) Mỗi lần nhắc đến mở cửa, canh cửa, giữ cửa, cái tui lại nhớ đến cổng Thanh Đồng trong Đạo Mộ bút ký. May phước cho Souta, không ngồi 10 năm trong đó =)))))))) Suzume cũng hên hơn là không phải chực cửa với đi phó bản thêm đâu chừng mấy trăm chương truyện nữa.
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
ĐỘT NHIÊN ĐẾN TÂY TẠNG - TRẦN KHÔN
Hành trình tìm về bản ngã thú vị của một người nổi tiếng.
==//==
Cuốn Đột nhiên đến Tây Tạng, tôi biết đến vào khoảng năm 2016 - nhưng mãi đến nay tôi mới đọc được.
Dạo này thay vì xuất tiền túi ra để sở hữu một cuốn sách thì tôi chọn đi mượn, đi xin, đi đọc ké và đi đọc chùa ở thư viện. Phần vì nếu mua về thì không biết khi nào mới đọc, phần vì muốn tiết kiệm ngân sách khi đã mua quá nhiều mà chưa đọc :)
Đột nhiên đến Tây Tạng là dạng hồi ký kể lại câu chuyện cuộc đời của Trần Khôn. Từ những năm đầu chân ướt chân ráo hay phải nói chính xác là những yếu tố ngẫu nhiên khiến cho Trần Khôn vào được Học viện Điện ảnh, cho đến cơ duyên đóng phim ban đầu. Cũng có những ngày tháng anh mất phương hướng, lại là những ngày tháng đưa ra những sản phẩm thành công. Những cảm xúc khi đứa con đầu lòng chào đời (đến nay vẫn chưa có đứa thứ 2 =))) Những câu chuyện về bạn diễn, đồng nghiệp như Triệu Vy, Châu Tấn, Lục Nghị, đạo diễn Triệu Bảo Cương, ... Như một phần của cuốn sách, hồi ký về cuộc đời của anh cho đến khoảng những năm 2011 có thể tóm gọn trong 2 chữ may mắn như anh vẫn tự chửi mình được. Tôi nghĩ anh nên thay bằng 2 chữ: "Tự nhiên" thì hơn.
Và chủ yếu về hành trình tại sao anh lại "Đột nhiên đến Tây Tạng".
Thực ra không phải bất chợt mà Trần Khôn quyết định chọn địa điểm này (bạn sẽ hiểu khi đọc sách). Quá trình tuyển chọn nhóm sinh viên trên toàn Trung Quốc thực tế rất gắt gao, Những khó khăn, và những nút thắt trong hành trình dẫn dát nhóm bạn trẻ trekking tại Tây Tạng thực sự
Chắc đôi lần bạn nghe về chủ nghĩa khắc kỷ nhỉ? Lối sống duy trì vừa đủ, người theo chủ nghĩa này thường vừa mang tình bằng quang trong người, vừa mang tính lo lắng cho cả thời cuộc. Thay vì đao to búa lớn, thì người theo chủ nghĩa này sẽ cố gắng khiến cuộc sống trở nên... vừa đủ. Hay có thể nói là họ sống như những hàng cọ ở ngoài biển, chịu được gió biển, gió bão, nhưng lỡ mà gió bão lớn quá hay sóng thần lỡ bật gốc thì học cũng chấp nhận, chứ không cố chấp quá nhiều cho những tham muốn lớn lao.
Lúc bạn đọc cuốn hồi ký này, nhất định cũng có cảm giác giống tôi khi nghĩ về việc này. Nếu nói Trần Khôn không có sự thực cố chấp cho công việc, hay trời sinh là ngôi sao thì tôi nghĩ điều này không đúng. Tính ra chấp niệm của Trần Khôn trong việc diễn cũng không hề cao. Đấy là ổng viết trong đó như thế, chứ tôi không tin lắm.
Dạo này tôi vẫn nghĩ về một chuyện: Nếu con người ta có cố hương trên định danh - tức là quê hương nơi ông bà sinh ra, thì có lẽ, người tha hương như tôi còn một cố hương của linh hồn mình. Có khi nào bạn đến một vùng đất mới, nhưng lại cảm thấy thân thuộc từ sâu trong tâm hồn không? Như thể đáng lẽ mình phải thuộc về nơi này ấy, như thể những con đường, ngọn cỏ, hàng cây quen đến lạ lùng, như thể bạn từng sống tại đây ở một chiều không gian nào đấy.
Có vẻ Tây Tạng cũng như thế đối với Trần Khôn, hành trình tìm về Tây Tạng cùng nhóm sinh viên trẻ, năng động, cũng như đối diện với mọi sự khó khăn, không ngờ tới trên chặng đường này. Cùng với đó là những hồi ký mà anh nhìn lại chặng đường sự nghiệp của mình. Có điều hình như là chuyến đi phát sinh kha khá vấn đề nên có lẽ ổng không tổ chức thêm lần nào sau đó nữa thì phải :)))))
0 notes
hangjrlk · 10 months
Text
khoe
*** Bài viết dưới đây có những nhận định cá nhân riêng của mình sẽ có phần tiêu cực. Có thể sẽ không hợp với suy tưởng và nhận thức của bạn. Những vấn đề kể ra trong bài này dựa trên trải nghiệm cá nhân và nhận định cá nhân.
VỀ VIỆC KHOE, KHEN VÀ CHÚC MỪNG NGƯỜI KHÁC
Mình không hay khoe. Kẻ thuộc Sư Tử nhưng không hay khoe thì có chút bất thường, nhưng phải kể ít lý do ngày còn nhỏ. Phần vì ngày xưa nhà nghèo, ăn uống thì có chứ để mà khoe nhà có của như chúng bạn thì không. Tiền mua báo, mua truyện của mình dựa trên vài đồng tiền nhịn bữa sáng. Tập vở, cặp sách, hay xe đạp đi học cũng là loại trung bình. Gia đình mình không đi du lịch, nghỉ hè, tắm biển, ... như nhiều gia đình khác. Và đây là chuyện của tầm hơn mươi năm về trước, có khi hai mươi năm cũng không chừng. Chung quy như vậy, nên khi thấy bạn bè khoe những cuốn sách, những đồ lưu niệm khi đi du lịch, hoặc kể về những chuyến du lịch, ... thì mình chỉ biết nghe thôi, hoặc lờ đi chỗ khác ngồi. Bởi vì mình cũng nào biết phải phản ứng như thế nào khi họ đang chia sẽ về những câu chuyện đó, vì mình có từng trải qua bao giờ đâu?
Những phản ứng dễ dàng thấy của những người xung quanh. Một trong những phản ứng về việc khoe đó là sự ghen tỵ. Mình có ghen tị với những điều đó, cũng tự hỏi sao mà gia đình người ta có thể có những điều đó, nhưng điều may mắn đối với kẻ như mình, thì sự ghen tỵ này chỉ xuất hiện khi họ khoe, nào họ hết khoe thì thôi, nó cao hơn sự "tủi thân" một chút, và thấp hơn sự ghen tỵ một chút vì mình không xuất hiện hành động kiểu: dè bỉu, chê bôi, phá hoại, chôm chỉa, hay cướp đoạt. Tất cả chỉ nằm ở chỗ tiếp nhận vấn đề rồi thôi. Nhưng trong khi một đứa đang khoe về chuyến đi chơi của mình, và 3-4 đứa ngồi hóng xung quanh, thì cũng có đứa khó chịu về chuyện này, lên tiếng chê bai câu chuyện, trải nghiệm của người đó. Đôi khi cuộc khoe tan trong sự buồn.
Phản ứng tiếp theo đó là phản ứng không mong muốn. Có bao giờ bạn mua được mô hình manga 3D, giá tầm khoảng 1/5 mức lương của mình hoặc đôi khi là 1/2 chưa? Nhưng bạn phải nói với mọi người xung quanh cái này chỉ 2-300K. Đơn giản vì khi bạn nói ra mức tiền triệu, thì lại có người bảo rằng: toàn làm chuyện trời ơi, việc có ích thì không làm. Mình không mua mô hình, nhưng đồ mình mua cũng ở mức tương tự, nhưng cũng phải nghe những lời nhận xét tương tự. Nhưng phản ứng của mình cũng chỉ nằm ở việc: à, nghe thôi, chứ bữa sau ra hàng limited mà còn lương thì cũng "nướng" hết. Những đánh giá đến từ người khác không nằm ở chỗ bạn thế nào, mà ở chỗ họ thấy thế nào. Cho dù bạn có giàu nứt vách, cũng không thể ngăn những đánh giá đến từ người khác.
Ở con nít, chúng ta thường rất ngại "khen" những đứa trẻ, thi thoảng phải kèm theo từ "trộm vía" ở cuối câu, đơn giản vì hôm nay bạn khen một đứa trẻ là "ngoan" tự dưng bị "đánh vía" cuối ngày nó bỗng nhiên hư. Còn bạn thì nghe complain từ phụ huynh của đứa trẻ: khen làm gì cái tự nhiên nó hư. Bạn khen đứa trẻ mũm mĩm, trắng trẻo, đáng yêu, bỗng một ngày khi gặp lại, lại bị phụ huynh bảo: khen làm gì cái giờ nó phơi nắng rồi đen như cục than. Đôi khi chỉ là lời khen, mục đích để cổ vũ cho đứa trẻ, hy vọng nói lên ưu điểm cho nó, mong nó thêm tự tin, nhưng cuối cùng lại bị úp ngược kết quả. Những điều này thật là khiến "anh hùng nhụt chí". Thôi thì đối với trẻ em, khi khen nhớ chèn thêm từ "trộm vía" ở sau nhé. Trường hợp đặc biệt đấy, kinh nghiệm này tôi truyền riêng cho các bạn đấy.
"KHEN" là một điều khó khăn. "KHEN" là phản ứng nên có sau khi được nghe người khác "KHOE". Đó cũng là một trong những mong đợi sau khi khoe, vì sự tích cực ở đây, là họ cũng muốn chia sẻ điều mới mẻ đối với bạn. Có khi họ cũng chỉ cần khoe cho vui mồm, vui của vui nhà thôi.
Nếu việc bạn dễ dàng nói lời "khen" hoặc nói nhiều lời "khen", khả năng cao là bạn bị quy chụp như sau: giả tạo, đãi bôi, nịnh hót, thảo mai.
Vậy thì, đâu là phản ứng đúng đắn khi người khác khoe? Nếu bạn lờ đi chuyện của họ, thì lại thành câu chuyện "bất lịch sự", tỏ ra ghen tỵ thì sẽ bảo là thiếu chuyên nghiệp nhỏ nhen, và "khen" quá hóa xạo. Nên tôi liệt kê ra đây một số trường hợp nên ứng xử khi bạn cần tạo không khí cho cuộc vui và phản ứng phù hợp khi người quen "khoe" với bạn một chuyện gì đó nhé.
1, Khoe sắm đồ mới => Rất hợp dáng em. Để bớt sượng trân, hãy hỏi thêm: mua ở đâu đấy. Kết chuyện: xinh xắn lắm. Tôi không type đoạn thoại ra được, nhưng note ở đây là: khen đẹp hãy dành cho các nàng hay chưng diện. Với các nàng chuộng phong cách đơn giản, hãy né chữ đẹp ra.
2, Khoe mới mua đồ điện gia dụng cho gia đình: Hãy hỏi thăm tính năng và trải nghiệm. Sau khi người ta kể hết, hãy chốt: quả là phù hợp cho gia đình chị. Hoặc: em cũng muốn mua một cái nếu có điều kiện sau này. Câu này hơi thảo mai chút, có thể nói cũng được, hoặc không.
3, Khoe chuyến du lịch: Hãy hỏi xem chuyến đó đi có thu hoạch gì vui? Ở khách sạn có gì bất tiện không? Nếu chuyến đi đó vui vẻ, hãy tỏ ra một chút ghen tỵ trong câu nói em cũng muốn đi. Nếu chuyến đó có nhiều trải nghiệm tệ, hãy gợi ý vài chỗ nghe nói cũng thú vị cho anh chị đi lần sau.
4, Khoe sắp kết hôn, đang mang bầu, sắp sanh hoặc đã có em bé: Cái này hãy chúc một cách chân thành. Vui giúp người ta, hỏi thăm đã chuẩn bị gì chưa... kiểu vậy.
5, Khoe thăng chức: Đây là tình huống khá tế nhị. Nếu là người chung bộ phận, khó tránh khỏi ghen tỵ, vì vậy, hãy tỏ rõ sự ghen tỵ của mình. Đồng thời thừa nhận sự yếu kém của mình. Điều này mình ghi ra đây, đơn giản vì thà bày tỏ lập trường của bản thân, còn hơn là giấu sự ghen tỵ nhỏ nhen trong người, vì nếu bạn không giỏi "diễn" sự ghen tỵ bộc lộ ra chỉ khiến mình xấu xí hơn thôi. Còn nếu không thân thiết, vậy thì chúc mừng đơn giản là được. Nếu là người ngoài công ty, người trong gia đình, bạn bè, ... Sau khi chúc mừng, hãy hỏi thăm những khó khăn có thể gặp phải. Điều này cũng khiến cho họ có thể giải bày những tâm tư, lo lắng của họ.
6, Khoe nấu ăn. Điều này hơi tế nhị, vì đôi khi món ăn sẽ không hợp vị của bạn. Nhưng đừng mở mồm chê dở ngay sau khi ăn. Vợ chồng đánh nhau cũng chỉ vì chưa gì là mở mồm chê đồ ăn người khác nấu. Tốt nhất là hãy nói có vẻ không hợp vị giác em lắm. Còn không thì hãy cứ bảo ngon ngay từ đầu.
Trên đây là một số tình huống mà tôi hay gặp, có thể trải nghiệm mỗi người sẽ khác, có thể đồng ý không đồng tình với các tình huống tôi đưa ra. Nhưng mà tôi hy vọng cmọi người sẽ không khiến cho người "khoe" tổn thương lúc đang "hào hứng" chia sẻ điều mới mẻ.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì, xin hãy comment cho tôi biết nhé, tôi vẫn đang học thêm những cách ứng xử giữa với mọi người.
1 note · View note