Tumgik
#mâm cỗ Tết miền Trung
homestoryconcept · 3 months
Text
Mâm Cỗ Miền Trung: Kết Nối Con Người và Đất Đai
Miền Trung Việt Nam không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là quê hương của những bữa ăn truyền thống, đậm đà văn hóa, tạo nên những mâm cỗ miền Trung không chỉ là nơi thưởng thức đồ ăn ngon mắt mà còn là kết nối tâm hồn con người với đất đai, với nền ẩm thực đậm chất văn hóa.
Tumblr media
Bún Bò Huế - Hương Vị Gia Đình: Bún Bò Huế không chỉ là một món ăn ngon, mà còn là biểu tượng của sự kết nối gia đình. Những bát bún giòn, nước dùng đậm đà, thơm phức từ xương heo, chả, giò heo tạo nên không khí ấm cúng, đầy đủ để cả gia đình quây quần bên nhau trên bàn ăn miền Trung.
Mì Quảng - Hòa Quyện Đất Trời: Mì Quảng, với hương vị vàng óng, là hình ảnh của sự hòa quyện giữa đất trời. Nước dùng tinh tế, mì mềm mịn và sự đa dạng của thịt heo, tôm, trứng cút, rau sống tạo nên một bữa ăn không chỉ là biểu tượng của miền Trung mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa đất đai và con người.
Cơm Hến - Kết Nối Với Sông Ngọt: Cơm Hến là một món ăn kết nối với sông ngọt, nơi hến nhỏ được săn lùng. Hương vị mặn mà của hến, sự hòa quyện với cơm trắng, rau sống và mỡ hành tạo nên một mâm cỗ không chỉ là ngon miệng mà còn là sự liên kết tình thân với dòng sông êm đềm.
Bánh Mì Quảng - Khoẻ Mạnh Từ Đất Đai: Bánh Mì Quảng, với lớp bánh mềm mịn, là biểu tượng của sức khỏe và sự kết nối với đất đai. Nhân bánh chả lụa, thịt heo, tôm và rau sống tạo nên một sự đan xen hài hòa giữa những nguyên liệu nằm ngay trong lòng miền Trung.
Bánh Tráng Trộn - Năng Động Như Biển Cả: Bánh Tráng Trộn, món ăn vặt phổ biến, năng động như biển cả với sự trộn đều của tôm khô, thịt bò khô, bánh đậu xanh và nước mắm Phan Thiết. Mỗi hạt bánh tráng giòn là một hơi thở của đất trời miền Trung.
Mâm cỗ miền Trung không chỉ là nơi thưởng thức đồ ăn mà còn là kết nối tâm hồn con người với đất đai, là câu chuyện về lịch sử, văn hóa và sự gắn bó của mỗi người con miền Trung với đất đai hình thành nên những hương vị đặc trưng của miền quê này. Bằng cách này, mâm cỗ miền Trung trở thành cầu nối không ngừng, kết nối con người với quê hương, với nền ẩm thực đậm chất văn hóa và giữ lửa tình yêu quê hương đặc biệt này.
Theo dõi HomeStoryConcept để cập nhật các cách nấu mâm cỗ truyền thống cũng như ưu đãi và quà tặng hấp dẫn bạn nhé.
0 notes
pinatafarm · 3 months
Text
Cách thức cúng ông Công ông Táo theo truyền thống Việt Nam
Tumblr media
Lễ cúng ông Công ông Táo được tiến hành từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Chạp, lễ vật tùy từng gia đình nhưng phải có 3 bộ mũ áo, hài và cá chép. - Tổng hợp đầy đủ các bài văn khấn Tết nguyên đán 2024
Nguồn gốc lễ cúng ông Công, ông Táo
Lễ cúng Táo quân gắn với sự tích ông Táo với nhiều dị bản. Các thư tịch cổ liên quan đều cho rằng tập quán này có nguồn từ tục thờ "Ngũ tự", để trả công cho 5 vị thần trong gia đình: thần Cổng (Môn thần), thần Cửa (Hộ thần), thần Cửa sổ (Trung lưu thần), thần Bếp (Táo thần) và thần Đường đi trong nhà (Hành thần). Lại có thuyết khác nói "Ngũ tự" gồm 5 vị: thần Bếp (Táo thần), thần Giếng (Tĩnh thần), thần Cửa (Môn thần), thần Nhà (Hộ thần), thần Cửa sổ (Trung lưu thần) hoặc 5 vị: thần Bếp (Táo thần), thần Đất (Thổ công), tổ nghề (Tiên sư), thần cửa (Môn gia hộ úy), thần bảo hộ sức khỏe con người và vật nuôi (nhân súc Y thần)... Trong 5 vị gia thần, Táo quân, Thổ địa và Môn thần được thờ cúng phổ biến nhất. Táo quân được coi là vị thần chủ về phúc đức trong gia đình với tên gọi đầy đủ là "Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân".
Tumblr media
Bàn thờ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp Trong "Kho t��ng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi, sự tích ba ông đầu rau nói về nguồn gốc "vua bếp hai ông một bà" gồm người vợ là Thị Nhi (Nhi nghĩa là nhừ, chín nhừ), người chồng trước là Trọng Cao (Cao nghĩa là tinh bột, ám chỉ gạo) và người chồng sau là Phạm Lang (Lang còn có âm đọc là Canh – món canh). Khi "cơm không lành, canh không ngọt", cả ba người gặp bi kịch mà phải chịu thân phận đen đủi, lem luốc của ba ông đầu rau. Họ hóa thân cho bếp lửa gia đình luôn ấm cúng. Có lẽ từ ý nghĩa này mà dân gian gọi Táo quân là vị thần định phúc, quản về nhân sự trong gia đình. Từ đó, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ tiễn Táo quân về chầu Ngọc hoàng, gọi là Tết Táo quân. Lâu dần có nơi tổ chức lễ cúng Táo quân vào ba ngày khác nhau. Vua quan cúng ngày 23, thứ dân cúng ngày 24 và những người làm nghề chài lưới, ngư dân cúng vào ngày 25. Gần đây có thể cúng Táo quân từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Chạp.
Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Lễ vật cúng Lễ vật cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp theo truyền thống sẽ bao gồm: - Ba bộ áo, mũ, hia giấy: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng. - Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc, các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép, cá vàng sống (hoặc cá giấy - sau lễ đốt cùng vàng mã) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả. Ngoài ra, hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công. Ngoài ra còn có 1 tập giấy tiền vàng mã, 1 lọ hoa cúc, 1 lọ hoa đào nhỏ, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,... Ở một số địa phương khu vực Bắc Trung bộ như Thọ Xuân, Cẩm Thủy (Thanh Hóa), lễ vật cúng Táo quân không dùng canh, vì ba ông Táo (ba ông đầu rau) được đắp bằng đất sét, cúng canh sợ làm Táo quân bị "thũng" chân. Chuyện dân gian ở đây kể rằng, xưa có gia đình do lười biếng nên nghèo khổ, quanh năm chẳng có gì ăn, cuối năm cũng không có gì cúng Táo quân. Ngày 23 tháng Chạp, chủ nhà sang hàng xóm xin nước luộc chân giò về cúng Táo quân khiến ông bị sũng nước (phù thũng), bởi vậy nhân dân một số xã trong vùng kiêng bày canh trong mâm lễ.
Cúng Táo quân thời điểm nào?
Lễ cúng Táo quân đã được ấn định vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không cần chọn giờ, chỉ cần cúng xong trước 23h là được. Trường hợp gia chủ bận việc, có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp. Tùy điều kiện gia đình, bạn có thể cúng ông Công ông Táo trước từ 1 ngày - 1 tuần, nhưng tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 20-23 tháng Chạp. Cúng Táo quân gia chủ nên tự khấn vì ông Táo là thần trong nhà, không cần sớ tấu. Văn khấn là lời tiễn biệt, tâm sự, mong muốn của gia chủ đối với Táo quân trước khi ngài lên đường về trời chầu Ngọc hoàng.
Các bước bao sái (tỉa nhang bát hương) trong ngày cúng ông Công ông Táo
Bao sái trước hay sau cúng ông Công ông Táo? Tỉa chân nhang (hay bao sái) trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người quan niệm rằng, nên tỉa chân nhang sau lễ cúng ông Công ông Táo, bởi lúc này họ đi vắng nên có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang để khi đón trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch sẽ. Ngược lại, cũng có người quan niệm, nên bao sái ban thờ sạch sẽ, tỉa chân nhang gọn gàng xong mới cúng ông Công ông Táo. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng ông Công ông Táo. Nếu cúng vào buổi sáng thì chiều có thể tiến hành nghi lễ bao sái ban thờ. Còn TS Vũ Thế Khanh thì không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang vào ngày nào để đón Tết. Ông cho rằng, khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay, hoặc đặt lịch định kỳ bao nhiêu ngày sẽ lau một lần, không nhất thiết cứ phải chờ đến Tết mới lau dọn. 4 bước bao sái tỉa chân nhang Dưới đây là các bước bao sái trong ngày ngày ông Công ông Táo theo truyền thống: Bước 1: Thắp 3 nén nhang, khấn xin gia thần và tiên tổ cho phép được rút tỉa chân nhang, chờ nhang cháy hết. Bước 2: Bắt đầu tỉa chân nhang bằng cách một tay giữ bát nhang, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân nhang. Để lại 3 chân nhang trong bát nhang. Chân nhang rút ra ngoài để lên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch. Bước 3: Dùng khăn sạch lau xung quanh bát nhang. Có thể nhúng khăn làm ẩm để lau sạch hơn. Sau khi lau xong bát nhang thì mới lau các đồ thờ khác. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát nhang và đồ thờ. Bước 4: Mang chân nhang đã rút hóa thành tro, rồi đổ ra gốc cây. Tuyệt đối không đổ tro hóa chân nhang vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Văn khấn bao sái tỉa chân nhang Dưới đây là bài văn khấn tỉa chân nhang (bao sái) bàn thờ mà gia chủ có thể tham khảo: Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Tín chủ tên là: ... Cư ngụ tại địa chỉ: ... Hôm nay ngày ... tháng ... năm ..., tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên. Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ. Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. Read the full article
0 notes
tramtamlinh · 5 months
Text
Đặc trưng Cỗ Tết ba miền Việt Nam
Tết là dịp để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên cũng như là cơ hội để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ, vì vậy mà Trong dịp tết cổ truyền của dân tộc không thế nào thiếu được mâm cỗ. Mỗi vùng có một cách riêng để chế biến mâm cỗ tết, mang đặc trưng riêng. Người miền Bắc vốn tính tinh tế, thanh lịch, nho nhã nên mấm cỗ cũng phải thể hiện sự tinh tế, đơn giản nhưng bắt mắt. Người miền Trung…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
imoim36news · 10 months
Text
Tumblr media
Đoan Ngọ là một tiết khí quan trọng trong âm lịch người phương Đông, khởi đầu những ngày nóng. Các món truyền thống mang tính nóng ''dĩ độc trị độc'' được ưu tiên như cơm rượu nếp, vải, mận, bánh gio...Từ xưa, ca dao có câu ''Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm''. Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch năm nay tới muộn (22/6/2023 Dương lịch) vì năm nhuận.Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau như: Tết diệt sâu bọ, Tết mùng Năm, Tết Đoan dương, Tết bố vợ (tên gọi ở Thái Bình và một số tỉnh miền Trung). Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ dịp này có sự bày biện khác nhau nhưng nhìn chung có nhiều món quen thuộc.Theo phong tục xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ chính ngọ 12 giờ trưa mồng 5/5 Âm lịch. Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội. Ảnh: Bùi Thủy Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội là sự tổng hòa của sắc hương và vị với cơm rượu nếp, bánh gio chấm mật, mận hậu, quả vải thiều, cốm làng Vòng xen kẽ trầu têm cánh phượng cầu kỳ, hoa cau trẩy thơm ngát, hoa sen hồng thắm tạo nên bức tranh đồng quê nhiều màu sắc.1. Cơm rượu nếp Cơm rượu nếp chính là linh hồn của Tết Đoan Ngọ, cũng như Tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh chưng, Tết Trung Thu không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo vậy. Theo quan niệm dân gian, vị dẻo thơm của cơm nếp hòa cùng men nồng cay cay của rượu có tác dụng loại bỏ những ký sinh có hại trong cơ thể. Cơm rượu nếp phải làm trước 2 - 3 ngày để kịp lên men chín. Cách làm cũng công phu: Gạo nếp đem ngâm rồi đồ xôi hai lần cho căng mẩy, dẻo thơm. Men rượu thì nhặt bỏ bụi, trấu dính vào rồi đem giã mịn, rây lên xôi đảo đều. Đặt lá sen vào chõ hoặc chậu, cho xôi vào rồi bọc thêm vài lớp lá sen bánh tẻ. Bên trên đậy mảnh vỉ buồm bằng cói đan. Sau đó treo cao, che chắn kỹ để tránh chuột bọ, sau 2-3 ngày là cơm rượu chín. Thành phẩm là những hạt cơm nếp căng mọng, óng ả, vị cay nhẹ, đượm hương rượu ngọt ngào.Người Hà Nội thường ăn cơm rượu nếp bằng bát chiết yêu hoa xanh,...
Tumblr media
0 notes
nuchinh · 1 year
Text
Mùng 3 Tết cúng gì? Hướng dẫn chi tiết mâm cúng mùng 3 Tết
Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, có rất nhiều các nghi thức cúng lễ khác nhau được diễn ra. Trong đó, mùng ba Tết cúng gì vẫn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về nghi thức và tên gọi của lễ cúng mùng 3 Tết Âm Lịch, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NuChinh.
Cúng mùng 3 Tết là cúng gì?
Vào mỗi dịp Tết đến xuân sang, có rất nhiều các phong tục tập quán khác nhau được thực hiện ở mỗi vùng miền. Đây dường như đã trở thành nét đẹp đặc trưng của đất nước ta. Trong đó, thói quen cúng vào ngày mùng 3 Tết đã trở thành tục lễ không thể thiếu vào dịp lễ đặc biệt này. Lễ cúng này có tên gọi chính xác là lễ hóa vàng mùng 3 Tết (hay còn có tên gọi khác là lễ tạ âm cảnh).
Đây chính là nghi thức hóa vàng, áo quần để tiễn đưa ông bà về với thế giới âm cảnh sau những ngoay đoàn viên cùng con cháu. Phong tục này đến nay vẫn được duy trì một cách trang nghiêm và phổ biến tại tất cả các vùng miền Bắc – Trung – Nam.
Trước đây, mỗi vùng miền sẽ một ngày riêng biệt để thực hiện nghi thức này. Thông thường sẽ rơi vào các ngày mùng 2, mùng 3, mùng 7 hoặc ngày khai hạ bàn thờ để tiễn ông bà về nhà sau khi tham dự Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các địa phương hầu hết đều sẽ có xu hướng chọn ngày mùng 3 Tết Âm lịch.
Ý nghĩa lễ cúng hóa vàng vào mùng 3 Tết
Lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh quan trọng đối với người dân Việt Nam. Đây là phong tục mang nhiều ý nghĩa như sau:
Mâm cúng ngày mùng 3 Tết thường được chuẩn bị một cách chỉn chu và đầy đủ. Đây chính là một trong các cách bày tỏ lòng yêu thương, sự tôn kính và tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Với một số người, lễ cúng hóa vàng còn là dịp để bày tỏ sự biết ơn đối với người đã khuất. Đây như một lời cảm tạ vì đã phù hộ cho con cháu được bình an, thuận lợi trong một năm qua.
Trong lễ cúng đặc biệt này, nhiều gia đình đã thực hiện gửi gắm những lời nguyện cầu cho một năm mới tài lộc và sức khỏe. Do đó, lễ tạ âm cảnh còn được xem như một dịp để cầu mong sự phù hộ từ người đã khuất.
Cuối cùng, ý nghĩa của ngày lễ cúng mùng 3 Tết đó chính là một lời tạm biệt, tiễn đưa người đã khuất về lại với cõi âm sau những ngày dự lễ Tết Nguyên Đán cùng với gia đình.
Hướng dẫn chi tiết mùng 3 Tết cúng gì?
Nghi thức lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết sẽ phụ thuộc theo phong tục tập quán của từng địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên tất cả đều phải thể hiện được không khí trang nghiêm và sự tôn kính đối với người đã khuất.
Mâm cúng hóa vàng mùng 3 Tết gồm những gì?
Mâm cúng vào dịp lễ này thường sẽ không có quá nhiều quy định khắt khe, chúng thường được chuẩn bị theo lòng thành của mỗi gia đình nhưng về cơ bản phải có các lễ vật dưới đây:
Mâm cỗ mặn gồm những món như thịt luộc, bánh tét, rượu trắng, canh khổ qua,…
Gà luộc được bày trên đĩa lớn, phần lòng và tiết sẽ được đặt dưới bụng gà.
Các loại tiền vàng, áo giấy âm phủ được chuẩn bị một ít cho mỗi loại.
Dĩa ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau.
Hoa tươi (thông thường sẽ là hoa cúc vàng hoặc cúc đồng tiền).
Hương đèn.
Một ít bánh và kẹo.
Hai dĩa cau trầu và thuốc lá.
2 cây mía.
Gạo và muối.
Ngoài những lễ vật kể trên, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình để có thể đa dạng hơn mâm cúng mặn với những món ăn phù hợp. Đối với những gia đình có truyền thống cúng chay, có thể thay thế mâm cúng mặn thành những món tương ứng. Trên thực tế không nên quá đặt nặng việc cúng chay hay cúng mặn. Tất cả nên được thực hiện một cách thành tâm, thể hiện được tấm lòng của mình đối với những người đã khuất.
Văn khấn lễ cúng hóa vàng mùng 3 Tết
Hiện nay các bài cũng vào ngày lễ cúng mùng 3 Tết Âm lịch thường khá đa dạng và được biến hóa theo nhiều thể loại khác nhau để phù hợp hơn với phong tục của từng địa phương. Dưới đây là gợi ý bài cúng phổ biến nhất hiện nay, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …
Chúng con là: ……………….. tuổi ……………….
Hiện cư ngụ tại …………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Hướng dẫn thực hiện nghi lễ hóa vàng
Sau khi tiến hành dâng lễ, đọc văn cúng và đợi hương tàn, nghi thức hóa vàng sẽ được thực hiện. Đây là một trong những phần quan trọng của việc cúng tạ âm cảnh. Theo đó, lễ tạ này nên được thực hiện một cách trang trọng nhất tại góc vườn hoặc phần sân nhà.
Thứ tự hóa vàng phải được thực hiện lần lượt theo thứ tự tiền vàng hóa trước, sau đó mới đến lượt áo giấy và các vật dụng đồ dùng. Trong trường hợp gia đình mới có người khuất, phần tiền mã phải được hóa riêng một góc.
Sau khi vàng bạc và lễ vật được hóa vàng, gia chủ cần thực hiện vái lạy 3 lần và bày tỏ ước nguyện của bản thân. Tiếp đó nên thành tâm xin phép tổ tiên được thụ lộc và chia lộc cho con cháu trong nhà. Như vậy là bạn đã kết thúc trọn vẹn buổi cúng mùng 3 Tết Âm lịch.
Lưu ý khi thực hiện mâm cúng mùng 3 Tết
Bên cạnh những vấn đề xoay quanh việc mùng 3 Tết cúng gì, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có thể tiến hành nghi thức chỉn chu và trang trọng nhất:
Khi thực hiện nghi thức cúng lễ, gia chủ nên mặc các trang phục chỉnh tề, tránh áo quần không gọn gàng hoặc quá ngắn.
Bầu không khí buổi cúng lễ cần được diễn ra trang nghiêm để bày tỏ được tấm lòng thành đối với tổ tiên.
Theo ý kiến của các chuyên gia về phong thủy, nghi thức cúng lễ hóa vàng không nền thực hiện quá giờ trưa (sau 12h). Thời điểm thích hợp nhất là khoảng từ 9h đến 11h.
Nơi thực hiện hóa vàng cần phải lựa địa điểm thoáng mát và sạch sẽ ở ngoài trời. Ngoài ra cần đặt một cây mía dài tại đây để người âm có thể làm đòn gánh mang vác vật lễ về cõi âm.
Khi thực hiện hóa vàng mã, nên thực hiện một cách trang trọng và hóa từng vật phẩm, tránh việc hóa nhiều vật phẩm cùng một lúc và để sót lại trên nhân gian.
Những người có bóng vía yếu và trẻ nhỏ không nên lại gần khi đang thực hiện cúng lễ tạ âm cảnh. Bởi lẽ, đây là thời điểm những vong linh đến dự lễ, việc bạn hợp vía có thể dẫn đến việc nhìn thấy hoặc cảm nhận một số điều không may mắn.
Hy vọng với những thông tin NuChinh vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc mùng 3 Tết cúng gì. Qua đó có thể hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam và có thể tiến hành nghi thức cúng lễ hóa vàng một cách chỉn chu và trọn vẹn nhất.
Đánh giá bài viết
source https://nuchinh.com/mung-3-tet-cung-gi/
0 notes
vanhoadoisongvn · 1 year
Text
Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền
Tumblr media
Theo tín ngưỡng người Việt, 3 mùng đầu tiên của năm mới được xem là ba ngày quan trọng, có ảnh hưởng đến cả năm. Và việc chuẩn bị mâm cúng vào ba ngày này cũng đòi hỏi sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa và cách để chuẩn bị mâm cơm cúng ba ngày đầu năm này.
Nguồn kham khảo (Source): https://vanhoadoisong.vn/y-nghia-va-cach-chuan-bi-mam-com-cung-3-ngay-tet-co-truyen-1399/
Những món không thể thiếu
Gà luộc
Hình ảnh con gà luộc trên bàn thờ gia tiên có lẽ là một hình ảnh quen thuộc không thể thiếu vào ngày Tết. Gà cúng đầu năm sẽ thường là gà trống hoa khỏe mạnh và được tuyển chọn kỹ càng. Gà được luộc với nhiều dáng khác nhau rất đẹp mắt, qua đó thể hiện được sự khéo léo của gia chủ.
Tumblr media
Gà luộc
Bánh chưng – bánh tét
Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà ở khắp cả nước tất bật sum họp để gói bánh cúng Tết.Nếu bàn thờ ở miền Bắc không thể thiếu một cặp bánh chưng thì ở miền Nam sẽ là hai đòn bánh Tét. Đối với người dân Việt Nam, ngày Tết không có bánh chưng bánh tét cúng ông bà nhất định sẽ không thật sự đủ đầy
Tumblr media
Bánh chưng – bánh tét
Canh miến
Đây là một món ăn quen thuộc vào ngày Tết với hầu hết những gia đình ở miền Bắc. Canh miến thường được nấu bằng nước luộc gà, măng khô và thịt gà (hoặc xương heo) ăn cùng với miến dong.
Giữa tiết trời lạnh đặc trưng của mùa Tết miền Bắc, cả nhà cùng thưởng thức món canh miến ấm nóng thì tuyệt vời vô cùng!
Tumblr media
Canh miến
Canh khổ qua dồn thịt
Người miền Nam quan niệm rằng ăn “khổ qua” đầu năm thì cả năm sẽ “qua khổ”. Cũng vì thế mà món canh khổ qua dồn thịt từ lâu đã trở thành một món không thể thiếu trong ngày Tết ở mâm cơm cúng ông bà ở mỗi gia đình miền Nam.
Tumblr media
Canh khổ qua dồn thịt
Mâm ngũ quả
Có lẽ, nét đặc trưng nhất trên bàn thờ gia tiên của gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về chính là mâm ngũ quả.
Mỗi miền sẽ có một cách trưng bày mâm ngũ quả với những loại quả đặc trưng khác nhau. Nhưng chung nhất, mâm ngũ quả ở đâu cũng sẽ là biểu hiện của tấm lòng thành kính tổ tiên, cũng như mong ước cho năm mới đủ đầy của người Việt Nam ta.
Tumblr media
Mâm ngũ quả
Xôi
Xôi là một món ăn lâu đời của người Việt và được dùng vào cả ngày thường lẫn mỗi dịp lễ Tết. Xôi được nấu bằng gạo nếp cùng với một loại nguyên liệu tùy thích như đậu phộng, gấc, hạt sen, đậu đen,… Xôi cúng ngày Tết sẽ được làm cẩn thận và cầu kỳ hơn.
Tumblr media
Xôi
Mâm cúng mùng 1 – Cúng Tết Nguyên đán
Ý nghĩa
Tên gọi “Nguyên đán” với “Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “đán” có là buổi sáng sớm. Mâm cỗ mùng 1 mang ý nghĩa là sự bắt đầu của một năm mới tốt đẹp và may mắn hơn.
Mâm cơm ngày mùng 1 cũng thường là mâm cơm hoành tráng và công phu nhất với mong cầu đầu năm sung túc thì cả năm cả nhà cũng được no đủ như thế.
Chuẩn bị
Theo quan niệm của ông bà ta, mâm cơm cúng ngày mùng 1 sẽ không thể thiếu những thứ sau đây: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay tùy tâm gia chủ nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Tumblr media
Mâm cúng mùng 1 cầu kì
Miền Bắc: mâm cỗ cần phải chỉnh chu và đúng theo quy tắc “4 bát 6 đĩa” hoặc “8 bát 8 đĩa” (đối với mâm cỗ lớn). Theo quan niệm lâu đời, số bát và đĩa trên mâm cần phải là số chẵn để đặt được sự hài hòa, cân xứng.
Miền Trung: thường có các món bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ,…
Miền Nam: các món như bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang,…
Mâm cúng mùng 2 – Cúng thần linh, gia tiên
Ý nghĩa
Nếu ngày mùng 1 là cúng để mời ông bà gia tiên thì mâm cúng ngày mùng 2 là để tỏ lòng biết ơn với thần linh. Người Việt Nam tin rằng, việc bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người được thần linh phù hộ cả năm để tai qua nạn khỏi và làm ăn phát đạt.
Chuẩn bị
Mâm cỗ cúng ba ngày Tết về cơ bản thì khá tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể linh động bằng cách thêm thắt một vài món mới để thay đổi khẩu vị và thêm phần bắt mắt.
Tumblr media
Mâm cúng mùng 2 với nhiều món ăn sáng tạo hơn
Miền Bắc: người miền Bắc thường tỉ mỉ và cầu kỳ nên mâm cỗ sẽ có nhiều món hơn như gà luộc, canh bóng thả, nộm (gỏi),..
Miền Trung và miền Nam: sẽ đơn giản hơn với những món ăn quen thuộc. Vì với họ, mâm cơm ngày mùng 2 giống như là mâm cơm sum họp gia đình hơn.
Mâm cúng mùng 3 – Cúng hóa vàng, tiễn ông bà
Ý nghĩa
Mùng 3 là mùng cuối cùng của Tết Nguyên Đán. Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.
Tumblr media
Mâm cúng hóa vàng mùng 3
Chuẩn bị
Mâm cúng ngày mùng 3 thường sẽ đơn giản hơn, nhưng nhất định không thể thiếu những món sau đây:
Một mâm cỗ mặn tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,…
Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để cúng cho ông bà lấy may đầu năm.
Mâm ngũ quả và hoa tươi.
Nhang đèn.
Bánh kẹo, mứt.
Trầu cau, thuốc lá.
2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Trên đây là bài viết tổng hợp ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền năm chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta. Chúc các bạn có một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và an khang – thịnh vượng!
#mevabe
#mebe
#chamsoctre
#suckhoe
#thethao
#thoitrang
#lamdep
#vanhoadoisong
#vanhoadoisongvn#mamcomcung
1 note · View note
ykmusa · 2 years
Text
Cách Sắm Lễ Và Cúng Rằm Tháng 8
Cách sắm lễ và cúng rằm Tháng 8 đầy đủ và chi tiết bạn đã biết chưa? ý nghĩa của tết trung thu này là gì? Cùng ykmusa.com tìm hiểu ngay nhé!
Ý Nghĩa Của Ngày Rằm Tháng 8
Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm Tháng 8 hàng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em mà ở đó các em được người lớn tặng đồ chơi, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao… Bên cạnh đó, vào ngày lễ này, mọi người thường tổ chức bày cỗ, trông trăng, quây quần bên nhau.
Rằm Tháng 8 còn là ngày thể hiện phong tục, truyền thống của người Việt như chăm sóc, báo hiếu, biết ơn ông bà, cha mẹ; hoặc là ngày đoàn viên để những người đi xa tứ xứ trở về quê hương đoàn tụ. Cũng chính vì lẽ đó, từ xa xưa, người Việt rất coi trọng việc sắm lễ, cúng bái cũng như trang trí mâm cỗ Trung thu. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì mọi thứ cũng đã được tối giản. Thế nhưng, một mâm cỗ cúng rằm Trung thu hoàn chỉnh cũng như các bước sắm lễ, cúng bái vẫn không thể thiếu được những điều dưới đây bạn nhé!
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 8
Mỗi nhà hay mỗi vùng miền có cách sửa soạn mâm cỗ Trung thu khác nhau. Đầu tiên là hương, hoa, đèn, nến, xôi, gà luộc, gạo, muối… Bên cạnh đó, cần có thêm bánh nướng, bánh dẻo, cốm và các loại hoa quả đặc trưng của mùa thu như chuối, na, hồng, bưởi,… Để cho bàn thờ thêm trang trọng và ấm áp không khí Trung thu, người ta cũng đặt lên đó những đồ hàng mã hoặc chiếc đèn ông sao lấp lánh.
Xem thêm tại:
https://ykmusa.com/sam-le-va-cung-ram-thang-8/
0 notes
tuvingaynay · 2 years
Text
Văn khấn ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng chuẩn theo cổ truyền
Tumblr media
Cúng khấn ngày vía Thần Tài có ý nghĩa gì? Xin giới thiệu bài văn khấn ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng đúng chuẩn theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
1. Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài
Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc. Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải. Có rất nhiều sự tích kể về Thần Tài nhưng biết đến nhiều nhất là câu chuyện kể về Triệu Công Minh, người đã giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương. Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo – Nạp Trân – Chiêu Tài – Lợi Thị. Vì thế mà ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải. Trong dân gian, mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
Ngoài ra, còn một câu chuyện khác về ngày Thần Tài: Một lần do uống rượu quá say, vị Thần Tài lỡ chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên mất mình là ai. Sống lang thang và không biết làm việc gì, ông đi ăn xin để sống qua ngày.
Gặp một vị chủ quán tốt bụng, ông được mời vào và ăn một bữa thịnh soạn. Quán đang rất vắng khách nhưng khi ông lão ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách ra vào tấp nập, để ý thấy điều này ông chủ quán giữ ông lão ở lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi.
Sau một thời gian ông lão ăn xin bắt đầu nhớ lại được mọi chuyện và trở về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10, vì thế mà dân gian đã xem ngày 10 hằng tháng là ngày Thần Tài. Ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài đầu tiên của năm.
Cũng có sách viết rằng có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần và được thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt.
Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Dân gian coi Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất Thần Tài ẩn trong đống rác.
2. Cúng khấn ngày vía Thần Tài có ý nghĩa gì?
Thờ Thần Tài là một trong những tín ngưỡng dân gian thờ thánh thần của người Việt xưa và được lưu giữ đến ngày nay. Việc tiến hành nghi thức làm lễ cúng ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm được người dân rất coi trọng, nhất là những người kinh doanh, buôn bán.
Bởi theo quan niệm dân gian, có đón rước Thần Tài thành tâm và chu đáo thì tài lộc mới hanh thông, tăng tiến trong năm. Chính vì thế, hàng năm cứ vào ngày này, thông thường người làm kinh doanh, thương mại sẽ bày biện cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt heo quay, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc để dâng cúng Thần Tài.
Tùy từng vùng miền mà có cách sắp lễ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần đơn giản và thành tâm, tránh lãng phí. Đa phần người làm kinh doanh thờ Thần Tài hay tiến hành lễ cúng ở nơi kinh doanh chứ không làm ở đình, chùa. Còn trường hợp cúng ở nhà riêng, họ thường đặt mâm cỗ cúng trước cửa hay ngoài sân.
3. Ngày vía Thần Tài năm 2022 là ngày nào theo lịch dương?
Năm Nhâm Dần 2022, ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng rơi vào ngày 10/2/2022 dương lịch. Đây là ngày Giáp Ngọ, thuộc ngũ hành Kim.
Các giờ hoàng đạo trong ngày gồm: giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Vào ngày này tất cả mọi người làm ăn buôn bán kinh doanh họ đều mua lễ vật cầu xin một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió. Ngày vía Thần tài chính là ngày lễ vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người kinh doanh buôn bán. Và đây không chỉ đơn thuần là ngày dâng lễ để cảm ơn Thần tài.
4. Có nhất thiết phải mua vàng trong ngày Vía Thần Tài?
Thời xa xưa, thờ Thần Tài chỉ có con gà quay, thịt heo, hoa quả… lễ vật đơn giản nhưng thành tâm là chính. Nhưng ngày nay, một số người dân đã thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng nên nhiều phong tục dần biến tướng thái quá. Ngoài ra một số người còn mua vàng về để đặt lên bàn thờ Thần. Khi cúng xong sẽ đeo nó bên người nhằm mang lại may mắn.
Vào ngày vía Thần tài, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ mặn khá thịnh soạn để dâng Thần, tuy nhiên, việc sắm lễ còn tùy thuộc vào điều kiện của từng gia chủ, không cần quá cầu kỳ. Một số lễ vật không thể thiếu trong ngày cúng vía Thần Tài: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc, 1 miếng thịt heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 mâm ngũ quả, 1 chum rượu nhỏ.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng hoa dùng để cúng Thần tài nên là hoa tươi, tuyệt đối không dùng hoa giả. Mâm quả cũng phải là quả thật, cấm kị quả giả, kể cả nến cũng phải là nến thật. Thực tế, quan trọng nhất vẫn là tấm chân thành mà gia chủ dành cho Thần tài.
Thời gian gần đây, người dân xếp hàng dài, chen nhau mua vàng trong ngày vía Thần Tài với mong muốn năm mới buôn may bán đắt, cuộc sống hanh thông. Điều này có đúng không? Nếu không mua được vàng thì liệu có phải là sẽ gặp xui xẻo?
Theo tuvingaynay.com, điều này không hoàn toàn đúng vì dù có mua được vàng trong ngày này, nhưng cả năm không chịu lao động, ham cờ bạc, rượu chè, tiêu pha phung phí, không có kế hoạch thì chẳng thể nào giữ được của cải trong cả năm đó.
Đây chỉ là một hoạt động đầu năm mang tính chất tâm linh, là tín ngưỡng tốt đẹp để nhắc nhở con người hãy cần cù, siêng năng lao động mới có được mọi điều mong muốn chứ không đơn giản chỉ mua vàng là gặp may, không cần làm việc nữa.
Là con người trong cuộc sống hiện đại này, chúng ta cũng không nên tin và kỳ vọng vào điều đó quá nhiều rằng mua vàng ngày Thần Tài thì trong năm có nhiều tài nhiều lộc. Không nhất thiết mua được vàng mới có được may mắn, hãy hướng tới tương lai bằng năng lực, ý trí và tài năng của mỗi người.
5. Văn khấn ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng chuẩn theo văn cổ truyền
Dưới đây là bài cúng, văn khấn ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng theo đúng Văn khấn cổ truyền Việt Nam:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là…………………………………… Ngụ tại…………………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………… Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Theo tuvingaynay.com!
1 note · View note
jennifertple · 4 years
Text
Người Việt ăn uống - Kỳ 1: Phong tục từ xưa
Thường thường đọc sách mà tới khúc nào có nói chuyện ăn uống là tui chú ý dữ lắm. Tại thấy ngon. Dưới đây là đoạn nói về phong tục ăn uống của người Việt trong "Việt Nam Văn Hoá Sử Cương" của Đào Duy Anh.
----
"Từ xưa người nước ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy và nghề chài lưới, cho nên hai thứ đồ ăn chủ yếu của ta là gạo và cá. Gạo tẻ dùng để nấu cơm là món ăn chính hằng ngày, và xay ra bột để làm bún và các thứ bánh tẻ (bánh lá, bánh nậm, bánh đúc, bánh tráng). Gạo nếp thì dùng để nấu xôi, đóng sẵn, làm các thứ bánh chưng, bánh tét, bánh giầy, và xay ra bột để làm rất nhiều bánh mặn hay ngọt.
Cá sông và cá đồng cùng tôm tép, ở sông ngòi ao ruộng nào cũng có, là thứ đồ ăn thường của dân ta, nhất là dân nhà quê. Cá thì thường kho, rán, nấu canh, hấp, nướng, thỉnh thoảng làm chả. Tôm, tép, cua thì thường rang hoặc nấu canh. Cá, tôm, cua, mực ở biển thì người ta chỉ được ăn tươi ở những miền lân cận bờ biển, còn các miền ở xa thì chỉ ăn cá, tôm, mực khô, cùng mắm (mắm nêm, mắm mực, mắm mòi, mắm thu, mắm vảnh, mắm ruột) với ruốc mà thôi. Cá biển còn dùng làm nước mắm là thứ gia vị thông dụng nhất ở nước ta, nếu không có nước mắm để kho nấu và chấm thì đồ ăn không còn có "màu mè" gì nữa.
Ngoài hai thứ đồ ăn chủ yếu kể trên, ta còn ăn nhiều thứ rau đậu trồng ở vườn hay mọc tự nhiên ở đồng (rau cải, rau diếp, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau muống, rau ngỗ, đậu, cà, khoai, sắn, v.v.), thịt các thứ gia súc (gà, vịt, lợn), và thỉnh thoảng thịt trâu bò cùng một ít dã cầm, dã thú đánh hoặc săn được (cò, chim nghịch, mỏ nhác, le le, cun cút, đa đa, hươu nai, chồn cáo, thỏ, lợn rừng). Thực ra thì người nhà quê ít ăn thịt cầm thú, có người suốt năm chỉ những ngày tế tự ở nhà, hay những ngày việc làng ở đình thì mới được ăn một chút thịt. Những ngày giỗ tết, hay hội hè đình đám ấy thì khi tế xong thế nào cũng có cỗ bàn, có xôi oản, các thứ bánh mặn bánh ngọt, và cá thịt nấu theo những cách đặc biệt rất ngon. Những nhà sang trọng thì dùng sơn hào hải vị (da tê, gân hươu, tay gấu, yến sào, bào ngư, hải sâm, bong bóng, vây, v.v.) nấu toàn các món đồ Tàu. Nhà nghèo khổ bao nhiêu cũng gắng kiếm con gà giò hay miếng thịt lợn đem luộc lên mà cúng tổ tiên. Về việc làng thì những người đinh tráng đàn em tuy không được dự những mâm cao cỗ đầy như các cụ lão nhiêu và chức sắc, nhưng ít nhất cũng được một miếng thịt và một nắm xôi để bù lại chút đỉnh sự ăn kham khổ trong cả năm
Những đồ uống của dân ta thường dùng là nước lạnh (lã), nước vối, nước chè (chè xanh, chè hạt, chè mạn, chè tàu), nước lá mùng năm và rượu gạo. Những rượu ướp hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau, hoa lài gọi là rượu hoa, tựu trung quý nhất là rượu sen, rượu cúc. Lại có một thứ rượu nếp hoặc rượu cái làm bằng gạo nếp ủ men rồi để cả cái mà ăn. Khi uống rượu thường hay dùng đồ nhắm như nem, chả, thịt nướng, v.v..
Bữa ăn thường hay cỗ bàn đều dọn trên mâm đặt trên giường, người ăn ngồi chung quanh mâm. Chỉ mỗi người có một cái bát và một đôi đũa, thỉnh thoảng một cái chén rượu là đồ riêng, còn các thức ăn thì đều để chung ở trên mâm cả.
Khi ăn thì chủ nhà phải mời khách, người nhỏ, người dưới phải mời người lớn, người trên. Các nhà giàu sang thì đàn ông đàn bà thường ngồi ăn riêng. Còn cỗ bàn đình đám thì chỉ đàn ông được dự, bởi vì đàn bà không có quyền tham dự việc làng.
Ngày nay ở các nơi thành thị thì cách ăn uống đã chịu ít nhiều ảnh hưởng của Tây phương. Ngoài sự ăn uống hàng ngày vẫn dùng những món ăn đặc biệt của ta, thì những khi có tiệc tùng người ta thường dọn tiệc tây ở nhà hay ở khách sạn để thết đãi khách."
----
Nói chứ đọc những bài về miếng ăn miếng uống như thế này, ngoài thấy ngon thì còn thấy được bao nhiêu nét văn hoá xưa nữa.
Trưa rồi, mọi người đã đói bụng chưa?
-----------
#chuyệnngàyngàyviếtchữkể
Photo by Huong Pham on Unsplash
1 note · View note
pinatafarm · 3 months
Text
Dự báo thời tiết 3 miền Tết nguyên đán 2024
Tumblr media
Dựa vào thông tin dự báo thời tiết 3 miền các ngày Tết, cho thấy Tết năm nay sẽ có bầu không khí dễ chịu cho cả nước. Vì Tết Nguyên Đán diễn ra vào đầu tháng 2, thuộc vào giai đoạn chính Đông, nên thời tiết sẽ lạnh, nhưng không lạnh sâu. Đặc biệt, nhiệt độ vào ban ngày trong những ngày Tết hứa hẹn sẽ tương đối ấm áp, một vài nơi có ánh nắng nhẹ, tạo điều kiện lý tưởng cho các hoạt động vui chơi và chúc Tết đầu năm. Tuy nhiên, vào buổi chiều đến đêm thì tiết trời sẽ lạnh dần. - Tổng hợp đầy đủ các bài văn khấn Tết nguyên đán 2024 - Cùng khám phá Mâm cỗ Tết truyền thống 3 miền Việt nam - 23 địa điểm du lịch nước ngoài độc đáo dịp Tết nguyên đán và Valentine
Thời tiết Tết nguyên đán 2024 miền Bắc
Theo dự báo từ các nguồn thông tin thời tiết toàn cầu, Tết Âm lịch 2024 ở miền Bắc Việt Nam sẽ đón nhận một thời tiết khá lạnh. Mặc dù trước đó không khí có vẻ ấm áp, nhưng từ ngày 30 Tết (tức ngày 9/2), dự kiến sẽ có sự chuyển biến về thời tiết, mang theo làn không khí lạnh. - Ngày 29 Tết (8/2): Nhiệt độ dao động từ 18-23 độ C, có mưa rải rác. - Ngày 30 Tết (9/2): Nhiệt độ từ 13-22 độ C, trời nhiều mây. - Ngày 1 Tết (10/2): Nhiệt độ từ 12-18 độ C, đôi khi có thể xuất hiện mưa. - Ngày 2 Tết (11/2): Nhiệt độ từ 13-18 độ C, trời nhiều mây. Sau những ngày đầu tiên của Tết, dự kiến nhiệt độ sẽ dần tăng lên trong những ngày tiếp theo, kéo dài đến cuối tháng 2/2024. Sự biến động này làm cho Tết Âm Lịch 2024 tại miền Bắc trở nên thú vị và đa dạng, tạo nên một không khí phong phú cho những người tham gia lễ hội và kỳ nghỉ này.
Tumblr media
Dự báo thời tiết miền Bắc vào các ngày Tết 2024
Thời tiết Tết Nguyên đán 2024 miền Nam
Theo thông tin dự báo từ các nguồn thời tiết quốc tế, dự kiến thời tiết Tết Nguyên đán 2024 tại miền Nam sẽ tiếp tục mang đến một không khí ấm áp, khá tương đồng với những năm trước đó. Nhiệt độ trung bình trong những ngày Tết âm lịch dự kiến sẽ dao động từ 23-32 độ C, tạo nên một không khí ôn hòa và ổn định. Sự ổn định về nhiệt độ này không chỉ làm cho Tết Nguyên Đán trở nên thoải mái và dễ chịu, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động ngoại ô, du lịch và các lễ hội truyền thống. Miền Nam với thời tiết ôn hòa, là điểm đến lý tưởng để gia đình và người thân tận hưởng những khoảnh khắc ấm áp cùng nhau.
Tumblr media
Dự báo thời tiết Tết 2024 miền Nam
Thời tiết Tết Nguyên đán của miền Trung
Dự báo thời tiết Tết Âm Lịch miền Trung với khí trời lạnh và khả năng có mưa rải rác trong vài ngày. Nhiệt độ trung bình trong những ngày lễ Tết truyền thống có thể dao động từ 17-26 độ C, tạo nên một không khí se lạnh đặc trưng của miền Trung.
Tumblr media
Dự báo thời tiết Tết miền Trung
Lịch nghỉ Tết Âm Lịch 2024
Theo thông báo chính thức từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Âm Lịch năm 2024 sẽ diễn ra từ thứ Năm, ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) và kéo dài đến hết thứ Tư, ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Tumblr media
Lịch nghỉ Tết Âm Lịch 2024 Đợt nghỉ này không chỉ bao gồm 5 ngày nghỉ chính thức của Tết Âm Lịch mà còn có thêm 2 ngày nghỉ bù, theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ Luật Lao Động. Điều này mang lại cơ hội lý tưởng cho mọi người để thư giãn, quây quần bên gia đình và người thân, tận hưởng những khoảnh khắc ấm áp trong không khí của kỳ nghỉ lễ truyền thống này. Read the full article
0 notes
tramtamlinh · 1 year
Text
Mâm cỗ Tết truyền thống miền Trung
Mâm cỗ Tết truyền thống miền Trung
Miền Trung có đặc điểm chung về điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nên ẩm thực nói chung và các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung cũng có những sắc thái đặc trưng. Cuộc sống tuy có khó khăn nhưng đến ngày Tết, mâm cơm cúng giao thừa, đón ông bà cũng như mâm cơm đầu năm cũng phải đầy đủ, tươm tất với ước mong cả năm được sung túc đầy đủ. Ngoài một số tỉnh Bắc Trung bộ như Nghệ An, Hà…
View On WordPress
0 notes
imlovinit24 · 1 year
Text
MÂM CƠM CÚNG GIAO THỪA - Văn Hóa Ẩm Thực Ba Miền
Tumblr media
Làm mâm cơm cúng giao thừa và thực hiện cúng năm mới là một thủ tục không thể thiếu khi đến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Các gia đình có thể làm mâm cơm chay, mâm cơm mặn tùy theo điều kiện cho phép. Ở bài viết này, Imlovinit24 sẽ giúp bạn tìm hiểu về mâm cơm giao thừa của ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguồn Gốc Của Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Theo phong tục cổ truyền của nước ta, giao thừa là khoảng thời gian đón các vị thiên binh. Đây là 12 vị phán quan đại diện cho 12 con giáp. Họ cùng nhau luân phiên xuống trông coi công việc đời sống của người dưới hạ giới. Mỗi năm sẽ có một vị phán quan xuống cai quản hạ giới và trình tự cai quản đã được lập sẵn. Mỗi chu kỳ 12 năm, thứ tự cai quản của các quan đã được định sẵn và không có sự thay đổi. Vào thời điểm chuyển giao năm mới, vị quan cũ sẽ trao lại công việc cho vị quan mới tiếp nhận. Người xưa đã tin rằng Ngọc Hoàng sẽ dựa vào tấu sớ của các vị phán quan để ban phúc hay trừng phạt con người. Việc tốt đẹp hay chuyện xấu của từng gia đình, thôn xóm cho đến quốc gia đều được ghi chép, xem xét để định công luận tội. Vì vậy, mỗi gia đình đều làm lễ cẩn trọng để đón tiếp các quan. Vì thế gian quá rộng lớn, do vậy, các phán quan sẽ không kịp vào tận trong nhà. Do đó, bàn cúng và mâm cơm cúng giao thừa thường được đặt ngoài cửa chính lớn nhất. Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Nhà nghiên cứu Minh Đường đã ghi trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên rằng lễ giao thừa, còn được gọi là lễ trừ tịch là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm và trong cả dịp lễ Tết Nguyên Đán. Buổi lễ mang một ý nghĩa thiêng liêng quan trọng cho cả năm mới này. Đây là lễ dâng hương cuối cùng của năm cũ và đầu tiên để đón chào năm mới. Ý nghĩa là “tống cựu nghênh tân”, tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh chào vị thần của năm mới. Kính xin các vị thần phù hộ, ban phát cho gia đình một năm mới bình yên, hạnh phúc và thịnh vượng. Mâm cơm cúng giao thừa không chỉ là tế lễ đối với hai vị phán quan. Nó còn được dùng để cầu cúng cho Thành hoàng - những người có công với làng và Thổ địa - vị thần trấn giữ cho nhà luôn yên ấm. Hơn cả việc cầu cạnh các vị thần, đây còn là thủ tục quan trọng để đón rước ông bà tổ tiên về chơi tết, đoàn tụ bữa cơm cùng con cháu trong những ngày tết. Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Theo Chuẩn Ba Miền Như Thế Nào? Ngoài những người theo một số đạo đặc biệt, các gia đình tại cả ba miền nước ta đều có tập tục làm mâm cơm cúng giao thừa. Tuy nhiên, mâm cơ tại mỗi miền lại có sự khác nhau ít nhiều. Nguyên nhân vì mỗi miền sẽ sử dụng món ăn đặc trưng và cách chế biến khác nhau. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Bắc Mâm cúng giao thừa của người Bắc phong phú và đa dạng sắc màu. Một mâm thông thường sẽ có 4 bát, bốn đĩa tượng trưng cho 4 mùa và 4 phương. Nếu mâm lớn thì có để để 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Chúng đặc trưng cho sự phát tài và phát lộc. Các bát là món thịt nấu đông, miến dong, thịt hầm rau củ và một món canh. Các dĩa thường là xôi đỗ xanh, gà luộc hoặc đầu lợn luộc, bánh chưng, giò lụa, trầu cau vàng mã. Gà được sử dụng thường là gà trống có cựa. Các cụ xưa nói rằng Giao thừa là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất. Do vậy vong hồn ma quỷ sẽ đi lại nhiều và lộng hành. Tiếng gáy của gà trống cựa là to nhất nên sẽ đánh thức được mặt trời dậy chiếu sáng rực rỡ. Như vậy mới có hi vọng một năm sáng sủa, thời tiết mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi dào và tiền tài thịnh vượng. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Trung Khác với mâm cỗ miền Bắc chỉ dùng bánh Trưng, mâm cúng giao thừa miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét. Các món ăn thường thấy trên mâm đó là: Dưa muối chua Giò lụa Huế Thịt nấu đông Thịt gà xé bóp rau răm Chả Huế Thịt heo luộc Bát canh măng khô ninh với xương Miến dong Cá chiên Ram rán Tùy vào điều kiện mà từng gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm phù hợp. Khi cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ trực tiếp ăn nên có thể thêm và bớt vài món phù hợp khẩu vị, tránh lãng phí không cần thiết. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Nam Do thời tiết miền Nam nắng nóng quanh năm nên mâm cơm cúng giao thừa ở đây ưu tiên các món nguội. Những món đặc trưng cần có trên mâm đó là: Bánh chưng Canh măng tươi Canh mướp đắng nhồi thịt Thịt kho trứng vịt Gỏi tôm thịt Chả giò Dưa giá Củ kiệu Bánh tét kèm bát củ cải ngâm nước mắm Thời Gian Phù Hợp Để Cúng Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Là Khi Nào? Lễ cúng giao thừa cũng có thời gian “hoàng đạo” để thực hiện. Tính theo lịch âm, giờ Tý tức là từ 23 giờ ngày cuối cùng của năm (có thể là ngày 29 hoặc ngày 30) đến trước 1 giờ sáng ngày 1/1 đầu năm là khoảng thời gian phù hợp để thực hiện. Văn Khấn Cúng Giao Thừa Nên Đọc Ở Đâu? Khi cúng giao thừa thì không thể thiếu văn khấn. Những bài văn này được viết đầy đủ trong cuốn “Văn khấn cổ truyền của người Việt” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Hồng Đức. Trước đây, người thực hiện hoạt động khấn vái là trạch chủ trong gia đình.  Tức người đàn ông trụ cột trong nhà. Tuy nhiên, ngày nay nam nữ đã bình đẳng nên bố hoặc mẹ đều có thể thực hiện nghi lễ này. Trước khi thờ cúng, người thực hiện cần để cơ thể thật sạch sẽ. Trước đó không nên ăn những món thuộc tứ linh hay thịt từ cá chép, chó, mèo, rùa… Người phụ nữ cần chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đến kỳ thì không nên thực hiện thờ cúng. Cúng Giao Thừa Xong Có Hóa Vàng Không? Việc hóa vàng thường sẽ phụ thuộc vào gia đình cúng trong nhà hay ngoài trời. Nếu thực hiện cúng ngoài trời, sau khi đã hoàn thành thì sẽ đốt vàng mã ở lễ này. Còn cúng lễ trong nhà thì sẽ hóa vàng sau. Thời gian để hóa vàng cho lễ cúng trong nhà thường rơi vào mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng. Một Số Việc Làm Nên Kiêng Khi Cúng Lễ Giao Thừa Để có một năm mới suôn sẻ thuận lợi thì ở khoảnh khắc chuyển giao, mỗi người nên tránh thực hiện một số hành động sau: - Không được nói những lời xui xẻo, không may mắn. - Không nên cãi vã to tiếng. Tránh để dịp đầu xuân năm mới không khí căng thẳng vì những xích mích hiểu lầm không đáng có. - Không nên ăn cháo gạo trắng. Vì Việt Nam là một quốc gia trải dài, mỗi miền có điều kiện thời tiết khác nhau nên đều có nét ẩm thực và khẩu vị đặc trưng. Dù các món trong mâm cơm cúng giao thừa có khác nhau ít nhiều nhưng ý nghĩa chung đều hướng về tổ tiên, chúc mừng sự sum vầy đầm ấm và đón chào năm mới an khang thịnh vượng. Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi Imlovinit24 để cập nhật những bài viết mới nhất về ẩm thực Việt. Read the full article
0 notes
daycattocgiare · 2 years
Text
Vinpearl đồng hành cùng các nghệ nhân giữ gìn tinh hoa ẩm thực Việt
Đón xuân Nhâm Dần, du khách sẽ được bước vào hành trình trải nghiệm kỳ thú khi thưởng thức 12 mâm cỗ Tết cổ truyền, tạo hình Hổ từ món cuốn Việt dài 20m hay chiêm ngưỡng show diễn thực cảnh Tinh Hoa Việt Nam…
Sự kiện tôn vinh "Tinh Hoa ẩm thực Việt" sẽ được diễn ra tại khu vực "Tinh hoa Việt Nam" - một trong những không gian văn hóa ấn tượng bậc nhất của siêu quần thể Phú Quốc United Center. Tại đây, các món ăn cổ truyền mang "thương hiệu" của từng vùng miền trên khắp dải đất hình chữ S sẽ được tái hiện sống động bởi các đầu bếp Vinpearl cùng 10 nghệ nhân ẩm thực hàng đầu như ông Hồ Đắc Thiếu Anh (Thành viên Ban tư vấn Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam), ông Diệp Chấn Hưng (Cố vấn Phát triển ẩm thực), ông Phan Vũ Diệu Bình (Giảng viên Trường Cao Đẳng Du Lịch Huế), bà Lê Thị Thiết (Chủ tịch Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Nam Định), ông Lê Công Hùng (Trưởng khoa Quản trị chế biến món ăn - trường Cao đẳng Du lịch Huế)... 
Tumblr media
Là điểm nhấn được đầu tư kỳ công trong sự kiện lần này, 12 mâm cỗ Tết cổ truyền của 3 miền Bắc – Trung – Nam cùng các mâm cỗ Chay và Quốc cỗ với nhiều món ăn tiêu biểu như chả cốm ram, nem cuốn Hà Nội, chả phượng hoàng, cuốn Huế, giò heo tóc tiên, bánh hoa hồng… sẽ được trưng bày và quảng diễn đầy sống động. Điều này không chỉ giúp cho du khách chiêm ngưỡng "kho tàng" ẩm thực đa dạng mà còn được nếm thử tinh hoa mỹ vị của từng vùng miền.
Tumblr media
Đặc biệt, 50 du khách may mắn nhất khi tham gia sự kiện sẽ có cơ hội được sát cánh cùng những nghệ nhân và đầu bếp của Vinpearl làm món cuốn hình hổ đặc sắc. Mỗi du khách sẽ được hướng dẫn cách cuốn bánh, khéo léo cắt từng phần bánh và sắp xếp vào 50 khuôn tạo thành hình hổ dũng mãnh, độc đáo. Công trình "có 1-0-2" này dự kiến xác lập Kỷ lục Thế Giới về "Tạo hình hổ bằng món cuốn đầu tiên trên thế giới" hướng đến chào đón xuân Nhâm Dần sung túc, đầy ý nghĩa đang gần kề.
Bên cạnh hoạt động khám phá mỹ vị từ 12 mâm cỗ Tết cổ truyền hay tạo hình hổ bằng món cuốn, du khách còn có cơ hội tham gia giao lưu với các nghệ nhân hàng đầu, tìm hiểu sâu hơn nét đẹp và triết lý văn hóa ẩm thực của người Việt. Từ đó, khơi dậy và lan tỏa tình yêu với ẩm thực Việt. Chuỗi hoạt động tại sự kiện "Tinh hoa ẩm thực Việt" còn chinh phục thị giác và cảm xúc của du khách với các chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh nức tiếng của siêu quần thể Phú Quốc United Center như Sắc màu Venice, Tinh hoa Việt Nam hay ONCE.
Tumblr media
Chia sẻ về sự kiện ý nghĩa này, nghệ nhân Lê Công Hùng, trưởng khoa Quản trị chế biến món ăn - trường Cao đẳng Du lịch Huế cho biết: "Sự kiện 'Tinh hoa ẩm thực Việt" do Vinpearl tổ chức thật sự là hoạt động ý nghĩa, góp phần tích cực quảng bá nền văn hóa ẩm thực đầy màu sắc và giàu tính sáng tạo của Việt Nam. Ẩm thực kết hợp cùng du lịch sẽ tạo nên cầu nối giúp lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ về di sản văn hóa Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế, qua đó gia tăng sức hút quốc gia". 
Tumblr media
Là chuỗi khách sạn du lịch và giải trí quy mô bậc nhất Việt Nam, Vinpearl sở hữu hệ thống nhà hàng Việt đẳng cấp tại 43 cơ sở trên 17 tỉnh thành. Trong nhiều năm qua Vinpearl luôn tiên phong giữ gìn và phát triển ẩm thực truyền thống, nâng tầm ẩm thực Việt đẳng cấp 5 sao. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc như cuộc thi Bếp trưởng nghệ nhân, Lễ hội Phở.... Bên cạnh đó, các khu phố ẩm thực tại các điểm đến qui mô của thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam luôn là điểm đến thu hút hàng triệu lượt du khách trải nghiệm như Làng ẩm thực Vinpearl Nha Trang hay phố ẩm thực Grand World Phú Quốc…
Tumblr media
"Tinh hoa ẩm thực Việt" là hoạt động đánh dấu cột mốc Vinpearl chính thức vinh dự trở thành thành viên của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực quốc gia. Đây là một trong những sự kiện thiết thực tiếp nối hành trình góp phần bảo tồn và khẳng định vị thế của nền văn hóa ẩm thực truyền thống một cách bền bỉ của thương hiệu du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí tầm cỡ khu vực.
0 notes
nhathoho · 2 years
Text
Cách xếp hoa quả thắp hương
Khi thắp hương, lễ vật không cần cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy nhưng cách xếp hoa quả thắp hương phải thật khoa học, gọn gàng, thuận mắt thì các bậc bề trên mới hiểu được lòng thành và độ cho gia đình. Bài viết dưới đây của Nhà Thờ Họ sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về các sắp xếp hoa quả khi thắp hương mời quý độc giả cùng theo dõi.
Vì sao cần hoa quả khi thắp hương
  Trái cây được xem là sự kết tinh hoàn hảo của đất trời. Sau bao nhiêu ngày tháng chăm bón, dưới sự phụ trợ của thiên nhiên cây nảy chồi, phát triển, đơm hoa, kết trái. Những trái chín ngọt, mã sáng đẹp sẽ được dùng làm lễ vật để dâng cúng thần, phật, tổ tiên. 
Do đó, từ xưa đến nay, hoa tươi và trái cây là những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên Việt. Dâng cúng hoa quả trong lúc thắp hương là biểu trưng cho lòng thành kính, sự biết ơn, quý trọng của người sống với người đã mất. 
Đồng thời gửi gắm những hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp, cầu mong mưa thuận gió hòa, một năm làm việc với nhiều may mắn, bình an. Với các bác nông dân thì mong thu hoạch được vụ mùa bội thu. Với công nhân, viên chức thì thăng tiến trong công việc, được trả lương xứng đáng với công sức bỏ ra. 
Tuy nhiên, trong việc thờ cúng cũng sẽ có những điều cấm kỵ và cách sắp xếp đồ lễ mà không phải ai cũng biết tường tận, hoa quả thắp hương cũng không ngoại lệ. Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu cách lựa chọn và sắp xếp hoa quả chuẩn nhất dưới đây.
Cách chọn hoa quả thắp hương 
Trước khi tìm hiểu cách xếp hoa quả thắp hương đẹp và chuẩn theo từng vùng miền thì gia chủ cần biết được ý nghĩa của các loại hoa quả để từ đó biết cách lựa chọn cho đúng nhất. 
Các loại quả thắp hương phổ biến nhất
  Các loại quả thường được sử dụng phổ biến và ý nghĩa nhất để thắp hương gồm:
Táo đỏ: Loại quả đầu tiên mà chắc hẳn ai cũng đã từng mua để làm lễ thắp hương và làm quả biếu đó là quả táo. Táo đỏ là loại quả tượng trưng cho tình yêu, may mắn, hòa hợp và những điều tốt lành. Với màu sắc tươi mới, bảo quản được lâu, do đó nó là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại táo khác nhau như: táo envy New Zealand,  Juliet organic Pháp, Ambrosia, rockit new zealand, táo giòn Trung Quốc…tất cả loại này đều có màu đỏ, mã đẹp, nhưng mỗi loại có vị và giá cả khác nhau. Tùy theo điều kiện kinh tế và sở thích mà gia chủ có thể lựa chọn xuất xứ cho phù hợp.
Đu Đủ: là quả được bày trong mâm ngũ quả ngày tết của người dân Nam Bộ. Nó tượng trưng cho sự đầy đủ, ấm no, Khi chín có vỏ màu vàng đẹp mắt, khi kết hợp với các loại quả sung, mãng cầu, dừa, xoài… trên mâm bồng sẽ mang ý nghĩa cầu mong một năm mới may mắn vừa đủ, sung túc, no ấm. 
Bưởi: loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày tết của người miền Bắc, nó có mùi thơm dịu, vỏ có màu xanh lục, khi hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời sẽ chín và chuyển sang màu vàng. Hình dáng tròn đầy tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Không chỉ vậy, trong tiếng Hán, “bưởi” phát âm giống như “con trai”. Do vậy, ngoài thờ tết, ngày lễ, giỗ chạp và mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái tại chùa và điện thờ.
Dưa hấu: Dưa hấu có ruột đỏ, hình thuôn dài, hoặc hình oval, hình tròn. Dù là hình gì thì nó cũng là loại quả tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn và hoàn chỉnh
Phật thủ: có hình dạng như bàn tay Phật ấm áp đang che chở, mang đến những điều tốt lành cho người thờ. Quả có màu vàng, mùi thơm nhẹ và thường được người dân thờ trên bàn thờ ngày tết.
Thanh Long: Loại quả rất bổ dưỡng, vỏ màu đỏ hồng, ruột trắng hoặc ruột đỏ, có nhiều râu lộc. Người ta vẫn tin rằng thờ quả này sẽ mang đến nhiều tài lộc đến cho con cháu.
Đào: được quan niệm như món ăn của thần tiên, ngụ ý cầu mong sức khỏe, sự dẻo dai, trường thọ…
Còn rất nhiều các loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp khác như: cam quýt, ổi, lê, nho, chuối, lựu…
Các loại hoa dùng để thắp hương
Hoa mẫu đơn: loài hoa tượng trưng cho tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương.
Hoa lay ơn: là sự biết ơn đối với gia tiên, thần, phật.
Hoa đồng tiền: Tượng trưng cho tiền tài, giàu có, sung túc
Hoa Huệ: thường dùng thắp hương trong đám tang người mới mất
Hoa cúc: tượng trưng cho sự lòng hiếu thảo, trường thọ và may mắn.
Hoa hồng đỏ: mang ý nghĩa phú quý, may mắn,
Hoa sen: tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao, lương thiện, thường dùng thắp hương Phật, gia tiên.
Một số loại hoa khác có thể lựa chọn để bày trên bàn thờ cúng: hoa loa kèn, hoa bưởi…
Các loại hoa quả không nên chọn 
Quả có gai nhọn
  Những loại quả trên thân có gai nhọn, vỏ sần sùi không tốt trong phong thủy. Chúng có thể làm ảnh hưởng tới tài lộc, hạnh phúc của gia chủ nếu sử dụng để thắp hương. Ví dụ như quả sầu riêng, mít…
Quả có hương quá nồng
  Khu vực thờ cúng là nơi thiêng liêng nên lúc nào cũng phải thơm tho, sạch sẽ, thanh tịnh. Chính vì thế bạn hãy lựa chọn những trái cây có mùi thơm dịu nhẹ là hợp lý nhất. Không nên chọn các loại quả có mùi hương quá nồng như sầu riêng, mít vì nó lưu hương lâu gây cảm giác khó chịu, ám ảnh cả một ngày.
Hoa phong lan
  Tuy hoa phong lan là biểu tượng cho sự sang trọng và cao quý. Tuy nhiên, nó không được xem là loại hoa dành cho thờ cúng. Bởi chữ cái tên của nó tương đồng với phong tình, phong lưu. Chính vì thế nó được cho là loại hoa không đứng đắn, không phù hợp để thờ cúng.
Hoa đại và hoa nhài
  Mặc dù có màu trắng trang nhã và hương thơm nhưng nhiều người cho rằng hoa đại là nơi trú ngụ của ma quỷ. Còn hoa nhài tượng trưng cho nghịch cảnh, éo le. Bởi vậy, đây là những loại hoa không dùng để đặt lên bàn thờ gia tiên.
Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp và phong thủy
Khi chọn được các loại hoa và quả phù hợp thì chúng ta bắt đầu tiến hành xếp hoa quả thắp hương theo các nguyên tắc và bước sau:
Nguyên tắc sắp hoa quả
Đặt hoa quả thắp hương trên bàn thờ theo nguyên tắc Đông bình -  Tây quả. Bàn thờ trong văn hóa người Việt thường đặt quay mặt hướng ra phía nam, theo đó phía Tây (theo hướng từ cửa nhìn vào tức là bên tay trái bàn thờ) sẽ đặt đĩa quả; còn phía Đông (theo hướng cửa chính nhìn vào là bên bên tay phải bàn thờ) sẽ đặt hoa cúng.
Các bước thực hiện
Cách sắp xếp hoa quả trên bàn thờ gia tiên có 3 bát hương được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trước tiên, bạn đặt quả đẹp nhất ở chính giữa mâm bồng và chia đều 3 ban như nhau không bên nào nhiều hơn hay ít hơn.
Bước 2: 3 quả còn lại đặt 3 hướng khác nhau, khoảng trống ở giữa sẽ đặt quả thứ 5 vào là hành đĩa ngũ quả.
Bước 3: Cuối cùng là gia chủ cài thêm tiền vàng hoặc tiền thật vào trong đĩa hoa quả sẽ tạo thành mâm lễ đầy đặn và đẹp mắt hơn. Hoa sẽ cắm lọ hoặc cho vào đĩa, đặt bên cạnh theo nguyên tắc chúng tôi đã chia sẻ ở trên.
Sắp xếp hoa quả thắp hương theo ba miền Bắc, Trung, Nam
Cách xếp hoa quả ở mỗi vùng miền Bắc - Trung - Nam thường có đôi chút khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu:
Cách xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Bắc
  Người miền Bắc rất chú trọng đến sự hòa hợp trong ngũ hành, do vậy khi thắp hương họ sẽ chọn 5 loại quả khác nhau với đủ 5 màu: Kim màu trắng, Hỏa màu đỏ, Thủy màu đen, Mộc màu xanh, Thổ màu vàng. Hoặc có thể chọn quả hợp với mệnh của chủ nhà để cúng tiến. Ngoài ra khi bày trí, người ta sẽ lựa chọn quả to đặt ở giữa, quả nhỏ đặt xung quanh tạo sự cân đối. Ví dụ nải chuối ở giữa, quả bưởi đặt phía trên chuối, xung quanh là táo, cam, ổi, lê, xoài, quất…
Tuy nhiên vào những ngày mùng 1 hôm rằm hay các ngày lễ bình thường khác đa phần họ chỉ mua từ 1 hoặc 3 loại quả để bày biện lên đĩa thắp hương. Cách bài trí chủ yếu cần cân đối hài hòa, phù hợp với hoàn cảnh không cần thiết phải máy móc, áp đặt các nguyên tắc, miễn sao thành tâm là được.
Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Trung
  Người miền Trung thường không quá câu nệ hình thức, họ rất đơn giản trong việc bày hoa quả thắp hương. Thường họ sẽ lựa các loại quả thắp hương theo mùa, mùa nào quả nấy, hoặc trong vườn có hoa gì, quả gì chín ngon trồng được sẽ đem thắp hương. Các loại quả người miền Trung thường chọn là chuối, thanh long, mãng cầu, táo, dứa, na…
Cách bày, xếp hoa quả thắp hương đẹp ở miền Nam
  Người miền Nam sắp xếp mâm ngũ quả theo quan niệm “Cầu - Dừa - Sung - Đủ - Xài” tức là quả mãng cầu, quả dừa, sung, đu đủ và xoài. Khác với miền Bắc và Trung, người miền Nam thường kiêng kị chuối, táo, quýt và cam…bởi họ nghĩ rằng thờ những quả đó công việc làm ăn sẽ không lên được, hay đổ bể, cam chịu vất vả. 
Những lưu ý trong cách xếp lựa chọn hoa quả thắp hương 
Một nguyên tắc căn bản khi thờ cúng là chỉ sử dụng quả thắp hương theo số lẻ : 1,3,5,7,9. Bởi số lẻ là số dương mang ý nghĩa may mắn, tài lộc. Số chẵn là số âm tượng trưng cho sự xui xẻo, đen đủi.
Nên mua những quả tươi và còn cuống và lá lộc, lá trên quả cũng nên là 1, 3 hoặc 5 lá. Có lá là có lộc. 
Chọn hoa tươi, màu sắc sắc hài hòa, không bị héo hay dập nát.
Không chọn quả quá già hoặc chín nẫu. Vì hoa hay trái cây khi đã quá chín, quá già đều là biểu tượng cho sự tàn phai, nhanh héo úa, hư hỏng. Vì vậy, không nên bày trên bàn thờ sẽ thu hút ruồi muỗi, bọ tới làm ổ làm ô uế nơi thờ cúng.
Không chọn các quả mọc sát đất vì mặt đất là nơi tồn tại của rất nhiều thứ ô uế như rác thải, phân bón,… Những loại quả mọc sát mặt đất sẽ có nguy cơ bị nhiễm phải những thứ này, mang đến cảm giác thiếu sạch sẽ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế dùng nó để thắp hương trên bàn thờ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến sắp xếp hoa quả thắp hương đơn giản nhưng vẫn thể hiện được lòng thành của con cháu với gia tiên. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Xem nguyên bài viết tại : Cách xếp hoa quả thắp hương
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/3faSyPF
0 notes
vanhoadoisongvn · 1 year
Text
Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền
Tumblr media
Theo tín ngưỡng người Việt, 3 mùng đầu tiên của năm mới được xem là ba ngày quan trọng, có ảnh hưởng đến cả năm. Và việc chuẩn bị mâm cúng vào ba ngày này cũng đòi hỏi sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa và cách để chuẩn bị mâm cơm cúng ba ngày đầu năm này.
Nguồn kham khảo (Source): https://vanhoadoisong.vn/y-nghia-va-cach-chuan-bi-mam-com-cung-3-ngay-tet-co-truyen-1399/
Những món không thể thiếu
Gà luộc
Hình ảnh con gà luộc trên bàn thờ gia tiên có lẽ là một hình ảnh quen thuộc không thể thiếu vào ngày Tết. Gà cúng đầu năm sẽ thường là gà trống hoa khỏe mạnh và được tuyển chọn kỹ càng. Gà được luộc với nhiều dáng khác nhau rất đẹp mắt, qua đó thể hiện được sự khéo léo của gia chủ.
Tumblr media
Gà luộc
Bánh chưng – bánh tét
Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà ở khắp cả nước tất bật sum họp để gói bánh cúng Tết.
Nếu bàn thờ ở miền Bắc không thể thiếu một cặp bánh chưng thì ở miền Nam sẽ là hai đòn bánh Tét. Đối với người dân Việt Nam, ngày Tết không có bánh chưng bánh tét cúng ông bà nhất định sẽ không thật sự đủ đầy.
Tumblr media
Bánh chưng – bánh tét
Canh miến
Đây là một món ăn quen thuộc vào ngày Tết với hầu hết những gia đình ở miền Bắc. Canh miến thường được nấu bằng nước luộc gà, măng khô và thịt gà (hoặc xương heo) ăn cùng với miến dong.
Giữa tiết trời lạnh đặc trưng của mùa Tết miền Bắc, cả nhà cùng thưởng thức món canh miến ấm nóng thì tuyệt vời vô cùng!
Tumblr media
Canh miến
Canh khổ qua dồn thịt
Người miền Nam quan niệm rằng ăn “khổ qua” đầu năm thì cả năm sẽ “qua khổ”. Cũng vì thế mà món canh khổ qua dồn thịt từ lâu đã trở thành một món không thể thiếu trong ngày Tết ở mâm cơm cúng ông bà ở mỗi gia đình miền Nam.
Tumblr media
Canh khổ qua dồn thịt
Mâm ngũ quả
Có lẽ, nét đặc trưng nhất trên bàn thờ gia tiên của gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về chính là mâm ngũ quả.
Mỗi miền sẽ có một cách trưng bày mâm ngũ quả với những loại quả đặc trưng khác nhau. Nhưng chung nhất, mâm ngũ quả ở đâu cũng sẽ là biểu hiện của tấm lòng thành kính tổ tiên, cũng như mong ước cho năm mới đủ đầy của người Việt Nam ta.
Tumblr media
Mâm ngũ quả
Xôi
Xôi là một món ăn lâu đời của người Việt và được dùng vào cả ngày thường lẫn mỗi dịp lễ Tết. Xôi được nấu bằng gạo nếp cùng với một loại nguyên liệu tùy thích như đậu phộng, gấc, hạt sen, đậu đen,… Xôi cúng ngày Tết sẽ được làm cẩn thận và cầu kỳ hơn.
Tumblr media
Xôi
Mâm cúng mùng 1 – Cúng Tết Nguyên đán
Ý nghĩa
Tên gọi “Nguyên đán” với “Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “đán” có là buổi sáng sớm. Mâm cỗ mùng 1 mang ý nghĩa là sự bắt đầu của một năm mới tốt đẹp và may mắn hơn.
Mâm cơm ngày mùng 1 cũng thường là mâm cơm hoành tráng và công phu nhất với mong cầu đầu năm sung túc thì cả năm cả nhà cũng được no đủ như thế.
Chuẩn bị
Theo quan niệm của ông bà ta, mâm cơm cúng ngày mùng 1 sẽ không thể thiếu những thứ sau đây: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay tùy tâm gia chủ nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Tumblr media
Mâm cúng mùng 1 cầu kì
Miền Bắc: mâm cỗ cần phải chỉnh chu và đúng theo quy tắc “4 bát 6 đĩa” hoặc “8 bát 8 đĩa” (đối với mâm cỗ lớn). Theo quan niệm lâu đời, số bát và đĩa trên mâm cần phải là số chẵn để đặt được sự hài hòa, cân xứng.
Miền Trung: thường có các món bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ,…
Miền Nam: các món như bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang,…
Mâm cúng mùng 2 – Cúng thần linh, gia tiên
Ý nghĩa
Nếu ngày mùng 1 là cúng để mời ông bà gia tiên thì mâm cúng ngày mùng 2 là để tỏ lòng biết ơn với thần linh. Người Việt Nam tin rằng, việc bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người được thần linh phù hộ cả năm để tai qua nạn khỏi và làm ăn phát đạt.
Chuẩn bị
Mâm cỗ cúng ba ngày Tết về cơ bản thì khá tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể linh động bằng cách thêm thắt một vài món mới để thay đổi khẩu vị và thêm phần bắt mắt.
Tumblr media
Mâm cúng mùng 2 với nhiều món ăn sáng tạo hơn
Miền Bắc: người miền Bắc thường tỉ mỉ và cầu kỳ nên mâm cỗ sẽ có nhiều món hơn như gà luộc, canh bóng thả, nộm (gỏi),..
Miền Trung và miền Nam: sẽ đơn giản hơn với những món ăn quen thuộc. Vì với họ, mâm cơm ngày mùng 2 giống như là mâm cơm sum họp gia đình hơn.
Mâm cúng mùng 3 – Cúng hóa vàng, tiễn ông bà
Ý nghĩa
Mùng 3 là mùng cuối cùng của Tết Nguyên Đán. Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.
Tumblr media
Mâm cúng hóa vàng mùng 3
Chuẩn bị
Mâm cúng ngày mùng 3 thường sẽ đơn giản hơn, nhưng nhất định không thể thiếu những món sau đây:
Một mâm cỗ mặn tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,…
Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để cúng cho ông bà lấy may đầu năm.
Mâm ngũ quả và hoa tươi.
Nhang đèn.
Bánh kẹo, mứt.
Trầu cau, thuốc lá.
2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Trên đây là bài viết tổng hợp ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền năm chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta. Chúc các bạn có một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và an khang – thịnh vượng!
#mevabe
#mebe
#chamsoctre
#suckhoe
#thethao
#thoitrang
#lamdep
#vanhoadoisong
#vanhoadoisongvn#mamcomcung
1 note · View note
phannha · 2 years
Text
Những món ăn cổ truyền không thể thiếu ngày Tết
Những món ăn cổ truyền không thể thiếu ngày Tết
Thứ Bảy, ngày 11/12/2021 08:00 AM (GMT+7) Vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi vùng miền lại có một mâm cỗ mang nét đặc trưng riêng. Nếu như miền Bắc không thể thiếu dưa hành, giò lụa, nem rán thì miền Trung lại có dưa món, tôm chua, chả bò… Sự kiện: Sắc Tết Nhâm Dần Mâm cỗ cổ truyền ngày Tết không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc của món ăn. Hãy cùng tìm hiểu thông…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes