Tumgik
thanhhoaiiii · 2 years
Text
Hong có quơn
Bạn mãi bạn chữa lành tất cả các mối quan hệ xung quanh nhưng lại quên mất bản thân mình cũng cần được chữa lành...
justmeloveme
118 notes · View notes
thanhhoaiiii · 2 years
Text
"I wanted to write down
exactly what I felt
but somehow
the paper stayed empty
and I could not have
described it any better"
0 notes
thanhhoaiiii · 2 years
Text
Tệ với bản thân đã là một sự thất bại lớn, nhưng ít ra nó còn thoải mái hơn tệ với những người xung quanh mình. 
2 notes · View notes
thanhhoaiiii · 4 years
Photo
Anything from the heart...
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Happy Together (1997)
559K notes · View notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
Bạn đắt giá bao nhiêu? (P1)
#1: Sự thoả hiệp có làm bạn hạnh phúc không?
Trên thế gian này chỉ có một người đáng để bạn thoả hiệp, đó chính là người thật sự trân trọng và biết ơn sự hi sinh của bạn. Song người như vậy sẽ không bắt bạn phải thoả hiệp, sẽ không buộc bạn phải hi sinh chính mình. 
Một người luôn yêu cầu sự thoả hiệp và nhượng bộ thì không thể cho bạn cuộc đời mà bạn mong muốn. Sự thoả hiệp đó không thể khiến anh ta hoàn toàn hài lòng mà chỉ khiến anh ta đòi hỏi nhiều hơn mà thôi.
#2: Không cần trở thành một cô gái mà tất cả mọi người đều yêu quý
“Cô ấy muốn tất cả mọi người đều yêu quý mình, sợ đắc tội với người khác, nên đã đánh mất lòng tự trọng, bởi vậy chỉ nhận lại được sự thiếu tôn trọng từ người khác mà thôi”.
Xã hội này có rất nhiều người thích lấy lòng những kẻ chẳng coi mình ra gì nhưng lại không tử tế với những người thực sự tốt với mình. Quá bận tâm tới người khác chỉ khiến bản thân mệt mỏi chứ không nhận lại được gì. Một người không có lập trường và chính kiến trong mắt mọi người chỉ là loại gió chiều nào xoay theo chiều ấy, là một kẻ a dua nịnh hót. Còn một người có chính kiến thì không phải ai cũng thích cô ấy, nhưng người có cùng quan điểm sẽ quý mến cô ấy. Một người có lập trường sẽ luôn có người muốn làm bạn với họ, chỉ có người luôn cố làm thân với tất cả mới không ai muốn làm thân thôi. 
Không cần trở thành cô gái mà tất cả mọi người đều yêu quý nhưng nhất định phải trở thành cô gái mà mình yêu thích - không a dua, không bợ đỡ.
#3: Người có nội tâm mạnh mẽ mới là người chiến thắng cuối cùng
Mỗi khi đầu hàng trước cuộc sống, tình yêu, sự nghiệp là thực chất chúng ta đang đầu hàng bản thân, chúng ta thua chính bản thân mình, thua bởi chính nội tâm nóng nảy, lo âu và sợ hãi của bản thân.
#4: Bạn đã lấy lòng họ quá sớm?
“Anh có thể nhiệt tình thế này cả đời không? Nếu anh cứ biểu hiện thế này thì về sau có bất cứ chuyện gì họ cũng sẽ nhờ anh, vì nhờ quen rồi. Bọn họ đã quen với sự nhiệt tình hiện giờ của anh, nếu sau này anh không làm được thế này nữa thì mọi điều anh từng làm đều là công cốc, thậm chí còn tồi tệ hơn anh không làm gì cả”.
#5: Quan niệm khác biệt, đừng cố tranh cãi
Trong một cuộc tranh luận, không bao giờ có người thắng thật sự. Dù một người có tài hùng biện đến đâu, khả năng hơn người, lời lẽ đanh thép cũng chỉ chiếm thế thượng phong về mặt lời lẽ. Nghĩ thế nào vẫn là quyền của đối phương, có khi đối phương càng giữ vững quan điểm cũ hơn. 
Quan niệm mỗi người ảnh hướng lớn bởi hoàn cảnh sống và những chuyện họ từng trải qua, không chỉ vì dăm ba câu nói mà họ thay đổi được. Không có quan niệm tốt và quan niệm xấu. Chỉ có quan niệm nào phù hợp với người nào, với tình huống nào. Càng cố tranh cãi chỉ càng làm tổn thương tình cảm lẫn nhau.
#6: Đừng có tư tưởng chịu lấy
“Mọi điều kiện của tôi đều tốt hơn anh ta, lẽ ra tôi phải lấy một người đàn ông xuất sắc xứng đôi với mình, nhưng giờ tôi lại lấy anh ta, anh chẳng sướng quá ấy chứ, để báo đáp tôi thì anh phải tốt với tôi cả đời”. 
Vợ chồng là hai cá thể bình đẳng, đều cần sự công nhận và khen ngợi từ nhau.
#7: Năm đầu tiên sau khi kết hôn bạn nên làm gì?
Tạo thói quen cho cuộc sống hôn nhân sau này.
#8: Cuộc sống của tôi và bạn không giống nhau, đừng ai làm phiền ai
Người vừa vượt qua cơn bạo bệnh sẽ thấy khoẻ mạnh sống sót là hạnh phúc lớn nhất; người vừa vượt qua khó khăn trong tình yêu thì cho rằng chỉ cần ở bên nhau chính là hạnh phúc; cũng có người nghĩ rằng giàu có sung túc mới là hạnh phúc vẹn toàn. 
Người không trải qua thì không thể hiểu được, nhưng đó thực sự là cảm nhận chân thực nhất trong lòng họ, chúng ta không giúp ích gì cho hạnh phúc của người khác, vậy ít nhất cũng đừng làm phiền bọn họ.
#9: Tôi tôn trọng sự bình đẳng ở mọi hình thức trên thế gian này
Họ không phải dạng giàu có, phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng một khi thành công, họ bị những người xung quanh khoác lên đủ loại trách nhiệm không liên quan tới họ như lẽ đương nhiên, nếu từ chối sẽ liền bị chửi bới là vô lương tâm. Mà những kẻ đề xuất ra chuyện này lại tỏ vẻ thản nhiên: Bởi vì anh ta giàu hơn bọn tôi, nên anh ta phải gánh nhiều trách nhiệm hơn tôi…
Dù thành tựu của bạn cao hay thấp, dù bạn là một người rất đỗi bình thường, chỉ cần bạn đối xử công tâm với người khác, bạn chính là người dáng được tôn trọng nhất trên thế gian này.
#10: Cô gái à, đừng hiểu lầm ý nghĩa của từ “độc lập”
Độc lập không nhất thiết là phải khiêu chiến lẽ đời để rồi trở thành một người cô độc. Độc lập là phải biết lựa chọn, đủ khả năng gánh vác kết quả sự lựa chọn của mình mà không phải giao phó cho người khác; độc lập không có nghĩa là phải hùng hổ ngang ngạnh, tách rời bản thân khỏi người khác.
#11: Nghèo quá lâu là lỗi của bạn
10 năm, sau 10 năm mà vẫn nghèo kiết xác thì không phải là vấn đề giàu nghèo nữa, mà là thái độ với cuộc sống, thậm chí là vấn đề nhân phẩm. Người nghèo không phải tại số, mà tại bản thân người đó.
Người nghèo chỉ có 2 vấn đề: Chí lớn tài mon hoặc dày ăn mỏng làm.
Nghèo nhất thời không đáng sợ, đáng sợ là loại có tính cách và tư duy bần cùng, nếu một người luôn tỏ ra tôn sùng tình yêu nhưng lại không cố gắng vươn lên để cho bạn một tương lai tốt đẹp hơn thì tốt nhất nên bỏ đi cho xong.
“Tôi chẳng chê anh ta nghèo, nhưng tôi không thể chịu được việc anh ta không có chí tiến thủ, tôi thấy cuộc sống như vậy không có tương lai”.
#12: Năng lực của bạn liệu đã tương xứng với các mối quan hệ hay chưa?
Ở các nước Á Đông rất nhiều người tôn thờ quan điểm “nhất quan hệ nhì tiền tệ”, chỉ cần có quan hệ thì không gì không làm được, còn nếu không có thì dù năng lực có giỏi đến đâu cũng không ích gì.
Một khi muốn nhờ sự gíup đỡ của ai khác, bạn phải tự hỏi rằng: Năng lực của bạn liệu đã tương xứng với các mối quan hệ hay chưa? Nếu chưa tại sao những người kia phải cho bạn cơ hội?
Thái độ của bản thân tôi hoàn toàn khác đối với 2 loại người: Loại thứ nhất, khi gặp khó khăn họ chưa bao giờ nhờ vả tôi, không muốn làm phiền tôi, nhưng nếu tôi biết tôi luôn tìm mọi cách giúp đỡ họ. Loại thứ hai thì chuyện gì cũng nhờ đến tôi, nhưng tôi lại từ chối họ bằng đủ lý do. Những người có năng lực thực sự thường không muốn làm phiền người khác, vì sợ người khác cảm thấy “phiền”. Khi được giúp đỡ họ sẽ ghi nhớ và trân trọng nhiều hơn những người chỉ muốn lợi dụng các mqh.
#13: Đừng tự đi vào ngõ cụt
Trong cuộc đời chúng ta có nhiều vấn đề, cố gắng giải quyết vấn đề là một thái độ sống tích cực, chấp nhận thực tại cũng là một thái độ sống tốt, còn loại người kém cỏi nhất là không giải quyết được vấn đề, cũng không muốn chấp nhận thực tại, ngày ngày than thân trách phận, tự đi vào ngõ cụt của đời mình.
#14: Nữ hoàng và nữ nô
Một cô gái thông minh phải biết xác định rõ địa vị của mình ngay từ đầu, chúng ta có thể khổ một chút cũng không sao chứ đừng chịu khổ cả đời, nữ nô sao có thể trong chốc lát trở thành nữ hoàng được chứ, chỉ cần làm một cô gái nhỏ cần được yêu thương thôi đúng không?
#15:  Rồi chúng ta sẽ sống cuộc đời tương xứng với năng lực của mình
Vốn liếng của một người không chỉ là nhan sắc mà còn nằm ở nhiều phương diện khác, nếu chỉ chăm chăm nhìn thấy ưu điểm của mình mà không nhìn thấy năng lực của người khác thì thiệt là đáng thương. Hãy áng chừng năng lực của bản thân có đủ để đáp ứng được nguyện vọng của mình hay không. Khi phát hiện năng lực không tương xứng với nguyện vọng, có thể tỉnh táo khách quan mà ý thức được bản ngã.
#16: Bạn không thể chiếm mọi chuyện tốt trên đời
Cân bằng 2 yếu tố gia đình và sự nghiệp và rất khó khăn, người phụ nữ phải nỗ lực rất nhiều nhưng làm gì có chuyện vẹn cả đôi đường, phải cố gắng thôi.
Cho dù sự nghiệp có thành công tới đâu nếu không làm tròn bổn phận trong gia đình thì mọi người xung quanh đều sẽ chỉ trích cô ấy.
Còn nếu cô ta lựa chọn gia đình cũng sẽ có rất nhiều khó khăn sau này. Cô ấy sẽ không còn tiếng nói chung với chồng mình, các mối quan hệ xã hội cũng bị gói gọn lại, khó thích nghi với xã hội và không còn năng lực mưu sinh. Mọi người sẽ coi việc cô ấy làm là những chuyện tầm phào, chồng không nhận ra được vất vả của cô ấy, con cái thì chê mẹ lắm lời.
Bạn muốn có thành tự lớn bao nhiêu, bạn sẽ phải đối mặt với khó khăn, rủi ro lớn bấy nhiêu. Bởi vì khi trong hoàn cảnh không nguy hiểm, sự nỗ lực và nhiệt huyết của một người sẽ giảm đi rất nhiều.
#17: Thứ mà bạn cho là “lương thiện” thật ra là thứ “độc ác”nhất
Có rất nhiều người vì con cái mà hi sinh bản thân mình: “Dù gì cũng là máu mủ ruột rà, không thể khoanh tay đứng nhìn được”. Người ta dùng lương thiện và tình yêu của mình để bảo bọc con cái nhưng ít ai nhận ra rằng chính sự lương thiện ấy đã đẩy người ta vào con đường độc ác nếu sự lương thiện ấy không được đáp ứng nữa.  Nó gọi là cái ác mạo danh lương thiện để tạo nên vô số kẻ ác.
#18: Không có cuộc sống của ai không khổ sở
Ai mà không có khổ cực trong cuộc sống cơ chứ, cái mà ta nhìn thấy chỉ là bề nổi, ta không biết người ta đã đánh đổi thế nào để có được thành tựu ấy. Khổ cực ngày trẻ không tính là khổ cực, khổ cực khi về già mới thực là khổ cực.
#19: Chỉ cần bạn có dũng khí gánh chịu mọi kết quả
Trước khi đưa ra bất kì lựa chọn gì, chúng ta nên ngẫm lại, chúng ta có chịu được kết quả tồi tệ nhất từ lựa chọn đó không? Cái tốt của hành động này là chúng ta tỉnh táo, nhận thức được mặt tốt và mặt hại của nó, thậm chí ta đã chuẩn bị mọi tình huống tồi tệ nhất để ứng phó với nó. Mọi lựa chọn đều có nguy hiểm, quan trọng là bạn có dũng khí gánh chịu mọi kết quả.
#20: Chỉ có một kiểu đàn ông tồi đáng để ta cảm kích
Kiểu đàn ông có thể làm cho ta mạnh mẽ hơn. Khi gặp tình cảm trắc trở người ta thường chỉ mong đối phương nghĩ lại khoảng thời gian hạnh phúc, nhưng làm gì có chuyện đó, hãy nhớ rằng: Nếu yêu, xin hãy yêu tha thiết, nếu bỏ, xin hãy bỏ hoàn toàn.
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
3 người thầy vĩ đại (P2)
Người thầy đầu tiên - Vị thánh:
Điều kiện của một con người là không hoàn hảo, nhưng chúng ta thực sự hoàn hảo trong sự không hoàn hảo của mình. Nếu không có những điểm yếu thì chúng ta chẳng còn gì để cố gắng. “Con đường chẳng còn giá trị khi chúng ta đến đích”. Đặc điểm kém lý tưởng của chúng ta thực tế là những kho báu quý gía giúp ta mở ra những cửa ngõ để trở thành những mẫu người cao hơn so với chúng ta hiện tại.
Liên tục đặt mình vào những tình huoóng thách thức để buộc ta phải khắc phục những cảm giác sợ hãi của bản thân. Cách tốt nhất để khắc phục nỗi sợ hãi của bản thân là cảm nhận và trải nghiệm nó - chấp nhận sự sợ hãi và đừng cưỡng lại nó. Chỉ cần ngồi lại với nỗi sợ hãi và cố gắng chìm vào nó. Khi chúng ta làm được như thế, điều kì diệu sẽ xuất hiện, nỗi sợ hãi của chúng ta sẽ biến mất. Những hãy nhớ rằng sợ hãi chẳng là gì ngoài một cảm giác - nó không có thật. Đừng bao giờ trốn chạy nỗi sợ hãi của mình, hãy luôn chạy về phía nó. Nơi nỗi sợ hãi lớn nhất của chúng ta tồn tại chính là nơi trưởng thành vĩ đại nhất của chúng ta hiện diện. Và vì mục đích của đời người là sự trưởng thành nên hãy nắm chắc lấy cơ hội tuyệt vời mà sự sợ hãi này mang lại.
Khi mọi chuyện suôn sẻ, ta cảm thấy hạnh phúc. Khi mọi chuyện không đau vào đâu, chúng ta cảm thấy buồn chán. Đó là một cách sống rất yếu đuối, chẳng khác gì một khúc củi trôi nổi, thay đổi theo dòng nước. Hãy gạt bỏ mọi đánh giá, hãy ngừng quy định thế này thế khác cho những trải nghiệm cuộc đời mà hãy đơn giản là chấp nhận chúng mà không cần phản kháng.
Mọi thứ xảy ra với ta đều tuyệt vời? Chỉ có những suy nghĩ hạn hẹp của con người mới khiến cho một việc trở thành đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu. Một sự kiện trong cuộc đời chúng ta về bản chất không sai hoặc đúng - nó chỉ dơn giản là như vậy. Nhưng do con người chúng ta có xu hướng kiểm soát mọi thứ, nên chúng ta cứ quy định đúng sai cho nó.
Mọi thứ xảy ra với chúng ta đơn giản là một cơ hội để trưởng thành và khắc phục. Và đó là lý do tại sao mọi người nói "cuộc sống chính là trường đời". Nếu cứ mãi đổ lỗi cho người khác, hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh thì chúng ta sẽ không thể nào học được bài học nào cả, và bài học đó sẽ cứ tiếp diễn một cách đau đớn mãi cho đến khi nào chúng ta tiếp nhận nó.
"Thực tại hiện nay của con chẳng là gì khác hơn một sự phản chiếu hoàn toàn những bài học mà con cần học nhất”. Chúng ta học được thêm nhiều điều từ những điều không như ý hơn là từ những gì như ý trong cuộc đời nên toàn bộ những gì không như ý chính là một món quà. Vì chúng ta khám phá ra được bản thân nhiều hơn qua những thất bại hơn là thành công nên hãy coi thất bại như là một người bạn đáng trân trọng.
Đừng bao giờ quên rằng ngay trước khi bất kì ai phản ứng bằng thái độ giận dữ hoặc bằng một hình thức ít nhân ái hơn, họ đều đã từng bị tổn thương. Những người tỏ ra giận dữ đều làm vậy bởi vì họ bị tổn thương. Họ cần sự quan tâm của chúng ta - không phải sự lên án của chúng ta. Khi chúng ta dành cho họ tình nhân ái mà mọi con người đều cần đến, cái bản ngã tốt đẹp nhất của họ sẽ xuất hiện bởi vì chúng ta đã tạo ra một nơi an toàn cho cái bản ngã ấy toả sáng. Khi chúng ta thay đổi, những người khác sẽ tự động thay đổi bởi vì chúng ta dành cho họ chỗ để bộc lộ.
Mỗi sự kiện và mỗi con người bước vào cuộc đời chúng ta đều có lý do nào đó.
Chúng ta thường phạm phải lỗi tự phản bội chính mình. Vì sợ hãi, chúng ta sợ sống khác đi, chúng ta muốn phù hợp với bộ lạc (xã hội) của mình. Trong thế giới của chúng ta, có một giá trị rất lớn vào việc làm những gì mình làm và nghĩ phải giống những người xung quanh đang nghĩ. Với tư cách là cha mẹ, chúng ta đóng vai trò Chúa trời trước cuộc sống của con cái mình, một điều rất đáng buồn với bất kì con người nào. Thay vì tin tưởng con trẻ và tạo ra môi trường an toàn để cho phép cái bản ngã tốt nhất của con trẻ được phát huy thì chúng ta lại bảo với con trẻ những gì chúng nên làm khi chúng lớn để có thể gây ấn tượng với những người hàng xóm? Chân lý của vấn đề là các bậc cha mẹ làm thế vì tâm lý sợ hãi của chính họ, bản thân họ sợ thất bại nếu như con cái mình không trở nên “thành đạt” theo đúng định nghĩa về “thành đạt” trong xã hội của chúng ta.
Tất cả mọi người trong chúng ta đều có một tâm hồn biết rõ làm một con người cao thượng, tử tế và đáng yêu nghĩa là như thế nào. Tất cả chúng ta đều có một nơi sâu thẳm trong mình biết như vậy. Khi chúng ta làm điều gì đó sai trái, chúng ta có thể tìm cách đánh lừa mình bằng việc biện bạch cho những gì mình làm ở một cấp độ có ý thức. Chúng ta có thể tạo ra toàn bộ câu chuyện rằng thế giới không liêm chính và chúng ta chính là nạn nhân. Chúng ta có thể xây dựng một tình huống rằng người khác phải chịu trách nhiệm cho những gì họ làm với chúng ta và chúng ta hành động nghiệt ngã với họ để dạy họ một bài học. Nhưnh trách nhiệm của chúng ta không phải là một cảnh sát vũ trụ. Công việc của chúng ta là thể hiện như một thủ lĩnh trong chính cuộc đời của mình bằng cách tiếp nhận những bài học mà ngôi trường trưởng thành đang giảng cho chúng ta và làm như vậy sẽ giúp phát triển cái tôi tốt nhất và chân thực nhất của chúng ta.
Đối thoại với bản thân là rất quan trọng, bởi đó là cách để chúng ta hiểu được thật sự bản thân là ai. Sau đó, hãy hành động mỗi ngày để cái tôi của bản thân được bộc lộ. Hãy sống cuộc đời của mình theo đúng những chuẩn mực của riêng bản thân mỗi chúng ta.
Mức độ tư duy đưa bạn tới nơi bạn đang có mặt chứ không đưa bạn tớ nơi bạn mơ ước. - Albert Einstein.
Mỗi người trong chúng ta nhìn nhận thế giới qua hệ kính lọc của riêng mình, thể hiện cho khuôn mẫu tâm hồn của chúng ta. “Ô cửa kính màu của tâm hồn” này tô màu cách chúng ta nhìn nhận thế giới và những gì chúng ta tin. Việc lãnh đạo được cuộc sống của chúng ta đòi hỏi ta nhận ra rằng cách chúng ta nhìn nhận thế giới không nhất thiết là một sự phản ánh đích thực các sự thật. Chúng ta không phải lúc nào cũng nhìn mọi việc diễn ra theo cách chúng ta nghĩ như vậy.
Bạn có ích cho mọi người đến mức nào, bạn sẽ hạnh phúc được như thế. - Karl Reiland.
Hãy tin rằng thế giới là một nơi thân thiện, thế giới thật sự muốn chúng ta chiến thắng. Hãy từ bỏ những cảm xúc tiêu cực về thế giới mà chúng ta luôn cảm nhận như trước đó, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Người thành công hơn người khác là người sớm nhận ra được mục tiêu của mình và có thói quen định hướng sức mạnh của mình vì mục tiêu đó. - Edward G. Bulwer-Lytton.
Người thầy thứ hai - Người lướt sóng:
Chúng ta dành quá nhiều thời gian để phân tích những gì sẽ và có thể xảy ra đến mức bỏ lỡ cuộc sống mà chúng ta cần sống.
Hãy yêu thương nhiều hơn, một khi chúng ta bắt đầu sống cuộc sống của mình trọn vẹn từ nơi sâu thẳm nhất trong chúng ta và yêu thương con người mình, mọi thứ sẽ thay đổi tốt hơn hẳn. Hãy sống cuộc đời của bạn như là một sự chiêm nghiệm về tình yêu - yêu thương những người khác, yêu thương chính cậu và yêu thương thế giới này.
“Điều không bao giờ quay trở lại chính là những gì làm cho cuộc sống trở nên ngọt ngào”. - Emily Dickinson.
Phải biết kết hợp giữa trái tim và khối óc. Hãy sống cho khôn ngoan nhưng tốt bụng, lãng mạn nhưng không kém phần thực tế, can đảm nhưng chu đáo, có trách nhiệm nhưng đầy đam mê.
Con người trải qua 4 giai đoạn:
Không hoàn chỉnh vô thức, con người không hề nhận ra bản thân không hoàn chỉnh.
Không hoàn chỉnh ý thức, con người ý thức được sự không hoàn chỉnh của bản thân.
Hoàn chỉnh nhận thức, con người muốn hoàn thiện bản thân, tuy nhiên đó là sự gượng ép, ép buộc bản thân.
Hoàn chỉnh vô thức - cảnh giới cao nhất cần đạt được.
Chúng ta thường để ý đến những gì chúng ta thiếu thốn hơn là dư thừa. Hãy tự cảm ơn mỗi ngày, hãy tự toạ ra một lời cảm ơn ngắn gọn nhưng đầy tình cảm, thể hiện được thái độ trân trọng chân thành đối với tất cả những gì chúng ta đang có.
Những ngôn từ có sức mạnh: Hoà hợp. Bình yên. Tốt bụng. Hạnh phúc. Vui vẻ. Uyên bác. Sức sống. Chân lý. Yêu thương. Sung túc. Tha thứ. Cân bằng. Can đảm.
“Một sai lầm chỉ là một sai lầm nếu chúng ta lặp lại nó”.
“Những người không chịu dành thời gian cho thể dục thì ắt sẽ dành thời gian cho bệnh tật”. Khi chúng ta trẻ, chúng ta hy sinh quá nhiều sức khoẻ để theo đuổi tiền tài. Và đến khi chúng ta già và khôn ngoan hơn, chúng ta thay đổi thái độ - chúng ta sẵn sàng hy sinh mọi thứ tài sản của mình thậm chí chỉ để có một ngày khoẻ mạnh. Nhưng khi đó đã quá muộn.
Người thầy thứ ba - Nữ CEO:
Những lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định số phận của chúng ta. “Những gì mình đang làm lúc này có phải cách sử dụng thời gian và tài năng tốt nhất chưa?”
“Chúng ta có 40 triệu lí do để thất bại nhưng không có lấy một lời bào chữa”- Rudyard Kyplying.
“Namaste”- Tôi trân trọng những gì tốt đẹp và cao quý nhất trong bạn. (Ấn Độ)
“Người đáng khinh nhất trên thế giới này là người có khả năng nhìn nhưng không có tầm nhìn” - Hellen Keller.
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
3 người thầy vĩ đại (P1)
Chẳng có gì sai khi phạm sai lầm cả - đó chính là cách con người trưởng thành. Chúng ta sinh ra để phạm sai lầm, chúng ta chỉ không nên lặp lại cùng 1 sai lầm. Hãy biến một vết thương thành tri thức, hãy để quá khứ phục vụ chúng ta.
Hãy bắt đầu “công việc bên trong” bằng cách kết nối với cái chết của bản thân. Chỉ khi chúng ta kết nối thật sâu sắc và tình cảm với thực tế rằng cuộc sống của chúng ta rất ngắn ngủi và thời gian của chúng ta rất hạn chế thì chúng ta mới có thể sống trọn vẹn và làm cho mọi thời khắc của chúng ta đều là những khoảnh khắc đáng giá. Nếu chỉ còn sống được 1 năm hay một tháng bản thân sẽ sống như thế nào? Chúng ta đều không biết bản thân sẽ còn có bao nhiêu cái ngày mai nữa. Hãy quyết tâm sống để không phải hối tiếc, tận dụng mọi cơ hội , mạo hiểm mở rộng trái tim mình để yêu thương và sống với tất cả đam mê, tận hưởng và tập trung vào những gì đáng giá.
Quá nhiều người trong chúng ta sống như cây bút chì chưa gọt. Hãy sống như một cây bút chì đã được gọt sẵn, mài sắc trọng tâm của bản thân và sống hết mình.
Những câu hỏi cuối cùng của cuộc đời:
Ta đã sống một cách khôn ngoan chưa?
Ta đã yêu thương chưa?
Ta đã cống hiến thật nhiều chưa?
Nếu chúng ta dùng 1 ngón tay chỉ vào người khác thì chúng ta lại có đến 3 ngón tay còn lại đang chỉ vào chính mình. Đừng mất thời gian trách cứ người khác về tất cả những gì không vừa ý với bản thân, nó không khác gì một hành động bao biện cho bản thân, như thế là ta đang chấp nhận ở vị trí của nạn nhân. Hãy làm chủ, hãy lãnh đạo cuộc sống của bản thân, chấp nhận những gì không thay đổi được, tự chịu trách nhiệm và giành lấy những gì thuộc về mình.
CỬA NGÕ ĐI TỚI MỘT CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
#1: Công việc chính của mọi con người là công việc nội tâm. Mỗi ngày, hãy làm gì đó có ý nghĩa để làm sâu sắc chính mình. Để có thêm thời gian cho cuộc sống mà bạn thực sự muốn, trước tiên bạn phải trở thành con người đích thực của mình.
#2: Hãy xem cuộc sống của mình nh ư một trường học dạy cách trưởng thành. Mọi thứ bạn trải nghiệm, cả điều tốt và thử thách, đều xảy đến với bạn để dạy bạn bài học mà bạn cần học nhất ở giai đoạn cụ thể đó trong quá trình tiến hóa với tư cách một con người. Hãy hiểu chân lý này, và hãy luôn tự hỏi mình: “Con người hoặc tình huống này đại diện cho cơ hội gì” xét về sự trưởng thành của cá nhân bạn. Đây là một nguồn rất lớn cho sự bình yên bên trong.
#3: Hãy thành thật với chính mình - cuộc sống tốt đẹp nhất là cuộc sống chân thật. Đừng bao giờ phản bội chính mình. Hãy lột bỏ cái mặt nạ xã hội và hãy có can đảm thể hiện cái tôi thật sự của bạn ra với thế giới. Thế giới sẽ càng giàu có hơn vì điều đó.
#4: Hãy nhớ rằng chúng ta thu nhận những gì chúng ta phát ra. Cuộc sống bên ngoài của chúng ta không là gì khác hơn một hình ảnh phản chiếu cuộc sống bên trong của chúng ta. Hãy soi sáng phần tối tăm của mình. Hãy nhận thức về những giả định sai lầm, những niềm tin hạn hẹp, và những nỗi sợ hãi đang khiến cho bạn nhỏ mọn, và thế giới bên ngoài của bạn sẽ thay đổi.
#5: Chúng ta nhìn nhận thế giới không như chính nó mà như chúng ta nghĩ. Hãy biết rằng chân lý trong bất kỳ tình huống nào cũng được sàng lọc qua những ô của kính màu của riêng bạn - bối cảnh riêng của bạn. Hãy lau sạch những ô cửa, và bạn sẽ làm sạch cuộc sống của mình. Khi đó, bạn sẽ nhìn thấy chân lý.
#6: Hãy sống bằng trái tim của bạn - tri thức của nó không bao giờ nói dối. Hãy làm theo những lời thúc giục thầm lặng của trái tim bạn, và bạn sẽ được dẫn dắt đi theo số phận của mình.
#7: Hãy đắm mình trong sự tò mò của cuộc đời bạn. Khi từ bỏ việc kiểm soát, bạn sẽ tạo ra một không gian cho những khả năng thâm nhập và những kho báu tuôn trào.
#8: Hãy chăm lo cho chính bạn. Hãy làm gì đó mỗi ngày để bồi dưỡng trí tuệ, cơ thể và tinh thần của bạn. Đây là những hành động rất quan trọng của lòng tự trọng và yêu thương bản thân.
#9: Hãy xây dựng những kết nối của con người. Hãy hiến mình cho việc làm sâu sắc thêm những mối liên hệ với mọi người xung quanh bạn. Tập trung vào việc giúp người khác đạt được giấc mơ của họ, và quan tâm hơn tới việc phục vụ hết mình chứ không phải là tự hài lòng. Bạn hiện diện ở đây để làm giàu cho thế giới này, và bạn sẽ phản bội chính mình một khi bạn quên mất chân lý này.
#10: Hãy để lại một di sản. Khát vọng sâu thẳm nhất của trái tim con người là nhu cầu được sống vì một sự nghiệp lớn hơn chính bản thân họ.
Đây là quyển sách mở đầu cho chuỗi ngày chống dịch, mình đọc nó trong khoảng 1 tuần, với đứa lười như mình thì là nhanh so với quyển “Vụ án" kia, mình rất hứng thú khi bắt đầu đi vào những trang đầu của quyển sách này, nhưng khúc sau thì không :)) Nhìn chung nó không khác gì mấy những quyển self-help mà mình đã từng ngó qua, một số bài học mình đã trải qua rồi khi gặp lại trong quyển s��ch này mình sẽ dễ dàng để hiểu nó, nhưng cũng có một số mình đọc mà không hiểu gì cả =)) Tóm lại nó không hẳn là quá khó nhai hay khó hiểu, mình rút ra được nhiều bài học, ý nghĩa từ nó nhưng mình cần trải nghiệm nhiều hơn để thấu hiểu toàn bộ quyển sách. Done.
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2019 - 2020
PHẦN 1:
Tôi có 1 thằng bạn rất giỏi Photoshop, giỏi đến nỗi nó có thể làm ra những tờ tiền giả y chang như tiền thật.
Hàng xóm láng giềng ai cần tiền là nó cho mượn ngay. Bao nhiêu cũng có.
Mới đầu nó cho vay ls gần như bằng 0. Thế là nhà nhà đổ xô đi mượn tiền. Hôm nào nó buồn thì nó đẩy ls lên cao 1 tí, ngày nào vui nó lại cho giảm xuống 1 tí.
Khi cả xóm ai cũng là con nợ của nó thì vào 1 ngày đẹp trời, nó buồn quá chả biết làm gì, thế là nó đẩy ls 1 phát lên cao vút. Nhà nhà, người người ai cũng chửi nó, nhưng chửi cho vui vậy thôi chứ cũng chả làm gì được vì hợp đồng giấy trắng mực đen ko thể cãi được. Thôi thì cũng đành dâng hết nhà cửa, tài sản của cả xóm trao cho nó, vừa trao vừa năn nỉ: "mốt nhớ cho tao vay lại với lãi suất ưu đãi nha mày".
Các bạn thấy câu chuyện trên nghe hoang đường quá đúng ko nè.
Thế vậy mà chúng ta lại đang sống trong cái thế giới hoang đường bậc nhất ấy đấy. Câu chuyện giả tưởng trên chính là cách vận hành của nền kinh tế mà chúng ta đang có hiện nay.
Tài phiệt sử dụng IMF biến cả thế giới thành con nợ. Vì USD là đồng tiền chuẩn, mà chỉ có duy nhất tài phiệt được phép in USD dựa trên những tờ giấy nợ, giờ thì là những bản hợp đồng nợ. Nói 1 cách đơn giản thì chỉ cần có người muốn vay nợ, ngay lập tức tiền được in ra.
Lãi suất chính là công cụ để tài phiệt bơm xả USD ra thị trường mà vẫn đảm bảo được giá trị đồng tiền này. Cách làm như sau:
- Khi bơm tiền ra thì hạ ls để càng nhiều người vay càng tốt. Cái này gọi là kích thích nền kt tăng trưởng.
- Khi muốn hút USD đồng thời cướp trắng tài sản thế chấp của người vay thì đẩy ls lên... vừa đủ để con nợ ko thể trả. Ka ka. Chiêu này gọi là KHỦNG HOẢNG KINH TẾ. Hay chưa!
Chúng ta đang chuẩn bị bước vào 1 cuộc đại khủng hoảng kinh tế nha các bạn. Bảo trọng!
PHẦN 2:
Bí ẩn đằng sau đồng USD
Câu hỏi: "Ai là người có quyền in ra đồng USD?"Câu trả lời là Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED (the Federal Reserve). Trên tờ USD nào cũng có in hàng chữ “Federal Reserve Note”. Chữ “Note" là "giấy nợ ngân hàng”. (Xem hình 1)
Tóm lại, đồng USD hiện nay là một loại tiền pháp định (fiat money), được chính phủ “bảo kê”, không thể bị từ chối khi được sử dụng để thanh toán các khoản nợ. Tự thân đồng USD không có giá trị gì vì không được đảm bảo, nó chỉ là một lời hứa trả nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Nó được in ra từ... không khí. À mà đúng hơn thì từ 1 mảnh giấy và ít mực. 😌Hãy nhìn lại lịch sử, tiền giấy phải được đảm bảo bằng tài sản vật chất, thường là vàng. Bạn có thể đi ra ngân hàng và đổi tờ tiền USD lấy vàng vật chất (xem hình 2: đồng đôla trước năm 1971 có in logo chứng chỉ vàng). Nhưng từ năm 1971, đồng đô - la không còn chuyển đổi thành vàng được nữa. Nó không được đảm bảo bởi bất cứ cái gì. Hay chưa 😎UỐNG 1 NGỤM TRÀ HAY CAFE THƯ GIÃN ĐI RỒI ĐỌC TIẾP NHÉ.OK, vậy Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED in tiền thì ai sở hữu Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED? FED mang tên “Liên Bang” thì nó chắc là của chính phủ Mỹ chứ?Không hề! ngạc nhiên chưa 🙃FED là một công ty độc lập tư nhân (a corporation independent privately owned) Một công ty độc lập tư nhân in tiền cho cả thế giới tiêu đấy các bạn 🥳FED gồm 12 ngân hàng FED khu vực. Mỗi ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân. Các FED khu vực có trụ sở ở: Hình số 3Ngân hàng Dự trữ Liên Bang của New York có đa số cổ phần trong FED (53%). Thêm vào đó chính sách tiền tệ mà FED thực hiện sẽ chịu sự tác động lớn nhất của ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York, bởi FED chủ yếu giao dịch với các ngân hàng và định chế tài chính lớn tại New York. Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York được điều hành bởi một hội đồng quản trị và thống đốc do các cổ đông chứ không phải các chính trị gia bầu ra, mà những cổ đông này lại do các ngân hàng lớn ở New York kiểm soát (Citibank và J.P. Morgan Chase nắm đa số cổ phần).Kết quả là dường như có một “FED bên trong FED” do các ngân hàng ở New York khống chế và tuân theo các mục tiêu của họ, bao gồm cả việc cấp tín dụng dễ dàng cho các gói giải cứu khi cần thiết. FED được chi phối bởi các nhà tài phiệt phố Wall là hậu duệ của J.P.Morgan, Rockefeller, đại diện của gia tộc Rothschild. 
PHẦN 3:
FED: đấng cứu thế hay kẻ hủy diệt?
Hầu hết tất cả các giảng viên, sinh viên KT đều được học: “Xuất phát từ cuộc khủng hoảng năm 1907 là hồi chuông báo động về sự vỡ nợ hàng loạt của các ngân hàng, Cục Dự trữ Liên Bang đã ngay lập tức giúp hồi phục đất nước và tất cả tình trạng hỗn loạn về hoạt động ngân hàng tư nhân không ổn định”.
Wow! vị cứu tinh là đây chứ đâu! 🤩
Cơ mà có gì đó kỳ kỳ! Cần nhìn lại quá khứ 1 chút:
Kể từ khi thành lập từ năm 1913 đến nay, Thế giới phải chứng kiến những vụ sụp đổ tài chính năm 1921 và 1929; Cuộc đại suy thoái năm 1929 và năm 1939; tình trạng suy thoái kinh tế trong các năm 1953, 1957, 1969, 1975 và 1981; “Ngày Thứ Hai đen tối” của thị trường chứng khoán 1987 và Cuộc Đại Khủng Hoảng năm 2008.
Ngày nay, 225 người giàu nhất thế giới (trong đó 60 là người Mỹ) có tổng số tài sản hơn một ngàn tỷ đôla. Đó là tổng thu nhập hàng năm của 3,5 tỷ người nghèo nhất. 😳
Và một sự thật không thể chối cãi: đồng USD đã bị giảm giá trị tới 96% từ năm 1913 khi FED được thành lập. Tức là gần như sắp mất hết giá trị! Khoản tiền 2000 đô la ngày nay chỉ mua được món đồ trị giá có 100 đô la của năm 1913! Xem hình bên dưới.
Ha ha ha! vậy rõ rành rành là Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED đã in ra quá nhiều USD! 🤑
Và đây là thành tích in tiền của FED: khoảng những năm 1990, cung tiền USD là 7 tỷ $, hiện nay cung tiền đô la khoảng 13.291 tỷ $. Lấy máy tính ra bấm dùm mình với xem gấp bao nhiêu lần? 😱
Thêm một thông tin gây sốc nữa : Kể từ khi thành lập đến nay, FED chưa bao giờ bị chính phủ kiểm toán vì năm 1975 dự luật H.R.4316 cho phép chính phủ kiểm toán FED được đưa ra Quốc hội, nhưng dự luật không qua được vì không đủ số phiếu. 😁. Kinh chưa!
Vậy thì các bạn tự có câu trả lời của riêng các bạn cho câu hỏi
"FED: đấng cứu thế hay kẻ hủy diệt?" 
PHẦN 4: 
CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA NỀN KINH TẾ HIỆN NAY NÀY LÀ GÌ?Nói đến mô hình LỪA ĐẢO ĐA CẤP - PONZI - hình thức vay tiền của người sau để trả nợ người trước - Mình tin ai cũng biết nên không giải thích lại nữa nhé.Cũng cần nhắc lại là cha đẻ của mánh lới này chính là Charles Ponzi, người sau đó đã bị cả thế giới căm ghét, bị CP Mỹ kết án và chết trong nghèo khó.
Okay, vậy điều không thể tưởng tượng ra là đây:
"Các chính phủ quốc gia - những người mà trước đây đã kết án Ponzi – cùng với các định chế ngân hàng siêu quyền lực đã và đang thực hiện “mánh lới Ponzi” ngay trước mắt cả thế giới trong thế kỷ 21 mà không có một lời buộc tội nào được đưa ra!"Mình sẽ đưa ra 1 ví dụ sau để các bạn dễ hiểu:Mr Chín muốn mua 1 căn nhà, thế là anh ta tìm đến bank để hỏi vay tiền.Bank lên máy tính gõ vào con số nợ $900K Home Loan - Khoản nợ mua nhà. Thế là tự nhiên bank tự nhiên bank có 900K từ Mr Chín, à không, chính xác là từ KHÔNG KHÍ vì Mr Chín đã trả được xu nào đâu.Bank có thể mang $900K đó ra cho người khác vay. Thêm nữa bank còn ăn được thêm luôn phần lãi suất chênh lệch giữa cho vay và gửi tiền mà chính cái lãi suất chênh lệch này cũng từ KHÔNG KHÍ mà ra.Đây là cách tạo tiền của ngân hàng hiện đại:"Càng có nhiều người đi vay nợ thì càng có nhiều tiền được tạo ra" hay ngắn gọn TIỀN CHÍNH LÀ NỢ.Mình hay nói họ tạo ra tiền từ KHÔNG KHÍ quả không sai tí nào vì hiện tại, số tiền tạo ra từ khoản tiền gửi ngân hàng (bank deposits) chiếm hơn 97% tổng số tiền trong nền kinh tế. Chỉ có 3% tiền vẫn còn ở dạng tiền mặt (tiền giấy, tiền xu) mà chúng ta có thể chạm vào.Nói cách khác người mượn tiền mua nhà, xe hay bất cứ thứ gì trả nợ bằng cách lấy khoản nợ mà người khác nợ mình để trả nợ cho ngân hàng hay suy rộng ra toàn bộ người dân trả nợ hệ thống ngân hàng bằng cách tái mắc nợ để lấy khoản nợ sau bù khoản nợ cũ, tạo một quá trình tái mắc nợ hệ thống ngân hàng không có điểm dừng.
Mô hình lừa đảo Ponzi đã được hình thành trong thế kỷ 21 và người tạo ra nó không ai khác lại chính là những con người đã kết án và bỏ tù Charles Ponzi: các chính phủ quốc gia.
Bản chất của hệ thống tài chính ngày nay là mắc nợ mới để trả nợ cũ, tạo ra quá trình mắc nợ không có điểm dừng.Không hề có khái niệm tiền đẻ ra tiền mà đúng ra phải là NỢ ĐẺ RA NỢ, nợ mới chồng lên nợ cũ đến lúc vỡ nợ thì chúng ta có KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.Số nợ của toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục! Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm (GDP) của thế giới.
Xem hình tổng nợ toàn cầu tất cả cả lĩnh vực (nguồn: IIF, BIS, Haver).
Nói cách khác, nhân loại không ăn, không tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên toàn bộ hành tinh trong năm nay, năm sau và năm sau nữa và vẫn không đủ để trả hết nợ! Đây là các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính. Hình thức đi vay của các quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ, của giới kinh tế tư nhân là vay nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Số nợ đã tăng từ mức 149 nghìn tỷ USD năm 2007 (tương đương 276% GDP) lên mức 217 nghìn tỷ USD năm 2017
Mình nhắc lại, KHỦNG HOẢNG KINH TẾ chắc chắn phải xảy ra và nó đang rất gần, rất gần. Cẩn thận nhé!
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
Intellect
Phân biệt người có Trí Khôn và người khôn lỏi:
1. Trí Khôn = kiến thức chuyên ngành + kinh nghiệm đời + sức khỏe tốt.
- Để có Trí Khôn thì đầu tiên là bạn phải học siêu giỏi. Kết quả học tập lớp 1 - 12 và 4 năm Đại học là học sinh giỏi, sinh viên giỏi. Ngoài ra bạn còn phải đạt giải cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp bộ các môn học, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, cấp bộ... Nói chung là bạn phải siêu giỏi chuyên ngành của mình. Giỏi ở Việt Nam vẫn là giỏi, dù người ta có nói ra nói vào giáo dục thế lọ thế chai thì bạn ngu ở VN vẫn là ngu.
- Khi bạn siêu giỏi chuyên ngành của mình và có uy tín trên thị trường thì bạn sẽ có cơ hội gặp những người nhiều tiền, giàu có. Họ sẽ chỉ những kinh nghiệm đời của họ cho bạn vì họ muốn bạn vào nhóm của họ. Sau đó họ sẽ cho bạn mượn tiền (5 - 10 - 20 tỷ VND) để kinh doanh, thoát nghèo vì họ tin tưởng 100% bạn sẽ đầu tư thành công.
- Bạn phải có sức khỏe tốt để chịu áp lực công việc lớn. Bạn phải chạy bộ 21km trong 2h30 - 2h45 phút. Bạn phải hít đất đúng cách 40 - 50 cái/lần, bạn phải plank 5 phút/lần...
2. Khôn lỏi là những người không đạt được đủ 3 điều kiện trên mà giàu có, thì trước sau cũng bị công an, nhà nước bắt. Đó là bán hàng đa cấp, lừa đảo trong bất động sản, tiền ảo...
#ST
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
Miền Tây ngập mặn
Đọc cuốn Con Đường Thoát Hạn mới thấy cái tầm của lãnh đạo Isreal nó xa cỡ nào. Giờ đây khi thấy Miền Tây quê tui phải quằn quại khổ sở như cái cách mà dân nước họ phải chịu 50-60 năm trước. Trước tiên phải nhìn nhận rõ vấn đề mà Miền Tây gặp phải đó là 1. TQ chặn sông Mekong và 2. Khai thác cát vô tội vạ. Biến đổi khí hậu chỉ là cái cớ khi mà nước biển dâng chưa được 2 tấc trong 100 năm qua và chỉ ảnh hưởng phần nhỏ thiệt hại. Tháng 2 âm lịch thì đương nhiên là mùa khô cũng như 100, 1000 năm trước thôi, chỉ khác là không có nước để giải nhiệt nữa. Nhìn theo cách mà Isreal đã giải quyết vấn đề: 1. Đánh chiếm luôn biển hồ Galilee, VN làm được không? - Rõ ràng là không. Khi chính quyền "đàn em" phải lệ thuộc "đàn anh" và quan hệ quốc tế không có sự đoàn kết thống nhất từ Ấn Độ và Đông Nam Á để gây sức ép hay có khả năng chiến thắng trong trường hợp chiến tranh giành nguồn nước với TQ; 2. Lọc nước biển, biến đất khô cằn thành trù phú, trồng rau trên sa mạc. VN có thể làm được nếu có tiền đầu tư (~60% GDP) và muốn có tiền phải hết tham nhũng. Câu hỏi chưa được giải đáp. . Nếu giải quyết được theo cách 2, không chỉ giúp Miền Tây trù phú trở lại mà còn có thể đưa VN thành nước công nghiệp phát triển, đi kèm với các khả năng lọc nước biển là phát triển điện mặt trời, công nghệ tưới nhỏ giọt rễ ngầm...Làm được việc 2 thì có thể tính tới việc 1 khi đã hùng mạnh. Còn nếu không giải quyết được vấn đề? 1. An ninh lương thực của VN sẽ bị đe dọa, nạn đói sẽ diễn ra; 2. Sức ép lên SG và Miền Đông về dân số, việc làm, tệ nạn... do dân không sống nổi phải tha phương cầu thực. Tức đe dọa luôn cái "mỏ vàng" lâu nay đất nước này đu bám. Sure với các bạn chỉ cần mất SG 1 tuần thì đừng nói gì nền kinh tế nữa hết. 1 và 2 có mối quan hệ nhân quả, bổ trợ lẫn nhau nếu xảy ra.
#ST
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Photo
Tumblr media
Không ngờ có một Saigon như thế tồn tại đến ngày nay. Lưu lại để sau này có cái kể cho con cháu nghe ông nó từng ăn cái Tết hoành tráng thế nào trong lịch sử loài người.
Quá yên bình, quá đẹp, quá văn minh. Cảm ơn Do Thái đã đánh đuổi cái ngu dốt suy đồi mà không cần tốn một viên đạn 🤣
Cơ hội để các bạn thay đổi thói quen trong cuộc sống đón đầu một VNHM:
+ Tập thể thao, nên chạy marathon được 21km + Uống trà gừng để tăng cường hệ miễn dịch, và nên tập uống trà mỗi ngày để con người nhân văn trầm lắng hơn, hiểu được tinh hoa ngàn năm trong một chén trà. + Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày đọc sách, và bổ sung kiến thức có ích cho tương lai (đừng đọc ngôn lù nha mấy má). + Nên ngồi thiền mỗi ngày, vừa tốt cho tâm hồn, vừa khỏe cho chú phỉnh. + Hãy là người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn. + Học ngoại ngữ siêu giỏi. Ưu tiên: tiếng Anh, chữ Hán (vì đó là chữ viết của tổ tiên ta và ta kế tàu), Nhật, Hàn... + Dành thời gian nhiều hơn ở với gia đình, người yêu, vì đó mới là hạnh phúc thật sự. Bỏ đi mấy cái ảo tưởng mã vân, làm công chức cùi bắp không cần thiết cho cuộc đời bạn. + Hãy uống rượu bia theo kiểu thưởng thức. Có 8 dòng rượu đặc trưng và rất nhiều loại bia ngon của Đức, Bỉ, Canada... Đừng uống đồ giả, đồ không ngon, đồ nhiễm khuẩn để mang bệnh tật về hành hạ người thân. Tiền lúc này là vô dụng, sức khỏe và Trí Khôn mới hữu dụng. + Tìm hiểu về lịch sử, chính trị, kinh tế của thế giới và VN (vì sao VN lại nội chiến nhiều thế, vì sao người VN lại khổ thế dù họ rất thông minh và chịu khó). + Ăn uống thuận tự nhiên, hạn chế hóa chất và nên ăn những gì thiên nhiên ban tặng để bộ não thông minh hơn, nòi giống tốt hơn. + Bớt lên fb tranh luận với mấy thằng ngu, hãy enjoy và khám phá cuộc sống thực. + Phải giúp bản thân thoát ngu thoát nghèo, sau đó là gia đình rồi mới tới quốc gia xã hội. Không nên làm ngược lại mindset này. + Phải giúp con cháu chúng ta thoát nạn nô lệ vì con người đang đứng trước ngã rẽ lớn trong lịch sử do tiến bộ công nghệ và đạo đức suy đồi. + Nên nhớ con người ai cũng như ai, chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Hãy sử dụng hiệu quả thời gian của bạn.
#ST
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Photo
Tumblr media
Nhiệm vụ cuộc đời của 1 con người:
1. Lo cho bản thân thoát nghèo sau đó thoát khổ 2. Lo cho gia đình, dòng họ thoát nghèo sau đó thoát khổ 3. Nếu đã lo xong 2 cái trên thì lại lo cho quốc gia tức lo cho người dân trong nước thoát nghèo, thoát khổ...
Lo cái 1 và cái 2 thì đã mất rất nhiều thời gian và thường sau 55 tuổi mới lo xong nếu người đó có Trí Khôn, chứ thấy người VN dù sau 65 tuổi vẫn lo cái 1 và 2 chưa xong nữa.
Tuy nhiên, nhiều bạn VN có mindset sai, toàn nhảy cóc. Số 1 với 2 chưa lo xong thì nhảy sang lo cái thứ 3.
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
LIFE - Ningen ga shiranai Ikikata (Shinohara Kaori)
Trong thế giới của ong mật có sự phân tầng giai cấp và điều thành môi trường sống tập thể khá giống xã hội của loài người.
Ong thợ có nhiệm vụ chăm sóc ấu trùng, xây sửa, duy trì và bảo vệ tổ. Chúng phân công nhiều mảng việc khác nhau, trong đó có nổi bật nhất là đi hút mật đem về.
Ong thợ phụ trách hút mật sẽ đem về tổ giao cho ong thợ phụ trách khâu cất trữ, nhưng do số ong thợ phụ trách công việc cất trữ ít hơn nhiều so với ong lấy mật nên ong lấy mật phải xếp hàng đợi đến lượt mình giao hàng. Tuy nhiên có nhiều con dù xếp hàng từ sớm vẫn bị con khác đến sau chen ngang, thế là lại phải tiếp tục đợi mà mãi không đến lượt. Thật ra thì ong phụ trách cất trữ không nhận hàng theo trình tự trước sau mà là theo hàm lượng đường trong mật
Nghĩa là nếu mấy cậu ong lấy mật không đem hàng chất lượng cao về thì chỉ có nước ngậm ngùi nhìn các bạn ong khác đem hàng chất lượng cao chen ngang hàng mà không dám ý kiến gì.
Tuy nhiên bạn ong nào càng làm tốt thì lượng việc càng nhiều, thế là tuổi thọ ngắn đi hẳn. Lười nhác thì không có việc, mà siêng quá thì làm kiệt sức tàn hơi.
Nói chung sử dụng thời gian như thế nào và vào việc gì, tùy theo sự gia giảm mà cuộc sống của con người sẽ có vị ngọt ngào hay đắng chát.
---- Dự án "Tamadokusho - đọc sách - sẻ chia". Tựa sách: LIFE - Ningen ga shiranai Ikikata (Shinohara Kaori)
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
The Bill & Melinda Gates Foundation
Ai cũng biết Bill Gates là người giàu nhất thế giới, nhưng lại hiến gần như toàn bộ tài sản vài chục tỷ dollar của mình cho Quỹ từ thiện Melinda Gates mang tên vợ hắn, chỉ để lại cho mấy đứa con mỗi đứa mấy triệu. Quỹ Melinda Gates tài trợ cho rất nhiều dự án Y tế ở Mỹ, châu Phi và các nước thế giới thứ ba.
Gần như cả thế giới ca ngợi, tung hô việc vợ chồng Gates làm từ thiện như thần, như thánh, chỉ thiếu mỗi việc lập bàn thờ. Nhưng sự thật đằng sau việc vợ chồng Gates lập quỹ từ thiện là gì?
1) Trốn thuế
Sở thuế Mỹ (IRS - Internal Revenue Service) như một ông Karl Marx vô hình, đánh thuế như bổ củi, thu nhập càng cao thì mức thuế càng nhiều. Ai mà thật thà khai báo hết thu nhập cá nhân, đóng thuế theo định mức thì đám triệu phú, tỷ phú Mỹ thành giai cấp Vô sản hết. Ai muốn xem mức thuế cụ thể thì cứ vào web site của IRS mà xem. Nói chung cứ thu nhập tầm 100 K cho đến 200 K một năm mà khai báo thật thà là cũng thành homeless, chứ đừng nói đến tiền triệu với tiền tỷ.
Vì thế nên tài sản của anh Gates nếu đóng thuế thu nhập cá nhân một cách thật thà thì chắc sau ba năm là anh Gates nghèo bằng Dương Chí Dũng. Vì vậy anh ấy mới lập ra quỹ Melinda Gates để cho phần lớn tài sản vào đó, dựng vợ thành Chủ tịch quỹ. Quỹ từ thiện thì không phải đóng thuế, nên anh Gates đã trốn thuế một cách ngoạn mục. Mọi chi phí chơi bời xa xỉ, cuộc sống xa hoa phè phỡn của anh và gia đình được chia ra thành chi phí điều hành quỹ và chi phí hoạt động của hãng Microsoft.
Chả phải vô cớ mà một loạt các anh tỷ phú Mỹ đi làm lãnh lương $1 một năm, mọi chi phí sinh hoạt phè phỡn đều tính vào chi phí điều hành của công ty. Trong khi đó các tờ báo đần độn lại đưa tin như chuyện lạ, và bọn ngu xuẩn thì tưởng đó là khiêm tốn giản dị.
2) Biến giai cấp vô sản toàn thế giới thành chuột bạch
Ở Mỹ cũng như ở các nước phát triển, mỗi khi một công ty dược phẩm ra thuốc mới, nếu thử theo quy trình truyền thống là thử với sinh vật, rồi thuê người tình nguyện thử thì rất tốn kém, vì thời gian thử phải lâu, số người thử phải nhiều thì mới có kết quả, tiền công thuê người thử tại Mỹ và châu Âu cao, chẳng may có chuyện gì thì nó kiện cho SIDA.
Thế là những người như anh Gates nấp đằng sau các quỹ từ thiện và các chương trình tài trợ Y tế cho châu Phi và các nước thứ ba, âm thầm ăn tiền của các công ty dược phẩm để đưa thuốc chữa bệnh đến các nước này, mà mục đích chính là biến giai cấp vô sản ở thế giới thứ ba thành chuôt bạch cho các công ty dược phẩm.
Làm được việc này, chi phí chuyên chở thuốc đi châu Phi, giá thành thuốc …v…v… sẽ được kê khống 5, 7 lần, rồi tính vào chi phí làm từ thiện cho các công ty dược phẩm trốn thuế những số tiền khổng lồ. Các công ty dược còn tiết kiệm được một số tiền cực lớn để thuê người thử thuốc.
Quỹ từ thiện Gates và các quỹ tương tự cũng bỏ túi được một số tiền lại quả khi giúp các công ty dược phẩm làm điều thất đức này, đồng thời có cớ cho các cuộc du hí đến các vùng nhiệt đới tươi đẹp, chơi bời đĩ bợm dưới chiêu bài làm từ thiện, chi phí tính vào các chương trình Chữa bệnh Từ thiện.
Chưa hết, ở Mỹ hoặc những nước phát triển, bác sĩ phải học và thực tập nội trú mười mấy năm mới có quyền cầm dao mổ, chứ không phải học Y 6 năm ra là cầm dao vung vẩy cắt đủ thứ như ở Việt Nam.  Cơ hội và chi phí thực tập phẫu thuật ở những nước phát triển rất cao, vì cho bác sĩ thực tập mổ, nhỡ xảy ra chuyện gì là SIDA cả đám, đóng cửa bệnh viện.
Đây chính là cơ hội cho những Đoàn Phẫu thuật Nụ cười, nấp sau chiêu bài đi làm từ thiện để đi mổ giai cấp vô sản ở châu Phi và các nước nghèo như mổ lợn. Và các trường đại học Y, các bệnh viện và các Quỹ từ thiện lại một lần nữa có cơ hội trốn thuế, cắt giảm chi phí nhờ các chương trình từ thiện kiểu này.
Tất nhiên không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của các chuyến đi phát thuốc cứu trợ, phẫu thuật nụ cười …v…v…, vì dân nghèo ở thế giới thứ ba khi ốm không có tiền mua thuốc hay phẫu thuật thì kiểu gì cũng chết. Làm chuột bạch thử thuốc hay làm lợn thử dao mổ thì cơ hội sống - chết là khoảng 50 - 50, dù có khi sống cũng thành tật do thử thuốc đểu hay bị mổ nhầm, nhưng cũng còn hơn là chết.
Chưa kể có những người thử được thuốc tốt, gặp bác sĩ giải phẫu thực tập có năng khiếu thì cũng được chữa bệnh tử tế, miễn phí.
Còn hơn là mất tiền đi bệnh viện, trạm xá  và mua dược phẩm ở cái nước mà ai cũng biết là nước nào, có tiền cũng có thể chết mà không có tiền thì chắc chắn chết.
3) Truyền bá Văn hoá phẩm đồi truỵ:
Quỹ từ thiện Melinda Gates chuyên làm về Y tế, nên đã nấp sau chiêu bài sexual research và sexual education để đầu tư vào nhiều công ty, tổ chức và viện nghiên cứu dùng danh nghĩa này để bán văn hoá phẩm đồi truỵ. Nổi bật nhất là Viện nghiên cứu Sinclair Institute ở bang North Carolina.
Riêng tiền bán DVD đồi truỵ hàng năm của Sinclair Institute đã lên đến hàng tỷ $, và người trong giới ai cũng biết mối quan hệ mật thiết của Quỹ từ thiện Melinda Gates với cái gọi là Viện nghiên cứu này. Sau khi rời khỏi Microsoft, chấm dứt cuộc đời làm tỷ phú software, Bill Gates đã trở thành tỷ phú porno. Đây có lẽ mới chính là mơ ước của cuộc đời hắn, vì theo những nguồn thạo tin, thì Bill Gates có mối quan hệ rất mật thiết và sử dụng hooker rất thường xuyên từ thời vị thành niên.
Hơn nữa, khi theo đuổi giấc mơ tỷ phú porno của cuộc đời mình, Bill Gates không phải đóng một xu thuế nào, vì tất cả đều núp dưới danh nghĩa sexual education và sexual research thuộc về các chương trình Y tế của Quỹ Melinda Gates.
Thực ra, Phò là nghề tốt (tham khảo Một dự án phát triển kinh tế – Hợp pháp hóa nghề Phò), và hành động này của Quỹ Melinda Gates là việc tốt, vì nó đã giúp cho bọn ma cô trở thành nhà khoa học, anh chị em phò trở thành nhân viên thí nghiệm khoa học, diễn viên điện ảnh, phổ biến porno diện rộng với giá thành thấp và ít nhiều có tính khoa học chứ không thô bỉ, trần trụi như porno rẻ tiền. Chẳng gì thì đây cũng là porno Bill Gates.
Kết luận:
Tóm lại là Đế quốc Tư bản cũng “Nói vậy mà không phải vậy”. Đừng nhìn những gì Đế quốc nói mà hãy nhìn những việc Đế quốc làm.
Đa số (nếu không phải tất cả) các nhà Tư bản lớn làm từ thiện không phải vì muốn làm người tốt hay chuộc lại lỗi lầm độc ác khi khởi nghiệp, mà chỉ để trốn thuế và kiếm nhiều tiền hơn.
Tất cá các công ty Tư bản lớn trên thế giới hầu như không đóng một xu thuế nào cho chính phủ Mỹ và các nước phát triển. Các ông các bà thích thì ra Public Library mà tìm số liệu, hoặc thử tự tìm hiểu tại sao hàng trăm công ty hightech lớn nhất nước Mỹ, bao gồm cả Google, Apple, Microsoft … lại đăng ký ở Delaware. Đừng đòi em phải giải thích, nhá.
(FPT Việt nam cũng đăng ký ở Delaware từ 2008 :))) )
Nước Mỹ và thế giới Tư bản sống được là nhờ bóc lột giai cấp bần cố nông đi làm đóng thuế, nộp tô thật thà như em đây, chứ không phải do các công ty Tư bản kếch xù và các tỷ phú, triệu phú. Đã đến lúc thế giới này cần một ông Lenin hay một ông Karl Marx mới để lập lại công bằng.
Giai cấp Vô sản toàn thế giới, hãy liên hiệp lại!!!
(Lạng trên mụm)
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
LOÀI QUÁ KHỨ
Một trong những điều làm tôi ngỡ ngàng nhất tại Việt Nam là sự thiếu chủ động trầm trọng của người trẻ. Và đó cũng là lý do nhiều bạn bè nước ngoài than thở khi làm việc tại Việt Nam, phải sử dụng hình thức micro-management - quản trị chi tiết.
Nếu giao việc mà không 1234 ghi rõ cụ thể làm gì là không biết bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ đưa mục đích cần đạt được mà không cầm tay chỉ việc là đơ luôn. Nếu không đi theo hỏi từng chuyện nhỏ làm xong chưa, nếu không la hét cau có chửi bới làm dữ thì việc gì cũng chẳng xong. Và việc không xong là tại vì thì là bị tán loạn, có tỷ lý do để làm không được, và làm không xong đương nhiên là chuyện bình thường. Không xong thì thôi, đâu liên quan gì tới cu���c đời mình. Không xong thì thôi, có xong mình cũng đâu có giàu hơn đồng nào hay được thêm lợi ích gì. Cứ như thế, lơ ngơ, vô cảm mà trôi, không thèm nghĩ cũng chẳng biết làm sao để nghĩ.
Người nước ngoài họ nói người Việt mình thiếu tính tự giác. Tôi thì không nghĩ thế. Không phải thiếu mà là bị giáo dục thành như thế. Toàn dạy ngồi im bảo sao nghe vậy, không nên suy nghĩ, không cần suy nghĩ, chỉ có một cách thống nhất để nghĩ thôi, là nghĩ theo cách vừa được dạy, không nên sáng tạo, không được phản biện. 12 năm, 16 năm sau nó thành thói quen, ngồi im không ai hỏi tới thì ngậm miệng, không biết bản thân cần phải chủ động đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tương tác, chia sẻ thông tin. Làm việc mà sếp đi dí nhân viên, la như gọi đò, chăn như con mọn, nhắc việc như chăm người bệnh mất trí nhớ. Trời ơi, gì vậy? Về Việt Nam làm việc phải chế ra mô hình quản trị mới, gọi là mô hình quản trị chăn dắt - herding management style. Chắc phải đi đăng ký bản quyền mô hình này đưa vào chương trình MBA Việt Nam quá.
Nếu cứ như thế, thì đương nhiên người không bằng robot. Bot nó được lập trình cứ đúng việc mà làm, không ai cần nhắc nhở gì, cũng không bao giờ im re. Nhấn nút là nó làm thôi, làm hoài cho tới khi bấm off nó mới ngưng. Không như người, hướng dẫn, chỉ việc xong vẫn phải ngồi canh coi có làm không, làm có xong không, xong có đúng yêu cầu không.... Bot do AI quản lý lại còn biết tự học, nhờ machine learning - máy học. AI sẽ học cách làm tốt hơn, tối ưu hoá hơn, nhanh hơn, tự động hóa để đỡ mất thời gian và nguồn lực hơn, và cứ như thế càng tự học càng thông minh và hiệu quả.
Nếu hỏi tương lai tôi có sử dụng bot thay người không, tôi sẽ không trả lời. Tôi sẽ đặt câu hỏi ngược lại, có ai trên đời làm mà không muốn thành công không? Có ai trên đời sống mà không muốn khỏe và sướng? Nếu có người như thế, thì bot sẽ không cách nào thay người được. Còn bot không ra bot, người không ra người như kia thì thôi phân loại thành "loài quá khứ" không có khả năng hội nhập tương lai. Không đâu xa, chừng 10 năm nữa thôi, sự đào thải nhân lực người kém cỏi sẽ lan nhanh như đại dịch. Loại này sẽ để dành trưng bày trong bảo tàng thất bại cho giống nòi tiếp theo chúng rủ nhau đi coi. Đó là giống nòi siêu việt đang trỗi dậy cùng sự phát triển của AI trên thế giới. Chắc là chúng sẽ hết sức ngạc nhiên & thích thú về một "loài quá khứ" bất khả tư nghị.
Rồi, người nhìn lại mình đi. Nếu đến chủ động bằng bot thôi làm không xong thì lo về nhà gói ghém đi nha, mai lũ lượt dắt nhau vào viện bảo tàng.
(Lạng trên mụm)
0 notes
thanhhoaiiii · 4 years
Text
How did Donald Trump use meme to become a president?
Donald Trump đã sử dụng meme để trở thành Tổng thống như thế nào?
https://www.youtube.com/watch?v=r8Y-P0v2Hh0
[Hal Riney]
Bình minh lại đến với nước Mỹ. Ngày hôm nay, có nhiều người cả nam và nữ đi làm hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử đất nước. [tiếng chậm lại] Với lãi suất chỉ bằng 1 nữa kỷ lục năm 1980, gần 2000 gia đình sẽ mua căn nhà mới ngày hôm nay…
[rè]
[EmpLemon] Đúng. Đó là chúng ta. chắc bạn đang tự hỏi tại sao chúng lại ở vào tình huống này. Ông ấy làm thế nào vậy? Làm thế nào mà Donald Trump thắng cử tổng thống được? Đã được gần 1 năm kể từ ngày ông thắng cử, nhưng mọi thứ dường như vẫn thật ảo diệu. Bạn định bảo tôi rằng, cái người đã cạo trọc đầu Vince McMahon và bị "Stone Cold" Steve Austin làm choáng ở WrestleMania mới cách đây 1 thập kỷ, giờ được bầu làm người lãnh đạo của quốc gia hùng mạnh nhất quả đất?
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích chiến thắng của Trump. Giả thuyết về Nga, về thông đồng, chủ nghĩa Tân Phát-xít, chủ nghĩa dân túy, sự kém cỏi của đảng Dân Chủ, sự lợi dụng hệ thống bầu cử lỗi thời. Nhưng tôi sẽ không nói về bất cứ cái nào hết. Giờ, trước khi vào video, tôi phải nói thẳng trước. Đây KHÔNG PHẢI là 1 video chính trị. Đây chỉ đơn giản là video phân tích và bình luận sự trỗi dậy vươn tới quyền lực của 1 người.
Tôi hiểu rằng người mà tôi sẽ nói tới (Stephen Colbert bị T R I G G E R E D) có lẽ là một nhân vật gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 cho tới hiện tại. (Stephen triggered tới mức bẻ cong thực tại). Nhưng tôi cũng đéo quan tâm. Thế nên cứ việc phóng hỏa phần comment để bàn luận chính trị. Bạn chỉ đang phí thời gian của mình thôi - bởi vì đây không phải là video chính trị. Đây là 1 video về memes. Đây là 1 video về… MEME THEORY! [nhạc Initial D]
Chắc lúc này bạn đang mong chờ 1 video nói về meme magic, giáo phái thần Kek, 4chan và sự hình thành của phe Tân Hữu đã khiến Trump thành tổng thống. Nhưng đó cũng không phải cái video này muốn nói. Dù không thích, tôi cũng vẫn phải nói, Pepe không giúp Trump thắng cử. 4chan không giúp Trump thắng cử. Tôi biết là giả vờ coi đó như những gì đã xảy ra là 1 câu chuyện hài hước, nhưng nó quá là xa vời. Sự thật là, 1 mình 4chan không đủ quyền năng để tri phối bầu cử. /pol/ là lực lượng đằng sau hào quang chính trị của 4chan. Board này có trung bình khoảng 130 000 người sử dụng những tháng trước bầu cử. Giờ, giả sử tất cả những người dùng đó đủ tuôi đi bầu và đều bầu cho Trump (*đều được đi bầu ở Mỹ), vậy làm thế nào để giải thích 62,5 triệu còn lại?
Ý tôi là, thật là lố bịch khi nghĩ rằng spam ảnh ếch lại có thể ảnh hưởng tới bầu cử tổng thống. Meme dù gì cũng chỉ là những tấm hình ngu xuẩn trên mạng, và không thể nào một thứ tầm thường như memes lại có nhiều ảnh hưởng tới vậy.
.
.
.
.
HAY LÀ CÓ?
[Michael Stevens] Hey! Vsauce, Michael đây.
Hey / HAY! / hEy!
Vsauce, Michael đây.
Hey! Hey. Hey, clip hay đấy.
Điều đó không hoàn toàn đúng.
Định nghĩa meme rộng hơn rất nhiều, so với đa số nghĩ. Từ "meme" được đặt ra bởi Richard Dawkins, là sự kết hợp giữa từ tiếng anh "gene" và từ tiếng Hy Lạp "mimẽma". Về cơ bản, meme là một yếu tố trong văn hóa con người, sinh sôi nhờ con người chia sẻ nó. Cho rằng meme phải đến từ Internet là 1 quan niệm sai lầm, cũng như cho rằng nó phải ở dạng ảnh. Meme có thể là bất cứ thứ gì và có thể đến từ bất kỳ đâu. Meme có thể là từ, được nói hay viết. Nó có thể là sự kiện, con người, gương mặt, nhân vật, cả giả tưởng lẫn có thật.
Vậy nếu meme có thể là bất kỳ thứ gì, thì cái gì ngăn BẤT CỨ THỨ GÌ, ví dụ như, một cái bút chì đâm xuyên lá rau diếp, trở thành meme? Điều đó phụ thuộc ở chính bạn. Mọi người quyết định, và họ quyết định trong tiềm thức. Yếu tố quan trọng nhất tách biệt meme với những thứ bình thường, là sự tiếp xúc và lặp lại. Bất kỳ thứ gì đều có tiềm năng trở thành meme. Bằng chứng chính là sự đa dạng vô cùng của meme ngày nay. "Meme của Tuần" có vẻ như hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, có 1 cách đơn giản nhất để hiểu tại sao meme trở nên phổ biến đó là đo lường mức độ tiếp xúc trước đó và lặp lại qua truyền thông đa phương tiện.
Có một hiện tượng tâm lý học gọi là "hiệu ứng chỉ cần tiếp xúc", mà trong đó người ta tạo ra ưu tiên cho nhưng thứ quen thuộc hơn. Cơ bản là, bạn lặp lại cái gì đấy đủ nhiều, người ta sẽ thích nó. Nguyên tắc duy nhất này là thứ khiến cho các thương hiệu, biểu tượng và memes được biết tới rộng rãi. Meme là virus của ý tưởng. Đa số meme đều nằm trong tiềm thức của mọi người, trước khi trở nên phổ biến. Có thể nó là một đoạn nhạc nhàm tai từ một bài hát nổi tiếng. Có thể nó là một câu đùa ngu ngốc từ sitcom. Có thể nó là một nhân vật ngớ ngẩn từ một bộ phim hoạt hình từ tuổi thơ. Giống như một con virus, một meme sẽ lan rộng nếu có nhiều người bị phơi nhiễm trước đó. Sau đó, một sự kiện ngẫu nhiên nào đó sẽ kịch hoạt làm meme lan truyền, và đột nhiên mọi người quanh bạn đều nói về meme này. Bạn sẽ thấy nó xuất hiện ngày càng nhiều cho tới khi chính bạn cũng dùng nó. Bạn đã bị lây nhiễm thông qua lặp lại và giờ bạn sẽ đi lây cho người khác.
Meme không tự nhiên lan truyền. Meme không thể tự lan truyền. Và giống như một con virus sinh học bất lực nếu không có vật chủ, meme cũng bất lực nếu không có vật chủ của nó, mà tình cờ lại là bộ não con người. Một lần nữa tâm lý học lại đóng vai trò quan trọng. Lý do mà meme tồn tại, lan truyền và ảnh hưởng tới văn hóa của chúng ta là vì chúng ta tận hưởng nó về mặt tâm lý. Sơ cấu, suy nghiệm và phân đoạn là những khái niệm tâm lý học quan trọng, đều chỉ ra rằng, ý nghĩ của con người hoạt động chủ yếu dựa trên sự trình bày thông tin thô qua những mảnh nhỏ dễ nuốt. Chúng ta hiểu các khái niệm dễ hơn bằng cách gói chúng thành những mảnh quen thuộc. Bộ não chúng ta tự động làm việc này để lưu trữ thông tin 1 cách hiệu quả. Meme là những khái niệm xã hội tạo ra, phản ánh phương thức xử lý thông tin của chúng ta. Qua 1 meme, người ta có thể gói gọn 1 vấn đề phức tạp, câu chuyện hay cảm xúc thành 1 bức ảnh hay cụm từ. Đơn giản là, meme là cách nhanh nhất để đặt 1 ý tưởng vào đầu người khác.
Bây giờ, sau khi đã định nghĩa và tìm hiểu cách meme hoạt động, hãy cũng quay lại chủ đề của video: Donald Trump đã dùng chúng như thế nào để thành Tổng thống?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải trước hết hiểu cách mà một người trở thành Tổng thống. Để trở thành Tổng thống, một người phải đạt các đủ điều kiện hiến pháp yêu cầu, ngoài ra còn phải là thông thạo về: chính trị trong và ngoài nước, luật pháp, lịch sử và tranh luận. Quan trọng nhất, một tổng thống muốn được ngưỡng mộ trước hết phải dành hàng thập kỷ phục vụ trong chính quyền hoặc quân đội, xây dựng dần dần danh tiếng, tín nhiệm và kinh nghiệm, trong lúc leo dần các cấp bậc cho tới khi là 1 Thượng Nghị Sĩ, Thống đốc Bang, hoặc một tướng quân đội. Chỉ tới thời điểm này, một chính trị gia người Mỹ mới có thể thử đứng ra tranh cử Chỉ tới thời điểm này, một chính trị gia người Mỹ mới có thể thử đứng ra tranh cử. Từ lúc đó họ phải dành tới 18 tháng gian khổ lên kế hoạch, đi lại, gây quỹ, quảng bá, và tranh luận để thuyết phục đủ số người bầu cho mình, để trở thành ứng viên được đề cử của 1 trong 2 đảng lớn nhất Hoa Kỳ. Tới lúc này, bạn chỉ có hy vọng và cầu nguyện là 1 nửa số cử trị thích bạn hơn người kia. Và cuối cùng, sau tất cả gian khổ đó - bạn trở thành Tổng thống của Liên Bang.
Tới năm 2015, Trump mới đáp ứng được điều kiện trong hiến pháp.
.
.
.
...có lẽ chúng ta phải tiếp cận vấn đề này từ 1 góc khác.
Thế nên quên mẹ hết mấy thứ mọt sách này đi. Làm thế nào để 1 người THỰC SỰ trở thành Tổng thống?
Để dành được chiếc ghế quyền lực nhất thế giới, mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị nào chúng ta phải tiếp cận vấn đề từ trên xuống.
[Donald Trump]: Nó cũng không lớn lắm, phải không?
[EmpLemon]: Nếu bạn từng đi học thì chắc chắn là bạn biết bài kiểm tra trắc nghiệm. Bình thường thì, (nếu bạn là đứa mọt sách), thì bạn phải học hết tài liệu liên quan, để trả lời được câu hỏi trong bài và chọn đúng đáp án. Nhưng về lý thuyết thì, 2 bước đầu không quan trọng để được điểm tốt. Với bài trắc nghiệm nhiều đáp án, để qua được bạn chỉ cần chọn đúng thứ tự chữ cái. Vì lý do này, bạn có thể đạt được 25% trong một bài trắc nghiệm dù biết 0% thông tin. Chỉ cần chọn A tất cả các câu và cứ 1 trong 4 câu bạn sẽ có 1 câu đúng. Với bài "đúng hay sai", xác suất càng nghiêng về phía bạn. Bằng cách chọn toàn "A" bạn sẽ có trung bình 50% dù biết 0% thông tin được kiểm tra. Hiển nhiên là, các trường đã bắt được bài này, nên 50% vẫn bị F. Tuy nhiên, ở hệ thống 2 đảng, 50% thường là đủ để thắng cử.
Vậy hãy áp dụng logic này vào tranh cử Tổng thống. Để trở thành Tổng thống, bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Trở nên quen thuộc với công chúng.
Bạn có cơ hội chiến thắng hơn, nếu nhiều người đã biết bạn là ai. Kể từ năm 1980, đa số các cuộc chạy đua đều có ứng viên chiến thắng là người công chúng Mỹ đã quen thuộc.
Bước 2: Làm ứng viên cho đảng Dân Chủ hoặc Cộng Hòa
2 đảng này đã thắng mọi cuộc chạy đua tổng thống kể từ sau Nội Chiến. Để trở thành Tổng thống, bạn phải trở thành ứng viên được chọn của 1 trong 2 đảng này.
Bước 3: Có khoảng 50% cử trị bầu cho bạn
Chính trị bầy đàn đã trở thành 1 bệnh dịch. Bạn có thể làm một chiến dịch vụng về, gượng gạo nhất có thể, và khoảng 1 nửa số cử trị vẫn sẽ bầu cho bạn, bởi vì bạn có chữ (D) hoặc (R) ở cạnh tên. Những ứng cử viên yếu thế thường lợi dụng điều này. Kể từ năm 1980, ứng cử viên thắng cử luôn dành chiến thắng với gần 50% số phiếu, đôi khi là ít hơn.
Và để có thể vượt được vũ môn, để có bất kỳ cơ hội nào, Trump đã phải dựa vào tất cả các bước này. Và ông đã làm được - dựa vào meme.
Donald Trump ban đầu chỉ như mọi doanh nhân giàu có khác ở New York, vậy điều gì làm ông ấy khác biệt? Trump thực sự thích đặt tên mình lên mọi thứ. Ý tôi là, ông ấy RẤT thích đặt tên mình lên mọi thứ. Trump nói rõ từ rất sớm, là chiến lược kinh doanh của ông không phải là xây căn hộ cao cấp, mà là xây bản thân thành thương hiệu. Thực sự không có quá nhiều khác biệt giữa 1 thương hiệu và 1 meme. Về tính năng chúng giống hệt nhau. Cả 2 đều gọi gọn những khái niệm lớn vào 1 cái tên hay hình ảnh. Thương hiệu về cơ bản là meme của tập đoàn. Và cũng tình cờ là, Trump ở vị trí hoàn hảo để trở thành 1 meme sống.
"Trump" 1 động từ, có nghĩa "đánh bại bằng cách làm tốt hơn". Tên của Trump cũng tình cờ đại diện 1 cách súc tích cho quyền lực, danh giá và địa vị của người doanh nhân New York giàu có. Năm 1978, Trump khởi công xây dựng tháp Trump, một tòa nhà trọc trời cao 58 tầng ở Manhattan. Vị trí ở Manhattan rất quan trọng, bởi vì Manhattan là trung tâm tài chính & văn hóa của New York, thành phố lớn nhất Bắc Mỹ. Manhattan là nhà của các địa danh được biết đến toàn cầu: Quảng trường Thời Đại, Tòa nhà Empire State, Trung tâm Thương mại Thế giới, và giờ là Tháp Trump. Trump đặt tên mình lên một trong những địa danh lớn nhất ở trái tim của New York, khiến cho hàng triệu người tự hỏi: "Cái anh Trump này là ai?"
Đề 1 meme lan truyền, nó phải có phương tiên để lan truyền. Mọi người trong xã hội đều kết nối với Internet, nên nó là phương tiện nhanh nhất để lan truyền meme. Truyền thông đại chúng thập niên 80 rất khác ngày nay. Thay vì Internet, hầu hết mọi người Mỹ đều lấy thông tin từ hệ thống truyền hình: NBC, CBS và ABC. Và cũng tình cờ là cả 3 đều có trụ sở tại Manhattan, chỉ cách tháp Trump vài dặm. New York là trung tâm của truyền thông đại chúng Hoa Kỳ. Và cũng chính nhờ truyền thông này, Trump mới biến từ 1 doanh nhân thành người nổi tiếng.
[Dẫn chương trình] Donald Trump, như tôi đã nói, mới có 33 tuổi [...] nhưng anh đã có căn hộ cho bán ở một tòa nhà mới tên là Trump Tower.
[EmpLemon] Từ khoảng thập niên 80, Donald Trump bắt đầu xuất hiện trên truyền hình quốc gia Ban đầu chỉ là vài cuộc phỏng vấn, rồi vai diễn khách mời, rồi quảng cáo, tới cả chương trình truyền hình xoay quanh Trump. Từ góc nhìn của đài truyền hinh, họ chỉ đang tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có dễ khai thác. Donald Trump vốn đã là một người thú vị với công chúng Mỹ.
[Người phụ nữ] Nhìn này, ngay ở trên phố! Là Donald Trump!
[Donald Trump] Bà bị gì vậy, dở hơi à?
[EmpLemon] Trong khi đa số tỷ phú cố tránh khỏi sự chú ý, Trump đắm mình trong nó. Người Mỹ cứ liên tục nhìn thấy người đàn ông táo bạo, tự tin này trên TV của họ, hết lần này tới lần khác. Sự tập trung không phải vì ông là ai, mà là cái ông đại diện. Bạn không cần phải biết Trump là ai để nhận ra rằng ông là người giàu có, cứng cỏi và thành đạt, chi dựa trên cử chỉ của ông trên truyền hình. Trump đại diện cho sức sống chủ nghĩa tư bản mãnh liệt của thập niên 80, và nhiều người Mỹ ngưỡng một và thần tượng ông như biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Trump tiếp tục ở trong mắt công chúng suốt 20 năm sau đó. Ông trở thành 1 trong những người dễ nhận ra nhất ở Mỹ.
[Ice Cube] Anh biết đấy, người Mỹ yêu thích Donald Trump. Donald Trump là người mà người Mỹ muốn trở thành. Giàu có, quyền lực, 'thích gì làm đấy', 'nghĩ gì nói đấy', 'làm người như mình muốn'. Nó kiểu như Giấc mơ Mỹ vậy. Thế nên trông ông ấy giống 1 ông trùm của mọi người, và người Mỹ thích có 1 ông trùm. Đấy là sự hấp dẫn của ông ấy với tôi.
[I Gotta Say What Up!!!", từ Kill At Will EP của Ice Cube, 1990]
[Trích đoạn phim hoạt hình Rugrats]
[EmpLemon] Tời phần này của câu truyện, Trump đã hoàn thành bước 1 để trở thành tổng thống: Được công chúng biết đến rộng rãi.
Giờ ông ấy đã sẵn sàng để đứng ra chạy đua, ông sẽ phải chọn 1 trong 2 đảng Dân Chủ hoặc Cộng Hòa để có bất kỳ cơ hội chiến thắng nào. Nhưng đảng nào sẽ cho ông ấy cơ hội cao nhất?
Lịch sử tham gia đảng phái của Trump khá là thú vị mà không mấy ai biết tới. Bắt đầu từ thập niên 80, Trump được coi như đảng viên đảng Dân Chủ. Năm 1987, ông đăng ký tham gia đảng Cộng Hòa và giữ nguyên vị trí trong gần 1 thập kỷ. Năm 1999, ông gia nhập đảng Cải Tổ, và ông đã đứng ra tranh cử Tổng Thống. Đúng vậy, Trump đã mở 1 chiến dịch tranh cử mang tính khám phá vào năm 2000, 17 năm trước khi ông trở thành nhân vật chính trị gây tranh cãi nhất cả nước. Cuối cùng ông bỏ cuộc trước thềm bầu cử sơ bộ bởi đấu đá nội bộ đảng, nhưng dù sao cũng là 1 bài học thú vị. Sau đó, từ 2001, ông lại là đảng viên đảng Dân Chủ...
[Dẫn chương trình] Ông xem mình như là người theo đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa?
[Donald Trump] Cô có thể sẽ sốc, nếu tôi nói là, trong nhiều trường hợp, tôi theo đảng Dân Chủ hơn.
...cho tới 2009, khi ông lại đăng ký lại vào đảng Cộng Hòa.
Một người bình thường khi nhìn thấy dữ liệu sẽ gọi Trump là kẻ ba phải, 1 nhân vật không nhất quán trong các vấn đề. Nhưng tôi không thấy vậy. Còn gì đó ở đây nữa. Và nó trở nên rõ ràng hơn khi bạn so tình trạng đảng viên của Trump với của tổng thống đương nhiệm. Vị trí của Trump luôn đối đầu với tổng thống hiện tại, và tôi tin đây là 1 chiến lược có chủ ý. Có vẻ như Trump đang chơi theo một học thuyết chính trị hiện đại gọi là "con lắc chính trị". Kể từ George Bush vào năm 1992, không có đảng nào thắng cử tổng thống quá 3 lần. Trump thay đổi vị trí chính trị của mình để có được lợi thế lớn nhất, để có thể tranh cử tổng thống. Sau khi Barack Obama được bầu làm Tổng thống năm 2008, hoàn thành "bộ tam" Tổng thống, đa số Thượng viện, và đa số Hạ viện của đảng Dân Chủ, lựa chọn của Trump trở nên rõ ràng - Ông phải chạy đua là ứng viên đảng Cộng Hòa. Và điều này là hợp lý nhất với ông vì nó cho ông có hội chiến thắng cao nhất. Trump đang già đi, và những người ngưỡng mộ ông từ thập niên 80 cũng vậy.
[Donald Trump] Tôi cũng đã sống được lâu rồi... Anh biết không, tôi muốn nghĩ mình trẻ nhưng tôi lại không còn trẻ nữa.
Những người già thường có xu hướng bầu đảng Cộng Hòa, và Trump chỉ cân cho họ những gì họ muốn. Giờ ông chỉ còn lại thử thách lớn nhất: Thuyết phục được đủ người bầu cho mình.
Đó là năm 2009 và thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Trump lọt vào ánh mắt của công chúng. Truyền thông chính thống thân thiện trước đây đã bị chính trị hóa và chia rẽ. Sự trỗi dậy của Internet ban cho loài người 1 món quà lớn lao và một lời nguyền khủng khiếp. Thông tin có thể được truy cập dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng sự thật có vẻ lại càng khó tìm hơn. Người Mỹ đã trở nên chính trị hóa, cay độc và hoài nghi hơn bất kỳ lúc nào trước đó. Người nổi tiếng giờ phải đối mặt với sự nhòm ngó chưa từng có tới từ công chúng và một lỗi nhỏ cũng có thể trở thành tin mới cả nước.
Bạn thể thấy, Trump có 1 cuộc chiến không cân sức trước mặt. Nhưng may mắn cho ông, có một thứ đã thay đổi từ thập niên 80: Memes! Nhờ có Internet, meme giờ có ảnh hưởng hơn lúc nào hết, và Trump thì lại biết tạo ra meme hay.
Nếu bạn nhìn lại lịch sử gần đây, di sản của các tổng thống được nhớ tới chủ yếu qua meme:
[Richard M. Nixon, 17/11/1973] "Bởi vì người dân phải được biết, liệu tổng thống của họ có phải 1 kẻ dối trá không. Tôi không phải 1 kẻ dối trá"
[Ronald Reagan, 12/6/1987] "Hãy kéo đổ bức tường này"
[George Bush cha, 18/8/1988] "Hãy đọc môi của tôi"
[Bill Clinton, 26/1/1998] "Tôi không có quan hệ tình dục với người phụ nữ đó"
Và chúng ta dùng những cái meme nho nhỏ từ qua khứ này để đánh giá danh tiếng của họ ở hiện tại. 2 trong số những tổng thống được nhớ đến trừu mến nhất của thế kỷ 20 là Franklin Roosevelt & John F. Kennedy. Và cũng không ngạc nhiên, họ có những câu nói đáng nhớ nhất mọi thời đại.
[FDR, bài phát biểu nhậm chức số 1, 4/3/1933]
"...thứ duy nhất chúng ta phải lo sợ, chính là nỗi lo sợ."
[JFK, phát biểu nhậm chức, 20/1/1961]
"Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta - hay hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc."
Cả 2 vị Tổng thống này đều là những người có kỹ năng truyền đạt. Vì thế họ chia nhỏ ngôn từ của họ thành meme, để khiến cho bài phát biểu dễ nhớ và có tác động mạnh. Nhưng cả FDR và JFK còn có 1 điểm chung. Để cho 1 meme lan truyền được, nó phải có phương tiện lan truyền. Và cả 2 vị Tổng thống đều dùng công nghệ mới để truyền đi thông điệp. FDR là tổng thống đầu tiên phát biểu trước toàn quốc bằng radio. Và với nhiều người Mỹ được nghe FDR nói bằng giọng của mình, trong ngôi nhà của mình tạo ra 1 mỗi liên kết chưa từng có giữa tổng thống và công chúng. Có lỹ do để người ta bầu FDR đến 4 lần. Người Mỹ thực sự tin tưởng ông và phần lớn niềm tin đó được tạo ra không chỉ từ nội dung mà còn từ phương thức truyền đạt. Tương tự như vậy, JFK trở thành Tổng thống truyền hình đầu tiên. Trong cuộc chạy đua 1960, 1 bước ngoặt lịch sử diễn ra trong cuộc tranh luận đầu tiên được truyền hình giữa JFK và Richard Nixon. Kennedy sử dụng truyền hình như 1 lợi thế, tỏ ra tự tin và ăn ảnh hơn Nixon. 70 triệu người xem truyền hình xong với đa số có ���n tượng như Kennedy đã thắng. Một lần nữa, phương tiện truyền thông đã tạo nên khác biệt trong bầu cử.
Giống như FDR đã dùng Radio và JFK dùng truyền hình, Donald Trump đã dùng Twitter để có lợi thế trước các ứng viên khác. Đúng vậy, Twitter của Trump.
Twitter của Donald Trump vừa là nhược điểm lớn nhất, vừa là thế mạnh lớn nhất. Twitter của ông mở ra sự nhòm ngó lớn nhất mà bất kỳ ứng viên Tổng thống nào từng phải đối mặt. Tweet của Trump không được sàng lọc, kiểm duyệt hay kiểm chứng. Mọi điều gây tranh cãi ông nói đều đặt một cái hồng tâm khổng lồ phát sáng vào sau lưng cho cả thế giới nhìn thấy. Vậy làm thế nào mà Twitter của Trump lại có thể mang lại lợi thế? Câu trả lời là meme.
Twitter là một trang tuyệt vời để lan truyền meme. Cơ chế cơ bản của mạng xã hội Twitter là tạo ra sự lan truyền thông tin rộng rãi. Để biến mình thành một chính trị gia, Trump phải dùng Twitter để lan truyền thông điệp của mình một cách hiệu quả nhất. Twitter cho phép Trump truyền tải ngôn từ trực tiếp từ não mình tới người Mỹ. Và có 2 thứ lan truyền sâu rộng nhất trên Twitter: sự kiện gây tranh cãi và meme. Trump chuẩn bị đổ bộ lên trang web này với meme gây tranh cãi.
[VD1: Make America Great Again]
[EmpLemon] Tất cả các quân cờ đã vào đúng vị trí để Trump bắt đầu trò đánh cược Tổng thống và giờ là lúc hành động. Không ai có thể chuẩn bị được cho những gì Trump sắp làm. Có thể vì thế nên họ mới bị sốc đến v���y. Có thể vì thế nên họ mới tức điên lên vậy. Và bạn cũng phải điên một chút mới nhận ra những gì Trump sắp làm. Trump sắp dành được quyền lực chính trị - và ông ấy sắp làm vậy nhờ vào hắc thuật của Weaponized memes (meme được vũ trang hóa).
Chỉ có những cái đầu dank nhất trên Internet mới có thể lập giả thuyết về sự tồn tại của chúng, nhưng không ai ngờ rằng có người nào có quyền lực đủ điên để dùng chúng, chứ đừng nói đến dùng vào tranh cử tổng thống. Đa số mọi người chỉ xem meme như một trò vui vô hại, và đa phần thì đúng là vậy. Nhưng meme còn có một mặt tối. Meme có thể nâng người ta lên cũng như kéo đổ người ta xuống.
Howard Dean là một ứng viên tổng thống năm 2004. Ông là một ứng viên tốt, và đi trước thời đại. Dean đi tiên phong trong chiến lược dùng Internet để gây quỹ từ quần chúng. Dean đã dùng chiến thuật này để trở thành ứng viên dẫn đầu của đảng Dân Chủ, tiến vào bầu cử sơ bộ Iowa. Và rồi mọi thứ đổ sập xung quanh ông ấy.
[Bài phát biểu của Howard Dean, 19/1/2004, Iowa] Và chúng ta sẽ tới Nam Dakota, và Oregon, và Washington, và Michigan! Và chúng ta sẽ tới Washington D.C. để dành lại Nhà Trắng! YEEEAUGH!
.
.
YEEEAUGH!
.
.
.
YEEEEEAAAUUGH!
(hồi tưởng hàng loạt các bài báo đả kích không thương tiếc và triền miên)
(Howard Dean đầu hàng chưa đầy 1 tháng sau đó).
[EmpLemon] 1 đoạn soundbite, 1 lỗi cỏn con, chừng đó là đủ để phá hủy hoàn toàn chiến dịch của Howard Dean. Tất cả sự chuẩn bị, hàng năm trời cật lực để leo lên chuỗi quyền lực chính trị, tất cả chiến lược, mọi chính sách của Dean, cương lĩnh, chương trình nghị sự… Không còn gì quan trọng nữa. Chiến dịch của Howard Dean bị hủy diệt hoàn toàn bởi một cái meme con con.
Trump hiểu rõ khả năng tiêu diệt ứng viên của meme. Ông hiểu cách mà truyền thông Mỹ hoạt động, vì bản thân ông là 1 chủ đề của truyền thông suốt 3 thập kỷ. Ông nhận ra khả năng thiêu sống hình ảnh của ứng viên trước công chúng của chúng và ông biết cách để tránh số phận đó. Donald Trump đã sẵn sàng để trở thành tổng thống, và đây là cách mà ông ấy đã làm.
[Trích đoạn hoạt hình Futurama]"Bây giờ, công việc đầu tiên cần làm là đổ lỗi cho những người đi trước tôi"
Chúng ta bắt đầu từ tháng 3 năm 2011. Trump đã từng gợi ý sẽ chạy đua năm 2012, nhưng rồi quyết định không chạy, dù là 1 trong những ứng viên dành được ủng hộ cao nhất qua thăm dò. Bắt đầu từ tháng 7, Trump đưa những bình luận chính trị lên tài khoản Twitter. Các bình luận của ông đều mang tính gây tranh cãi và thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông. Từ trải nghiệm này, Trump hy sinh hình ảnh sách sẽ trước công chúng với phe cánh tả và giới nắm quyền, trong khi trở nên gần gũi với phe bảo thủ trung kiên. Trump bắt đầu chuyển mình từ một người nổi tiếng sang lãnh đạo chính trị.
Trump tiếp tục chỉ trích Obama vào 2012. Cũng vào năm này, ông chứng kiến Mitt Romney chạy một chiến dịch sạch trơn và giữ scandal ở mức nhỏ nhất. Romney có một trong những chiến dịch cẩn thận và nhàm chán nhất trong lịch sử hiện đại, ít nhất là cho tới cái bình luận "47%"
Trong suốt cuộc bầu cử 2012, Trump nhất quyết đi theo cuộc thập tự chinh chống lại Obama, đả kích Tổng thống ở mọi cơ hội. Trump đã không ngưng nghỉ. Ông không ngưng nghỉ suốt 3 năm liền. 1 lần nữa, đây là 1 phần trong việc chuyển mình từ người nổi tiếng sang chính trị gia.
Vào ngày 15/6/2015, Donald Trump tuyên bố với thế giới ông sẽ ra tranh cử tổng thống. Ông nói liên tục trong 45 phút, nhưng chỉ có 2 thứ nổi bật hơn cả:
1) "Tôi sẽ xây 1 bức trường thành ở biên giới phía Nam"
2) "...và chúng ta sẽ làm đất nước vĩ đại trở lại!"
Và như bạn hẳn đã dự đoán, không ai coi ông ấy nghiêm túc cả. Mọi người cười ông ấy. Những gì Trump nói, quả thực quá lố bịch. Và thế là ông bị chế giễu. Trump bị chế giễu trên bản tin. Chế giễu trên các talk show. Chế giễu trên Facebook, Twitter, YouTube. Qua 1 đêm Trump trở thành trò cười quốc gia. Nhiều người gọi lần ra mắt của Trump là 1 thảm họa. Nhưng không phải vậy. Donald Trump đã tạo ra lần ra mắt tuyệt vời nhất trong lịch sử. Tại sao? Bởi vì nó khiến người ta phải bàn tán. Trên tất cả các kênh truyền thông khắp nước Mỹ, trên Twitter, Facebook, mọi người đều nói về Trump. Họ nhìn cái logo to, táo bạo, họ băn khoăn việc xây tường và họ tranh luận cách làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Thông qua lần ra mắt này, ta có thể quan sát tính đối ngẫu trong chiến lược meme của Trump - công và thủ. Hãy bắt đầu với meme đầu: xây tường. Nó có tính công kích. Nó gây tranh cãi. Tranh cái dẫn tới sự chú ý, và sự chú ý dẫn tới lan truyền meme. Xong rồi ta có loại meme đối nghịch với nó: “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” và đây có lẽ là câu khẩu hiẹu chiến dịch hiệu quả nhất thế kỷ 21. Nó là 1 meme có tính chất phòng thủ. Nó dựa vào những người ủng hộ quần tụ quanh nó và nhắc lại thông điệp cho nhiều ngươi khác nữa. 2 meme này là những viên gạch nên móng cho chiến dịch của Trump. Chúng cho ông ấy sự chú ý. Chúng cho ông ấy sự ủng hộ, nhưng quan trọng nhất: Chúng cho ông ấy 1 định hướng rõ ràng.
Chính trị rất phức tạp. Phần nhiều người Mỹ tức giận vì chính trị, nhưng có rất ít người thực sự hiểu chính trị. Đa số người mỹ không có thời gian nghiên cứu chính trị. Một số người Mỹ thì quá lười, và một số người Mỹ thì quá ngu. Rất nhiều chính trị gia chật vật trong việc truyền tải chương trình của mình tới người khác, bởi vì thông điệp của họ quá phức tạp. Kết quả là họ bị lảng tránh và lãng quên. Trump hiểu điều này. Giải pháp của ông là dùng meme để truyền tải những thông điệp đơn giản tới càng nhiều người càng tốt, bởi vì meme là cách nhanh nhất để đặt 1 ý tưởng vào đâu người khác.
Donald Trump bắt đầu địa vị người nổi tiếng bằng cách trở thành con cưng của truyền thông. Và giờ ông chuẩn bị thành kẻ thù tồi tệ nhất của họ. Và trong 18 tháng tiếp theo, Donald Trump sẽ làm tắc nghẽn truyền thông với 1 chuỗi những phát ngôn, hành xử và meme gây tranh cãi.
[Donald Trump]
-Bởi vì họ hỏi tôi định sẽ làm gì, và tôi trả lời "Tôi sẽ ném bom chúng nó đến phọt cứt"
-Nhìn người Mỹ gốc Phi của tôi kìa!
-Và tôi đã nhìn những cảnh sát và lính cứu hỏa chúng ta ngã xuống ngày 11 t h á n g b ả y ở Trung tâm Thương mại Thế giới
-Tự kỉ đã trở thành 1 bệnh dịch.
[EmpLemon] Tất cả các kênh truyền thông ở Mỹ về cơ bản đều biến thành "Trump TV". Họ muốn giật đổ ông ấy đến mức tuyệt vọng, giống như những gì họ đã làm với Mitt Romney và Howard Dean. Nhưng Trump thì khác. Cả Roney và Dean đều có 1 thời điểm duy nhât gây tranh cái thu hút toàn bộ truyền thông. Trump cho truyền thông một cuộc tranh cãi mới mỗi tuần. Truyền thông không thế cố định được ở một vẫn đề nào cả, và các vấn đề cứ thế tự chìm dần về phía sau. Chỉ có một mẫu số chung đó tên của Donald Trump. Và Trump đã khiến truyền thông quảng bá miễn phí cho mình một khoản tương đương 5 tỉ dollar. Hơn nữa, bằng cách dụ truyền thông chú ý vào những scandal vặt vãnh tự tạo, Trump che giấu được nhược điểm lớn nhất của của mình: Sự thiếu hoàn toàn chuyên môn chính trị. NBC, CNN và cả Fox News đều cố tiêu diệt ông, nhưng họ không ngờ rằng chính họ mới đang bị Trump lợi dụng để truyền bá meme của mình xa hơn những gì tiền quảng cáo có thể mang lại.
Giờ không còn đường lùi. Trump đang hy sinh toàn bộ hình ảnh công chúng và di sản của mình để thành Tổng thống. Trump đặt cược tất cả, và truyền thông gọi ông là lừa phỉnh. Game on!
[Donald Trump]
-Trò chơi mới của tôi là "Trump - The Game".
-Làm lớn hoặc đi về!
Ông bước vào võ đài với 16 ứng viên đảng Cộng Hòa khác, số lượng lớn nhất của bất kỳ đảng nào trong lịch sử nước Mỹ. Bạn có thể nghĩ rằng đây là 1 thử thách lớn, nhưng một lần nữa Trump lại biến nó thành lợi thế. Bởi vì sự đưa tin bất đối xứng của truyền thông với Trump, kể cả các bản tin lẫn tranh luận trên truyền hình, Người Mỹ coi cả cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa là "Trump vs. The Field". Kể cả khi những ứng viên khác là các chính trị gia đích thực với kinh nghiệm đầy mình, họ đơn giản không thể đưa được thương hiệu của mình tới công chúng, bởi vì Trump đã thu hút mọi sự chú ý. Bởi vì quá nhiều ứng viên đảng Cộng Hòa phải tranh giành thời lượng phát sóng nên không ai có đủ thời gian cả. Thành ra, họ giẫm vào chân nhau và vấp ngã.
Tiến tới cuộc tranh luận của đảng Cộng Hòa, chỉ có vài ứng viên có thể đe dọa được Trump. Và nếu bạn cho rằng những chính trị gia kỳ cựu này sẽ làm Trump bẽ mặt trong tranh luận, thì bạn lại nhầm tiếp. Trump hạ tất cả bọn họ chỉ đơn giản bằng gọi tên, nhưng không phải là gọi tên bình thường. Trump triệt hạ đối thủ cạnh tranh bằng Weaponized meme.
[Donald Trump]
-Người yếu nhất trên sân khấu này là Jeb Bush. Và chúng ta không cần một kẻ yếu đuối làm Tổng thống Hoa Kỳ, okay?
-Anh phải tự ra ngoài kia thôi, Jeb.
-Yếu đuôi, đáng thương hại. Thiếu năng lượng là từ thích hợp hơn.
-Đừng lo, Marco nhỏ bé. Marco nhỏ bé, Marco nhỏ bé.
-Giờ hãy nhìn Kasich - tôi chưa từng thấy ai ăn uống 1 cách tởm lợm như vậy. Thật tởm lợm. Anh có muốn thứ đó làm Tổng thống không? Tôi không nghĩ vậy!
-Đó không phải những gì anh nói ngoài kia […] Ted dối trá.
-Ted dối trá, tôi gọi hắn là Ted dối trá. Hắn cầm cuốn Kinh Thánh lên, rồi đặt xuống là lại nói dối, okay? Ted dối trá.
[EmpLemon] Bạn có thể nghĩ điều này thật lố bịch, và gọi tên như trẻ con không thể thay thế tranh luận chính trị được, nhưng kết quả đã nói lên tất cả.
[Megyn Kelly] Ngài gọi phụ nữ ngài không thích là: con lợn béo, chó, tảng mỡ, và loài súc vật đáng kinh tởm.
[Donald Trump] Chỉ 1 mình Rosie O'Donnell thôi.
[EmpLemon] Bầu cử sơ bộ Iowa diễn ra vào 1/2/2016. Kể cả vào thời điểm còn sớm trong cuộc đua này, 5 ứng viên đã tự rút lui bởi vì họ không thể dành được bất jỳ sự ủng hộ nào vì bị bão hòa. Và trong bầu cử sơ bộ Iowa, Donald Trump dành được nhiều phiếu hơn tất cả trừ 1 ứng viên. Đây không còn là trò đùa nữa mà là sự thật. Những phiếu bầu này đều đáng kể. Cử tri đang coi Trump là 1 ứng viên thực thụ. Kế sách của ông đã có hiệu quả, sau bầu cử sơ bộ, 3 ứng viên nữa rút khỏi cuộc đua.
Vào 9/2, Trump dành chiến thắng bầu cử sơ bộ New Hamshire. 3 người nữa rút lui. Vào ngày 20, Trump thắng ở South Carolina. Giờ ông đã trở thành người dẫn đầu. Jeb Bush, người ban đầu được nhiều nhà bình luận chính trị ưa thích, rút khỏi cuộc đua chỉ sau bầu cử �� 3 bang. Tới giữa tháng 3, chỉ còn lại 2 ứng viên. Và vào 3/5, Ted Cruz rút lui, và Donald Trump trở thành ứng cử viên duy nhất của đảng Cộng Hòa.
Trump không chỉ đánh bại đối thủ, ông nghiền nát họ. Donald Trump giành chiến thắng áp đảo nhất trong lịch sử đảng Cộng Hòa. Ông đưa một đảng từ chỗ chật vật và bị chia rẽ, hợp nhất dưới 1 cương lĩnh. Và ông chỉ còn 1 thử thách nữa trước khi thành Tổng thống.
Bạn chắc hẳn đã biết phần còn lại của câu truyện. Những gì diễn ra tiếp theo, là 1 trong những cuộc bầu cử gây chia rẽ và tàn khốc nhất lịch sử nước Mỹ. Cả 2 ứng viên đều về cơ bản đều giao chiến bằng meme.
Email servers của Clinton vs. Trump's cầm mèo :3
Racist Donald vs. Hillary xảo trá.
Truyền thuyết kể rằng có một thời điểm nào đấy 2 ứng viên có nói về những vấn đề chính trị thực sự, nhưng các sử gia vẫn còn tranh cãi về điều này.
Dù sao thì đến cuối cùng, Trump vẫn có meme đỉnh hơn Hillary.
"Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" là câu khâu hiệu có tác động manh hơn khẩu hiểu của Hillary.
Mà khẩu hiệu của bà ta là gì ấy nhỉ? "Love Trumps hate"? Nó có tên Trump trong đó! Không thể thế được.
Hay là "Nước Mỹ vĩ đại, vì nước Mỹ tốt"? Câu đó có nghĩa đéo gì vậy? Oh, tôi biết rồi, câu khẩu hiệu thật là…
"Pokémon Go to the polls." (Pokémon đi tới điểm bỏ phiếu)
Ngày 8/11/2016, người Mỹ Pokémon went to the polls và bầu Donald Trump làm Tổng thống Hóa Kỳ.
Bạn có thể than vãn bao nhiêu tùy bạn. Bạn có thể kêu hệ thống thiên vị. Bạn có thể nói ông ây gian lận. Bạn có thể làm loạn trên phố. Bạn có thể gọi người bầu cho Trump là đám ngu dốt racist, sexist, homophobic, transphobic. Nó cũng không thay đổi được thực tế rằng Donald Trump, 1 người không có kinh nghiệm chính trị, đã dùng meme để được bầu vào chức vụ quyền lực nhất thế giới. Và có thể ông ấy sẽ trash cả nước Mỹ để đạt được, nhưng bạn biết người ta nói gì rồi đấy… "Kết quả sẽ biện hộ cho meme"
[Oprah Winfrey]: Điều này nghe có vẻ giống chính trị, giống tổng thống với tôi, và tôi biết người ta đã nói về việc có hay không việc anh sẽ chạy đua. Nhưng anh lại bảo, nếu có chạy đua anh tin là anh sẽ thắng.
[Donald Trump] Thì tôi cũng không biết. Tôi nghĩ tôi sẽ thắng, tôi sẽ không tham gia nếu sẽ thua.
[EmpLemon] But hey, that's just a theory, a MEME THEORY!
Cảm ơn vì đã unsubscribe!.
#ST
1 note · View note