Tumgik
smtdongduong · 3 years
Text
Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu gì
Chất liệu vải may rèm phòng thờHọa tiết rèm cửa phòng thờRèm bàn thờ hạt gỗRèm sáo gỗRèm cuốnRèm mành treRèm thêu nghệ thuật
Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu gì? Làm từ chất liệu nào và có thiết kế ra sao? Đây là những câu hỏi thường được rất nhiều bạn đọc quan tâm mỗi khi nhắc đến làm rèm thờ cúng cho ông bà trong ngôi nhà của mình. Vì vậy, mời các bạn đọc cùng với chúng tôi theo dõi bài chia sẻ dưới đây, để có thể tìm thêm nhiều thông tin hữu ích và cần thiết cho mình nhé.
Rèm vải phòng thờ nên chọn màu gì?
Bởi vì phòng thờ cúng là nơi có ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng với các thành viên trong gia đình. Đồng thời cũng là nơi để các thế hệ con cháu sau này thể hiện niềm tôn kính, thờ phượng và tế lễ những người đã khuất. 
Vì vậy khi chọn màu sắc của rèm vải làm phòng thờ, các bạn không được chọn những màu sắc tươi tắn, rực rỡ hay quá nổi bật. Thay vào đó hãy chọn những màu sắc nền nã, trang nhã và mang hơi hương thanh tịnh để làm rèm che bàn thờ treo tường. Bởi điều này sẽ giúp tạo được không gian và cảm giác ấm cúng, cũng như bớt đi sự cô quạnh và lạnh lẽo của khu vực thờ. Thông thường các rèm phòng thờ sẽ thiết kế và sử dụng tông màu chủ đạo là vàng đồng, xám ghi hoặc đỏ mận. 
Những lưu ý khác khi làm rèm phòng thờ bằng vải
Khi lựa chọn chất liệu vải để may và làm rèm phòng thờ, các bạn không nên sử dụng tùy tiện hoặc nói là: “Chọn đại vải nào cũng được”. Bởi điều này sẽ thể hiện sự không tôn trọng và thiếu thành kính đối với những người đã khuất. Nếu như bạn không biết sử dụng chất liệu vải nào thì có thể chọn rèm vải nhung hoặc vải lụa.
Đây là 2 chất liệu thường được sử dụng để làm rèm che phòng thờ nhiều nhất hiện nay. Vì chúng có cảm giác mềm mại, sang trọng và lịch sự, rất thích hợp cho không gian tôn nghiêm của khu vực thờ.
Không giống với những khu vực khác trong nhà như phòng khách, phòng ăn hay phòng ngủ,... Bạn có thể sử dụng rèm cửa với các họa tiết cầu kỳ, nổi bật hoặc bắt mắt để trang trí thì với rèm cửa phòng thờ, bạn phải có những họa tiết tối giản nhất để thể hiện sự trang trọng và nghiêm túc.
Tham khảo rèm phòng thờ từ các chất liệu khác
Loại rèm này rất phổ biến và khá được nhiều gia đình yêu thích sử dụng trong phòng thờ. Bạn có thể dùng rèm hạt gỗ để treo tại các vị trí cửa sổ hoặc trước gian thờ tổ tiên. Như thế sẽ có thể ngăn cách được nắng bụi từ bên ngoài chiếu vào và tạo không gian tách biệt với các khu vực khác trong nhà. Đồng thời mang lại cảm giác khu vực thờ không quá kín kẽ và bí bách. 
Đặc biệt, rèm hạt gỗ sẽ có thể sử dụng màu sắc các hạt khác nhau để tạo họa tiết trang trí vô cùng truyền thống và nhã nhặn như: hình chữ Hán, hình Phúc – Lộc – Thọ hay hình các linh vật,…
Thường được thiết kế có màu trần của gỗ tự nhiên và được sơn bóng để duy trì chất lượng gỗ bền đẹp hơn. Mẫu thiết kế này khá tinh tế và tối giản khi sử dụng 3 dải vải ở giữa để liên kết các thanh gỗ mỏng tạo thành rèm. Nhờ đó phòng thờ sẽ có thể che khuất được một phần nhưng vẫn đảm bảo được tính mát mẻ và thanh tịnh.
Rèm cuốn có ưu điểm là dễ điều chỉnh ánh sáng một cách tùy ý mà các rèm gỗ hoặc rèm vải thường không làm được. Bên cạnh đó, rèm cuốn hay sử dụng vải có tác dụng chống nắng, độ bền cao, chống được côn trùng nhờ các lỗ lưới đi kèm,... Chính vì vậy mà loại rèm này cũng khá được nhiều gia đình lựa chọn và sử dụng. 
Rèm mành tre đã có mặt từ lâu đời và được các ông bà ta sử dụng rất nhiều để làm mành treo trước bàn thờ vào thời xưa. Tuy nhiên bởi vì chúng có độ bền không được tốt và kiểu dáng khá truyền thống nên sẽ không thích hợp với một số gia đình hiện đại như ngày nay. Ngược lại, với những gian nhà thờ tổ, hay các gia đình mà phong cách dân gian và đậm chất hồn Việt thì rèm mành tre sẽ là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời.
Rèm thêu nghệ thuật sẽ được họa tiết và trang trí với những hình ảnh vô cùng quen thuộc như: hoa sen, chim, cá, hạc,... Kết hợp với chất vải có tông màu nâu, xám hoặc ghi sẽ làm không gian tâm linh trở nên sống động nhưng vẫn linh thiêng và cổ kính.
Lời khuyên cho bạn khi chọn rèm phòng thờ gia đình
Khi chọn rèm phòng thờ cho gia đình các bạn hãy cân nhắc đến khu vực mình lựa chọn để treo rèm, cũng như kinh phí, sở thích của ông bà hoặc ý nghĩa của tâm linh,... để từ đó có thể lựa chọn được một sản phẩm thích hợp và hài hòa nhất.
Phòng thờ nên chọn rèm cửa màu gì? Mong rằng với một số chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn đọc lựa chọn được màu sắc thích hợp nhất, mang đến sự linh thiêng, tôn kính và trang nghiêm cho khu vực thờ ông bà tổ tiên của mình.
Xem thêm: 
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không
Giếng trời là gì?Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?Những lưu ý khi đặt giếng trờiKích thước giếng trờiVị trí giếng trờiTrang trí giếng trời Tường giếng trời phẳng nhẵn Mái che giếng trời quá mỏngHệ thống lan can thấp và khe hở rộngTreo đèn chùm ở giếng trờiGiếng trời không có hệ thống thoát nước
Giếng trời là giải pháp hữu hiệu cho những căn hộ có diện tích hạn hẹp, đặc biệt là tại những nơi khu vực đông dân như thành thị. Vậy giếng trời là gì? Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?... Để giải đáp thắc mắc, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Giếng trời là gì? Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?
Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng. 
Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần:  
Phần đỉnh giếng: Là phần trên cùng của giếng trời, để chiếu sáng và thông gió, có thể có mái hoặc không có mái.
Thân giếng: chiếu sáng cho các tầng bên trên
Đáy giếng: Là phần ở dưới tầng trệt, thường được sử dụng vào mục đích trang trí như hòn non bộ, cây cảnh, chậu hoa...
Có nên thiết kế giếng trời trong nhà không? là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt từ gia chủ. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giếng trời, đó là:
Đón ánh sáng: Giếng trời là một giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, mang đến nguồn sinh khí giúp duy trì sức khỏe sức sống cho con người.
Thông gió tự nhiên, điều hòa không khí: giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí giữa môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà, giúp ngôi nhà thoáng mát hơn.
Tiết kiệm điện năng: Nhờ có giếng trời, không gian nội thất trở nên sáng sủa , giúp tiết kiệm được năng lượng điện cho các hệ thống làm mát và đèn chiếu sáng.
Khi đặt giếng trời trong nhà, gia chủ nên đặt ở phía Bắc, vì đó là hướng luôn mát mẻ. 
Nếu đặt giếng trời ở hướng Đông và Tây thì ngôi nhà sẽ phải đối mặt với lượng nhiệt lớn từ mặt trời vào thời điểm nó mọc và lặn. 
Còn hướng Nam, nếu đặt giếng trời ở hướng Nam thì gia chủ nên trồng thêm cây có tán rộng để che mát vào ngày hè.  
Hướng dẫn cách thiết kế kích thước giếng trời hợp lý
Thông thường, kích thước giếng trời là từ 4 – 6 mét vuông. Kích thước giếng trời hợp lý theo quy luật sẽ phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn ( đối với phòng có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn (phòng có ít cửa sổ).
Bên cạnh kích thước, diện tích tối thiểu sẽ là 450 x 450.
Vị trí giếng trời đóng vai trò quan trọng trong việc đón ánh sáng, gió tự nhiên cũng như trong phong thủy. Gia chủ tuyệt đối không nên đặt giếng trời ở vị trí hướng Bắc, còn lại những cung và hướng khác đều khá thuận lợi với vận mệnh của nhiều gia chủ.
Mặt khác, giếng trời nên đặt ở vị trí tại trung cung để nguyên khí có điều kiện lan tỏa khắp nhà. 
Lưu ý: vị trí của giếng trời không nên đi ngang qua cửa nhà vệ sinh bởi điều này sẽ tạo ra luồng sát khí, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Khi trang trí giếng trời, gia chủ cần lưu ý đến đặc điểm từng bộ phận cấu tạo của giếng trời. Cụ thể:
Với phần đỉnh giếng, gia chủ có thể trang trí khu vực này bằng hệ thống khung mái, vừa mang tính chất bảo vệ vừa tăng tính thẩm mỹ cho giếng trời. Gia chủ tuyệt đối không tạo lực cho giếng trời bởi nó là nguyên nhân gây nguy hiểm cho gia đình bạn.  
Với phần diện xuyên tầng của giếng, bạn có thể xây, ốp trang trí và phối kết hợp treo cây xanh chiếu sáng...
Phần đáy giếng, gia chủ có thể tạo tiểu cảnh phong thủy, nhằm mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình, đó có thể là bể cá, hòn non bộ, vườn nhân tạo,... 
Những sai lầm biến giếng trời thành nơi gây tai hại cho ngôi nhà của bạn
Để giảm thiểu tình trạng âm thanh ồn ào, gia chủ cần thiết kế mặt tường giếng trời nhám bằng các phương pháp như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, gạch tần để tiêu âm thanh,...
Mái che giếng trời quá mỏng sẽ khiến ánh sáng xuyên thẳng, gây ảnh hưởng đến nội thất trong nhà. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên thiết kế thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng trong nhà.
Để đảm bảo an toàn, gia chủ cần lưu ý chiều cao và khoảng cách khe hở. Với nhà có trẻ nhỏ, bạn cần thiết kế đảm bảo để trẻ không thể trèo qua phần ngăn cách này.
Mục đích của giếng trời đó là tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà. Do đó, nếu treo các vật trang trí sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng bên trong. Mặt khác, treo đèn chùm hay đồ vật nặng sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Nếu giếng trời không có hệ thống thoát nước sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình bạn. Vì vậy, gia chủ cần đảm bảo đáy giếng phải được thoát nước tốt, phần sàn phải đủ rộng và khu vực xung quanh có che chắn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giếng trời cũng như cách thiết kế giếng trời hợp lý. Qua đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc có nên thiết kế giếng trời trong nhà không?, từ đó chọn được giải pháp hữu hiệu cho việc đón nhận ánh sáng và gió tự nhiên cho căn hộ của mình nhé!
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
xem hướng nhà tuổi âm hay dương
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
xem hướng nhà tuổi âm hay dương
Xem hướng nhà tuổi âm hay dương?Làm nhà xem tuổi của ai và  xem như thế nào?Chọn hướng nhà dựa vào địa lý, địa chất và khí hậuChọn hướng nhà theo tuổi 12 con giápCách tính tam taiCách tính cung hoang ốcChọn ngày lành tháng tốt để nhập trạchChọn hướng nhà theo cung phi bát trạch
Một ngôi nhà đẹp không chỉ ở kiến trúc, cảnh quan mà còn phải đảm bảo những tiêu chí về màu sắc, về hướng nhà hướng cửa để gia chủ tâm an, gia đình hạnh phúc. Hướng nhà là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng đến may mắn, tài lộc, vượng khí của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Vì vậy, xem hướng nhà tuổi âm hay dương? Có bao nhiêu cách chọn hướng nhà?... Để giải đáp thắc mắc, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Xem hướng nhà tuổi âm hay dương và xem như thế nào?
Trong phong thủy, xem hướng nhà sẽ theo tuổi âm. Bởi vậy, cách tính số tuổi để xem hướng nhà sẽ được tính theo công thức: 
Tuổi mụ (tuổi âm) = năm xây nhà – năm sinh + 1
Ví dụ, năm xây nhà là 2020, năm sinh là 1990 thì tuổi âm sẽ là 2020 - 1990 + 1 = 31 tuổi. 
Người xưa có câu: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Vì vậy, khi làm nhà, gia chủ cần xem tuổi của ông, bố hoặc người cha, bởi họ thường là những người trụ cột trong gia đình.
Ngoài xem tuổi, gia chủ cần chú ý đến ngày tháng động thổ, nhập trạch,... và đặc biệt là hướng nhà.
Có bao nhiêu cách chọn hướng nhà phổ biến
Địa lý: Nên xây nhà theo hướng “ tựa sơn đạp thủy” (dựa lưng vào núi - trước nhà có sông) tạo nên thế nhà vững chắc, đón được nhiều gió mát, không khí trong lành.
Địa chất: nơi có địa chất ổn định vững vàng thì công trình nhà ở được bền vững, ở địa thế cao thì ngôi nhà sẽ không bị đọng nước.  
Khí hậu: Gia chủ cần chọn hướng nhà đón ánh sáng và gió, mang đến không gian sống thoải mái, dễ chịu, đáp ứng hoàn hảo cho những yêu cầu về phong thủy. Các hướng làm nhà mát mẻ ở nước ta thường là các hướng Nam, Đông Nam, gia chủ chú ý tránh các hướng nóng như Tây, Tây Bắc và Đông bởi các hướng này thường bị nắng chiếu trực tiếp vào nhà.
Tuổi Tý: Hướng nhà theo tuổi Tý là hướng chính Bắc, hướng Đông Nam thiên lệch về Nam và hướng chính Tây; tránh hướng Tây Nam thiên Nam và hướng Tây Bắc thiên Tây.
Tuổi Sửu: Hướng nhà theo tuổi Sửu là hướng chính Tây, hướng Tây Nam thiên Tây; tránh hướng Tây Bắc thiên Tây, hướng chính Đông.
Tuổi Dần: chọn hướng Đông Bắc thiên Đông, hướng chính Đông, hướng Tây Nam thiên Nam; tránh hướng Đông Nam thiên Nam, hướng Tây Nam thiên Tây.
Tuổi Mão: Hướng nhà theo tuổi Mão là hướng Tây Bắc thiên Bắc, hướng chính Nam, hướng Tây Bắc thiên Tây; tránh hướng Tây Nam thiên Nam và Đông Nam thiên Nam.
Tuổi Thìn: Hướng nhà theo tuổi Thìn là hướng chính Tây, hướng Tây Nam thiên Tây; tránh hướng Tây Bắc thiên Tây, hướng chính Đông.
Tuổi Tỵ: Hướng nhà theo tuổi Tỵ là hướng chính Tây, hướng Tây Nam thiên Tây; tránh hướng là Tây Bắc thiên Bắc và Đông Bắc thiên Đông.
Tuổi Ngọ: Hướng nhà theo tuổi Ngọ là ba hướng Tây Nam thiên Nam, Tây Bắc thiên Tây và Đông Bắc thiên Đông; tránh hướng Đông Bắc thiên Bắc và hướng chính Bắc.
Tuổi Mùi: Hướng nhà theo tuổi tốt nhất nên chọn hướng chính Nam, hướng Tây Bắc thiên Bắc, hướng chính Đông; tránh hướng Đông Bắc thiên Bắc, hướng chính Bắc.
Tuổi Thân: Hướng nhà tốt nhất nên chọn hướng Đông Nam thiên Nam, hướng chính Bắc, hướng Đông Nam thiên Đông.
Tuổi Dậu: Hướng nhà theo tuổi tốt nhất nên chọn hướng Đông Nam thiên Đông, hướng Đông Nam thiên Nam, hướng Đông Bắc thiên Bắc; tránh hướng chính Đông, hướng Tây Bắc thiên Tây.
Tuổi Tuất: Hướng nhà tốt nhất nên chọn hướng chính Đông, hướng Đông Bắc thiên Đông, chính Nam; tránh hướng Đông Nam thiên Đông, hướng Đông Bắc thiên Bắc.
Tuổi Hợi: Hướng nhà theo tuổi tốt nhất nên chọn hướng Đông Bắc thiên Đông, hướng chính Đông, hướng Tây Nam thiên Nam; tránh hướng Đông Nam thiên Nam, hướng Tây Nam thiên Tây.
Những lưu ý khác khi chọn hướng nhà
Hạn tam tai được hiểu là hạn ba năm liên tiếp đến với tất cả các tuổi trong 12 con giáp. Họa tam tai được xem là một quy luật có sự lặp lại cứ 12 năm sẽ có 3 năm gặp họa tam tai.
Nhóm 1: Tuổi Thân, Tý, Thìn gặp hạn Tam tai tại 3 năm liên tiếp: Dần, Mão, Thìn
Nhóm 2: Tuổi Dần, Ngọ, Tuất chịu hạn Tam tai tại các năm liên tiếp: Thân, Dậu, Tuất
Nhóm 3: Tuổi Hợi, Mão, Mùi gặp hạn Tam tai tại các năm: Tỵ, Ngọ, Mùi.
Nhóm 4: Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu gặp hạn Tam tai tại ba năm liên tiếp: Hợi, Tý, Sửu.
Hạn hoàng ốc được chia làm 6 cung gồm 3 cung tốt và ba cung xấu:
Nhất cát: Là cung tốt, có ý nghĩa làm nhà thuận lợi mọi việc hanh thông.
Nhì nghi: Là cung tốt, có ý nghĩa là xây nhà xong giàu có, thịnh vượng.
Tam địa sát: là cung xấu, không nên xây nhà, gia chủ hay ốm đau bệnh nặng, tiền vào lại ra không giữ được của.
Tứ tấn tài: là cung tốt, có ý nghĩa xây nhà xong mọi chuyện thuận lợi, làm ăn phát đạt, phúc lộc đầy nhà
Ngũ thọ tử: là cung xấu, nếu xây nhà gia đình thường phải ly tán, sức khỏe các thành viên gia đình suy yếu đi.
Lục hoang ốc: là cung xấu, gia đình gặp khó khăn tài chính, làm ăn không thành, kinh tế khó khăn, gia đình lục đục.
Cách tính cung hoang ốc:
Nhất cát: Từ 10 đến 19 tuổi
Nhì nghi: Từ 20 đến 29 tuổi
Tam địa sát: Từ 30 đến 39 tuổi
Tứ tấn tài: Từ 40 đến 49 tuổi
Ngũ thọ tử: Từ 50 đến 59 tuổi
Lục hoang ốc: Từ 60 đến 69 tuổi
Hết lục hoang ốc là quay lại Nhất Cát. Số tuổi ở đây là tính theo tuổi mụ của gia chủ.
Nhập trạch là việc quan trọng cần được gia chủ cân nhắc cẩn trọng. Gia chủ cần chọn ngày lành, tháng tốt để nhập trạch với mong muốn đón vận may đến với bản thân và gia đình, đồng thời tránh những kim lâu. Hạn kim lâu được hiểu là những điều không may mắn  đến với gia chủ và những thành viên khác trong gia đình. 
Cách tính kim lâu:
Người ta tính tuổi âm và chia cho 9 kết quả dư 1, 3, 6, 8 là đang ở những năm tuổi hạn kim lâu.
Dư 1: Kim lâu thân, có tai họa ập xuống bản thân gia chủ.
Dư 3: Kim lâu thê, tai họa ập xuống đến với người vợ hoặc người chồng của gia chủ.
Dư 6: Kim lâu tử, tai họa ập xuống với con gia chủ.
Dư 8: Kim lâu lục súc, là ảnh hưởng đến kinh tế gia chủ.
Bát trạch được hiểu là tám phương của ngôi nhà. Phong thủy bát trạch được chia làm 8 cung: càn, khôn, cấn, đoài là tây tứ mệnh; khảm, ly, chấn, tốn là đông tứ mệnh.
Đông tứ mệnh gồm:
Càn: là biểu tượng cho cha.
Cấn: là biểu tượng cho con trai út.
Khôn: là biểu tượng cho mẹ.
Ðoài: là biểu tượng cho con gái út.
Tây tứ mệnh gồm:
Khảm: là biểu tượng cho con trai thứ.
Chấn: là biểu tượng cho con trai cả.
Tốn: là biểu tượng cho con gái cả.
Ly: là biểu tượng cho con gái giữa.
Lưu ý:
Những người thuộc Đông tứ mệnh thì hợp với hướng nhà đông, đông nam, bắc, nam
Những người thuộc Tây tứ mệnh thì hợp với hướng nhà tây nam, tây bắc đông bắc, và chính tây.
Mỗi cung có một sao chiếu mệnh và có 8 sao tương ứng:  
Sinh khí: thuộc hành Mộc, chỉ về tài vận cực tốt, khỏe mạnh, mọi việc hanh thông.
Phúc đức: thuộc hành Kim, là sao tài vận rất tốt, sống thọ, khỏe mạnh, vợ chồng hòa khí, gia đạo yên ấm.
Thiên y: thuộc hành Thổ, tài vận tốt, khỏe mạnh sống lâu, sao này chiếu thì vượng về sức khỏe.
Phục vị: thuộc hành Mộc, ý nghĩa là tài vận tốt thường, khí vận trung bình, sức khỏe và gia vận trung bình, sao này chiếu vận thường giúp gia chủ có được đường công danh tốt.
Họa hại: Là sao xấu, thuộc hành thuộc hành Thổ, sao này chiếu thường khó tích tụ tiền của, kiện tụng thị phi, thường bị tranh chấp, trộm cướp.
Lục sát: là sao xấu, thuộc hành Thủy, tài vận kém, thường xuyên có thị phi cãi vã, có kiện tụng.
Ngũ quỷ: Là sao xấu, thuộc hành Hỏa, sao này chiếu mệnh thường tài chính sự nghiệp kém, làm ăn buôn bán thường thua lỗ, sức khỏe kém.
Tuyệt mạng: là sao xấu nhất thuộc hành Kim, họa lớn bất ngờ gây thương tích lớn cho gia chủ, tài vận kém, nhiều bệnh tật bủa vây.
Chắc hẳn với những thông tin trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc xem hướng nhà tuổi âm hay dương? Chúng tôi hy vọng với những cập nhật trên, gia chủ sẽ chọn được hướng nhà thích hợp để mang đến tài vận, may mắn, vượng khí cho gia đình.
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
cầu thang xương cá có tốt không
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
cầu thang xương cá có tốt không
Độ an toàn cao, độ bền caoTính thẩm mỹ và làm đẹp cao Tính linh độngMẫu cầu thang xương cá hộp đơn Mẫu cầu thang xương cá ziczacMẫu cầu thang xương cá thép bảnMẫu cầu thang xương cá kính
“Cầu thang xương cá có tốt không? Nên chọn loại thiết kế nào? Có thích hợp với phong cách trang trí ngôi nhà của mình?” Nếu như bạn đang chuẩn bị lắp loại cầu thang này mà vẫn còn có nhiều thắc mắc như thế. Vậy thì hãy cùng với chung tôi tìm hiểu bài viết bên dưới để xác định rõ ràng hơn.
Kết cấu của cầu thang xương cá
Với thiết kế có hình dáng phần xương vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng, tạo nên sự mới lạ so với các cầu thang truyền thống khác. Vì vậy cầu thang xương cá hay được các gia đình lựa chọn lắp ráp nhiều hơn trong những năm gần đây. Kết cấu của cầu thang này gồm có 3 phần như sau:
Phần thang chịu lực: là bộ khung xương được làm bằng thép bản hoặc thép hộp có chất lượng cao vô cùng bền chắc. Bởi đây là phần quan trọng nhất đóng vai trò chịu lực cho toàn bộ cầu thang sắt xương cá.
Phần bậc thang: là thiết kế có phần khá sáng tạo trong việc sử dụng các loại chất liệu như: tôn nhám, kính, gỗ,... nên bạn có thể lựa chọn được nhiều kiểu dáng, kích thước và thiết kế khác nhau.
Lan can cầu thang xương cá: là bộ phận đóng vai trò đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Đồng thời cũng là yếu tố quyết định đến sự thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy bạn hãy lựa chọn những cầu thang xương cá có phần làn can được làm từ các chất liệu cao cấp như: kính, inox, sắt, dây cáp,...
Cầu thang xương cá có tốt không?
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn kiểu dáng cầu thang trong gia đình, đặc biệt là khi có trẻ nhỏ và người già. 
Với cầu thang xương cá, phần thiết kế chính là bộ xương được làm từ chất liệu vô cùng bền chắc: thép hộp chống gỉ, gỗ lim, inox, thép bản,... Vì vậy độ an toàn và độ bền vô cùng cao. Thậm chí mẫu cầu thang này được đánh giá có thể sử dụng được trong các công trình có tần suất sử dụng liên tục như: trung tâm thương mại, siêu thị, điện máy, khách sạn, khu du lịch,...
Ưu điểm và thế mạnh thứ hai của cầu thang xương cá chính là tính thẩm mỹ cao. Ngôi nhà sẽ có sự uyển chuyển, sang trọng và hiện đại hơn khi được lắp ráp loại cầu thang này. Đồng thời còn tạo thêm nhiều không gian mở, thông thoáng và rộng rãi khiến ai cũng cảm thấy thoải mái và thoáng đãng.
Cầu thang xương cá bằng sắt có thể phù hợp với mọi phong cách thiết kế và trang trí khác nhau. Nhờ tính linh hoạt trong việc có thể điều chỉnh một cách dễ dàng màu sắc, chất liệu và đường nét. Bạn sẽ có được một thiết kế tùy ý theo sở thích và hợp với hoàn cảnh không gian bất kỳ. Cụ thể:
Phong cách hiện đại: các chi tiết sẽ có đường nét góc cạnh hơn, các đường gấp khúc được làm vuông vắn và sử dụng những tông màu trẻ trung mang hơi hướng Châu Âu.
Phong cách cổ điển: phần hoa văn ở tay nắm sẽ được uốn mềm mại hơn, các góc cạnh được bo tròn và tạo những đường gấp khúc,...
Những mẫu cầu thang tốt nhất hiện nay
Cầu thang này có thiết kế phần xương làm từ tấm thép hộp được sơn bên trong một lớp chống gỉ. Phía bên ngoài cũng sẽ được sơn phủ một lớp màu trắng hoặc đen để tăng độ bền. Phần mặt bích đỡ được làm từ tôn nhám, kết hợp với mặt bậc thang làm từ chất liệu gỗ.
Loại cầu thang xương cá hộp đơn này được đánh giá có độ bền cao, không bị gỉ theo thời gian, chống được trầy xước, vững chắc khi có người di chuyển, ít chiếm diện tích và phù hợp với mọi công trình xây dựng.
Dòng này sẽ có cấu tạo gồm hai thanh thép bản được cắt ziczac, sơn tĩnh điện và liên kết với nhau từ mối hàn chịu lực cao. Các mặt bích đỡ có độ dày khoảng 5mm và mặt bậc được làm từ chất liệu gỗ. Với lan can sẽ được biến tấu đa dạng với nhiều loại chất liệu như: kính, gỗ, inox, sắt,... để phù hợp với tính thẩm mỹ của nhiều không gian.
Cầu thang xương cá ziczac được đánh giá chiếm rất ít diện tích, có tạo hình mới lạ và bắt mắt. Vì vậy sẽ phù hợp với những gia chủ có tính cách năng động, thích sự hiện đại và độc đáo.
Là loại cầu thang được thiết kế sử dụng hai thanh thép bản đặt song song với nhau làm cấu tạo chính để chịu lực. Chúng sẽ được hàn với nhau cùng với các mặt bích để có thể gắn vào tường một cách chắc chắn và bền vững. Vì vậy có thể chịu được tải trọng tốt, độ bền cao, sử dụng được lâu năm và an toàn cho người di chuyển.
 Mẫu cầu thang này mang phong cách thiết kế rất phóng khoáng và hiện đại, thích hợp với những gia chủ đòi hỏi về tính nghệ thuật và gu thẩm mỹ cao. Do đó bạn sẽ thường thấy loại cầu thang này khi ghé thăm các địa điểm vui chơi và giải trí như: cửa hàng, quán ăn, quán cà phê, showroom,...
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được rằng cầu thang xương cá có tốt không. Đồng thời đã có thể lựa chọn được mẫu cầu thang phù hợp với không gian mà mình muốn sử dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Sắt mỹ thuật Đông Dương
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
nhà 3 tầng nên đặt bàn thờ ở đâu
https://satmythuatdongduong.com/Đặt phòng thờ ở tầng 1Đặt phòng thờ ở trên tầng thượngHướng đặt bàn thờ phong thủy cho mọi ngôi nhàLựa chọn kích thước bàn thờ
Nhà 3 tầng nên đặt bàn thờ ở đâu thì sẽ phù hợp phong thủy mà vẫn giữ được  vẻ thanh tịnh? Thông thường các gia đình sẽ lựa chọn đặt bàn thờ ở tầng cao nhất, tức là tầng 3 hoặc sẽ đặt ngay tại phòng khách trong khu vực tầng 1. Vậy thì phải đặt như thế nào mới đúng? Hãy cùng tìm hiểu bài chia sẻ dưới đây để có thể biết được câu trả lời.
Lý giải nhà 3 tầng nên đặt bàn thờ ở đâu ?
Khi lựa chọn đặt phòng thờ ở ngay tầng 1, gia chủ sẽ có 2 vị trí thích hợp nhất để bố trí bàn thờ. Đó là:
Kết hợp đặt trong phòng khách: cách bố trí này sẽ phù hợp với những nhà luồng nhỏ hẹp có diện tích bị giới hạn. Bàn thờ sẽ được đặt ngay trong phòng khách nhưng ở phía trên cao hoặc có màn che để tránh ảnh hưởng đến người đã khuất.
Đặt tại khu vực riêng biệt ở tầng trệt: nếu tầng 1 có diện tích khá thư thả thì bạn có thể làm 1 phòng thờ ngay tại tầng trệt và bên cạnh phòng khách. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các vách ngăn để tạo khu vực thờ cúng riêng. Tuy nhiên, hãy lưu ý là không được đặt phòng thờ gần và bên dưới các phòng vệ sinh ở tầng trên.
Việc đặt phòng thờ tại tầng 1 có ưu điểm là các thành viên trong gia đình sẽ thuận tiện hơn trong việc thắp hương mỗi ngày. Đặc biệt là khi bạn đang sống cùng với người cao tuổi, ông bà của bạn sẽ có thể di chuyển đến khu vực thờ một cách dễ dàng và đơn giản.
Hiện nay các gia đình có tầng thượng hoặc tầng 3 thường lựa chọn đặt phòng thờ ở đây nhiều hơn. Bởi nếu đặt tại tầng trệt mà không có sự bố trí khéo léo thì các khói hương sẽ làm ố vàng trần nhà. Đồng thời khi có khách ghé thăm sẽ tạo cho họ cảm giác không thoải mái và trang nghiêm. Đặc biệt, khi đặt trên tầng 3 thì bạn sẽ tránh được việc mọi người từ ngoài cửa vào nhìn thẳng vào hình ảnh, bài vị của tổ tiên.
Bên cạnh đó tầng 3 là khu vực thường ít sử dụng nên việc đặt phòng thờ khá là thoải mái. Cụ thể bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hướng cửa ra vào, hướng cửa sổ, hướng bàn thờ,... vì không gần với các phòng chức năng.
Quyết định nhà 3 tầng ở đâu phải dựa vào những yếu tố phong thủy
Bàn thờ phong thủy trong nhà nên được đặt theo hướng hợp với tuổi của gia chủ. Vì vậy bạn có thể phân tích tuổi của mình hợp với hướng nào và sau đó lựa chọn một số hướng tốt thường được đặt như sau:
Sanh Khí: có ý nghĩa là tăng tài lộc, mang đến nhiều của cải cho gia đình, giúp các thành viên có công việc ổn định trong cuộc sống và nhiều khách quý ghé thăm nhà.
Thiên Y: thích hợp với vợ chồng cùng mang cung này và có nhà cửa đều theo hướng này. Mang ý nghĩa sẽ mang đến sự thuận lợi trong mọi việc, luôn khỏe mạnh ít bệnh tật và thịnh vượng.
Phước Đức: mang ý nghĩa mang đến nhiều của ăn của để, làm ăn khấm khá và thuận lợi, lục súc được đại vượng.
Phục vị: mang ý nghĩa sinh được nhiều con cái và có tuổi thọ lâu dài.
Tuy nhiên, có những hướng xấu mà bạn cần phải biết và lưu ý không nên đặt phòng thờ tổ tiên theo hướng này. Cụ thể:
Tuyệt Mạng: gia chủ đặt phòng thờ theo hướng này sẽ dễ gặp nhiều bệnh tật và trong cuộc sống thường bị người đời mưu hại.
Ngũ Quỷ: mang đến điềm xấu ruộng vườn mất mùa, có thể bị hỏa hoạn trong gia đình và khẩu thiệt.
Lục Sát: hướng phong thủy này sẽ làm cho gia chủ thường xuyên lục đục trong gia đình, sức khỏe dần hao mòn và của cải không thể giữ được.
Họa Hại: gia chủ đặt theo hướng này sẽ mang đến nhiều bệnh tật, của cải nhanh chóng tiêu tan và bị khẩu thiệt.
Bàn thờ được thiết kế có rất nhiều loại với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Trong đó thông dụng nhất là bàn thờ treo tường và tủ thờ với những tiêu chuẩn về kích thước thường được sản xuất như sau:
Bàn thờ treo tường:
Sâu 610 mm (Tài Lộc) x Rộng 1070mm (Quý Tử)
Sâu 560 mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
Sâu 495 mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)
Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 810 mm (Tài Vượng)
Bàn thờ đứng, tủ thờ:
Chiều ngang (dài): 127 cm; 157 cm; 175 cm; 197 cm; 217 cm
Chiều sâu (rộng): 61 cm; 69 cm; 81 cm; 97 cm; 107 cm; 117 cm
Chiều cao: 117 cm ; 127 cm
Và nhiều kích thước theo yêu cầu khác.
Cách trang trí phòng thờ chuẩn phong thủy giúp gia chủ đón tài lộc
Thông thường, bàn thờ của mỗi gia đình sẽ có những kích thước, kiểu dáng và cách trang trí khác nhau. Tuy nhiên đều sẽ có những cách trang trí chuẩn phong thủy mà bạn cần phải tuân theo như:
Có từ 1 đến 3 bát hương: bát ở giữa để thờ chung thần linh và thổ địa, hai bát hai bên sẽ để thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.
Phía trước bát hương sẽ bày cái đài nhỏ ở giữa có đặt 3 chén nước sạch ở trên, hai bên sẽ là 2 đĩa đặt hoa quả, tiền mã và trầu cau.
Phía sau bát hương sẽ đặt bình hoa nhỏ, nến và hương.
Đặt biệt, bạn cần lưu ý luôn đặt bàn thờ phật cao hơn bàn thờ gia tiên của ông bà. Nếu như bàn thờ gia tiên có quá nhiều người thì bạn có thể dựa vào cấp bậc trong gia đình để tách thành 2 đến 3 tầng trên dưới.
Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn đọc biết được nhà 3 tầng nên đặt bàn thờ ở đâu thì sẽ phù hợp và mang tính phong thủy. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên tham khảo những bài viết khác để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống.
Nguồn: https://satmythuatdongduong.com/
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
sơn nhà màu gì cho người mệnh Thổ
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
sơn nhà màu gì cho người mệnh Thổ
Mệnh Thổ là gì?Những năm sinh nào thuộc mệnh Thổ?Tính cách của mệnh mang mệnh ThổMẫu nhà sơn màu vàng ngoại thất cho người mệnh ThổMẫu nhà sơn màu nâu ngoại thất cho người mệnh ThổMẫu phối sơn ngoại thất đặc biệt khác vẫn hợp phong thủy và xu hướng
Chọn màu sơn nhà hợp phong thủy luôn là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Chọn màu sơn thích hợp không chỉ giúp ngôi nhà trở nên ấn tượng hơn, mà nó còn là yếu tố mang đến tài lộc, may mắn, vượng khí cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Vậy sơn nhà màu gì cho người mệnh Thổ? Hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin trong bài viết bên dưới!
Sơ lược về gia chủ mệnh Thổ
Mệnh Thổ là một trong 5 cung mệnh của vòng ngũ hành, mệnh Thổ mang ý nghĩa là đất. Đây là môi trường sống và nuôi dưỡng các sinh vật cũng như cây cối. Mệnh Thổ khắc mệnh Mộc và mệnh Thủy.
Những người sinh năm sau đây thuộc mệnh Thổ:  
Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), được gọi là Thành Đầu Thổ (đất trên thành).
Bính Tuất (1946, 2006), Đinh Hợi (1947, 2007), được gọi là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).
Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), được gọi là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).
Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), được gọi là Đại Dịch Thổ (đất trong một khu đất lớn).
Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), được gọi là Sa Trung Thổ (đất lẫn ở trong cát).
Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), được gọi là lộ bàng thổ (đất ven đường).
Người mệnh Thổ khiêm tốn, giản dị, sống không phô trương, bản lĩnh vững vàng, được đánh giá cao. Tuy nhiên, người mệnh Thổ không được nhiều người biết đến.  
Người mệnh Thổ khôn khéo trong cư xử nên luôn đem lại sự hòa hợp giữa các thành viên trong nhóm một cách lặng lẽ. Bên cạnh đó, người mệnh Thổ chăm chỉ, xem xét vấn đề thiên về lý trí, rất thực tế, có tinh thần trách nhiệm cao.  
Người thuộc mệnh Thổ là người thực tế nhất, làm việc có kế hoạch, đảm bảo công việc một cách hoàn hảo nhất.  
Người mệnh Thổ sơn nhà màu gì hợp phong thuỷ?
Người mệnh Thổ sơn nhà màu gì hợp phong thủy? Theo thuyết âm dương ngũ hành, màu sắc đại diện cho mệnh Thổ là màu nâu đất, vàng đất, vàng thổ và màu vàng đậm. Những màu này thể hiện sự hài hòa, mạnh mẽ, mang đến tài lộc, may mắn, vượng khí, tiếp sức thành công trên con đường công danh cho người mệnh Thổ.
Bên cạnh đó, Hỏa sinh Thổ và Mộc khắc Thổ, nên gia chủ có thể chọn những màu sắc tương hợp của hành Hỏa như màu đỏ, hồng, cam,... và cần tránh màu của hành Mộc như xanh lá....
Ngoài ra, những gam màu tối như màu đất còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự trường tồn, bền vững theo thời gian. Đây cũng là tông màu phù hợp cho những người mệnh Thổ.  
Mẫu phối màu sơn ngoại thất cho gia chủ mệnh Thổ hợp xu hướng màu sắc:
Phối màu vàng và màu ghi: tạo sự ấm cúng, hài hòa cho ngôi nhà.
Phối màu vàng đất và màu nâu:  Tông màu vàng tượng trưng cho sự sống, trí tuệ và sự thông thái, kết hợp với tông màu nâu tượng trưng cho sự bền vững và chắc chắn, sẽ giúp căn nhà của bạn ngập tràn hạnh phúc.
Theo ngũ hành, màu nâu tượng trưng cho đường con cái và quan lộc sung túc. Đây cũng là màu tượng trưng cho đất, tạo sự gần gũi mà cũng tĩnh lặng.
Phối màu nâu và màu đỏ: giúp căn nhà thêm sáng hơn, tạo sự gần gũi, chắc chắn và bền vững hơn. 
Màu hồng chủ đạo: là màu tương sinh đối với gia chủ mệnh Thổ. Khi chọn sơn ngoại thất dùng màu chủ đạo là màu hồng, gia chủ nên lựa chọn những gam màu hồng nhạt sẽ giúp ngôi nhà thêm tràn đầy năng lượng.
Bên cạnh ngoại thất, gia chủ cần lưu ý các yếu tố để chọn màu sơn phòng ngủ cho người mệnh Thổ thích hợp nhất. Ngoài ra, gia chủ cần đảm bảo các nguyên tắc khi chọn sơn phòng khách cho người mệnh Thổ,... 
Các bước sơn nhà dành cho người mệnh Thổ
Để sơn nhà dành cho người mệnh Thổ, bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh bề mặt tường. Sau khi lớp trát tường khô (khoảng 7 - 20 ngày, tùy điều kiện thời tiết) thì dùng đá mài đánh sạch tường nhà, sau đó dùng chổi quét sạch bụi trên tường.
Bước 2:  Dùng bột bả để vá tường để bề mặt tường được bằng phẳng, nhẵn mịn.
Bước 3: Sơn lót. Quét sơn lót theo thứ tự từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới.
Bước 4: Sơn màu hoàn thiện. Gia chủ có thể chọn màu theo sở thích, phong cách cá nhân, tính logic trong thiết kế và hợp phong thủy. Lưu ý, bạn cần đảm bảo mỗi lớp sơn cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
Lưu ý: sơn nhà vào điều kiện thời tiết khô ráo, tránh trời nồm hoặc mưa gió. 
Sơn nhà màu gì cho người mệnh Thổ? Chắc hẳn, qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Chúng tôi hy vọng với những cập nhật trên, gia chủ sẽ chọn ra cho mình màu sơn ngoại thất thích hợp nhất, mang đến tài lộc, vượng khí cho các thành viên gia đình, sự nghiệp phất lên như diều gặp gió, thành đạt trong cuộc sống.
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì
Cửa gỗ tự nhiênCửa gỗ công nghiệpCửa nhựa giả gỗCửa nhôm kínhCửa sắtLựa chọn kiểu dáng mẫu mã cửa đẹpCửa phòng ngủ phải chống ồn, cách âmCửa phù hợp với phong cách của phòng ngủCửa phòng ngủ không nên có kínhLưu ý khi chọn kích thước cửa phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của thành viên gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, sự đa dạng về thị trường nội thất khiến không ít gia chủ gặp khó khăn trong vấn đề chọn cửa phòng ngủ. Vậy nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì? Khi chọn cửa phòng ngủ, gia chủ cần lưu ý những yếu tố nào?... Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Cửa phòng ngủ nên làm bằng gì ? 
Cửa gỗ tự nhiên luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ. Các sản phẩm bằng gỗ tự nhiên có khả năng cách âm khá tốt, khả năng chịu lực tốt, mang lại cho bạn cảm giác ấm cúng.
Tuy nhiên, nếu không được xử lý cẩn trọng từ khâu đầu tiên, cửa gỗ tự nhiên cũng dễ bị mối mọt. Ngoài ra, giá thành sản phẩm cửa gỗ tự nhiên cũng khá cao, vì vậy nhiều gia chủ chọn cửa gỗ công nghiệp để sử dụng.  
Các sản phẩm gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm cửa gỗ tự nhiên. Cửa gỗ công nghiệp thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên tuổi thọ của loại cửa này không được đánh giá cao, dễ bị biến dạng khi chịu tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. 
Cửa gỗ công nghiệp gồm các loại:
Cửa gỗ HDF sơn: là cửa gỗ ván HDF được sơn phủ bên ngoài bằng các màu trắng, đỏ, vàng, xanh, xám nâu…
Cửa gỗ HDF veneer: là cửa gỗ ván HDF Veneer, bề mặt được phủ lớp PU.
Cửa gỗ MDF melamine: là cửa gỗ ván chống ẩm lõi xanh MDF, bề mặt được phủ lớp Melamine cao cấp, vân gỗ sang trọng.
Cửa gỗ HDF Melamine: là cửa gỗ bằng ván gỗ HDF siêu chống ẩm, bề mặt được phủ lớp Melamine cao cấp, vân gỗ sang trọng.
Cửa gỗ Plastic Laminate: Là cửa gỗ chống ẩm, chống nước bên ngoài có 2 lớp nhựa Plastic phủ vân gỗ cao cấp Laminate.
Cửa phòng ngủ bằng nhựa giả gỗ có trọng lượng nhẹ và vận hành dễ dàng. Ưu điểm của loại cửa này là không bị mối mọt, không lo ẩm mốc,...  
Bề mặt sản phẩm được giả vân gỗ cao cấp, bao gồm các loại cửa nhựa Đài Loan, cửa nhựa Hàn Quốc, cửa nhựa gỗ Sungyu.
Cửa nhôm kính có tỉnh ổn định khá cao, có khả năng cách âm, chịu được tác động của bên ngoài, mang đến cho gia chủ cảm giác yên tĩnh, thoải mái hơn.
Cửa nhôm kính đa dạng về mẫu mã, thiết kế, kiểu dáng,... nhưng chất lượng khá kém, dễ bị xuống cấp chỉ sau 2 - 3 năm sử dụng.  
Cửa sắt rất cứng cáp, mang đến nét hiện đại và trang trọng cho không gian phòng ngủ.  Tuy nhiên, dòng cửa này cũng rất dễ bị han gỉ, từ đó gây mất thẩm mỹ cho công trình.  
Những lưu ý khi chọn cửa phòng ngủ
Việc chọn cửa phòng ngủ đẹp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích, phong cách cá nhân, gu thẩm mỹ, tài chính, không gian phòng ngủ,... Vì vậy, để chọn được loại sản phẩm thích hợp, gia chủ cần lưu ý các yếu tố sau:
Hiện nay, trên thị trường, cửa phòng ngủ rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc,... Gia chủ có thể tùy thích lựa chọn theo phong cách, hoặc hợp phong thủy,... 
Không gian phòng ngủ đòi hỏi sự yên tĩnh cao, vì vậy, gia chủ cần chọn loại sản phẩm được làm bằng chất liệu cách âm tốt, chống ồn hiệu quả. Thông thường thì việc kiểm tra độ cách âm sẽ được đánh giá theo chỉ số STC. Để đảm bảo một giấc ngủ ngon thì trên 60 STC sẽ là tốt nhất.
Để mang lại sự thống nhất và tính thẩm mỹ cho phòng ngủ, gia chủ cần chọn cửa hợp với phong cách tổng thể của phòng ngủ.   
Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi riêng tư của từng thành viên trong gia đình, nên việc thiết kế kính sẽ làm mất đi sự riêng tư đó. Tuy nhiên, nếu gia chủ yêu thích loại cửa kính thì có thể lắp đặt tấm kính mờ, vừa mang lại ánh sáng tự nhiên cho không gian nghỉ ngơi, lại vừa tạo nên nét đẹp tinh tế cho căn phòng.  
Cửa phòng ngủ không nên thiết kế quá rộng, cũng không nên quá nhỏ. Nếu cửa rộng sẽ làm phân tán đi khí tốt, nếu quá nhỏ sẽ làm căn phòng trở nên bí bách, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thành viên trong gia đình.  
Bên cạnh đó, cửa phòng ngủ cũng không nên thiết kế quá cao vì như thế sẽ không cát lợi.
Kích thước cửa phải có tỉ lệ phù hợp với diện tích của căn phòng.  
Trên đây là những thông tin hữu ích về cửa phòng ngủ. Qua đó, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì?, từ đó chọn cho gia đình mình thiết kế phù hợp nhất, mang đến sự thoải mái cũng như tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media
Hành lang nhà ống nên rộng bao nhiêu?
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
Hành lang nhà ống nên rộng bao nhiêu?
Những điều cần biết về lối đi trong nhàLối đi trong nhà rộng bao nhiêu thì hợp lýVị trí lối đi nên đặt ở đâu trong nhà?Không nên thiết kế hành lang quá dàiSử dụng những vật phẩm ngăn cách giữa lối đi với không gian phòng ởLối đi xông thẳng vào cửa chínhVật ngăn cách lối đi quá caoMặt nền ở lối đi quá trơn láng
Những ngôi nhà ống thường thiết kế hành lang để có thể di chuyển đến các phòng một cách thoải mái và dễ dàng. Tuy nhiên hành lang nhà ống nên rộng bao nhiêu để không chiếm quá nhiều không gian mà vẫn đảm bảo tính rộng rãi và thoáng mát? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi theo dõi bài chia sẻ dưới đây.
Hành lang nhà ống nên rộng bao nhiêu?
Lối đi trong nhà là không gian được tính từ ngoài sân, đến cửa ra vào, hành lang, cầu thang, sảnh chính, sảnh phụ,... và được phân chia thành 2 không chính: 
Không gian theo chiều dọc: cầu thang
Không gian theo chiều ngang: hành lang, lối đi
Thông thường khi xây dựng các kiến trúc sư, nhà thiết kế và thợ xây sẽ tính diện tích của các phòng ốc rồi lấy diện tích tổng trừ đi để tính diện tích hành lang. Tuy nhiên cách tính này đôi khi sẽ có những sai lệch và dẫn đến diện tích hàng lang không đủ độ rộng trong thực tế. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tính 1 lúc cả hai để có thể cân đối và điều chỉnh thích hợp.
Thông thường hành lang hoặc đường luồng bên hông nhà cần có độ rộng từ 1.1 đến 1.2m. Đây là khoảng cách tối ưu và vừa phải để việc sử dụng thoải mái, di chuyển đi lại, khuân vác đồ không bị vướng. Tuy nhiên, nếu như nhà có diện tích bề ngang khá hẹp thì chiều rộng hợp lý của lối đi trong nhà này có thể thu hẹp lại.
Một số lưu ý phong thủy về lối đi trong nhà
Các nhà ở thường có lối đi đặt ở bên trái hoặc bên phải để phòng ốc được tối ưu diện tích hơn. Tuy nhiên với những ngôi nhà không gian rộng thì lối đi thường được đặt ở giữa. Trên thực tế, vị trí lối đi ở đâu sẽ phụ thuộc vào cách thức sắp xếp, bố trí và công năng của các phòng, cùng với diện tích và hình dáng của ngôi nhà.
Xét về mặt phong thủy hành lang trong nhà, lối đi nên được đặt ở phía bên trái, là nơi bắt đầu của ngày mới, của sự khởi đầu và nguồn khí lưu thông tốt hơn. Vì nguồn khí từ bên ngoài sau khi vào nhà sẽ di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ.
Đây là một lỗi thiết kế khá phổ biến mà nhiều khiến trúc sư hay mắc phải khi thiết kế các ngôi nhà có chiều sâu lớn. Nhưng trong nguyên tắc bố trí lối đi thúc đẩy tài vận cho chủ nhân ngôi nhà thì đây là điều mà bạn không nên, bởi nếu hành lang quá dài sẽ làm nguồn khí trong nhà bị tiêu hao. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ, thậm chí cả các thành viên khác trong gia đình.
Trong phong thủy nhà ở, bạn không nên để hành lang hoặc lối đi thẳng táp và xuyên suốt một đường. Bởi nếu quá trơn tuột như thế mà không có những vật cản ngăn lại thì vượng khí, may mắn, tài lộc khi vào nhà sẽ đi thẳng ra phía sau và nhanh chóng đi mất. Vì vậy, hãy sử dụng những bức tranh, các chậu cây hoặc chậu hoa cảnh, cũng như các vật ngăn lối đi với phòng ở để khắc phục lỗi này.
Những lỗi phong thủy khi thiết kế lối đi trong nhà
Về mặt phong thủy, cửa chính không được có các vật xông thẳng vào nhà. Các lối đi từ ngoài đường vào cửa chính, từ cửa chính vào phòng khách, từ phòng khách vào các phòng chức năng đều không thể thể nối liền hoặc đi xuyên suốt. Vì vậy, gia chủ hãy trồng các loại cây xanh phong thủy để cản sát khí hoặc sử dụng những vật dụng phong thủy trang trí ở các lối đi. Như thế sẽ không ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
Sử dụng vật ngăn cách lối đi là điều tốt, nhưng nếu sử dụng vật cản có kích thước quá cao thì bạn sẽ bị phản tác dụng. Đây là một lỗi mà rất nhiều bạn mắc phải khi sử dụng vật cản đặt tại các hành lang hoặc lối đi trong nhà. Đặc biệt là ở lối đi từ cửa chính vào phòng khách, những vật ngăn quá cao sẽ cản trở tài khí vào nhà, gây cảm giác vướng víu và phiền phức khi đi lại.
Không xét về mặt phong thủy mà chỉ đề cập đến thực tế, nếu như lối đi có mặt nền quá trơn láng thì sẽ gây nguy cơ trượt té ngã vô cùng nguy hiểm. Còn về mặt phong thủy, một lối đi có sàn nhà quá trơn láng sẽ có ý nghĩa tiền tài nhanh chóng bị trượt thẳng đi ra ngoài. Mọi của cải mà gia chủ tích cóp sẽ không thể lưu giữ lâu mà theo thời gian sẽ bị tiêu tán hết.
Như vậy, hành lang nhà ống trong thiết kế và xây dựng cần có những lưu ý vô cùng quan trọng mà bạn phải ghi nhớ. Không chỉ hành lang nhà ống nên rộng bao nhiêu, vị trí nên đặt ở đâu mà yếu tố phong thủy cũng phải tuân thủ đúng và không được mắc lỗi. 
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Nên làm lan can ban công bằng gì
0 notes
smtdongduong · 3 years
Text
Nên làm lan can ban công bằng gì
Lan can bằng gỗ tự nhiênLan can PVC và vinyl:Lan can ban công bằng kínhLan can bê tôngLan can ban công bằng sắtThiết kế lan can ban công an toànChọn các loại lan can ban công đẹp, hợp không gian
Nên làm lan can ban công bằng gì để mang lại tính thẩm mỹ cao mà vẫn đảm bảo sự an toàn? Việc lựa chọn một thiết kế lan can phù hợp là điều khá quan trọng của các công trình xây dựng. Bởi chúng có vị trí nằm ở mặt ngoài của các tòa nhà, biệt thự, hay khu chung cư,... Do đó lan can ban công sẽ là yếu tố giúp cả công trình trở nên hoàn mỹ, đẹp mắt và ấn tượng trong ánh nhìn của mọi người xung quanh.
Nên làm lan can ban công bằng gì?
Là loại lan can được thiết kế 2x2 theo tiêu chuẩn thông thường và hay được sử dụng để làm ban công. Lan can bằng gỗ tự nhiên thích hợp với các gia đình có kinh tế tốt và yêu thích phong cách cổ điển. 
Chúng có 2 ưu điểm đó là thể hiện sự sang trọng và mang lại cái nhìn bucolic cho không gian. Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn đó là lan can gỗ có độ bền kém, nhanh bị hư hại bởi môi trường và phải thay mới sau thời gian nhất định. Do đó, để có thể đảm bảo tính yêu thích màu gỗ tự nhiên của người sử dụng, hiện nay có rất nhiều lan can bằng nhựa giả gỗ composite được lựa chọn thay thế.
Là mẫu lan can khá được yêu thích hiện nay vì chúng có thể thay thế lan can gỗ. Tuy nhiên có nhược điểm là màu sắc hơi bị giới hạn với chỉ có tông màu trắng là phổ biến nhất. Nhưng bù lại loại lan can này lại có kiểu dáng giống thanh treo bằng gỗ, không bị hư hại nhanh như gỗ, không cần sơn mới và cũng không bị biến dạng.
Loại lan can này là loại được sử dụng khá phổ biến và nhiều nhất trong các công trình xây dựng hiện đại. Bởi chúng có thể giúp bạn ngắm nhìn và thưởng thức toàn cảnh bên ngoài thông qua mặt kính trong suốt. Nhất là với những ngôi nhà nằm cạnh bờ biển, bờ hồ hoặc ở trên cao. 
Phần kính được làm từ những tấm kính thủy tinh cường lực hoặc acrylic, kết hợp với phần khung làm từ gỗ, vinyl hoặc nhôm. Tuy nhiên loại này có giá thành hơi cao và chỉ thích hợp với gia đình khá giả.
Lan can bê tông có điểm mạnh vượt trội là vô cùng an toàn, vững chắc, ít bị hư hại và đặc biệt là giá thành rẻ. Bạn có thể thấy lan can ban công ở khắp mọi nơi từ nhà nhỏ đến nhà to, từ nông thôn đến thành thị. Hiển nhiên, về tính thẩm mỹ thì lan can ban công sẽ không bằng các loại khác.
Lan can ban công được làm bằng sắt có độ bền chắc và độ an toàn cao. Đồng thời chúng cũng được sử dụng nhiều trong mọi loại công trình xây dựng. Với điểm mạnh là lan can bằng sắt có thể được thiết kế vô cùng đa dạng từ màu sắc, kiểu dáng và họa tiết. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy một loại hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên lan can bằng sắt sẽ dễ bị gỉ sét theo thời gian sử dụng và cần được sơn mới.
Tiêu chuẩn thiết kế lan can ban công đẹp, an toàn
Đối với các công trình xây dựng, nhà ở hoặc cơ quan, trư��ng học có độ cao từ 9 tầng trở lên thì phải đảm bảo độ cao lan can tối thiểu từ 1.4m. Đặc biệt với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can ban công phải được thiết kế có cấu tạo khó leo trèo.
Tuy nhiên, với các công trình xây dựng có độ cao từ 9 tầng trở xuống thì lại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất và cụ thể về thiết kế an toàn cho ban công. Phần lớn các công trình thường sẽ làm lan can có kích thước trung bình từ 1 đến 1.1m.
Để chọn các loại lan can ban công đẹp và hợp không gian, bạn có thể dựa vào những loại chất liệu, màu sắc, họa tiết trang trí và giá thành để xây dựng.
Các mẫu lan can sân thượng đẹp và ấn tượng
Như chia sẻ ở trên, có khá nhiều mẫu lan can sân thượng đẹp và ấn tượng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn như:
Mẫu lan can ban công sắt: có ưu điểm đảm bảo tính an toàn, giá trị thẩm mỹ tốt, giá thành đa dạng và mở rộng không gian tối ưu.
Mẫu lan can ban công kính cường lực: có ưu điểm ngắm nhìn được cảnh bên ngoài, tạo không gian mở, thoáng đãng và rộng rãi, ngôi nhà hoặc căn phòng sẽ được lấp đầy ánh sáng tự nhiên. Đồng thời mẫu lan can ban công đẹp này còn tạo nét  sang trọng, trang nhã nhưng không kém phần hiện đại.
Mẫu lan can ban công inox: có chất lượng vô cùng bền chắc, không bị trầy xước, không bị gỉ sét và độ an toàn cao.
Mẫu lan can ban công xây gạch: có giá thành rẻ, xây được nhiều kiểu dáng ấn tượng, độ an toàn tối ưu và thời gian sử dụng ít bị hư hại bởi môi trường.
Nên làm lan can ban công bằng gì? Hi vọng các bạn đọc đã tìm được câu trả lời mà mình đang thắc mắc thông qua bài viết này. Chúc các bạn sớm có được lan can ban công đẹp và chất lượng tốt.
Xem thêm: 
0 notes
smtdongduong · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
https://satmythuatdongduong.com/tin-tuc/nen-nha-mau-xam-nen-son-tuong-mau-gi/
0 notes