Tumgik
siroadomir · 10 months
Text
Tre so sinh bi non vot
Nôn vọt là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng liệu rằng bé có đang gặp vấn đề sức khoẻ hay không. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây những tác hại như thế nào? Vậy mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nộn vọt tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn vọt 
Nôn vọt là kiểu nôn mửa dữ dội, trong đó các chất có trong dạ dày có thể bị đẩy ra ngoài một cách rất mạnh và xa. Nôn vọt thường xảy ra ngắn và dữ dội hơn so với các kiểu nôn khác. Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường xảy ra khá đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Điều này cũng khiến bố mẹ rất hoang mang, hoảng hốt và không biết xử lý thế nào. Một số trường hợp nôn vọt không có cảnh báo trước. 
Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường do một trong các nguyên nhân chính sau: 
Tumblr media
Nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn vọt
Trẻ nôn vọt do bị hẹp môn vị 
Môn vị có vai trò giữ thức ăn ở dạ dày trong quá trình nhào trộn cho đến khi nhuyễn để sẵn sàng tiêu hoá tiếp ở ruột non. 
Hẹp môn vị là tình trạng thức ăn ( sữa ) và dịch vị dạ dày di chuyển xuống tá tràng bị cản trở hoặc tắc nghẽn. Thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống được ruột hoặc xuống rất ít. 
Hẹp môn vị thường xảy ra trong ba đến năm tuần sau khi sinh. Các triệu chứng đặc trưng có thể kể đến như trẻ nôn vọt, bụng căng tức, đau quặn, hay quấy khóc, dễ bị táo bón… 
Nếu như không được xử lý kịp thời, hẹp môn vị có thể khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng và rối loạn hệ tiêu hóa nghiêm trọng. 
Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do trào ngược 
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị nôn vọt. Ở trẻ sơ sinh, dạ dày chưa tạo thành góc cong rõ ràng với thực quản. Do đó, thức ăn rất dễ bị trào ngược lên và đẩy mạnh ra ngoài dẫn đến tình trạng trẻ nôn vọt. 
Hơn nữa, dạ dày của trẻ dễ bị kích thích gây co bóp mạnh. Nếu bé vui đùa quá mức, vận động mạnh khi ăn hoặc bố mẹ bế xốc trẻ lên cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị nôn vọt sữa. 
Tình trạng trào ngược có thể giảm dần dần khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu tình trạng này kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng sau thì mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn: 
Trẻ sơ sinh bị nôn vọt ra chất nôn màu vàng hoặc xanh lá cây. 
Khó thở, quấy khóc. 
Viêm hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản nhiều lần. 
Viêm dạ dày – ruột gây nôn vọt ở trẻ nhỏ
Tumblr media
Trẻ bị viêm dạ dày
Viêm dạ dày thường là hậu quả của việc trẻ ngậm ngón tay bẩn hoặc ăn thức ăn bị nhiễm trùng. Virus gây ra tình trạng này là virus Rota. Đây là loại virus thường gặp nhất, rất dễ lây lan và có số lượng nhiều trong mẫu phân của trẻ bị bệnh. 
Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khiến cho các bé rất khó chịu. Tình trạng này có những dấu hiệu đặc trưng bao gồm: 
Nôn vọt ở trẻ nhỏ, chất nôn thường màu trắng đục và có bọt. 
Tiêu chảy liên tục 
Sốt hoặc đau bụng 
Vì vậy, khi bố mẹ thấy dấu hiệu trẻ nôn vọt cần đi khám ngay ở các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất. 
Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do lồng ruột 
Nôn vọt do bị lồng ruột là tình trạng khá phổ biến ở một số trẻ do một đoạn ruột phía trên trong quá trình nhu động di chuyển, chui vào lòng đoạn ruột phía dưới hoặc ngược lại. Điều nãy dẫn đến tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.  
Lồng ruột thường gặp nhiều nhất ở trẻ sơ sinh giai đoạn 3- 6 tháng tuổi. Các bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2- 3 lần so với các bé gái. Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị lồng ruột bao gồm: 
Khóc thét đột ngột. 
Co gối lên ngực do đau bụng từng cơn. 
Dạ dày co thắt. 
Nôn vọt, ngay cả khi không còn thức ăn vẫn nôn. 
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nôn vọt sữa liên tục, đi ngoài phân nhầy, máu, mệt lả và sốt cao. Bệnh lồng ruột ở trẻ em diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. 
Trẻ ăn quá nhiều
Tumblr media
Bé ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều có thể gây ra nôn vọt ở trẻ sơ sinh. Trẻ bú quá nhiều hoặc bú không đúng cách dẫn đến đầy hơi, vô tình dẫn đến quá tải thức ăn trong dạ dày. Thức ăn tích tụ trong dạ dày tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển, đồng thời khiến dạ dày tăng co bóp để đẩy tống chất độc và thức ăn ra ngoài khiến trẻ bị nôn vọt đột ngột. 
Hậu quả khôn lường khi trẻ sơ sinh bị nôn vọt 
Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước, biểu hiện thường thấy đó là: 
Môi và lưỡi bị khô, đỏ rát. 
Trẻ quấy khóc nhưng không có nước mắt. 
Táo bón, mệt mỏi và hay ngủ chìm giấc. 
Trường hợp trẻ mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy thận hoặc ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Trẻ bị nôn vọt khiến thức ăn bị tống xuất ra khỏi hệ tiêu hóa thay vì hấp thu. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và thậm chí là sụt cân. 
Trẻ nôn vọt với lực phun khá mạnh, điều này có thể khiến cho dạ dày và thực quản của trẻ bị tổn thương. Thậm chí là rách thực quản nếu tình trạng này lặp đi lặp lại. Mẹ có thể phát hiện tình trạng này khi thấy trong chất nôn của trẻ xuất hiện vệt máu hoặc chất nôn có màu đỏ/ hồng. 
Khi thấy dấu hiệu này, bố mẹ nên bình tĩnh để xử trí tình huống của trẻ, sau đó đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác nhất. 
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt
Tumblr media
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn vọt
Khi trẻ sơ sinh nôn vọt, mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên ngay lập tức để trẻ không bị sặc. Đồng thời hút các chất nôn trong mũi, miệng, họng của trẻ bằng khăn ước hoặc gạc y tế.  
Mẹ nên vỗ nhẹ 2 bên lưng của trẻ để trấn an tinh thần và để trẻ tránh hoảng hốt, quấy khóc dẫn đến sặc chất nôn lên mũi gây nguy hiểm. 
Tiếp theo, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm và xoa dịu dạ dày của trẻ. 
Khi trẻ đã hết cơn nôn vọt, mẹ nên bù đủ lượng dịch cho trẻ để tránh tình trạng trẻ bị mất nước quá nhiều. Cách phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch Oresol để có thể cung cấp đầy đủ cả nước và điện giải cho trẻ.  
Số lượng: Công thức khuyến nghị là 50ml/ 1kg cân nặng. Ví dụ trẻ nặng 9kg thì cần bổ sung 450ml Oresol tương đương với 100 muỗng cà phê. 
Cách sử dụng: Trẻ sơ sinh bị nôn vọt thường sẽ rất khát nên có xu hướng uống nhiều nước hoặc uống một ngụm nước đầy. Điều này lại vô tình gây nên sặc và nôn. Vì vậy mẹ cần kiểm soát lượng nước trẻ uống bằng cách cho trẻ uống từng muỗng nhỏ (khoảng 5 mL) và cách nhau 5 phút. 
Thời điểm uống: Mẹ nên cho bé uống sau khi trẻ đã bớt nôn và bình tĩnh trở lại, thường vuốt ngực cho bé khoảng 5 phút sau cơn nôn vọt rồi mới cho uống. Duy trì cho trẻ uống trong khoảng 8 giờ sau khi nôn hoặc đến khi tình trạng nôn ổn định hơn. 
Tổng kết 
Nôn vọt thường không nguy hiểm như các loại nôn mửa khác, nhưng đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh về đường tiêu hoá và hô hấp. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn vọt và đau bụng dữ dội, có máu trong chất nôn hoặc phân và kéo dài hơn 24 giờ, bạn nên nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức. 
Nguồn: https://adomir.vn/tre-so-sinh-bi-non-vot.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Ọc sữa công thức là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này xảy ra khi sữa từ bình vào miệng của trẻ quá nhanh, gây ra khó chịu và đau rát. Nếu không được điều trị kịp thời, ọc sữa có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Cùng Adomir đi tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm tình trạng trẻ bị sọc khi uống sữa công thức hiệu quả nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Triệu chứng của trẻ bị ọc khi uống sữa công thức 
Triệu chứng khu trẻ bị ọc khi uống sữa công thức
Dấu hiệu trẻ bị ọc sữa khi uống sữa công thức tương đối giống với tình trạng nôn sữa công thức. Do đó, mẹ cần phân biệt rõ 2 tình trạng này: 
Trẻ ọc sữa công thức là tình trạng sữa trào ra từ miệng nhưng ọc rất nhẹ nhàng, đôi khi sữa tự trào ra mà bé không có cảm giác gì. Sau khi ọc sữa, bé vẫn có thể cười đùa vui vẻ. Đối với những trẻ khỏe mạnh, tình trạng này là bình thường và hay xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. 
Nôn diễn ra mạnh mẽ hơn tình trạng ọc sữa công thức. Do tác động ép của dạ dày, sữa cùng với acid dạ dày, chất nhầy bị đẩy lên và tống ra ngoài qua đường miệng. Bé không còn tươi tỉnh mà có biểu hiện khá căng thẳng, giật mình. Trẻ có thể quấy khóc, khó chịu nhiều hơn trong và sau khi nôn.
Những biểu hiện của trẻ để cha mẹ có thể phân biệt rõ giữa ọc sữa và nôn sữa công thức:
Trẻ nôn nữa có kèm nôn khan
Khi nôn sữa trẻ quấy khóc nhiều hơn
Trẻ có hiện tượng cong vòng người khi nôn. Còn ọc sữa thì nhẹ nhàng có thể xảy ra ở mọi tư thế nằm. ngồi.
Khi nôn, chất nôn có thể chuyển sang màu đỏ còn ọc sữa thì không đổi màu.
Nguyên nhân trẻ bị ọc khi uống sữa công thức 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ọc khi uống sữa công thức ở trẻ sơ sinh, bao gồm: 
Tumblr media
Nguyên nhân trẻ bị ọc khi uống sữa công thức
Do sự khác lạ khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức
Thứ nhất, do trẻ đã quen bú sữa mẹ, hợp với mùi cơ thể của mẹ và nhiệt độ của sữa mẹ hơn. Dov ậy, khi chuyển sang sữa công thức trẻ có biểu hiện từ chối và không muốn ăn. Điều này dẫn đến khi  mẹ cho trẻ bú sữa công thức sẽ tự có phản xạ ọc sữa.
Do uống lượng sữa công thức quá nhiều
Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa công thức lâu hơn so với sữa mẹ. Ngoài ra, dạ dày của trẻ còn đang rất nhỏ chưa hoàn thiện vì vậy trẻ có thể cảm thấy no lâu hơn. Khi cho trẻ bý bình co cữ giống mẹ, sữa không kịp tiêu hóa hết mà đã bị nạp thêm, từ đó dẫn đến triệu chứng ọc sữa, đầy bụng và khó tiêu.
Một nguyên nhân thường gặp phải ở trẻ bú bình là do cấu tạo núm vú bằng cao su khiến bé nuốt sữa nhanh hơn. Bên cạnh đó, núm vú bình to cũng khiến việc kiểm soát lượng sữa cho bé bú khó hơn. Khi bé no không có nhu cầu ăn sữa công thức nữa, nhưng lượng sữa vẫn tiếp tục chảy xuống khiến dạ dày quá tải từ đó dẫn tới trẻ sễ bị ọc sữa ra ngoài.
Không cho bé ợ hơi
Như các mẹ đã biết thì việc cho bé bú bình sẽ nuốt phải hơi trong bình sữa. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa dễ dàng sử lý các hơi thừa này dẫn đến đầy bunnjg, chướng hơi. Vậy nên, nếu mỗi lần mẹ cho trẻ bú bình xong mà không vỗ ợ hơi sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị ọc sữa công thức.
Nếu bình sữa quá lớn cũng không phải là lựa chọn đúng đắn khi trẻ đang bị ọc sữa. Mẹ nên chọn cho bé bình sữa chứa từ 60 – 110ml sữa/ lần bú. bên cạnh đó mẹ cần kiểm tra khi con bú xong, tránh nuốt phải không khí trong bình khi đã hết sữa.
Do trẻ bị dị ứng sữa công thức
Khi trẻ bị di ứng sữa công thức là tình trọng hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng với protein trong sữa. Có thể sẽ tự động sản xuất kháng thể IgE kích hoạt các phản ứng dị ứng, đẩy chất lạ (sữa công thức) ra ngoài cơ thể gây nôn, ọc sữa. 
Ước tính, ở trẻ dưới 1 tuổi thì tỷ lệ dị ứng sữa công thức rơi vào 7%. Theo các nghiên cứu y khoa, nếu trẻ có gen di truyền dị ứng sữa từ cha mẹ, tỉ lệ này sẽ tăng 50 – 80%. Tình trạng dị ứng sữa công thức sẽ giảm dần sau 1 tuổi và khỏi hẳn khi trẻ lên 3 tuổi.
Những biểu hiện giúp mẹ nhận biết ọc dữa do dị ứng sữa công thức như:
– Nổi mẩn, phát ban trên da sau khi uống sữa công thức
– Tiêu chảy, bé đi ngoài phân lỏng và có thể có máu trong phân
– Thở khò khè, khó thở, ho khan, co đờm
– Trẻ quấy khóc không dứt, gắt gỏng kéo dài
Do tư thế bú bình của trẻ chưa đúng
https://adomir.vn/wp-content/uploads/2023/05/tre-bu-chua-dung-tu-the.jpg
Trẻ bú chưa đúng tư thế
Các mẹ thường có thói quen cho trẻ bú nằm hoặc kê bình sữa vào gối cho bé tự bú. Khi bình sữa nằm ngang hoặc lệch, núm vú sẽ không được đổ đầy sữa. Khi bé bú nuốt phải nhiều hơi trong bình, dạ dày đầy hơi đẩy mạnh sữa lên gây hiện tượng óc sữa công thức.
Do trẻ không dung nạp sữa công thức
Nhiều trẻ sẽ không dung nạp đường Lactose có trong sữa công thức cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ọc khi uống sữa công thức. Do một nguyên nhân nào đó, khả năng tiêu hóa và hấp thụ đường Lactose của trẻ gặp vấn đề, đường Lactose sẽ bị dư thừa và đẩy xuống đại tràng. Tại đây, các vi khuẩn sẽ biến đường thành acid lactic và khí CO2 gây chướng bụng, đầy hơi. Chính vì vậy, ngay sau khi uống sữa công thức, trẻ dễ bị ọc sữa, nôn sữa.
Các dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết trẻ không dung nạp Lactose:
– Trẻ biếng ăn, sợ bú mỗi lần uống sữa công thức đều quấy khóc, không chịu uống
– Sauk hí bú sữa công thức thường bị ọc sữa, nôn ra sữa công thức
– Bé đầy hơi, trương bụng
– Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng
–  Trẻ dễ bị hăm da vùng quanh hậu môn.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ sơ sinh bị trào ngược là tình trạng sữa trong dạ dày bị trào ngược lên cổ họng và  miệng của bé. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản dạ dày còn yếu, khi gặp kích thích dễ mở dây tình trạng trào ngược. Trẻ bị ọc khi uống sữa công thức do trào ngược dạ dày thực quản có thể hết khi trẻ qua 12 tháng tuổi.
Viêm dạ dày ruột
https://adomir.vn/wp-content/uploads/2023/05/viem-da-day-ruot.jpg
Viêm dạ dày ruột
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ọc khi uống sữa công thức có thể kể đến chính là viêm dạ dày ruột. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị nhiễm khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Triệu chứng ọc sữa công thức do viêm dạ dày, ruột ở trẻ:
– Ọc sữa, nôn ra sữa công thức.
– Quấy khóc, khó chịu.
– Đau bụng, bụng cồn cào, dạ dày bị co thắt.
– Tiêu chảy, phân kèm nước.
–  Đối với trẻ sơ sinh không bị sốt, trẻ lớn hơn bị sốt.
Trẻ ọc sữa công thức do bị táo bón
Táo bón cũng là một nguyên nhân thường gặp ở trẻ bị ọc sữa khi uống sữa công thức. Khi táo bón kéo dài, trẻ không đào thải ra ngoài thì chất độc được tích tụ trong phân có thể xâm nhập ngược lên cơ thể và gây hại. Hơn nữa táo bón cũng làm trẻ chậm tiêu hóa, đầy hơi và dễ bị ọc sữa khi uống.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ ọc sữa công thức do bị táo bón đó là: đại tiện khó khăn, mặt đỏ, không đi cầu từ 3-4 ngày, bụng đầy hơi, cứng chắc, phân khô, sẫm màu…
Các cách giúp hạn chế trẻ bị ọc khi uống sữa công thức 
Để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị ọc khi uống sữa công thức, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau: 
Tumblr media
Cách hạn chế trẻ bị ọc khi uống sữa công thức
Chọn núm bình phù hợp với trẻ
Mẹ cần lựa chọn núm vú phù hợp với trẻ uống sữa công thức để có thể hạn chế được tình trạng trẻ ọc sữa. Ở giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ cần lựa chọn kích thức và núm vú khác nhau.
Kích thước núm vú ti và kích thước bình – Trẻ sơ sinh đến dưới 3 tháng tuổi, kích thước bình thường là cỡ nhỏ nhất (5-120 ml sữa), núm ti cũng là dạng nhỏ nhất (size S, 1 lỗ). Điều này giúp tốc độ dòng chảy chậm, dễ kiểm soát
– Trẻ từ 3 – 6 tháng, bình sữa phù hợp với độ tuổi này có dung tích từ 120 – 180 ml. Đồng thời núm ti có thể tăng từ size S lên size M, 2 lỗ.
– Trẻ trên 1 tuổi, dung tích bình sữa có thể lựa chọn là 180 – 250 ml, núm ti size L, 3 lỗ phù hợp với lực hút mạnh.
Chất liệu
– Trẻ chưa mọc răng: Chọn núm bình bằng cao su, mềm.
– Trẻ đang mọc răng: Tốt nhất là bình sữa bằng silicon để chịu lực cắn hoặc hút mạnh của bé, không mùi.
– Có trẻ sinh non hoặc có vấn đề về miệng như bị hở lợi, sẽ có những núm vú được thiết kế đặc biệt kiểm soát tốc độ chảy của sữa.
Cho trẻ bú đúng tư thế
Cho bé bú đúng tư thế là cách nhanh nhất giúp hạn chế tình trạng trẻ bị ọc khi uống sữa công thức. Trong mọi tư thế, đầu trẻ phải cao hơn thân, điều này tránh cho trẻ bị sặc sữa. Khi bé đang bị ọc sữa mẹ không nên cho trẻ bú bình khi nằm, dù nằm nghiêng hay ngửa.
Tư thế chuẩn cho bé uống sữa công thức:
– Bước 1: Đặt bé ngồi trong lòng mẹ sao cho lưng thẳng, tay trái đỡ đầu
– Bước 2: Tay phải của mẹ giữa bình sữa hơi nghiêng, đặt núm vú cọ nhẹ vào môi để cho trẻ mở miệng. Tránh việc nhét trực tiếp núm vú vào miệng bé.
– Bước 3: Khi bé bắt đầu bú mẹ cần theo dõi khớp bú có bị trật hay không, đảm bảo sữa luôn đầy trong núm vú, tránh không khí.
– Bước 4: Khi tạm nghỉ, mẹ nhẹ nhàng hướng bình sữa xuống sao cho núm vú chạm môi dưới. Tiếp tục cho bé bú bằng cách nghiêng bình sữa lên cao.
–  Bước 5: Khi dừng bú, mẹ nhẹ nhàng đưa bình ra khỏi miệng bé. Đồng thời vỗ ợ hơi cho bé để tránh ọc sữa.
Trộn sữa mẹ với sữa công thức
Tumblr media
Trộn sữa công thức và sữa mẹ
Một trong những cách hạn chế tình trạng bé bị ọc khi uống sữa công thức là mẹ hãy trộn sữa mẹ và sữa công thức để trẻ làm quen dần. Đồng thời giam dần lượng sữa mẹ đến khi trẻ dùng được sữa công thức hoàn toàn.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý để hâm sữa công thức trong nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C. Bởi sữa công thức có nhiệt độ quá cao sữa gây hỏng sữa mẹ. Sau khi trộn mẹ cần thử lại nhiệt độ của sữa, tránh để bé có cảm nhận không tốt.
Bổ sung men vi sinh đa chủng
Men vi sinh đa chủng cung cấp đa dạng lợi khuẩn đường ruột, giúp cảu thiện tiêu hóa, tránh đầy bụng, đầy hơi. Từ đó giảm được tình trạng ọc sữa công thức ở trẻ. Các lợi khuẩn được cung cấp có khả năng cải thiện tinhft rạng bất dung nạp Latose thứ phát do các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời tiết ra các enzym phân cắt và tiêu hóa dinh dưỡng dễ dnagf hơn. Không chỉ khắc phục tình trạng ọc sữa mà còn giúp bé hấp thu tốt hơn và phát triển toàn diện.
Tổng kết
Ọc sữa công thức là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp trên. Việc điều chỉnh tốc độ cho sữa vào miệng, sử dụng dụng cụ phù hợp và điều chỉnh lượng sữa là những cách hiệu quả để giảm nguy cơ trẻ bị ọc khi uống sữa công thức mà mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng ọc sữa cho bé. 
Nguồn: https://adomir.vn/tre-bi-oc-khi-uong-sua-cong-thuc.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
La tam chua vang da cho tre so sinh
Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ sơ sinh bị vàng da 
Vàng da được hiểu là hiện tượng thay đồi màu của mô do sự tăng bilirubin trong máu. Bilirubin là chất lỏng màu vàng được gan saen xuất. Thường thì sẽ tiết ra ngoài thông qua phân. Sự dư thừa bilirubin trong máu chứng tổ chức năng gan bị suy yếu hoặc do cơ thể tăng sản xuất bất thường.
Tumblr media
Nguyên nhân bị vàng da ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị vàng da sinh lý 
Ở trẻ sơ sinh nồng độ bilirubin vẫn cao hơn so với người lớn. Đồng thời chức năng gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn chỉnh nên rất dễ gây ra tình trạng ứ động bilirubin trong máu nên sẽ dẫn đến tình trạng vàng da. 
Đồng thời thành mạch của trẻ nhỏ vẫn còn xốp nên bilirubin dễ bị thấm qua da gây ra hiện tượng vàng da. Vàng da sinh lý có thể khỏi sau 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên theo dõi các triệu chứng đi kèm khác để có những can thiệp phù hợp. 
Trẻ bị vàng da bệnh lý 
 Vàng da ở trẻ sơ sinh còn có liên quan đến một số bệnh lý như rối loạn cấu tạo hồng cầu gây tan huyết tiên phát. Nếu không được chuẩn đoán sớm thì có thể dẫn đến biến chứng vàng nhân não. Trong trường hợp này thì hầu hết trẻ sẽ tử vong hoặc sẽ để lại những biến chứng nặng nề. 
Tắm lá cho trẻ sơ sinh vàng da có hiệu quả hay không? 
Lựa chọn tắm lá chữa vàng da cho trẻ chỉ phù hợp với trường hợp trẻ bị vàng da sinh lý. Còn đối với những trẻ vàng da do bệnh lý thì cha mẹ cần sớm đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp. 
Theo đông y thì việc sử dụng các loại lá thảo dược để tắm cho trẻ không chỉ giúp điều trị bệnh lý khác nhau mà còn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, kháng viêm và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bên cạnh đó, lá tắm còn giúp làm sạch da, ngăn ngừa dị ứng, mẩn ngứa và nhiều bệnh da liễu khác nhau. 
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, việc tắm bằng lá thảo dược có thể hỗ trợ quá trình thải độc gan, giúp thanh nhiệt. Cùng với đó giúp bilirubin dư thừa được đẩy ra ngoài, góp phần làm giảm các triệu chứng của vàng da. 
Bật mí 3 loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh hiệu quả 
Dưới đây Adomir bật mí đến các mẹ 3 loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được nhiều người lựa chọn: 
Lá trà xanh
Tumblr media
Lá trà xanh
Trà xanh chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Không chỉ sử dụng làm thức uống mà còn sử dụng để tắm. Trong đông y, lá chè xanh có tính hàng, vi chát ngọt hậu mang đến công dụng kháng viêm mạnh. 
Bên cạnh đó, chè xanh còn giúp thải độc, thanh nhiệt, hóa đờm, sát khuẩn, làm lành vết thương,… Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cuus về lá chè xanh như có hoạt chất EGCG, catechin, polyphenol,… trong lá trà có chất chống oxy hóa, tiêu viêm, diệt khẩn, thúc đẩy quá trình tái dạo da, giúp cho làn da được khỏe mạnh và tươi tắn. 
Vì vậy, chè xanh là lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng. Hơn nữa, tắm cho trẻ bằng nước chè xanh còn giúp giảm di ứng, mẩn ngứa, rôm sảy và mụn nhọt trên da rất hiệu quả.  
Lá cỏ mần trầu
https://adomir.vn/wp-content/uploads/2023/05/la-co-man-trau.jpg
Lá cỏ mần trầu
Loại lá tắm tiếp theo mà chúng tôi gợi ý đến các mẹ chính là lá cỏ mần trầu. Loại cây này thường phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có mần trầu có vị ngọt chát, tính bình, giúp trừ thấp, hạ nhiều, tiêu viêm và làm sạch cực tốt. Bên cạnh đó, cỏ mần trầu còn giúp mát gan, giải độc cơ thể nên thường được các mẹ lựa chọn làm lá tắm cho trẻ bị vàng da. 
Lá kinh giới
Tumblr media
Lá kinh giới
Kinh giới là loại lá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Không chỉ được sử dụng trong chế biến các món ăn, kinh giới còn được xem như một loại thảo dược giúp giải độc, làm mát ga hiệu quả. 
Ngoài ra, lá kinh giới còn chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa vi khuẩn và làm sạch da. Việc mẹ thường xuyên sử dụng lá kinh giới cho bé sẽ giúp hỗ trợ và điều trị chứng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa và vàng da sinh lý. 
Cách tắm lá chữa vàng da cho trẻ sơ sinh 
Để tắm cho bé lá thảo dược đúng cách, mẹ cần chuẩn bị và tham khảo các bước dưới đây:
Tumblr media
Cách tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị: 
– Các loại lá tắm với lượng đủ dùng 
– Chậu tắm, nước ấm, khăn tăm, quàn áo 
Các bước tắm: 
Nhặt và đem ngân lá với nước muối sau đó rửa lại 1-2 lần nước nữa cho thật sạch. 
Vò lá hoặc giã tay để lọc lấy nước 
Chuẩn bị 1 chậu nước đun sôi, pha thêm  với nước lạnh và nước cốt lá để tắm cho bé. 
Tiếp theo, mẹ dùng khăn xô lau sạch các bộ phận cơ thể bé. Tập trung lau vào các phần như vùng như cổ, nách, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân,… 
Tráng lại với nước sạch một lần nữa để đảm bảo an toàn cho bé. 
Sử dụng khăn mềm lau khô người cho bé và mặc quần áo 
Một số lưu ý khi tắm lá chữa vàng da cho trẻ sơ sinh 
Khi sử dungj lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, tắm lá là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng mẹ cần lưu ý những điều sau:
Tumblr media
Lưu ý khi tắm lá chữa vàng da cho trẻ
– Nên chọn mua các loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không bị phun hóa chất độc hại. 
– Cách trị vàng da bằng lá tắm chỉ phù hợp với những trường hợp vàng da sinh lý. Còn đối với những bé bị vàng da bệnh lý thì cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 
– Mẹ chỉ nên tắm lá chữa vàng da cho trẻ từ 1 –2 lần/tuần. 
– Không nên quá lạm dụng việc tắm lá để chữa vàng da tránh trường hợp ảnh hưởng không tốt đến bé.  
– Bên cạnh tắm lá, mẹ cũng nên kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định từ bác sĩ để đạt được hiệu quả cao hơn. 
Tổng kết 
Trên đây là những thông tin về lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh cũng như những lưu ý khi sử dụng phương pháp này mà mẹ cần chú ý. Chúng tôi mong rằng những thông tin mà vừa đưa trên mang lại nhiều hữu ích cho mẹ.
Chúc các mẹ thành công! 
Nguồn: https://adomir.vn/la-tam-chua-vang-da-cho-tre-so-sinh.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Thoi gian tam cho tre so sinh
Trẻ sơ sinh mới chào đời còn non nớt, sức đề kháng yếu, nàn da mỏng manh và cơ thể chưa hoàn thiện. Vậy nên việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn này cần sự tỉ mỉ và cẩn thận nhất là trong ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cơ thể. Trong bài viết dưới đây, Adomir chia sẻ đến các mẹ thời gian tắm cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả nhất.  
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh là hợp lý nhất 
Đối với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm cho trẻ chính là một thử thách vô cùng lơn. Bởi việc tắm không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Một trong những thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm chính là thời gian tắm cho trẻ sơ sinh là hợp lý?
Tumblr media
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh là hợp lý
Về lý thuyết sẽ không có một khung giờ cố định bề thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày, miễn thấy thuận tiện. Tuy vậy, khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh còn chưa tốt, do đó bé rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, mẹ nên tắm cho trẻ vào lúc trời ấm áp. Hai khung giờ phù hợp để mẹ có thể cân nhắc tắm cho con đó là buổi sáng trước 9h30 và buổi chiều trước 4h30. 
Nếu như mẹ không thể chọn thời điểm lý tưởng này thì có thể sử dụng một số cách để đảm bảo nhiệt độ phòng tắm của bé đủ ấm. Mẹ chỉ càn đảm bảo được yếu tố này thì thời gian tắm cho trẻ sẽ không còn quá quan trọng nữa. 
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh kéo dài trong bao lâu 
Nếu mẹ tắm quá kỹ cho trẻ sơ sinh quá lâu sẽ không phải là tốt, bởi làn da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng manh. Vì vậy, mẹ không nên bé ngâm trong nước quá lâu. Theo bác sĩ mỗi lần tắm cho bé từ 5 –10 phút. 
Thời gian tắm này là hợp lý và vừa đủ, da bé không bị khô cũng như bị hạ thân nhiệt. Để chăm sóc tốt hơn cho làn da của bé mẹ có thể sử dụng thêm kem dưỡng da, thoa lên da bé sau khi tắm để giúp làn da luôn mềm mại không khô ráp. 
Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh?
Tumblr media
Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh
Trong 24 giờ sau sinh, mẹ không nên tắm cho trẻ. Việc tắm sớm cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ bị hạ thân nhiệt và hạ đường huyết. Đồng thời còn làm gián đoạn việc bú và khô da. 
Thực tế, trẻ sơ sinh khá sạch và ít mồ hôi nên việc tắm cho trẻ mỗi ngày là không quá cần thiết. Khoảng 3 lần mỗi tuần là đủ, nếu bạn muốn tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày hãy theo dõi làn da của bé có phản ứng gì không nhé. 
Những mụn nước, đốm đỏ lấm tấm, bong tróc hay tinh trạng khô da đều là biểu hiện của hiện tượng kích ứng da. Lúc này, mẹ cần giảm số lần tắm và đồng thời xem xét việc thay đổi sữa tắm hoặc sản phẩm chăm sóc da cho bé. Trường hợp da bé không cải thiện mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn. 
Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách 
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cũng chính là điều các mẹ cần quan tâm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước tắm mà mẹ có thể tham khảo:
Tumblr media
Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng
Cần chuẩn bị trước khi tắm 
– Quần áo, tất chân, khăn, bao tay, mũ, tã giấu, bông gòn và cồn 70 độ., 
– Chậu và nước ấm từ 36 – 37 độ C 
– Dầu gội, sữa tắm, phấn rôm dành riêng cho trẻ sơ sinh. 
Thực hiện  
Mẹ nên cho bé tắm trong tư thế thoải mái nhất, bé bé lên tay trái hoặc phải, tay còn lại giữ đầu bé. Phần mông của bé tiếp xúc với đùi mẹ. 
Dùng khăn mặt thấm nước, vắt khô rồi nhẹ nhành lai phần mắt, sống mũi, mặt, tai và cổ cho bé. 
Bịt lỗ tai bé để tránh nước sau đó tiến hành gội đầu 
Tiếp tục cởi bỏ rã, quần áo, sau đó cho bé vào chậu tắm toàn thân. Chú ý vệ sinh thật kỹ phần nách, khuỷu tay, khuỷu chân, bẹn, mông và vùng kín 
Trường hợp nếu trẻ sơ sinh chưa rụng rốn khi tắm mẹ nên băng kỹ tốn trước khi tắm để tránh dính nước. 
Chăm sóc trẻ sơ sinh sau tắm 
Dùng khăn mềm lau khô người bé. Sau đó thoa phấn rôm vào vùng khủy tay, cổ, nách, ngực, bẹn, mông, khủy chân 
Trẻ chưa rụng rốn cần vệ sinh bằng cồn 70 độ, sau đó mới thay băng rốn 
Cuối cùng mặc tã giấy, quần áo, mũ, khăn,… cho bé 
Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh 
Ngoài việc quan tâm tới thời gian tắm cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
https://adomir.vn/wp-content/uploads/2023/05/luu-y-khi-tam-cho-tre-so-sinh.jpg
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
– Không tắm cho trẻ sơ sinh ngay sau khi bú hoặc trẻ đang đói 
– Không tắm cho trẻ khi đang buồn ngủ 
– Không nên tắm cho trẻ khi nhiệt độ cơ thể đang giảm 
– Luôn tắm cho bé bằng nước ấm, nhiệt độ lý tưởng 36 – 37 độ C. Nếu không có nhiệt kế, mẹ hãy sử dụng phần cùi trỏ để kiểm tra. 
– Nhiều trẻ sơ sinh rất thích tắm nhưng cũng có số khác lại rất sợ nước. Vậy nên mẹ cần “thăm dò” bé trước khi tắm. 
– Mẹ cần lau thật khô sau khi tắm nhất là vùng da có nếp gấp, dễ đọng nước khiến bé bị hăm hoặc nhiễm lạnh. 
– Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho bé. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng hơn 
Tổng kết 
Trên đây là những thông tin chi tiết về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh giúp mẹ có thêm kiến thức nuôi con hữu ích. Để biết thêm nhiều kiến thức nuôi con hãy tham khảo ngay website Adomir.vn nhé các mẹ.
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/thoi-gian-tam-cho-tre-so-sinh.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Tre 1 tuoi hay bi non tro
Nôn trớ là một triệu chứng về các bệnh lý đường tiêu hóa và thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ bị nôn trớ cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác và bệnh lý toàn thân. Đã có rất nhiều bậc phụ huynh lúng túng trong việc xử lý không biết phải làm sao khi trẻ liên tục gặp phải tình trạng này. Vậy trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có làm sao không, cách khắc phục triệt để tình trạng này. Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây cùng Adomir nhé. 
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ 1 tuổi
Tumblr media
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ 1 tuổi
Để hiểu rõ hiện tượng này bạn cần biết cách phân biệt thế nào là nôn và trớ. 
– Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào lên miệng do sự co thắt của thành bụng. 
– Trớ là hiện tượng trào ngược thức ăn đơn thuần mà không có sự có thắt của cơ quan thành bụng và thường là trớ ra thức ăn chưa được tiêu hóa.  
Hiện tượng này thường thấy ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh. Trẻ nôn trớ không kèm theo các dấu hiệu khác như quấy khóc, đau bụng, chán ăn,… thường không phải là tình trạng đáng lo. Nhưng nếu tình trạng này kép dài sẽ khiến trẻ lười ăn, chậm tăng cân, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và trí tuệ. 
Tại sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ? 
Thông thường trẻ 1 tuổi bị nôn trớ sẽ có 2 nguyên nhân dưới đây: 
Nôn trớ sinh lý
Tumblr media
Nôn trớ sinh lý
Trẻ 1 tuổi bị nôn trớ có thể xảy ra do cấu tạo của cơ quan tiêu hóa. Bởi khi sinh ra dạ dày của trẻ có xu hướng nằm ngang, khả năng đẩy thức ăn xuống dạ dày còn yếu. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ như thay đổi tư thế đột ngột, bé ăn quá no, quấy khóc, ho,… sẽ khiến cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản. 
Nôn trớ bệnh lý 
Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý thường kèm theo các triệu chứng đặc trưng của bấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể: 
– Bệnh lý đường tiêu hóa: Khi mới ra đời đường tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên dễ hay gặp phải các bệnh lý về đường ruột như: trẻ khó tiêu, đầy bụng, viêm ruột, tắc ruột,… Lúc này, trẻ thường nôn trớ kèm theo các cơn đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng, quấy khóc,… 
– Viêm đường hô hấp: Trẻ 1 tuổi chưa có khả năng kiểm soát cơ thể nên cơn ho dai dẳng sẽ khiến trẻ dễ bị kích thích, dẫn đến hiện tượng nôn trớ. 
– Ngộ độc thực phẩm: Trẻ nôn tró sau vài giờ ăn và kéo dài liên tục trong vài ngày, kèm theo là trẻ mệt mỏi, khó chịu và dấu hiệu mất nước thì khả năng cao trẻ bị ngộ độc thực phẩm. 
Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có nguy hiểm không?
Tumblr media
Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có nguy hiểm
Có rất nhiều cha mẹ cho rằng, hiện tượng nôn trớ sinh lý bình thường diễn ra trong quá trình sinh trưởng của trẻ nhỏ và sẽ biến mất khi bé lớn lên. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nên cha mẹ không nên chủ quan với các trường hợp xấu có thể xảy ra. 
– Trẻ đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên rồi nôn ói, bụng có dấu hiệu căng phồng, thì rất dễ bé nhà bạn đang mắc phải bệnh lý rồng ruột hoặc tắc ruột. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. 
– Với những trẻ 1 tuổi bị nôn trớ nhiều lúc ngủ thì mẹ cần xem lại khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Đây có thể là dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi. 
Nôn trớ sinh lý không đánh lo nhưng nếu trẻ bị nôn trớ sẽ khiến mệt mỏi và khó chịu. Bởi sau mỗi lần nôn trớ bé lại quấy khóc và không chịu ăn lâu dần sẽ dần đến chứng biếng ăn. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. 
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ 
Khi đã tìm được nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ thì cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới dây giúp trẻ cải thiện tình trạng này:
Tumblr media
Xử lý khi trẻ bị nôn trớ
– Khi bé nôn trớ mẹ cần đỡ bé ngồi dậy từ từ, tuyệt đối không đượuc bế xốc, tránh chất nôn tràn vào khí quản dây gặc. Bé nôn xong mẹ dùng khăn sạch, nhúng nước, vắt khô rồi lau sạch miệng và mũi. Đồng thời thay cho bé bộ quần áo mới để không làm bé khó chịu. Sau đó mẹ cần ôm bé vào lòng, nhẹ nhàng vỗ lưng để giúp bé không bị hoảng sợ. 
– Khi bé nôn trớ, hết khóc mẹ hãy cho con uống một lượng nước nhỏ bằng muỗng hoặc từng ngụm một. 
– Trường hợp bé bị nôn trớ liên tục mẹ hãy cho trẻ uống 50ml nước điện giải sau mỗi 30 phút. Sau khi bé ngừng nôn, mẹ mới cho bé ăn lại và từ từ điều chỉnh lượng ăn tăng dần, tránh cho bé ăn quá nhiều một lúc. 
– Giấc ngủ khiến cơ thể mau chóng phục hồi, bớt mệt mỏi. Vậy nên mẹ hãy cố gắng dỗ dành bé nghỉ ngơi nhé. 
Lưu ý: Mẹ không nên tự ý cho mẹ dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. 
Các biện pháp phòng ngừa nôn trớ ở trẻ 1 tuổi 
Các biện pháp phòng ngừa trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ như sau:
Giữ tư thế đúng sau khi bé ăn no
Tumblr media
Phương pháp phòng ngừa nôn trớ
Khi cho trẻ ăn xong mẹ cần tránh các hoạt động chạy, nhảy hoặc đùa giỡn khiến trẻ bị kích thích, dễ dẫn đến nôn trớ. Tốt nhất mẹ nên cho con vận động nhẹ nhàng từ 15-20 phút rồi mới cho trẻ nằm. 
Điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày 
Nếu trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ do dinh dưỡng sau cách thì các mẹ chú ý không nên ép bé ăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến bé sợ hãi, quấy khóc, dẫn đến nôn trớ. Thay vào đó mẹ hãy tạo cảm hứng cho con, mỗi bữa ăn trở thành một bữa tiệc vui vẻ và đầy đủ dưỡng chất. 
Nới lỏng quần áo 
Việc cho trẻ mặc quần áo quá chật sẽ khiến dạ dày và thành bụng bị chèn ép, dễ dồn nén dẫn đến nôn trớ. Để khắc phục tình trạng này trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ mẹ nên mặc cho bé những bộ đồ thoải mái, chất liệu co giãn tốt đặc biệt là nới lỏng khu vực quanh bụng khi cho bé ăn và bú. 
Cho trẻ ăn một lượng vừa đủ 
Mẹ cần chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, việc này giúp bé không bị nhồi nhét ăn quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho bé. 
Khi cho bé ăn bằng muỗng, mẹ không nên để ở trong miệng bé quá lâu. Điều này sẽ tạo ra phản xạ nôn gây ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ. 
Cho trẻ uống nước sau ăn để dễ tiêu hóa hơn 
Với các món ăn dễ gây dị ứng như hải sản thì mẹ nên cho trẻ thử từng ít một để xem phản ứng của cơ thể bé. Bếu bé không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ có thể tăng lượng ăn vào những bữa ăn tiếp theo. 
Cho trẻ bú đúng cách 
Nếu bé nhà bạn còn bú mẹ thì cần để ý đến việc mẹ cho con bú đúng cách để hạn chế tình trạng trẻ bị nôn trớ sau khi bú xong: 
– Đầu tiên, mẹ cần đặt bé nằm trọn trong lòng mẹ, nâng cằm bé chạm ngực và mũi không bị chặn, đầu hơi ngả ra sau. Mẹ nên cho con nằm nghiêng khi bú không cho bé bú ở tư thế nằm ngửa. Bởi khi ở tư thế này trẻ rất hay bị sặc sữa vào khí quản, rất nguy hiểm. 
Đồng thời, mẹ cũng cần kiểm soát giờ ngủ của bé. Không nên cho bé bú quá no sẽ dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. 
Khi nào cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế?
Tumblr media
Nếu tình trạng trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ nhiều thì cha mẹ cần đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời. 
Một số dấu hiệu như: 
– Trẻ sốt cao, đau bụng quằn quại, tím tái, co giật,… 
– Có hiện tượng mất nước, trẻ 1 tuổi bị nôn trớ liên tực nghi bị ngộ độc thực phẩm. 
– Trẻ nôn trớ liên tiếp trên 24h 
– Bé nôn ra máu hoặc dịch mất vàng, xanh. 
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin về tình trạng trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ mà cha mẹ cần biết và nắm rõ để áp dụng vào việc nuôi con. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy truy cập vào website Adomir để được tư vấn chi tiết nhất.  
Cảm ơn và chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/tre-1-tuoi-hay-bi-non-tro.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Cham soc tre khi thoi tiet giao mua
Thay đổi thời tiết là khoảng thời gian khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm bởi thời tiết ẩm ướt và khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là 7 bí quyết mà cha mẹ cần nằm lòng để chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa. Mời các mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Adomir nhé!
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh có thể coi là cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và virus tấn công. Việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều vi khuẩn – đặc biệt trong thời tiết giao mùa rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển sẽ khiến chúng dễ dàng tấn công hệ thống sức khỏe của trẻ. Do đó, hãy thực hành thói quen vệ sinh tốt như: đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay định kỳ, sử dụng khăn lau khi hắt hơi, sẽ giúp hạn chế sự tác động của vi rút, vi trùng và các tác nhân gây dị ứng.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý
Tumblr media
Chế độ dinh dưỡng giúp bảo vệ con khi giao mùa
Dinh dưỡng chính là chìa khoá giúp tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chú trọng bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây theo mùa sẽ giúp cơ thể của con được cung cấp một lượng vitamin dồi dào để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, hạn chế món nhiều dầu mỡ và chú trọng bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nạp vào cơ thể. Vitamin C sẽ giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi thời tiết, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. 
Thực phẩm được khuyến khích ăn vào mùa thu bao gồm vừng, mật ong, lê, khoai, ớt chuông đỏ, trái cây khô, bí đỏ, gừng, bông cải xanh…
Tiêm phòng
Tumblr media
Tiêm phòng cho trẻ khi giao mùa
Để phòng bệnh cho trẻ nhỏ, bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh, chế độ dinh dưỡng phù hợp các gia đình cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt với các trẻ lớn cần lưu ý các mũi tiêm nhắc lại vì trên thực tế nhiều gia đình còn chưa hiểu đầy đủ sự cần thiết của việc cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vắc xin. Với trẻ nhỏ từ 0 – 12 tháng tuổi, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ rất cao, có nơi đạt gần 100% nhưng với trẻ lớn trên 12 tháng tuổi thì tỷ lệ tiêm nhắc lại thấp hơn. Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trẻ 18 – 24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc xin bạch hầu – ho gà –  uốn ván mũi 4 (DPT4) và tiêm vắc xin sởi – rubella. Trong năm 2017, trên quy mô toàn quốc tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 đạt 90,2%  tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2/sởi-rubella đạt 91,9% nhưng còn một số huyện đạt tỷ lệ dưới 80%. 
Ăn chín uống sôi 
Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về bảo đảm an toàn thực phẩm và ăn chín uống sôi nhằm góp phần phòng chống các bệnh truyền nhiễm khi giao mùa, đặc biệt là đối với hệ miễn dịch non nớt của trẻ nhỏ. Có rất nhiều mẹ có thói quen nấu đồ ăn tái một chút để đảm bảo vị ngọt nhưng điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh cho trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần lưu ý chỉ nên nấu một lượng đồ ăn vừa đủ và tránh hâm lại nhiều lần không tốt cho sức khỏe.
Lựa chọn quần áo phù hợp với trẻ
Chọn lựa quần áo phù hợp với trẻ chính là một trong những cách phòng tránh bênh giao mùa cho bé hiệu quả mà cha mẹ cần lưu ý. Vào mùa hè nên ưu tiên lựa chọn các quần áo có chất liệt cotton có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng mát. Còn mùa đông cần giữ ấm cho bé đặc biệt là khi ra ngoài cần mặc áo khoác, đeo găng tay, khăn, mũ ấm. Khi bé ngủ cần đảm bảo giữ ấm vùng cổ và bụng, vì đây là những bộ phận rất nhạy cảm.
Khám sức khoẻ định kỳ
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thực phẩm chứa hóa chất gây hại, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh khi giao mùa và vô số nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh tật ngày càng gia tăng. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe, chẩn đoán sớm các bất thường trong cơ thể và kịp thời đưa ra phương án điều trị thích hợp cho trẻ.  
Tắm nắng
Tumblr media
Bảo vệ con khi giao mùa bằng phương pháp tắm nắng
Tắm nắng cho bé đúng cách giúp cơ thể sản xuất đủ vitamin D nên hạn chế tình trạng còi xương, vàng da cho trẻ. Bên cạnh đó việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh mang lại lợi ích to lớn là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, các cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh chống hăm tã vì ánh nắng có tác dụng diệt khuẩn khi thời tiết thay đổi.
Thường xuyên vận động
Ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi nên cần tránh cho trẻ vận động vào buổi trưa, tranh thủ vận động vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối là tốt nhất. Cha mẹ nên lựa chọn hình thức và thời gian vận động phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, tập thể dục vào giao mùa đôi lúc không những không tốt mà còn khiến trẻ dễ bị ốm hơn vì nó tạo thêm gánh nặng cho cơ thể, cơ thể mất sức mệt mỏi. Do đó, cha mẹ cần quan sát và kiểm tra sức khoẻ của trẻ trước khi cho con vận động hay tham gia hoạt động thể chất nào đó. 
Luôn nhắc nhở bé đeo khẩu trang khi ra ngoài
Mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài để bảo vệ sức khỏe. Bởi trong môi trường không khí chưa rất nhiều vi khuẩn, virus và bụi bẩn gây lây bệnh. Vậy nên cha mẹ cần cho con đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. Lưu ý nên lựa chọn loại khẩu trang kháng khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.
Tổng kết
Thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị tấn công bởi những loại vi khuẩn, virus lây bệnh. Vậy nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc và bổ sung các vitamin tổng hợp hoặc thức ăn chứ nhiều chất. Với những phương pháp cơ bản trên là những nguyên tắc “vàng” vô cùng hữu hiệu chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa để bé khỏe mẹ an tâm hơn. 
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/cham-soc-tre-khi-thoi-tiet-giao-mua.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Cach giam ho cho tre
Thời điểm giao mùa, hiện tượng ho xảy ra với nhiều người trong đó có cả trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ kéo dài rất lâu khiến bản thân người bệnh khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và nhất đối với trẻ nhỏ. Để giúp bé giảm ho hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng cách giảm ho cho trẻ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng dưới đây cùng Adomir nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ho
Ho là hiện tượng cơ thể phản ứng lại các tác động từ môi trường xung quanh, hạn chế sự xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất bài tiết ra ngoài. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn kém và sức đề kháng không cao nên các cơn ho sẽ thường xuyên và giai dẳng khiến trẻ mất ngủ cả đêm.
Các loại ho phổ biến
Để biết cách giảm ho cho bé nhanh chóng thì cha mẹ cần phải biết bé nhà mình đang gặp phải loại ho nào:
Tumblr media
Ho có đờm
Nguyên nhân thường gặp ở cơn ho này là do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hen,… Ho có đờm là hiện tượng tống xuất dị vật (đờm) ra ngoài. Các cơn ho đờm còn kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng và biếng ăn. Tình trạng này thường kéo dài 1 đến 3 tuần, vào những ngày đầu cơn ho sẽ rất tồi tệ. Trung bình, trẻ sẽ thường bị cảm từ 5 đến 10 lần mỗi năm.
Ho khan vào đêm
Cha mẹ nếu thấy trẻ bắt đầu ho khan thì cần đưa bé đi thăm khám, bởi ho khan bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như vùng mũi và cổ họng. Ngoài ra, ho khan là dấu hiệu sớm của bênh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ho khan bắt đầu nặng hơn vào buổi tối và khi trẻ vận động.
Ho gà
Ho gà là căn bệnh ngày càng phổ biến, nguyên nhân bắt nguồn từ “cuộc tấn công của các con vi khuẩn” tấn công vào lớp lót đường thở, gây viêm trầm trọng, làm hẹp đường thở, nguy hiểm nhất là có nguy cơ chặn đường thở ở bé. Bé có thể bị thiếu oxy do hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái.
Ho gà tình trạng tương tự như cảm cúm, nhưng các cơn ho ở trẻ càng lúc càng nặng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ ho rất nhiều, thậm chí còn ho hơn 25 lần mỗi lần thở. Giữa các lần ho, trẻ khó thở và tạo ra âm thanh giống tiếng gà khi trẻ hít vào.
Ho trầm trọng
Nguyên nhân của cơn ho này là do một loại virus gây bệnh ở đường hô hấp và bắt đầu ủ bệnh trong thời gian dài ở bé. Trong những ngày đầu bị nhiễm virus, con của bạn sẽ không có biểu hiện triệu chứng và dễ lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người thường tiếp xúc với trẻ.
Ho ông ổng
Nguyên nhân bắt nguồn từ viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ, bệnh này thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau với độ tuổi ở trẻ từ 6 tháng đến trẻ 3 tuổi.
Âm thanh của tiếng ho như tiếng hải cẩu, cơn ho thường diễn ra vào ban ngày và càng trở nên tệ hơn vào ban đêm. Một số trẻ rất nhạy cảm nên thường dễ mắc bệnh viêm thanh khí quản khi bị cúm.
Cách giảm ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Cùng Adomir tìm hiểu các cách giảm ho cho trẻ tại nhà hiệu quả:
Chữa ho với quả lê
Theo y học hiện đại, quả lê có chứa các thành phần như canxi, phốt pho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa nên có công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng hệ hô hấp. 
Tumblr media
Chữa ho cho bé bằng quả lê
Chuẩn bị: 2 quả lên, 1,5 thìa đường phèn, 1 thìa kỷ tử, 6-8 quả táo tàu khô, 1,5 cốc nước 
Cách làm:  
Rửa lê dưới vòi nước sạch, sau đó gọt vỏ, cắt lê thành lát mỏng hoặc cắt quân cờ tùy thích 
Táo Tàu và kỷ tử xả dưới vòi nước cho sạch bụi. 
Cho lê đã thái, táo tàu, kỷ tử vào nồi, đổ nước và đường phèn vào nấu trên lửa lớn. Nếu đường phèn có kích thước lớn, mẹ nên dùng chày đập nhỏ đường ra. 
Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa, canh chừng để nước không trào ra ngoài. 
Tiếp tục nấu trong khoảng 15 – 20 phút. 
Lê sau khi hầm, bạn đổ ra chén nhỏ cho nguội. Bạn có thể cho bé ăn khi lê đã nguội hẳn hoặc cất trong ngăn mát cho bé dùng dần trong 1 – 2 ngày. 
Bạn có thể dùng cách chưng lê trị ho cho bé này như một món tráng miệng hay ăn nhẹ cho bé.
Chanh đào mật ong
Theo Đông y, chanh đào có vị chua, tính mát, vào ba kinh tì, vị và can, có tác dụng thanh nhiệt, giảm cân, tiêu mỡ, trừ ho, viêm họng, lợi tiểu tiện, kháng viêm, tiêu độc. Chanh thường được thu hoạch vào tháng 8, 9. Khi chín, chanh đào có vỏ mỏng, ruột màu hồng đào, rất nhiều nước. 
Tumblr media
Cách ngâm:  
Chuẩn bị: chanh đào 1kg, mật ong 1 lít, đường phèn 0.5 kg, tốt nhất là bạn dùng mật ong rừng, hiệu quả sẽ tốt hơn. 
Dùng bình thuỷ tinh, rửa sạch chanh đào rồi ngâm 30 phút với nước muối, để ráo nước. Sau đó, cắt bỏ cuống, thái lát mỏng, xếp từng lát vào bình thuỷ tinh. Cứ 1 lớp mỏng chanh đào thì bạn rắc 1 lớp đường phèn, sau đó đổ mật ong, làm tuần tự tới khi đầy bình. Phần trên cùng dùng vỉ nén đè lên, tránh tình trạng mốc. Sau cùng đậy nắp kín và để nơi thoáng mát. 
Giảm ho cho bé với gừng
Theo đông y gừng có vị cay, tính ấm và có tác dụng giải hàn, giải độc,… nhờ công dụng này mà gừng là một  bài thuốc dân gian trong việc trị hô hấp, viêm họng, viêm phế quản,… chứa nhiều gingerol, được sử dụng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giúp chống lại cảm cúm cũng như cảm lạnh thông thường.
Giảm ho cho trẻ bằng gừng
Cách làm như sau:
– Chuẩn bị một củ gừng nhỏ và hai muỗng đường phèn
– Gừng đem gọt bỏ vỏ, rửa sách sau đó thái sợi
– Đặt gừng và đường phèn vào chén
– Đêm đi cách thủy trong vòng 15 – 20 phút
– Sau đó để nguội, loại bỏ phần rắn, chắt phần nước cho bé uống từ 2-3 lần/ngày.
Giảm ho cho bé với tỏi
Tỏi có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt thích hợp chữa trị các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đặc biệt trong tỏi chức hàm lượng germanium rất cao. Tỏi giúp nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Cách thực hiện:
– Lấy 2 – 3 tép tỏi, đập dập cho vào bát và thêm nửa bát nước
– Lấy 1 viên đường phèn và hấp cách thủy 15 phút
– Để ấm, lấy nước tỏi cho bé uống, ngày 2 – 3 lần
Sử dụng lá húng chanh để chữa ho
Theo y học cổ truyền húng quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn dùng để chữa viêm họng, giải cản và chữa ho, cảm cúm,… là phương thuốc dùng để sắc uống.
Tumblr media
Cách làm như sau:
– Rửa sạch lá 15 – 16 lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh và sử dụng máy say say nhuyễn.
– Tiếp theo cho thêm đường phèn, đem hỗn hợp hấp cách thủy trong vòng 20 phút, lấy nước cốt đã loại bỏ xác cho bé uống liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.
– Mẹ nên cho bé sử dụng khi còn ấn hay nóng nhẹ, tránh uống khi lạnh, hạn chế để nguội để đường thở không bị kích thích
Cách giảm ho cho bé bằng lá hẹ
Rau hẹ có nhiều tác dụng như có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay,… có tác dụng ôn trùng, hành khó, tán hàn và giải độc. Thông thường được sử dụng trong các bàu thuốc đau tức, ngã chấn thương, ho.
Các bước thực hiện:
– Chuẩn bị 10g lá hẹ và 3 thìa cà phê mật ong
– Sơ chế phần lá hẹ rồi cắt khúc
– Cho lá hẹ vào bát nhỏ và thêm mật ong
– Chưng cách thủy trong nồi khoảng 15 phút
– Chắt lấy nước cốt, loại bỏ xóc, rồi cho bé uống
Giảm ho cho bé bằng hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng vó vị ngọt, tính bình, mùi nhẹ, không độc. Công dụng phổ biến trong y học là giúp hỗ trợ giảm ho cho trẻ nhỏ.
Tumblr media
Cách thực hiện:
– Lấy cách hoa hồng trắng rửa sạch trộn với một lượng đường phèn vừa đủ.
– Đổ một ít nước lọc, đem hấp cách thuỷ rồi cho bé uống.
– Cho bé sử dụng 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.
Trị ho bằng củ cải trắng
Củ cải trắng là phương thuốc giảm ho cho bé được nhiều người sử dụng vì nó tự nhiên và an toàn. Củ cải trắng có thính thanh mát và giải độc cơ thể,…
Tumblr media
Các bước thực hiện:
– Rửa sạch củ cải trắng với nhiều lần nước, gọt vỏ rồi cắt nhỏ hình hạt lựu
– Ép lấy nước bằng máy ép sinh tố
– Gừng rửa sạch, thái miếng nhỏ
– Cho hỗn hợp gừng và nước của cải với nhau và đun sôi
– Đun trong khoảng 10 phút thì cho mật ong vào, khuấy đều xong rồi tắt bếp
– Cho bé uống khi còn ấm.
Cách giảm ho cho bé bằng rau cải cúc
Theo các nghiên cứu đông y rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, thơm, tính hơi mát, không độc, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Có tác dụng trị ho lâu ngày, chữa đau mắt, làm tán phong nhiệt
Thường sử dụng trị các bệnh như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản,… Thời xưa thường sử dụng loại rau này để giúp giảm ho cho bé rất công hiệu.
Cách thực hiện:
– Lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch và để ráo nước.
– Cho vào tô, nấu cùng cháo, đổ cháo lên tô cải cúc.
– Để 5-10 phút cho chín rồi trộn đều lên.
– Mỗi ngày ăn 2-3 lần
Trị ho bằng nghệ tươi
Theo nghiên cứu cho biết chất curcumin trong nghệ tươi có đặc tính kháng viêm, chất chống oxy hóa cao giúp cho niêm mạc dạ dày tạo một lớp màng bảo vệ,… Với các đặc tính như vật nghệ còn dùng để giảm ho nên được nhiều cha mẹ tin dùng
Sau đây là cách thực hiện:
– Rửa sạch, cạo vỏ, rồi đem đi nghiền nhỏ.
– Cho nghệ đã nghiền vào bát, thêm 1-2 viên đường phèn, thêm một ít nước.
– Đem chưng cách thủy khoảng 15-20 phút.
Lá diếp cá giúp giảm ho
Trong lá diếp cá có chứa thành phần quercetin và isoquercitrin nên có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt và các hợp chất flavonoid được tìm thấy trong rau diếp cá có khả năng chữa lành vết thương.
Một số công dụng khác của rau diếp cá: làm chắc thành mao mạch, lợi tiểu, sát khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt. Đây là một bài thuốc giảm ho cho bé hiệu quả.
Sau đây là cách thực hiện:
– Nhặt bỏ những lá diếp cá bị vàng và héo.
– Rửa sạch với nước, rồi cho vào máy sinh tố để xay nhuyễn.
– Chế biến với một chút nước lọc, khuấy đều rồi lọc lấy nước.
– Cho khoảng 1-2 thìa mật ong vào hỗn hợp nước rau diếp cá rồi, khuấy đều rồi cho bé uống.
Lá xương sông
Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày. Bài thuốc này rất là hiệu quả nhưng hơi khó uống và trẻ nhỏ uống thường sợ và dễ bị trớ.  
Bài thuốc như sau: búp non của lá xương sông, hấp cách thủy lên, nếu khó uống mẹ có thể cho chút đường, và đạt hiệu quả tốt hơn thì cho cả lá hẹ vào hấp cùng, mỗi lần uống 1 chén khoảng 100ml và ngày uống 3 lần, triệu chứng ho của trẻ sẽ giảm
Quýt hấp đường phèn
Quýt không chỉ là loại quả giàu vitamin, ngon miệng mà đặc biệt còn có tác dụng chữa ho cho trẻ nhỏ và cả người lớn.  
Chuẩn bị: 3-4 quả quýt chín, 20g Hẹ, 10g đường phèn.  
Cách làm: Quýt rửa sạch, cắt ngang bỏ hạt. Cho quýt vào chén sứ, hoặc chén sành, cho đường phèn và hẹ vào trộn chung (có thể không dùng Hẹ), chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Sau đó lấy ra dầm nhuyễn, vắt lấy nước uống, có thể pha loãng với ít nước đun sôi để nguội cho dễ uông. Mỗi ngày uống 2 lần, trong 3 – 5 ngày, có thể tới 7 ngày.
Tumblr media
Sử dụng quýt hấp đường phèn 2 lần mỗi ngày
Trên đây là tổng hợp 10+ cách giảm ho cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng cho bé được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay. Còn rất nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe của bé sẽ được Adomir tiếp tục cập nhật trong những bài viết tiếp theo.
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/cach-giam-ho-cho-tre.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Phuong phap nuoi con cua nguoi Do Thai
Con thông minh và tự lập là mong muốn của mọi bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cha mẹ áp dụng phương pháp sai cách, khiến bé không có cơ hội phát triển. Dưới đây là gợi ý 10 + phương pháp nuôi con của người Do Thái thành thiên tài hiệu quả mà không phải cha mẹ nào cũng biết.
Khuyến khích tinh thần độc lập
Có một điều rất đơn giản nhưng cần nhớ trong nguyên tắc nuôi con của người Do Thái, không bao giờ là sớm để bắt đầu hướng dẫn trẻ cách tự lập, từ những công việc nhỏ nhặt nhất hàng ngày. Tập làm những việc quen thuộc hàng ngày với trách nhiệm cao sẽ giúp trẻ hiểu được bản thân trẻ đang mong muốn điều gì. Đồng thời, trong quá trình này, trẻ sẽ hiểu được có những nguyên tắc cần phải tuân theo và những hậu quả tất yếu nếu nguyên tắc bị phá vỡ. 
Người Do Thái luôn dạy con mình cách tự lập như con tự ăn, tự cầm muỗng đũa, tự làm những việc trong độ tuổi mà bé có thể làm. Ví dụ như nếu bạn đến bất kỳ quán cafe ở Isarel không khó để bắt gặp những trẻ em Do Thái tự ngồi ăn một mình dù chỉ ở khoảng 1 tuổi. Bên cạnh đó, khi bạn dạy trẻ cách sống và làm việc độc lập, bạn cũng cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng an toàn.
Cha mẹ Do Thái luôn tạo điều kiện để con học tập, tự lập làm mọi việc trong khả năng của trẻ. Nhưng ở Việt Nam,đa số bố mẹ sợ con mình còn quá nhỏ để có thể tự làm mọi việc, cụ thể như 4 – 5 tuổi vẫn được cha mẹ xúc cho ăn cơm hàng ngày. Chính những điều này đã hình thành cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ, được bao bọc và tương lai khó thành tài.
Mọi nỗ lực đều được ghi nhận
Hãy dành cho trẻ lời khen hoặc công nhận như “Con đã làm rất tốt!”.  
Khen bé khi bé làm được một việc tốt để con có động lực phát huy và duy trì tinh thần đó. Lời khen tuy đơn giản nhưng lại chính là món quà khen thưởng ý nghĩa nhất để con có những cư xử tốt. Bạn không nên dùng vật chất để khen thưởng bé vì như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho con.
Tumblr media
Ghi nhận nỗ lực là phương pháp nuôi con “thiên tài” của người Do Thái
Không ra lệnh, chỉ gợi ý
Cách giáo dục của người Do Thái là họ không bao giờ ra lệnh bất kỳ điều gì để làm theo, thay vào đó cha mẹ sẽ là những người đưa ra những gợi ý cho con mình và cho con tự quyết định theo mong muốn của mình. Đồng thời cũng không bao giờ giám sát con liên tục, xuất hiện mọi lức mọi nơi bên con mà sẽ để trẻ tự do trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.
Tuy nhiên, cách giáo dục này sẽ có hai mặt, bởi đôi khi những nhận định trẻ con của bé đôi lúc thất bại khiến bé cảm thấy chán nản và không có hứng thú thực hiện. Các bậc phụ huynh Do Thái vô cùng cởi mở bởi những sai lầm và thất bại cũng như giúp đỡ con ở những bước tiếp theo. Ví dụ như: nếu con bị điểm thấp ở trường lớp, họ sẽ không chê bai con mà sẽ cùng con tìm ra vấn đề và giải quyết.
Dạy con đọc sách từ bé
Kiến thức trong sách là một kho tàng quý báu, người Do Thái họ xem sách như một tài sản vô giá. Vậy nên họ luôn dạy con đọc sách từ bé và dạy con biết cách trân trọng những cuốn sách. Ngay từ lần đầu tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách.
Tumblr media
Dạy con đọc sách từ nhỏ
Họ làm điều này để giúp cho con của mình nhớ những khoảnh khắc ngọt ngào đầu tiên khi con chạm tay vào quyển sách. Bởi người Do Thái tin rằng nếu bé biết trân trọng thì sách cũng sẽ cho con tri thức ngọt ngào. Vì thế, người Do Thái luôn chiếm tỷ lên phần trăm các nhà khoa học đạt giản Nobel hàng đầu thế giới.
Tin cậy là phần thưởng cho con
Nếu trẻ được trao sự tin tưởng và được tự làm một việc gì đó, trẻ sẽ thấy tự hào và cảm thấy được công nhận. Điều này chứng tỏ rằng trẻ đang làm tốt và nhận được sự ủng hộ từ cha mẹ. Được cha mẹ hoàn toàn tin cậy chính là phần thưởng ý nghĩa nhất; đó là nguyên tắc quan trọng trong cách dạy con của người Do Thái. 
Còn với những cha mẹ Việt Nam hẹ sẽ thưởng cho con những món đồ con yêu thích. Cách giáo dục người Do Thái hoàn toàn khác với các bố mẹ trên thế giới vì họ tin rằng sự tin tưởng con mình chính là phần thưởng giá trị cao nhất cho các con, điều này thể hiện rằng con bạn đã lớn và đã trưởng thành đây chính là phương pháp nuôi con của người Do Thái 
Chấp nhận việc bừa bộn
Trẻ nhỏ luôn năng động và tò mò khám phá, nên việc bừa bộn trong quá trình trẻ khám phá là điều khó tránh khỏi, vì vậy bạn hãy cứ để cho bé được vui chơi một cách thoải mái trong tầm kiểm soát của mình. Cách nuôi dạy con đúng cách là bố mẹ không nên quát mắng trẻ, mà hãy chấp nhận điều đó và chỉ bảo nhẹ nhàng để bé học cách sắp xếp gọn gàng và dọn dẹp nhà cửa sau khi chơi xong.
Bố mẹ Do Thái sẽ không la mắng khi bé không gọn gàng mà họ còn tạo điều kiện để con được tự do chơi và bày bừa khắp nơi. Đây chính là cách để con phát triển tư duy về sau.
Luôn để trẻ thỏa thích khám phá
Khác biệt với các phụ huynh trên thế giới, cha mẹ người Do Thái không bao giờ la mắng hay cầm roi chạy theo con sau để yêu cầu con không được làm cái này, không được làm cái kia. Vì trẻ con luôn hiếu động và thừa năng lương, chính vì vậy chúng cần phải được thể hiện năng lượng ra ngoài.
Cha mẹ Do Thái tin rằng, cách giáo dục để trẻ tự do thỏa thích khám phá những gì bé thích về thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tự tin và thành công hơn khi trưởng thành
Không gán ghép những từ tiêu cực cho con
Cha mẹ Do Thái không bao giờ nói con với những câu “Con là người xấu” “Con là đồ lười”… và họ sẽ không bao giờ gán ghép những từ mang nghĩa tiêu cực. Thay vào đó họ sẽ nói những câu như: “Một đứa trẻ ngoan ngoãn như con tại sao lại gây ra hành vi đáng tiếc như vậy?”
Đặc biệt, khi trước mặt người ngoài và những đứa trẻ khác họ sẽ không bao giờ chỉ trích, la mắng thay vào đó  họ sẽ tìm cách uyển chuyển hơn để truyền đạt cho con. Người Do Thái tự ý thức nắm bắt rất rõ những khuyết điểm và hành động xấu của con, họ sẽ khéo léo uốn nắn, dạy dỗ lại con cái mà không để người ngoài can thiệp.
Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân
Việc chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân là điều người Do Thái xem trọng, họ luôn làm gương cho con học hỏi và noi theo. Trước mặt con, cha mẹ luôn có hành động thận trọng, tỏ vẻ nghiêm túc với mọi hoạt động và quyết định.
Khi con có hành động sai thì họ luôn dạy con phải luôn chịu trách nhiệm trước những hành vi mà mình dây ra việc này sẽ dạy cách bé có trách nhiệm, ý thức được những hành động và lỗi lầm từ đó sửa đổi hành vi về sau.
Dạy trẻ cách quản lý thời gian
Tumblr media
Quản lý thời gian
Ngay từ khi còn nhỏ, các bé được bố mẹ dạy cách phải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian không để mọi việc chồng chéo lên nhau. Che mẹ Do Thái luôn cho con học thêm nhiều kỹ năng khác với nhiều bộ môn cùng một lúc với khối lượng thời gian như đàn violin, tiếng Anh, toán học.
Nếu cha mẹ làm kinh doanh buôn bán thì bé sẽ được tham gia buôn bán cùng gia đình từ rất sớm. Từ những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy các em phải học cách quản lý thười gian, sắp xếp công việc và tự nhủ mình phải làm việc chăm chỉ.
Chấp nhận rủi ro
Một trong những phương pháp nuôi con của người Do Thái là họ luôn dành những câu nói quen thuộc này cho con mình “Hãy tiến về phía trước”. Ý nghĩa của câu nói này là trẻ hãy tự làm mọi việc một mình, luôn phát triển bản thân thay vì giậm chân tại chỗ và tự giành được thành công của riêng mình. Họ luôn cho phép con mình mạo hiểm, bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.
Việc này nhằm giúp trẻ học về sự tự tin, thất bại và chiến thắng. Cha mẹ luôn sát theo con và lưu tâm đến từng hoạt động của trẻ và đưa ra những lời khen, khuyến khích kịp thời. Điều này giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Cho con tự do bên ngoài
Cách dạy con của cha mẹ người Do Thái có thể sẽ khiến bạn bất ngờ bởi họ cho phép con tự do bên ngoài khi còn rất nhỏ. Trẻ sẽ tự thu xếp những rắc rối của mình, tìm cách giải quyết tới cùng chuyện chơi của chúng. Bằng cách này, khi lớn lên trẻ sẽ tự tin hơn và kiên trì trong mọi việc. 
Con không phải “trung tâm vũ trụ”
Tình yêu dành cho con vô bờ bến khiến nhiều cha mẹ dành sự quan tâm và nuông chiều con cái dẫn tới việc trẻ thụ động và luôn coi mình là trung tâm. Tuy vậy, cách dạy con của người Do Thái lại hoàn toàn trái ngược. Con muốn đạt được bất kỳ điều gì thì con phải cố gắng để đạt được điều đó. Điều này cũng giúp trẻ có tính tự lập và không bị phụ thuộc vào cha mẹ. 
Việc gì con làm cũng đáng chú ý
Theo cách dạy con của người Do Thái, các bậc cha mẹ sẽ khen ngợi, ghi nhận bất kỳ thành tựu nào con đạt được. Nếu trẻ tặng mẹ chiếc khăn ăn có dòng chữ viết nghuệch ngoạc; mẹ Do Thái sẽ xem đó là bức tranh có họa tiết độc đáo và giới thiệu với người thân trong gia đình. 
Cách dạy con của người Do Thái hoàn toàn không khó. Điều quan trọng là bố mẹ thay đổi quan niệm của mình, trao cho con trẻ nhiều cơ hội thể hiện hơn nữa, luôn cổ vũ và khen ngợi con. 
Tổng kết
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là hành trình đầy thách thức và khó khăn đối với các bậc phụ huynh. Phương pháp nuôi con của người Do Thái giáo dục có ảnh hưởng lớn tới tính cách cũng như hành vi của trẻ sau này. Chính vì vậy, qua bài viết này, hi vọng các bậc cha mẹ sẽ tìm ra cách phù hợp nhất với trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe của bé tại đây.
NGuồn: https://adomir.vn/phuong-phap-nuoi-con-cua-nguoi-do-thai.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Cach cham soc tre so sinh duoi 1 thang tuoi
Sau sinh, mẹ bắt đầu với hình trình chăm sóc và nuôi dạy bé. Với những người lần đầu làm mẹ sẽ không tránh được sự lúng túng, áp lực điều này tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh và gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vậy nên nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ giúp mẹ xua tan những phiền não, lo lắng cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn. Cùng Adomir đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Sự phát triển của bé trong 1 tháng tuổi
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thì các điều mẹ cần quan tâm bao gồm dưới đây:
Tumblr media
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 1 tháng tuổi
Cân nặng và chiều dài
Cân nặng bình thường của trẻ sơ sinh khi lọt lòng từ 2,5kg trở lên. Đối với trẻ dưới 2,5kg thì được gọi là đẻ non, đẻ thiếu tháng hoặc bị thiếu dinh dưỡng và cần chăm sóc đặc biệt từ bệnh viện cũng như bác sĩ. Những ngày đầu đời với trẻ sinh sinh bú sữa mẹ hay bú sữa công thức thì những em sơ sinh đều sẽ sụt cân nhưng chỉ đến tuần thứ hai thì em bé sơ sinh sẽ lấy lại được trọng lượng khi chào đời. Chiều dài trung bình của em bé sơ sinh từ 47cm đến 52cm. Bé gái thường có chiều dài hơn bé trai từ 2cm đến 4cm.
Lịch sinh hoạt của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh giỏi việc ăn, ngủ, khóc phần lớn các động tác của trẻ sơ sinh mang tính chất tự vệ. Biểu hiện rõ nhất cho bản năng sinh tồn ở em bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh đưa tay lên miệng để tìm ăn, bú và nuốt tất cả mọi thức ăn lỏng khi bản năng của trẻ tìm được đưa vào miệng. Trẻ sơ sinh thở, ngáp, hắt hơi, ho, sợ hãi, phản ứng lại với tiếng động mạnh và đột ngột.
Sự phát triển giác quan ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Năm giác quan của trẻ sơ sinh ít nhiều đều đã phát triển. Cơ thể lớn lên các giác quan cũng sắc bén thêm giúp bé dàn nhận thức được thế giới bên ngoài.
Thị giác lúc mới chào đời vẫn còn khá thô sơ, bé vẫn nhìn thấy và phản ứng lại. Tuy nhận các cơ ở mắt chưa phối hợp với nhau được tốt nên khi nhìn lâu và theo dõi một ánh sáng đặt trước mắt bé từ 4-6 tuần sau sinh.
Vị giác của trẻ sơ sinh khá sơ sài nhưng trẻ đã phân biệt được vị thức ăn ngon hay dở
Khứu giác thì chưa giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi phân biệt được mùi thơm hay mùi khó chịu, phải từ tuần thứ 2 hoặc thứ 3 trở đi trẻ mới phân biệud dược mùi khó chịu.
Thính giác do tai giữa không có không khó trong những ngày đầu hay ngày thứ hai nên trẻ sơ sinh chưa thể nghe được. Khi không khí vào tai giữa trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bắt đầu nghe rõ
Xúc giác lúc trẻ sơ sinh rất sơ xài nhưng môi và miệng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất nhạy, nhờ đó trẻ sơ sinh làm quen ngay được với các động tác bú mẹ.
Cách chăm sóc bé sơ sinh
Với những người mới làm cha, làm mẹ lần đầu tiên, chắc hẳn bạn không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng khi lần đầu tự chăm sóc em bé mới chào đời. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chủ động học cách chăm sóc trẻ sơ sinh để bảo vệ sức khỏe cho em bé.
Tumblr media
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ rất nhiều, mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16 – 18 tiếng thậm chí có thể ngủ tới 20 tiếng. Cứ mỗi 2 – 3 giờ trẻ sơ sinh sẽ dậy ăn một lần và ngủ các giấc tiếp theo. Giấc ngủ đối với giai đoạn dưới 1 tháng tuổi rất quan trọng với trẻ. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể tạo không gian giúp trẻ ngủ đủ và sâu giấc. Đặc biệt bố mẹ cùng người thân cần nắm được ác dấu hiệu trẻ buồn ngủ như dụi mắt, nhìn xa xăm, quấy,… tránh việc cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ làm trẻ sơ sinh khóc và không chịu ngủ.
Lời khuyên từ các chuyên gia về việc cách chăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần tạo môi trường, khung thời gian cố định, môi trường quen thuộc để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi:
– Giảm ánh sáng trong phòng
– Ôm ấp, vỗ về, chấn an bé hoặc cho bé nghe những bài hét êm dịu
– Ho��c đọc một câu chuyện ngắn nào đó
Thực tế khi mới chào đời trẻ được 1 tháng tuổi sẽ có những trẻ sơ sinh ngủ rất ngoan nhưng cũng có những trẻ dơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ quấy khóc đêm đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Lời khuyên cho gia đình cần giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vượt qua thời gian khủng hoảng, cũng như cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý để chăm trẻ sơ sinh được tốt nhất. Tuyệt đối tránh để trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thức vào ban ngày để cho trẻ sơ sinh ngủ vào ban đêm vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Chăm sóc đường ruột cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Mỗi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thói quen đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên, gần như mỗi lần cho bú là một lần đi cầu hoặc có thể hơn 10 lần/ngày một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chỉ đi một hoặc một vài lần trong tuần.
Một hai ngày đầu trẻ sơ sinh sẽ đi phân su – màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu đời, phân sẽ trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn thường đi cầu thường xuyên, lỏng nước hơn so với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú sữa công thức.
Sau ba tuần tuổi, thói quen đường ruột của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được điều chỉnh lại từ từ. Lời khuyên cho bố mẹ nếu sau 72 giờ sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa phân su, triệu chứng số 38 độ thì cần báo cho bác sĩ chuyên môn khám và xử lý, đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm bệnh lý: xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.
Chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tất cả quá trình đều là bắt đầu như học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ trên cơ thể để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài. Vậy nên, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần thời gian để có thể quen với môi trường bên ngoài. Mẹ cần lưu ý việc giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi để tránh việc cơ thể con bị lạnh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm lấn bất lợi cho sức khỏe của bé. 
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Những lợi ích của sữa mẹ sẽ giúp nuôi con hiệu quả:
– Giúp giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ – Giảm đáng kể tần suất nhiễm trùng ở trẻ – Giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường ở trẻ trong suốt cuộc đời – Giảm nguy cơ khởi phát sớm các bệnh đường ruột mãn tính – Giảm nguy cơ phát bệnh dị ứng – Giảm nguy cơ bệnh ung thư máu và ung thư tế vào lympho – Giảm nguy cơ SIDS- hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi, và giảm tử vong ở trẻ nhũ nhi nói chung – Giúp trẻ thông minh hơn – Sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non – Sữa non có màu vàng hoặc màu cam nhạt, khá đặc và dính. Sữa non có ít chất béo, có vị ngọt, giàu protein và điều quan trọng có chứa thành phần kháng thể trong sữa. Đây được coi là những chiến binh giúp chống lại bệnh tật, đảm bảo sức khỏe: – Sữa non có tác dụng nhuận tràng giúp trẻ sơ sinh đào thải các dịch ối cũng như những dịch nằm sẵn trong dạ dày (phân su) – Sữa non là công cụ đào thải bilirubin nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh – Sữa non là vắc xin an toàn tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh – Sữa non chứa kháng khuẩn IgA bảo vệ trẻ sơ sinh – Sữa non có thành phần leukocytes, một tế bào trắng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày trẻ sơ sinh – Sữa non có tác dụng nhuận tràng giúp trẻ sơ sinh đào thải các dịch ối cũng như những dịch nằm sẵn trong dạ dày (phân su)
Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách
Bế trẻ sơ sinh đúng cách
Khi bế bé lần đầu tiên, người mẹ thường có chút lúng túng nhưng hãy nhẹ nhàng, sau vài ngày, mẹ sẽ biết bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích vác vai, có bé thích được ẵm ngửa…Trước khi bế bé lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là sẽ bế bé. Hãy nhìn và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm. Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ.  
Hướng dẫn cho bé sơ sinh bú đúng cách 
Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn. Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ. 
Cần chọn tư thế bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái, Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú; như thế sẽ tạo ra tư thế bú đúng và con sẽ bú dễ dàng, thoải mái nhất, có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm. 
Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé. 
Bé sơ sinh cũng hay bị nấc. Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì phải đưa bé đến bệnh viện khám ngay. 
Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ mới sinh 
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên việc chăm sóc da cho bé cần phải được chú trọng. Việc chăm sóc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: 
Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da
Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm
Chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ
Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé
Tắm và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Chăm sóc vệ sinh rốn là một trong những yếu tố quan khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Băng quấn rốn luôn được giữ sạch, nếu bị ướt thì phải thay ngay băng khác. Cầm quan sát xem có bị thấm máu hay không, đảm bảo khô sạch. Khi rốn chưa rụng thì mẹ không được tùy tiện mở băng, sau khi rụng rốn thì giữa sạch và khô, các vẩy da ở gốc chờ tự bong ra.
Tắm rửa và thay quần áo là biện pháp giúp da trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, giúp tuần hoàn máu lưu thông trong quá trình trao đổi chất. Khi tắm cần chú ý nhiệt độ phòng, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho quá trình tắm và sau khi tắm xong.
Lưu ý: 
– Mẹ cần lựa chọn sản phẩm phù hợp an toàn với làn da của trẻ sơ sinh
– Chú ý vệ sinh kỹ các vùng như vùng da đầu, các vùng có nếp gấp như nách, cổ, háng,… của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
– Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi một lần không quá dài chỉ cần 5 – 7 phút là đủ.
Cách chắm sóc mắt, khoang miệng, lưỡi, tai cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Tumblr media
Chăm sóc khoang miệng cho trẻ sơ sinh
Đôi mắt trẻ sơ sinh luôn cần giữ gìn sạch sẽ. Hàng ngày trước khi rửa mặt bố mẹ cần rửa mắt trước cẩn thận và thật sạch. Bố mẹ chú ý lau sạch dử mắt của trẻ sơ sinh và nhỏ thuốc mắt cho trẻ nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ đối với trẻ là cần thiết.
Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất non nên bố mẹ tránh gây xây xước. Tuyệt đối tránh dùng mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ nhé. Trẻ sơ sinh chỉ có thể thở bằng mũi nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh để mũi được sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến việc thở ở trẻ. Ráy bẩn trong lỗ tai trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh nhưng chỉ vệ sinh phần ngoài tránh ngoáy quá sâu gây những tổn thương không cần thiết cho vùng tai của trẻ sơ sinh.
Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh 
Đối với trẻ sơ sinh, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là vô cùng cần thiết, như vậy, bé mới phát triển khỏe mạnh, hạn chế nhiễm bệnh truyền nhiễm. Tốt nhất cha mẹ nên tìm hiểu và cho con đi tiêm tại các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm theo dõi sức khỏe và chăm sóc trẻ sơ sinh. 
Trong 1 tháng đầu đời, cơ thể của trẻ mới sinh còn non nớt, dễ tổn thương, vì thế, cha mẹ phải lưu ý cách bế các bé. Tốt nhất bạn nên bế ngửa bé, không bế xốc hoặc rung lắc quá nhiều khiến bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới xương khớp và sự phát triển của trẻ. 
Tổng kết
Hi vọng với các thông tin trên, cha mẹ có thể hiểu hơn về đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hiệu quả nhất. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Chúc các mẹ thành công
Nguồn: https://adomir.vn/cach-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Phuong phap nuoi con Easy
Phương pháp Easy ra đời như là một cuộc “cách mạng lớn” đối với ba mẹ “bỉm sữa” trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để thực sự hiểu, nắm bắt cũng như thực hiện được phương pháp này thì không phải mẹ nào cũng có thể làm được. Mời bạn đọc cùng Adomir tìm hiểu lợi ích của phương pháp nuôi con Easy, các chu kỳ của phương pháp Easy giúp bé phát triển toàn diện. 
Phương pháp nuôi con Easy là gì? 
EASY (Eat – Activity – Sleep – Your time) là chuỗi hoạt động bao gồm: Ăn – Hoạt động (chơi) – Ngủ – Thời gian của mẹ. Đây là một khái niệm về chu kỳ sinh hoạt dành cho bé sơ sinh, được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Chu kỳ này bắt đầu từ sáng lúc trẻ sơ sinh vừa thức dậy cho đến tối khi con lên giường đi ngủ. Các hoạt động bao gồm: 
Tumblr media
Phương pháp nuôi con Easy
E (eat): Bé ngủ dậy sẽ được ăn 
A (Activity): Bé được vận động, chơi đùa 
S (Sleep): Mẹ cho bé ngủ 
Y (Your time): Trong khi bé ngủ mẹ có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, thời gian dành cho riêng mình. 
Thế nhưng có không ít mẹ bỉm sữa lầm tưởng EASY là phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh. Thế nên, chúng ta cần hiểu đúng EASY là phương pháp luyện nếp sinh hoạt cho bé ngay từ khi con còn rất nhỏ. Do đó, việc luyên ngủ chỉ là một phần trong phương pháp nuôi con EASY mà thôi.
Những lợi ích mà phương pháp EASY mang lại cho mẹ và bé
Lợi ích đối với trẻ sơ sinh 
Việc nuôi con theo phương pháp nuôi con EASY cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé dần hình thành nhịp sinh học sau khi quen dần với tuần tự các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày. Điều này giúp trẻ cảm thấy chủ động, tự tin bởi con biết sau khi ngủ dậy con sẽ được mẹ cho ăn. Sau khi ăn xong, bé được chơi và khi mệt thì được đi ngủ. Nhiều chuyên gia nhi khoa cho rằng đây là nền tảng cơ bản nhất để bé xây dựng lòng tin với mẹ/người chăm sóc. 
Bởi nếu chu kỳ sinh hoạt của bé được duy trì đều đặn và tuần tự, con sẽ dần hiểu và có thể chờ đợi việc sắp diễn ra ngay sau đó. 
Tumblr media
Lợi ích của phương pháp Easy cho cả mẹ và bé
Lợi ích đối với mẹ 
Việc mẹ “bắt đúng” tín hiệu của bé sẽ giúp giảm tình trạng trẻ bú vặt khi mẹ thấy bé khóc liền cho rằng bé đang bị đói rồi cho bé bú nhưng thực chất không phải vậy. Bé khóc có thể do mệt mỏi, khó chịu trong người, gắt ngủ,… Hơn nữa việc cho con bú vặt thường xuyên sẽ khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng mất cần bằng giữa sữa đầu và sữa cuối khiến con không nhận được đủ chất dinh dưỡng. 
Nắm bắt đúng sóng và đáp ứng nhu cầu của bé giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chăm sóc bản thân để làm những công việc khác. Phương pháp nuôi con EASY khiến mẹ cảm thấy nhẹ nhàng, không còn lo lắng khi không hiểu con đang muốn gì. Mẹ biết đọc tín hiệu của con, xác định được khi nào con khóc do đói, bỉm ướt, mệt mỏi hay muốn ngủ. Hơn nữa, mẹ sẽ có nhiều thời gian nhàn rỗi để nghỉ ngơi hoặc làm việc khác khi bé ngủ, giảm bớt căng thẳng trong thời gian chăm con. 
Nhìn chung những lợi ích mà mẹ áp dụng phương pháp Easy sẽ là “CÓ” tốt. Nhưng quan trọng là mẹ phải thực hiện đúng bởi nếu rèn cho con theo Easy sai cách sẽ khiến bé yêu cảm thấy căng thẳng, lo âu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não gay ra những vấn đề sức khỏe tâm thần.
Các chu kỳ của phương pháp nuôi con EASY 
Theo các chuyên gia nhi khoa, ở mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau, việc áp dụng các chu kỳ EASY sẽ khác nhau. Dưới đây là lịch sinh hoạt ăn ngủ Easy của trẻ theo độ tuổi cụ thể mà các mẹ có thể tham khảo:
Tumblr media
Phương pháp Easy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ
Chu kỳ EASY 3 
Độ tuổi áp dụng: khoảng 0 – 6 tuần. Nhiều mẹ chia sẻ họ đã áp dụng EASY 3 cho đến khi con được 3 tháng tuổi. Để có thể áp dụng chu kỳ này vào việc rèn nếp sinh hoạt cho con, bạn cần chú ý một trong những điều sau: 
Bé có cân nặng khoảng từ 2,9kg trở lên 
Được 2 tuần tuổi 
Lưu ý là với các bé sinh non dưới 28 tuần nếu mẹ muốn nuôi con theo phương pháp EASY, cần xem xét cân nặng của bé (đạt cân nặng trung bình như đã nêu ở trên), độ tuổi áp dụng (độ tuổi đúng là căn cứ trên ngày dự sinh của bé). 
Thời gian cho ăn:
Theo các chuyên gia nhi khoa, bé sinh ra đủ tháng, cân nặng trên 2,7kg có thể duy trì việc dự trữ năng lượng trong vòng 3 giờ. Do đó, thời gian giãn cách giữa mỗi cữ bú của bé có thể là từ 2,5 – 3 giờ, thời gian cho mỗi cữ bú kéo dài khoảng 20 – 45 phút. Con cần được ăn ngay sau khi thức dậy. Trong ngày, con sẽ bú khoảng 5 cữ vào các khung giờ như: 7:00 – 7:45, 10:00 – 10:45, 13:00 – 13:45, 16:00 – 16:45, 19:00 – 19:45. Trong thời gian ngủ ban đêm, bé có thể thức dậy bú 2 – 3 cữ tùy nhu cầu. 
Thời gian hoạt động:
Sau khi bú no, bé được ợ hơi, được thay tã, vệ sinh cơ thể và được chơi. Sau đó, mẹ quan sát tín hiệu của con để thực hiện trình tự ngủ cho bé. Thời gian để bé hoạt động (giữa các giấc ngủ) bao gồm cả việc thực hiện trình tự ngủ khá ngắn chỉ khoảng 20 – 30 phút. Trong giai đoạn này, tổng thời gian thức trong ngày của bé, bao gồm cả thời gian bú chỉ khoảng 6 đến 8 giờ. 
Thời gian ngủ:
Ở độ tuổi này, các bé thường ngủ 4 giấc ngày bao gồm: 3 giấc dài 1,5 –2 giờ và 1 giấc ngắn cuối ngày từ 30 – 40 phút. Thời gian ngủ ban đêm của bé thường kéo dài từ 11 – 13 giờ và thời gian thức trước các giấc ngủ của bé là 45 – 60 phút. 
Chu kỳ EASY 4 
Tumblr media
Chu kỳ easy 4
Độ tuổi áp dụng:
Vào khoảng 8 – 19 tuần tuổi, các bé thường có sự thay đổi rõ rệt trong nếp sinh hoạt. Do đó, nếu bé ở giai đoạn này vẫn đang được rèn nếp sinh hoạt theo chu kỳ EASY 3 nhưng khoảng cách giữa các cữ bú của con giãn ra, thời gian ngủ ngày ngắn lại, mẹ nên chuyển qua chu kỳ EASY 4. Thêm một dấu hiệu để mẹ chuyển qua áp dụng EASY 4 là ban đêm con thức dậy nhiều lần và khó ngủ lại. 
Bạn có thể áp dụng chu kỳ EASY 4 cho đến khi bé được 8 – 9 tháng hoặc thậm chí là 1 tuổi. 
Thời gian ăn:
Các cữ bú của bé sẽ cách nhau khoảng 4 giờ. 
Ở độ tuổi này, một số bé có thể ngủ xuyên đêm nhưng nhiều bé sẽ thức dậy bú đêm 1 – 2 cữ. 
Thời gian hoạt động:
Tổng thời gian để bé hoạt động (giữa các giấc ngủ) bao gồm cả thực hiện trình tự ngủ khoảng 80 – 100 phút. 
Thời gian ngủ:
Bé ngủ 3 giấc ngày bao gồm 2 giấc dài 1,5 – 2 giờ (khoảng từ 9 – 11 giờ, 13 – 15 giờ) và 1 giấc ngắn cuối ngày kéo dài khoảng 30 – 40 phút (17 – 17 giờ 40). Thời gian ngủ ban đêm của bé rơi vào khoảng 11 – 12 giờ. Ở giai đoạn này, việc đầu tiên mẹ cần làm là tăng thời gian thức của bé trước khi con ngủ. Nếu ở giai đoạn trước, con chỉ có thể thức 45 – 60 phút, ngủ 2 giờ thì giờ đây, bạn có thể cho bé thức 1,5 – 2 giờ trước khi ngủ, sau đó tiếp tục giãn cách các cữ bú của bé. 
Chu kỳ EASY 2 3 4
Độ tuổi áp dụng:
Chu kỳ Easy 2-3-4 áp dụng cho trẻ từ 19 – 46 tuần khi nếp sinh hoạt của bé trong giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt. Do đó, bé sẽ chỉ ngủ 2 giấc vào ban ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 4 giờ nhưng con không tỏ ra đói. Bên cạnh đó giấc ngủ ban ngày sẽ ngắn lại, có giấc chỉ khoảng 30 phút, bé tỏ ra trăn trọc khó ngủ khi đi ngủ giấc đêm và có xu hướng ngủ muộn hơn trước. Đôi khi trong đêm còn dậy thức để chơi.
Đây chính là dấu hiệu cho biết mẹ nên chuyển nếp sinh hoạt của bé qua phương pháp nuôi con Easy 2-3-4.
Tumblr media
Chu kỳ Easy 234
Thời gian ăn:
Các cữ ăn/bú của bé cách nhau 4 – 4,5 giờ.
Con có bữa ăn dặm vào khung giờ 11 – 14 giờ. Với các bé trên 6 tháng, con sẽ ăn thêm bữa ăn dặm vào khoảng 18 – 18 giờ 30.
Thời gian hoạt động
Thời gian ngủ ban ngày của con ngắn lại nên thời gian hoạt động sẽ tăng lên nhiều hơn so với giai đoạn ban đầu, vậy nên mẹ cần dành nhiều thời gian chơi cùng bé hơn.
Thời gian ngủ
Mẹ nên tăng thời gian bé thức bằng cách giãn các cữ ăn nên lịch sinh hoạt của bé hiện đã khá giống với người lớn. Do đó, thời gian trước các giấc ngủ của bé sẽ lần lượt là: 2 giờ trước khi ngủ giấc đầu tiên, 3 giờ trước khi ngủ giấc thứ 2 , 4 giờ trước khi ngủ đêm (2–3–4).
Ban ngày, bé ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoản 1,5 – 2 giờ. Thời gian ngủ ban đêm sẽ rơi vào khoảng 11 – 12 tiếng.
Chu kỳ EASY 5-6
Độ tuổi áp dụng
Từ khoảng 46 tuần trở đi nếp sinh hoạt của bé có sự thay đổi rõ rệt như: ban ngày bé chỉ ngủ một giấc vào buổi trưa, đây chính là lúc mẹ nên chuyển sang áp dụng chu kỳ EASY 5–6 (tương tự EASY 2–3–4) với bé.
Tumblr media
Chu kỳ Easy 5-6
Thời gian ăn
Con sẽ ăn 4 bữa/ngày cả sữa và cháo hoặc cơm nát.
Thời gian hoạt động
EASY 5–6 giống với EASY 2–3–4 và bây giờ, bạn cần dành thời gian cho bé nhiều hơn, bởi ở giai đoạn này bé muốn trả nghiệm các hoạt động vui chơi, giao tiếp với mọi người và tăng khả năng học hỏi của bé.
Thời gian ngủ
Thời gian thức của bé sẽ là: sau khi thức dậy vào buổi sáng, con sẽ thức khoảng 5 giờ rồi đi ngủ trưa, ngủ trưa dậy thức 6 giờ và đi ngủ giấc ban đêm.
Bé ngủ 1 giấc trưa kéo dài từ 1.5 – 2 giờ. Thời gian ngủ ban đêm của bé khoảng từ 10 – 12 giờ.
Tổng kết
Nuôi con theo phương pháp Easy được xem là một cuộc cách mạng đối với các mẹ. Để rèn cho con theo phương pháp này đòi hỏi mẹ phải có kiên nhẫn không nôn nóng thì mới mang lại hiệu quả giúp bé khỏe mẹ an tâm có thời gian nghỉ chơi chăm sóc bản thân và làm các công việc khác. Chúng tôi mong rằng sau bài viết này các mẹ sẽ tìm ra được cho mình phương pháp nuôi con Easy phù hợp nhất với bé yêu nhà bạn. 
Nguồn: https://adomir.vn/phuong-phap-nuoi-con-easy.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Nhip tho binh thuong cua tre
Đối với những gia đình nuôi con nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì những dấu hiệu bất thường sẽ khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nhất là nhịp thở của trẻ, trong bài viết dưới đây Adomir sẽ thông tin chi tiết đến các mẹ về nhịp thở bình thường của trẻ em và cách nhận biết bất thường về nhịp thở của trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi nhé. 
Khác nhau giữa nhịp thở trẻ sơ sinh và người lớn 
Nhịp thở được hiểu là số lần thở của một người trong một phút. Cùng với nhiệt độ, mạch và huyết áp, nhịp thở chính là dấu hiệu sinh tồn. Khi chúng ta hít vào, oxi sẽ đi vào phổi đến các cơ quan. Khi thở ra, CO2 sẽ theo đường thở ra ngoài cơ thể. 
Tumblr media
Nhịp thở trẻ sơ sinh khác với người lớn
Nhịp thở của trẻ sơ sinh bất thường không ổn định, lúc nhanh lúc chậm, có lúc thở ra các âm thanh bất thường. Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng sợ bé có vấn đề về sức khỏe. 
Do cấu tạo sinh lý cơ thể nên nhịp thở của trẻ cũng có sự khác biệt với người lớn: 
Trẻ thường hít thở bằng miệng, thay vào đó thở nhiều hơn bằng mũi 
Trẻ thở không đều do đường thở nhỏ hơn, thành ngực cũng mềm hơn so với người lớn. 
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Trẻ phải học cách vận hành phổi và các bộ phận hô hấp khác trong đường thở. 
Do những lý do này khiến nhịp thở, hơi thở của trẻ sơ sinh có sự khác biệt với người lớn. Vậy nên cho mẹ không nên dựa vào đó để theo dõi nhịp thở của con nhé. 
Nhịp thở trẻ sơ sinh bình thường là bao nhiêu?
Tumblr media
Nhịp thở của trẻ bao nhiêu là bình thường
Thông thường nhịp thở bình thường của trẻ được tính khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nhịp thở của trẻ còn khác nhau ở từng độ tuổi. Cụ thể như: 
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 30 – 60 nhịp/phút 
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 24 – 30 nhịp/phút 
Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 20 – 30 nhịp/phút 
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 12 – 20 nhịp/phút 
Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 12 – 20 nhịp/phút 
Hướng dẫn cách đếm nhịp thở của trẻ sơ sinh 
Để biết được nhịp thở bình thường của trẻ, cha mẹ cần theo dõi qua các cách sau:
Tumblr media
Cách đếm nhịp thở của trẻ sơ sinh
Nghe: Áp tai cạnh miệng hoặc mũi của trẻ và lắng nghe âm thanh 
Nhìn: Quan sát bằng mắt rồi từ từ theo dõi chuyển động lên xuống của cơ thể 
Cảm giác: Đặt má của cha mẹ cạnh mũi hoặc miệng của bé rồi từ từ cảm nhận nhịp thở 
Cha mẹ nên chọn thời điểm trẻ ngủ hoặc đang nằm yên để kiểm tra nhịp thở một cách chính xác. Mẹ hãy nhẹ nhàng vén áo trẻ lên để nhìn rõ chuyển động của phần ngực và bụng. Tiếp theo tiến hàng đếm nhịp thở của trẻ trong vòng một phút. Mỗi lần trẻ hít và thở ra được tính là 1 nhịp thở. Cha mẹ có thể sẽ phải đếm 2 – 3 làn mới có thể do nhịp thơ của trẻ sơ sinh không đều. 
Từ nhịp hô hấp bình thường của trẻ sơ sinh được chia sẻ bên trên, vậy trẻ sơ sinh được coi là thở nhanh khi: 
Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 60 lần/phút 
Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 50 lần/phút 
Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 40 lần/phút 
Trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh cần được theo dõi sát sao và đếm đi đếm lại nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh trong thời gian lâu thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám tại cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân. 
Cách nhận biết bất thường về nhịp thở của trẻ sơ sinh 
Nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ theo có chu kỳ rõ ràng, mặc dù không ổn định như ở người lớn. Vậy nên, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu thì nó là bất thường và trẻ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt:
Tumblr media
Dấu hiệu nhân biết nhịp thở b��t thường của trẻ sơ sinh
– Trẻ có nhịp thở trên 60 lần/phút 
– Khi thở trẻ thường gằn mình 
– Lỗ mũi của trẻ phình ra khi thở, điều này có nghĩa con đang gắng sức để thở 
– Có bụng trẻ có thắt lâu hơn bình thường khi thở 
– Vùng da xung quanh mũi, môi, trán của trẻ bị tím tái  
Cha mẹ cần làm gì khi nhịp thở của trẻ bất thường 
Các vấn đề bất thường về nhịp thở của trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần xử lý kịp thời để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức kh ỏe và tính mạng của trẻ. 
Khi trẻ thở nhanh 
Thở nhanh là triệu chứng của một số bệnh cụ thể như:
Tumblr media
Cha mẹ cần làm gì khi con có nhịp thở bất thường
– Viên phế quản: bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh dễ bùng phát vào đầu xuân hoặc mùa đông. Khi bị viêm phế quản, đường thở trong phổi sẽ bị hẹp hơn, dẫn đến khó thở. Các triệu chứng khác của viêm phế quản bao gồm hô, sổ mũi, khò khè, sốt nhẹ, ăn mất ngon. 
– Hen suyễn: các dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường xuất huyết trước khi trẻ 5 tuổi. Bên cạnh nhịp thở nhanh, trẻ bị hen suyễn còn kèm theo các biểu hiện như thở khò khè và ho. 
– Viêm phổi: Bệnh này thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, bệnh có thể khởi phát sau khi bị cúm hoặc cảm lạnh. Nguyên nhân do bị vi khuẩn hoặc virus tấn công. Các dấu hiệu viêm phổi phổ biến như thở khò khè, thở gắng sức và ho. 
Để chuẩn đoán chính xác mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. 
Trẻ thở không đều 
Nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ bị gián đoạn trong 5 đến 10 giây là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kép dài hơn 10 giây thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 
Nếu như hiện tượng không xuất hiện trong lúc ngủ thì đây có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Cha mẹ có thể kết luận rõ ràng hơn khi thấy trẻ bị ngáy. 
Đồng thời trong quá trình đưa bé đến cơ sở y tế khám, thì cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sơ cứu trước như: 
Luôn đặt trẻ nằm ngửa, điều này sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ đột tử khi ngủ. 
Thường xuyên rửa mũi và họng bằng nước muối sinh lý 
Đôi khi nhịp thở của trẻ sẽ nhanh hơn bình thường do thời tiết quá nóng hoặc bé đang gắt ngủ. Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoáng mát vào màu hè và giữ ấm cho trẻ khi vào mùa đông 
Tổng kết 
Trên đây chúng tôi đã thông tin chi tiết đến nhịp thở bình thường của trẻ nhỏ. Nếu có xuất hiện những biểu hiện bất thường về nhịp thở của trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để có phương pháp xử lý.  
Chúc các mẹ thành công! 
Nguồn: https://adomir.vn/nhip-tho-binh-thuong-cua-tre.html
0 notes
siroadomir · 10 months
Text
Tre 1 tuoi ngu hay giat minh khoc thet
Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là tình huống nhiều mẹ gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Tưởng chừng đơn giản nhưng tình trạng này kéo dài tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Vậy làm thế nào để điều trị chứng hay giật mình ở trẻ 1 tuổi. Hãy cùng theo dõi bài viết để đi tìm câu trả lời chính xác nhất! 
Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có nguy hiểm không?  
Bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ hay giật mình khi ngủ, đặc biệt là nếu trạng thái này kéo dài lâu ngày. Trẻ 1 tuổi hay giật mình khi ngủ về lâu về dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Tumblr media
Giật mình khóc đêm làm giảm khẩu vị và cảm giác thèm ăn, lâu dần chuyển biến thành chứng biến ăn ở trẻ. 
Trẻ bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng do lượng hormone tăng trưởng sản sinh ra bị giảm sút vì chất lượng giấc ngủ không tốt. 
Khi giấc ngủ của trẻ kém vì chứng giật mình, trí tuệ và năng lực nhận thức của trẻ  cũng vì thế mà chậm phát triển theo.  
Khi trẻ ngủ không được yên giấc, trẻ sẽ rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng, cáu gắt, bực bội và không hòa đồng, nhất là khi tình trạng này diễn ra lâu ngày. 
Tình trạng giật mình ở trẻ diễn ra liên tục trong khoảng thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ gây ức chế hô hấp, huyết áp cao và thậm chí là đột tử. 
Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay giật mình  
Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét khi ngủ là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều trẻ. Có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như sau. 
Do mắc các loại bệnh lý 
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng hay giật mình ở trẻ chính là do trẻ đang bị mắc các loại bệnh lý. Vì ở độ tuổi này con chưa thể nói nên nếu mắc các bệnh lý gây đau hoặc khó chịu, con sẽ khó ngủ được ngon giấc và thường giật mình khóc thét giữa đêm. Một số bệnh lý thường gây ra chứng hay giật mình của trẻ có thể kể đến là: 
Rối loạn tiêu hóa 
Thiếu canxi, vitamin và các loại dưỡng chất 
Tổn thương hệ thần kinh
Ngoài ra một số bệnh lý khác như viêm họng, trào ngược dạ dày, cảm cúm, thiếu máu,… cũng khá phổ biến. 
Do tác động của môi trường bên ngoài 
Tumblr media
Môi trường xung quanh trẻ cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ 1 tuổi hay giật mình khi ngủ. Những điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, quần áo, tã/bỉm hay chăn ga gối đệm tưởng chừng đơn giản nhưng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. 
Giai đoạn tuần khủng hoảng 
Trẻ trong giai đoạn 1 tuổi bắt đầu đứng trước những thay đổi lớn của tâm sinh lý như mọc răng, cai sữa, tập đi,… Sự thay đổi đột ngột khiến trẻ chưa thể kịp thời thích nghi ngay và rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định. Giai đoạn này được gọi là tuần khủng hoảng ở trẻ. Tâm lý không ổn định nên trẻ hay giật mình và quấy khóc trong thời gian này cũng là một điều bình thường. 
Bé cần chăm sóc
Những bé 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có thể do bé muốn cha mẹ quan tâm. Một số nhu cầu mà bé muốn thể hiện qua tiếng khóc như trẻ muốn ăn, muốn thay tã hoặc có thể do bé đang quá nóng hoặc quá lạnh,… điều mẹ cần làm là kiểm tra xem con có đang cần sư giúp đỡ hay không.
Đồng hồ sinh hoạt không phù hợp
Nếu trẻ một tuổi không có lịch trình sinh hoạt phù hợp sẽ dễ dẫn đến cơ thể con khó thích nghi, thường cáu gắt ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, mẹ cần thiết lập cho bé một lịch trình sinh hoạt phù hợp với bé.
Trẻ đang sợ hãi
Trẻ 1 tuổi bắt đầu biết nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh, những cảm xúc mới của bé được hình thành một trong số đó là nỗi sợ hãi. Bé có thể sợ bóng tối, sợ ở một mình,… luôn có cảm giác bất an không ngủ sâu giấc dễ giật mình và khóc thét giữa đêm.
Phương pháp điều trị trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bố mẹ có thể áp dụng để giúp con yêu yên giấc và giảm bớt tình trạng hay giật mình khi ngủ. 
Đối với những trẻ 1 tuổi chưa biết tự ngủ
Tumblr media
Bước 1: Mẹ nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ để xem nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét. Xem nguyên nhân có phải do trẻ bị ốm, mọc răng hay do cơ thể chó chỗ nào khó chịu, cũng không loại trừ tình huống ban ngày bé ăn phải thực phẩm không phù hợp.
Bước 2: Tiếp theo mẹ cần xây dựng lại lịch trình sinh hoạt hàng ngày của bé như thời gian ăn, ngủ, nghỉ, chơi sao cho phù hợp. Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào bạn ngày, chỉ nên ngủ 1 – 2 tiếng vào ban ngày hoặc ban ngày bé không ngủ thì vào buổi tối mẹ nên cho bé đi ngủ sớm hơn (giấ ngủ lý tưởng của bé 1 tuổi sẽ là 12 tiếng/ngày). nên tích trữ lượng thức ăn vào ban ngày để cắt ăn đêm ở bé, điều này giúp bé không phải thức giấc vì đói. Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất cho các hoạt động thể chất trong một ngày.
Bước 3: Xây dựng thói quen đi ngủ cho bé, mẹ nên thiết lập trình tự nhất quán và lặp đi lặp lại vào mỗi ngày để tạo thói quen. Như massage, trò chuyện với bé trước khi đi ngủ và kết thúc bằng việc mẹ rời phòng khi bé đã đặt bé xuống giường trước khi ngủ. Chỉ như vậy, bé sẽ học được cách tự ngủ và tiếp tục ngủ lại nếu có giật mình tỉnh giấc. 
Đối với trẻ 1 tuổi đã biết tự ngủ
Trong trường hợp bé đã biết cách tự ngủ nhưng vẫn gặp phải tình trạng tỉnh giấc và khóc thét giữa đêm thì mẹ cần xây dựng lại thói quen tự ngủ cho bé:
Bước 1: Nếu bé tự dưng giật mình khóc thét, mẹ hãng khoan hãy dỗ giành mà hãy đợi xem bé có tự nín không. Nếu không mẹ hãy vào phòng và bế bé lên và kiểm tra tình trạng của bé xem bé cần giúp đỡ gì hay không? 
Bước 2: Mẹ cần nhẹ nhàng bế bé lên và vỗ về, trấn an con rằng không sao đâu cho khi bé bình tĩnh trở lại.
Bước 3: Khi bé đã bình tĩnh lại mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé xuống giường để bé tự quay trở lại giấc ngủ. 
Nếu bé vẫn tiếp tục khóc thì mẹ hãy lặp lại các bước trên và tăng thời gian vỗ về bé. Như vậy bé sẽ dần quen và học được các tự ngủ sau mỗi lần phản ứng khác nhau của mẹ.
Mẹ cần làm gì để cải thiện giấc ngủ 
Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét khiến cha mẹ đau đầu, Adomir bật mí đến bạn siro ngủ ngon được bào chế từ một số thảo dược thiên nhiên như cây nữ lang, tía tô đất,… đã được nhiều các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đặc biệt, đây là những dược liệu tuyệt đối an toàn, lành tính và vô hại đối với sức khỏe trẻ nhỏ. 
Adomir là sản phẩm siro được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần chính là cây nữ lang và tía tô đất. Sản phẩm đã được chứng minh là có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả, giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đây là siro cải thiện giấc ngủ được nhiều bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung ương tin dùng. 
Tổng kết
Trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét khi ngủ không nên để lâu vì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ đang gặp tình trạng trên, bố mẹ nên điều trị cho con sớm để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. 
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn: https://adomir.vn/tre-1-tuoi-ngu-hay-giat-minh-khoc-thet.html
0 notes
siroadomir · 11 months
Text
Meo chua khoc dem
Con hay khóc đêm không còn xa lạ đối với nhiều bậc cha mẹ, điều này không chỉ khiến cha mẹ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé sau này. Để giúp bé hết quấy khóc đêm, cha mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả giúp con ngủ ngon mẹ yên tâm. Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân trẻ khóc đêm
Khóc đêm là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo thống kê, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ có hiện tượng quấy khóc đêm. Nguyên nhân chủ yếu gồm:  
Tumblr media
Nguyên nhân gây hiện tượng trẻ khóc đêm
Bé khóc vì tã bỉm ướt: Khi tè dầm hoặc tã ướt cũng làm trẻ khó chịu và quấy khóc khi ngủ. Một vài trường hợp trẻ có thể không phản ứng khi tã ướt nhưng lại dễ làm trẻ bị lạnh và trằn trọc khó ngủ. 
Bé bị căng thẳng thần kinh: Hệ thần kinh của trẻ còn rất non yếu và đang trong quá trình hoàn thiện. Vì thế bé rất dễ bị tác động bởi các yếu tố kích thích bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, tín hiệu từ thiết bị điện tử,… dẫn đến hiện tượng bé quấy khóc vào ban đêm. 
Nhiệt độ phòng ngủ: Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ hay quấy khóc về đêm.  
Vấn đề tiêu hoá: Một số vấn đề như đau quặn bụng, đầy hơi cũng khiến trẻ hay quấy khóc và rất khó dỗ dành được.  
Trẻ đang trong tuần khủng hoảng: Vào các tuần khủng hoảng của trẻ, mẹ sẽ thấy bé dễ quấy khóc, khó chịu hơn bình thường.  
Con muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về: Trẻ hay khóc đêm có thể do cần được ôm ấp, tiếp xúc cơ thể và được trấn an. Vì vậy khóc có thể là một cách thu hút sự chú ý và mong muốn được âu yếm từ cha mẹ. Việc khóc của trẻ là biểu hiện của việc con đang hoảng sợ hoặc cảm thấy không an toàn vì không được ôm ấp và không cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ.  Việc cần làm lúc này của cha mẹ là bế con lên, ôm bé vào lòng và tạo chuyển động nhẹ nhàng. Mẹ có thể ôm bé đung đưa hoặc hát cho bé nghe để đánh lạc hướng và trấn an bé.
Do trẻ thiếu chất: Nếu bé hay quấy khóc đêm kèm theo những biểu hiện như hay vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc bé đang thiếu vitamin D, canxi, kẽm, magie,… Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời thật sự cần thiết đối với sự phát triển và giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất cần đảm bảo đủ và đúng liều lượng. Ba mẹ nên cho bé đi khám/xét nghiệm để biết được cơ thể bé đang thiếu loại vi chất nào và cần bổ sung bao nhiêu để đảm bảo cho cơ thể duy trì các hoạt động
Mẹo chữa trẻ khóc đêm hiệu quả tại nhà
Việc khóc đêm của trẻ rất cần tới sự kiên nhẫn từ bố mẹ. Dưới đây là một vài mẹo chữa trẻ khóc đêm hữu ích để bố mẹ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.
Tạo chuyển động đều 
Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu vẫn còn chưa quen hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Tử cung là không gian di chuyển liên tục và bé thường có xu hướng phản ứng lại bằng cách thực hiện những chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo ra các chuyển động đều như chạm nhẹ vào chăn, lắc nhẹ nôi… có thể mang lại cho bé một cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé bị phân tâm và quên khóc. 
Tiếp xúc da với bé 
Việc tiếp xúc trực tiếp với làn da ấm áp của mẹ được chứng minh là có thể làm dịu cơn khóc của trẻ, nó giúp ổn định nhiệt độ cho cơ thể, hormone gây căng thẳng, kích thích giải phóng oxytocin – một loại hormone làm tăng liên kết tình cảm giữa mẹ và bé. 
Tumblr media
Tiếp xúc da với bé
Tạo ra âm thanh quen thuộc 
Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. Âm thanh tương tự như những đứa trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé nhanh buồn ngủ và hết quấy khóc. 
Massage cho bé 
Một cách chữa trẻ khóc đêm khá hiệu quả đó là mẹ hãy massage cho bé. Trẻ sơ sinh thích sự tiếp xúc với da, nếu trẻ được massage thường xuyên sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Mẹ hãy để da trần của bé tiếp xúc trực tiếp với tay mẹ, sau đó mẹ bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, ngực, và mặt của bé. Nếu con đau bụng, mẹ cũng có thể dùng xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ. 
Trò chuyện với bé 
Mẹ có thể nói chuyện trực tiếp vào tai của trẻ, trẻ đang quấy khóc lúc đêm sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe những tiếng nói của mẹ. Một câu chuyện hoặc vài lời hát ru nhẹ nhàng làm trẻ phân tán sự chú ý, nhanh chóng ngưng khóc ngay. 
Tumblr media
Trò chuyện với bé
Đặt tỏi ở đầu giường
Theo quan niệm dân gian, tỏi được coi là những vậy mang nhiều tính dương nên được sử dụng nhiều. Tỏi có mùi cay nồng, tính ấm vì vậy mẹ hãy tham khảo cách đặt tỏi hoặc dao ở đầu giường giúp bé ngủ ngon hơn và ít giật mình hơn.
Đeo vòng dâu tằm cho trẻ
Một mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon là cho bé đeo vòng dâu tằm điều này hỗ trợ cho trẻ chống khỏi tà ma, tránh giật mình. Do đó mẹ hãy thử sử dụng đeo vòng dâu tằm cho bé giúp con ngủ ngon hơn, thuyên giảm tình trang quấy khóc ở trẻ hiệu quả. 
Lá trầu không giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Lá trầu không được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, cũng được biết đến với công dụng giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. 
Cách làm: Lấy một lá trầu không sau đó hơ ấm trên bếp lửa, đặt quanh rốn bé. Việc này có tác dụng có hơi ấm ở vùng bụng giúp con thoải mái chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó lá trầu không còn chứa các polyphenol giúp ngăn ngừa các mầm bệnh như côn trùng, viêm da cho bé.
Gừng tươi giúp trẻ hết khóc đêm
Tumblr media
Gừng tươi
Mẹo chữa trẻ khóc đêm tiếp theo chính là sử dụng gừng tươi có chứa các hợp chất của alcalid và tinh dầu nên được dân gian ưa chuộng dùng trong các bệnh cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa. Tinh dầu gừng tươi sẽ giúp bé cảm thấy dễ ngủ, thoải mái và giảm quấy khóc hiệu quả.
Cách làm: Gừng giã nhuyễn để vào bát đặt ở đầu giường của bé.
Hạt sen giúp bé dễ ngủ và giảm khóc đêm
Hạt sen (bao gồm cả tâm sen) có chứa alcaloid giúp trẻ dễ ngủ có tác dụng tốt cho hệ thần kinh của trẻ. 
Cách sử dụng: Mẹ đun khoảng 100gram hạt sen có tâm với 300ml nước rồi cho trẻ uống 2 lần/ngày
Sử dụng Adomir – giải pháp giúp trẻ ngủ ngon
Để giúp trẻ có giấc ngủ chất lượng và giảm quấy khóc về đêm, mẹ hãy bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ. Adomir là siro ngủ ngon cho bé được chiết xuất thảo dược thiên nhiên: Nữ lang và Tía tô đất. Đây là một trong những siro giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bé ngủ sâu giấc, ngon giấc, được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và đánh giá cao. Ngoài ra sản phẩm còn giúp giảm căng thẳng và nâng cao trạng thái hạnh phúc của bé. 
Adomir được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ cao. Sản phẩm đã được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ, Hội đồng Thuốc châu Âu chứng minh về đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. 
Siro ngủ ngon Adomir
Công dụng:  
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu giấc, giảm tình trạng quấy khóc về đêm, hỗ trợ tinh thần bé luôn khoẻ mạnh 
Hỗ trợ an dịu thần kinh, giảm căng thẳng ở trẻ. 
Tổng kết
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé mà còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Qua những chia sẻ trên, hi vọng các mẹ hiểu được nguyên nhân và mẹo chữa trẻ khóc đêm ở trẻ hiệu quả tại nhà.
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/meo-chua-tre-khoc-dem.html
0 notes
siroadomir · 11 months
Text
Tre 2 tuoi hay khoc dem
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm là hiện tượng thường gặp với những gia đình có trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ 2 tuổi khóc đêm nguyên nhân do đâu và cách khắc phục, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. 
Nguyên nhân gây tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm 
Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm. Các mẹ có tham khảo các nguyên nhân dưới đây: 
Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do bị rối loạn tiêu hóa 
Tumblr media
Trẻ nhỏ rất thường hay bị chướng bụng, đầy hơi,… nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng chưa thực sự hợp lý. Có nhiều cha mẹ vì quá lo lắng việc nhẹ cân của con mà đã cho ăn quá no hoặc các th���c ăn mà cơ thể bé chưa thể hấp thụ, tiêu hóa được. 
Do đó thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ bị ứ đọng trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa và có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ và dẫn tới hiện tượng trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét.
Trẻ 2 tuổi quấy khóc đêm do đói 
Giai đoạn trẻ được 2 tuổi trở đi là thời điểm vàng phát triển của bé, vì vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bởi lúc này trẻ thường ăn nhiều và có nhu cầu dinh dưỡng tăng theo thời gian. Nếu bé 2 tuổi khóc đêm thì có thể bé đang đói mẹ cần cho bé ăn no trước khi ngủ. 
Do có vấn đề về hệ thần kinh 
Trẻ nhỏ do hệ thần kinh còn non nớt dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố như môi trường xung quanh. Vậy nên, khi trẻ bị căng thẳng thần kinh biểu hiện rõ nhất là trẻ quấy khóc dai dẳng thì mẹ cần lưu ý. 
Trẻ trong độ tuổi lên 2 thường sẽ luôn học hỏi và khôn lớn bằng việc khám phá thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, việc tiếp nhận cũng cần phải có thời gian để làm quen.  
Do trẻ thiếu vitamin D 
Trẻ 2 tuổi hay khóc đếm thiếu chất gì? Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc đêm và ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bố mẹ khi con sinh ra đã bổ sung vitamin D nên tỷ lệ trẻ thiếu vitamin D thường không cao. 
Trẻ quấy khóc đêm do tè dầm 
Trẻ trong độ 2 tuổi vẫn chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu. Do đó, đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị gián đoạn giấc ngủ. Một số trẻ sẽ vẫn tiếp tục ngủ vì nghĩ là mơ, tuy nhiên sẽ có trẻ thức dậy quấy khóc. Hiện tượng này xem là phổ biến và bình thường ở độ tuổi này. 
Tumblr media
Nếu trẻ khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau dọn và thay quần để con có thể ngủ tiếp. Tránh việc quát mắng, trách phạt sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý khiến tre khó ngủ lại. 
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm sẽ có những ảnh hưởng gì? 
Trẻ 1-2 tuổi sẽ có nhu cầu ngủ 14-16 tiếng/ngày. Bởi khi ngủ bé không chỉ nghỉ ngơi mà còn để cơ bắp, xương, tim phát triển đồng thời phục hồi năng lượng tiêu hao trong ngày. 
Vậy nên nếu như giấc ngủ của bé được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng thì bé yêu nhà bạn sẽ phát triển toàn diện. Ngược lại, nếu trẻ 2 tuổi hay khóc đêm sẽ có những biểu hiện như bơ phờ, mệt mỏi, dễ cáu gắt và mất khả năng tập trung.  
Cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm 
Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể tham khảo: 
Tạo thói quen về giấc ngủ của con 
Một trong những mẹo chữa trẻ khóc đêm chính là cha mẹ hãy tạo cho con những thói quen tốt về thời gian ngủ. 
Cha mẹ hãy dạy cho trẻ biết cách phân biệt ngày và đêm bằng cách. 
– Ban ngày, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, nói chuyện để kích thích bé tập trung ngủ đi ngủ vào buổi tối. 
– Nếu chưa đến giờ đi ngủ mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu buồn ngủ như mắt nhìn chằm chằm về một phía, dụi mắt, lim dim, ngáp,… cha mẹ nên vỗ về, xoa lưng để bé thư giãn. 
– Ban đêm nếu bé đi ngủ mà tự dưng thức giấc đòi uống sữa thì cha mẹ nên vỗ về, không nên bật đèn để trẻ nhận thức được đây là thời gian ngủ mà chứ không phải thời gian ăn uống và chơi. 
Thiết lập khung giờ đi ngủ cố định
Bên cạnh việc tạo thói quen để trẻ hình thành giấc ngủ tốt thì cha mẹ cũng cần chú ý thiết lập cho trẻ giờ đi ngủ cố định để bé có thể nhận thức được thời điểm nào mình cần phải đi ngủ. 
Tumblr media
Song song với đó, cha mẹ cũng nên kết hợp các hoạt động sau để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn: 
+ Trước khi trẻ ngủ mẹ cần giảm dần các hoạt động vui chơi, nô đùa. 
+ Tắm và massage cho trẻ 
+ Cho trẻ nghe nhạc hoặc hát ru 
+ Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ 
+ Âu yếm, vỗ về con 
Lựa chọn không gian ngủ phù hợp 
Mẹ có biết môi trường xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé, vậy nên mẹ cần thường xuyên dọn dẹp, lau chùi, vệ sinh không gian nhà cửa để thoáng mát giúp trẻ cảm thấy thoải mái. 
Bên cạnh đó, cha mẹ cần đặt các đồ vật mà bé yêu thích bên cạnh khi ngủ để cho bé có cảm giác an toàn. Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp trên thì tình trạng bé 2 tuổi vẫn quấy khóc về ban đêm thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viên để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời. 
Mặc quần áo thoải mái cho bé 
Lựa chọn quần áo thoải mái cho bé cũng là một cách giúp bé 2 tuổi ngủ ngon. Điều này giúp cho tay chân cũng như cơ thể của bé cử động dễ dàng hơn. 
Tổng kết 
Như vậy có thể khẳng định giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy nên nếu trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vẫn diễn ra khi mẹ đã áp dụng các phương pháp điều trị thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có cách chữa kịp thời. 
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/tre-2-tuoi-hay-khoc-dem.html
0 notes
siroadomir · 11 months
Text
Tre 3 thang ngu bao nhieu la du
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển về trí tuệ và thể chất của trẻ, mỗi giai đoạn sẽ có sự phát triển khác nhau. Trẻ nhỏ trong giai đoạn 3 tháng tuổi các chỉ số về cân nặng và chiều cao bắt đầu tăng mạnh vì vậy giấc ngủ của trẻ trong độ tuổi này sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Vậy trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây với Adomir. 
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời sẽ thiên về giấc ngủ REM gắn liền với những giấc mơ sống động do não hoạt động tích cực trong khi ngủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ ngắn của trẻ, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm.
Tumblr media
Đối với trẻ nhỏ, một giấc ngủ ngon không chỉ giúp hoàn thiện tư duy, kích thích não bộ phát triển mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho sự tăng trưởng, hành vu, cảm xúc và hệ miễn dịch của trẻ. Từ đó giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh từ đó tự tin khám phá thế giới. 
Với trẻ 3 tháng ngủ bao nhiêu tuổi là đủ. Theo các nghiên cứu, thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi cần đạt khoảng 14 – 17 giờ/ngày. Tuy nhiên, giác ngủ của trẻ không sâu và dài như người lớn mà sẽ luân phiên giữa việc thức và ngủ trong vài tiếng khoảng 3 – 5 giác ngủ trong ngày.
Bên cạnh những thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, rất nhiều mẹ còn quan tâm tới thời gian thức và khi nào bé ngủ ngày ít. Ăn và ngủ là nhu cầu cơ bản của trẻ sơ sinh, trẻ càng nhỏ thì quỹ thời gian ngủ sẽ nhiều hơn. Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ thức khoảng 7-10 tiếng/ngày. Vào ban ngày, trung bình sẽ ngủ từ 1- 2 giờ/1 giấc. Như vậy, nếu thấy bé ngủ ít hơn thời gian ngày đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu ngủ ít vào ban ngày. 
Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi có đặc điểm gì?
Bé 3 tháng tuổi sẽ có đồng hồ sinh học rất khác so với những lứa tuổi khác. Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi sẽ có những đặc điểm như: 
Bé dễ ngủ nhưng cũng rất dễ thức
Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường rơi vào giai đoạn 3 tháng tuổi. Đây là lúc bé có bước phát triển nhảy vọt về cả tinh thần lẫn nhận thức. Tất cả các sự thay đổi bất ngờ ngày sẽ khiến trẻ cảm thấy khó kích thích, trẻ luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. 
Tumblr media
 Biểu hiện bé thường hay dậy đêm và không ngủ dâu giấc, nhưng nếu qua tuần khủng hoảng này thì bé sẽ lớn và phát triển. Do đó, mẹ cần xoa dịu và an ủi dể bé dễ ngủ hơn. 
Giấc ngủ ổn định hơn
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Khi bé đã bước qua những tuần đầu làm quen với môi người bên ngoài, thích nghi tốt hơn, cứng cáp hơn và giấc ngủ cũng ổn định hơn. Trẻ 3 tháng tuổi có thể ngủ suốt đêm mà không cần bú, nên mẹ không cần vội đánh thức bé, bởi ngủ cũng là cách giúp cơ thể phát triển. 
Bé lắc đầu liên tục khi ngủ 
Trong khi ngủ, mẹ có thể thấy bé có biểu hiện như lắc đầu liên tục, đây là giai đoạn kỹ năng vận động và phản xạ của bé bước phát triển quan trọng. Các cử động tay, chân, cổ,… sẽ mang lại cho bé cảm giác mới mẻ. Bé lắc đầu để trải nghiệm cũng như là cách bé tự ru ngủ mình vào giấc ngủ. 
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt hay không? 
Không phải hầu hết trẻ sơ sinh ngủ nhiều đều có lợi. Mẹ nên chú ý đến trường hợp trẻ ngủ li bì. Ít bú. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây nên các tác động xấu tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt. 
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng ngủ nhiều: 
– Trẻ bị sốt: trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất hay bị số, trường hợp sốt khoảng 38.9 độ C cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ thăm khám. 
– Trẻ mất nước: Bé nôn trớ, đổ mồ hôi quá nhiều,… là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ li bì trong trạng thái mệt mỏi. Lúc này trẻ cần được bù nước kịp thời để cơ thể nhanh chóng bình phục. 
– Trẻ bị viêm màng não: ngủ nhiều, bú ít cũng chính là triệu chứng của viêm màng não, đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại di chứng hoặc nặng hơn sẽ gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời. 
Thời gian ngủ của bé 3 tháng tuổi theo khoa học 
Trẻ nhỏ từ tháng thứ 3 trở đi, giấc ngủ sẽ đi nào nề nếp hơn. Đây là tín hiệu quan trọng cho thấy bé đã sẵn sàng để có nhịp sinh học rõ ràng trong chu kỳ giấc ngủ. Vậy nên, mẹ cần rèn cho bé thói quen ăn ngủ khoa học và đúng giờ. 
Thời gian biểu chi tiết cho bé thích ngủ trưa nhiều:
Tumblr media
7h30: Thức dậy và bú lần đầu 
9h: Giấc ngủ ngắn 
10h: Thức dậy và bú lần thứ 2 
11h30: Giấc ngủ ngắn thứ 2 
12h30: Thức dậy và cho bú 
14h: Giấc ngủ ngắn thứ 3 trong ngày 
15h30: Thức giấc và bú mẹ 
17h: Giấc ngủ ngắn cuối cùng 
18h: Bé bú mẹ 
19h: Bé chuẩn bị đi ngủ 
19h30: Bé đi ngủ (2 – 3 lần bú đêm) 
Thời gian biểu cho bé ít ngủ trưa
7h: Bé thức giấc và bú lần đầu tiên 
8h: Bé ngủ giấc ngắn đầu tiên trong ngày 
8h45: Bé thức giấc và được cho ăn 
10h15: Bé ngủ giấc ngắn thứ hai trong ngày 
11h: Thức giấc và được cho ăn 
12h30: Bé ngủ giấc ngắn thứ 3 trong ngày 
13h: Thức giấc và được cho ăn 
14h: Ngủ giấc ngắn thứ 4 trong ngày 
15h: Thức giấc và được cho ăn 
17h: Giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày 
17h30: Thức giấc và được cho ăn 
19h: Bắt đầu đi ngủ tối 
19h30: Bé đi ngủ (2 – 3 lần bú đêm) 
Những yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi 
Các yếu tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi: 
Trẻ gặp vấn đề tiêu hóa 
Khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… là một số rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm như đường, dầu mỡ, chất đạm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Hoặc cũng có thể do bé uống công thức sữa có chứa chất đạm khó tiêu.  
Môi trường xung quanh 
Trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ban ngày và quá nhiều đèn sáng vào ban đêm. 
– Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh. 
Hành vi, tính cách
– Tiếng ồn lớn từ ti vi, điện thoại,… 
– Trẻ đùa chơi, nói chuyện quá nhiều giờ trước đi ngủ. 
– Trẻ khó tính có thể khó đi vào giấc ngủ hơn trẻ ngoan 
– Ngủ trưa quá dễ hoặc kéo dài đến 5 giờ chiều 
– Trẻ có thói quen ru ngủ bằng võng hoặc bế, bồng trên tay tạo cảm giác an toàn phụ thuộc, dẫn đến trẻ khó ngủ khi không có công cụ hỗ trợ. 
Ảnh hưởng của gia đình
– Mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. 
– Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ mắc chứng khó ngủ thì em bé sau khi chào đời cũng không thể ngủ sâu giấc. 
Bệnh lý 
Các bệnh lý có ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như viêm tai giữa, béo phì, còi xương, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường hoặc trào ngược dạ dày. 
Bật mí cho mẹ cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi bằng những gợi ý dưới đây: 
– Làm “ổ” cho con: Trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ đã quen với cảm giác ấm áp, an toàn. Nên khi bé chào đời mẹ nên áp dụng phương áp làm “ổ” để giúp bé ngủ ngon và hạn chế tình trạng giật mình. Mẹ tham khảo cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. 
– Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm: mẹ nên dậy bé biết cách phân biệt ngày và đêm, bằng cách giữ phòng tối, im lặng khi ngủ vào ban đêm và bật điện chơi đùa cùng con vào ban ngày. 
– Thiết lập giờ đi ngủ cho con: Nếu bé nhà bạn có các dấu hiện buồn ngủ như dụi mắt, lim dim, chớp mắt liên tục,… thì mẹ cho bé ngủ ngay bởi nếu bỏ qua thời điểm này bé sẽ nhỡ giấc và trở nên khó ngủ. 
– Mẹ cần chú ý môi trường xung quanh: cần đảm bảo nhiệt độ phòng ấm áp, không quá nóng và qua lạnh. Điều này khiến trẻ sợ hãi, quấy khóc và khó ngủ hơn. 
– Sử dụng lá tắm giúp ngủ ngon hơn.
Tumblr media
– Tránh chấn thương về tâm lý: Cha mẹ không nên quát mắng hay dọa nạt khi thấy trẻ chưa ngủ, điều này sẽ khiến trẻ sợ hãy, quấy khóc và ngủ ngon hơn. 
– Vận động nhẹ nhàng: trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng cha mẹ nên cho con vui chơi nhẹ nhàng để con ngủ ngon và sâu giấc hơn. 
– Cho trẻ ăn đủ no: Trước khi đi ngủ mẹ cần cho bé bú sữa đủ no trước khi ngủ, tuy nhiên cần chú ý hàm lượng, không nên cho bé bú quá no. Đồng thời hạn chế bú đêm không cần thiết. 
Trong trường hợp khi cha mẹ áp dụng những cách trên mà chúng tôi gợi ý thì nên tham khảo thêm sản phẩm siro ngủ ngon cho bé Adomir hỗ trợ giấc ngủ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ sâu giấc và giảm căng thẳng.  
Tổng hợp 
Trên đây là tất cả thông tin cho câu trả lời về trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ mà cha mẹ cần biết. Để bé phát triển toàn diện thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng nên các bậc cha mẹ cần phải lưu tâm. 
Chúc các mẹ thành công! 
0 notes
siroadomir · 11 months
Text
Tre 5 thang ngu bao nhieu la du
Trong thời gian gần đây từ khóa “trẻ 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ” có lượng tìm kiếm lớn. Giấc ngủ của con rất quan trọng đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ được nhiều các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các mẹ câu hỏi “trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ” giúp các mẹ có thêm kiến thức nuôi con nhàn tênh. Cùng Adomir theo dõi nhé!
Trẻ 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? 
Theo các chuyên gia, trẻ 5 tháng tuổi cần dành từ 12-16 tiếng cho giấc ngủ, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ ban ngày. Tuy nhiên, đối với từng trẻ, thời gian ngủ có thể khác nhau do nhiều nguyên nhân tác động. 
Để biết con có đủ giấc ngủ hay không, các mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu sau:
Trẻ không quấy khóc và tỉnh giấc tự nhiên vào buổi sáng. 
Trẻ không bị cáu gắt, thay đổi tâm trạng thường xuyên. 
Trẻ có tư thế ngủ thoải mái và không di chuyển nhiều trong giấc ngủ. 
Trẻ có thể trạng và sức khỏe tốt. 
Mẫu lịch trình giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi 
Lịch ngủ của trẻ 5 tháng sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tính cách và sở thích của bé. Tuy vậy, nhìn chung con nên ngủ ít nhất 3 giấc một ngày và đủ 10 -11 tiếng vào ban đêm.  
Dưới đây là mẫu lịch trình giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi với giả định rằng con thức tối đa 2 giờ mỗi lần và ngủ 3 giấc ngắn vào ban ngày. 
7:00 – 7:30: Bé thức giấc, bú sữa và chơi. 
8:30 – 9:00: Giấc ngủ ngắn đầu tiên (thời gian lý tưởng là sau khi bé thức được khoảng 1,5 giờ hoặc sớm hơn một chút nếu bé có dấu hiệu buồn ngủ rõ rệt). 
10:45: Bé tỉnh giấc và được cho ăn.
11:00 – 11:30: Cha mẹ chơi cùng con. 
12:00 – 12:30: Bé ngủ trưa (sau khi con thức từ 2 – 2,5 giờ). 
13:30 – 14:00: Bé tỉnh giấc (sau giấc ngủ 1,5 – 2 giờ). 
14:15: Cha mẹ cho bé ăn. 
14:45: Cha mẹ chơi với bé. 
15 – 15:45: Giấc ngủ ngắn thứ 3 (sau khi bé thức khoảng 2 tiếng). 
16:30 – 17h: Bé thức giấc (sau khi ngủ khoảng 1 – 1,5 giờ).
17:15: Cha mẹ cho bé ăn. 
18:00: Thời gian để tạo thói quen đi ngủ cho bé. 
19:00 – 19:30: Bé bú và đi ngủ.  
Theo chuyên gia giấc ngủ Mitchell, giờ đi ngủ lý tưởng đối với trẻ em 5 tháng tuổi là từ 19:00 đến 20:00. Tuy nhiên, cha mẹ có thể thấy rằng, con có thể cần đi ngủ sớm hơn trong một vài ngày. 
Tại sao trẻ 5 tháng tuổi ngủ không sâu giấc? 
Trẻ 5 tháng tuổi thường xuyên bị đánh thức giữa đêm, khó vào giấc và nhanh chóng tỉnh dậy có thể vì các lý do sau:
Hệ thống thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện 
Hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, do đó, tình trạng thức dậy giữa giấc ngủ là điều rất bình thường. Điều này có thể được giải thích bởi việc não trẻ còn phát triển và chưa hoàn toàn điều khiển được giấc ngủ. Khi trẻ trưởng thành hơn, hệ thống thần kinh của họ sẽ hoàn thiện hơn và giấc ngủ của bé sẽ trở nên ổn định hơn. 
Chế độ dinh dưỡng 
Thức ăn và dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi. Nếu bé chưa được cung cấp đủ khẩu phần dinh dưỡng cần thiết, sẽ dẫn đến tình trạng thức dậy giữa đêm và khó vào giấc. Cha mẹ nên đảm bảo bé được cung cấp đủ lượng sữa hoặc thức ăn bổ sung để giúp bé có giấc ngủ sâu hơn. 
Hệ tiêu hoá
Nếu bé bị tình trạng khó tiêu hoặc các vấn đề về tiêu hoá khác, điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi trẻ cảm thấy khó chịu, bụng đầy, họ sẽ khó ngủ và thức dậy nhiều lần trong đêm. Điều này có thể được giải quyết bằng cách cho bé uống nước ấm hoặc massage bụng để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. 
Môi trường
Môi trường sống và điều kiện vật lý của bé cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu bé cảm thấy không thoải mái trong phòng ngủ, chẳng hạn như không khí quá nóng hoặc lạnh, ồn ào, ánh sáng quá mạnh hoặc yếu, bé sẽ dễ tỉnh giấc và thức dậy giữa đêm. Cha mẹ nên đảm bảo môi trường sống của bé thoải mái và tiện nghi để giúp bé ngủ ngon hơn. 
Bệnh lý  
Nếu bé có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, chẳng hạn như cảm lạnh, sốt hoặc đau bụng, điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bé có thể khó chịu và khó ngủ do sức khỏe không tốt. Cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của bé và đưa bé đến bác sĩ nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào để được đánh giá và điều trị kịp thời. 
Thói quen ngủ của bé 
Thói quen ngủ của bé cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu bé quen với việc được ôm hay ngủ trong tình trạng bế, nó sẽ rất khó để bé tự ngủ và ngủ một mình. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen ngủ tốt khi bé còn nhỏ để giúp bé ngủ ngon hơn sau này. 
Có nên để 5 tháng ngủ thời gian tùy thích hay không? 
Việc để bé ngủ thời gian tuỳ thích vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số ý kiến ủng hộ bởi họ cho rằng, các bậc phụ huynh mẹ nên đánh thức con khỏi giấc ngủ ngắn ban ngày, đặc biệt nếu bé khó ngủ vào ban đêm. 
Nhưng một số người khác đồng ý với quan điểm, hãy để trẻ chọn thời gian ngủ; có nghĩa là nếu con muốn ngủ, hãy cứ để con ngủ bao lâu tùy thích. 
Nhìn chung, không có một quy tắc chung nào phù hợp với tất cả mọi đứa trẻ. Một số trẻ ưu tiên thời gian ngủ trưa, ngược lại có những trẻ thích ngủ vào ban đêm. Một số bé lại ngủ ít hơn thời gian cần nhưng vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. 
Ngủ 2 giấc ngắn mỗi ngày của trẻ 5 tháng tuổi có sao không? 
Theo các chuyên gia, trẻ 5 tháng được khuyến khích ngủ 4 – 5 giấc mỗi ngày (bao gồm 1 giấc ngủ dài vào ban đêm và 3 – 4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày). Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ ngủ 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày thì các mẹ cũng không cần lo lắng. 
Giải pháp cho trẻ 5 tháng tuổi ngủ xuyên đêm 
Để trẻ 5 tháng ngủ ngon và sâu giấc, các mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản nhưng hiệu quả cao sau đây:
Thiết lập thời gian ngủ 
Thiết lập một lịch trình cho bé sẽ giúp bé có thói quen ngủ vào cùng một lúc mỗi đêm. Mẹ nên tạo ra một lịch trình cho bé, bao gồm giờ ngủ và thức dậy. Lịch trình này sẽ giúp bé yêu biết khi nào nên đi ngủ và giúp bé có giấc ngủ tốt hơn. 
Tạo môi trường ngủ thoải mái 
Một môi trường ngủ tốt là yếu tố quan trọng để bé có giấc ngủ ngon. Hãy đảm bảo rằng môi trường ngủ của con luôn yên tĩnh, không ồn ào và thoải mái. Mẹ nên tắt đèn và tăng cường âm thanh trắng hoặc nhạc ru khi bé đi ngủ. Ngoài ra, hãy kiểm tra nhiệt độ phòng và tình trạng tã bỉm để tránh gây ra tình trạng khó chịu khi ngủ, khiến bé thức giấc giữa đêm. 
Thư giãn trước khi ngủ
Các hoạt động thư giãn trước khi ngủ có thể giúp bé của bạn dễ dàng chuyển sang trạng thái ngủ. Các mẹ có thể đọc truyện cổ tích, hát cho bé nghe hoặc đưa bé đi massage nhẹ để giúp bé thư giãn. 
Hạn chế các thiết bị điện tử 
Việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ cho bé. Do đó, các bậc phụ huynh nên giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị này trước khi bé đi ngủ. 
Tập cho bé tự chủ trong việc ngủ 
Tập cho bé cách tự chủ trong việc ngủ là một giải pháp hiệu quả để giúp bé ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe của bé. Đây là một quá trình dài, nhưng khi bé đã hình thành được thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc thì sẽ rất có lợi cho bé.
Các bước để tập cho bé tự chủ trong việc ngủ gồm: 
Thiết lập thời gian đi ngủ và thức dậy cho bé đều đặn hàng ngày và giữ vững lịch trình này vào cuối tuần và các ngày nghỉ. 
Chuẩn bị môi trường yên tĩnh, thoáng mát và tối tắm. Tắt thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để tránh làm phiền giấc ngủ của bé. 
Dành thời gian cho bé để thư giãn trước khi đi ngủ, có thể đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ. 
Khuyến khích bé tự mình đi vào giấc ngủ bằng cách tự ngủ và không cần có sự can thiệp của người lớn. 
Nếu bé thức giấc vào ban đêm, hướng dẫn bé tự mình trở lại giấc ngủ bằng cách nhẹ nhàng xoa đầu hoặc đọc truyện cho bé nghe. 
Không sử dụng thức ăn, đồ uống có cafein và không cho bé chơi game hoặc xem TV trước khi đi ngủ để bé có giấc ngủ ngon hơn. 
Tập cho bé tự chủ trong việc ngủ là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức của cha mẹ, nhưng khi bé hình thành được thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc, sẽ rất có lợi cho sức khỏe và phát triển toàn diện của bé. 
Tổng kết 
Hy vọng rằng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc trẻ 5 tháng ngủ bao nhiêu là đủ của các bậc phụ huynh. Trong hành trình con trưởng thành, giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, hãy chăm sóc và đồng hành cùng giấc ngủ con yêu! 
Nguồn: https://adomir.vn/tre-5-thang-ngu-bao-nhieu-la-du.html
0 notes
siroadomir · 11 months
Text
Tre 6 thang ngu bao nhieu la du
Một câu hỏi mà Adomir nhận được nhiều nhất trong thời gian gần đây là “trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ”. Để cho câu hỏi này, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn đặc điểm và giải pháp giúp cha mẹ xây dựng thời gian biểu ngủ phù hợp nhất cho con giúp bé yêu phát triển toàn diện. 
Tổng quan về trẻ 6 tháng tuổi 
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ” cha mẹ hãy cùng Adomir đi khái quát về sự phát triển về thể chất, nhận thức, cảm xúc,… của trẻ 6 tháng tuổi dưới đây:
Tumblr media
Tổng quan về trẻ 6 tháng tuổi
Về thể chất trẻ 6 tháng tuổi có khả năng phối hợp tay mắt tốt hơn giai đoạn trước. Nhận thức sâu và tầm nhìn màu sắc của trẻ có sự cải thiện hơn so với những tháng đầu đời. Bé biết sử dụng các ngón tay để nắm giữ các đồ vật nhỏ. Cơ lưng của trẻ phát triển mạnh mẽ và trẻ có thể tự ngồi mà không sự hỗ trợ của người lớn. 
Trẻ 6 tháng tuổi đã biết đáp lại những người xung quanh thông qua cách gọi đồng thời cũng biết thể hiện các sắc thái vui vẻ hay không hài lòng và các âm thanh khác nhau. Trẻ cũng bập bẹ tạo ra những âm thanh khác nhau khi chơi với bố mẹ và những người khác. 
Bé thích chạm và cảm nhận các kết cấu khác nhau như nước, đồ ăn, đồ ăn và những vật khác. Trẻ 6 tháng tuổi thường sẽ bị thu hút bởi các đồ vật có thể sáng hoặc to hơn. Trẻ cũng được an ủi bằng cách bố mẹ hay người thân vỗ về và nói với giọng điều nhẹ nhàng, yêu thương. 
Trẻ 6 tháng tuổi nhận ra và cảm thấy an toàn, dễ chịu trong vòng tay của những người thân. Ngoài ra, trẻ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu hình thành và phát triển các biểu cảm. Cha mẹ sẽ thấy trẻ làm những vẻ mặt khác nhau khi buồn ngủ, muốn ăn, hoặc bị đau, khó chịu. 
Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 
Trẻ 6 tháng tuổi không chỉ cân nặng và chiều cao, giấc ngủ của trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Trong khi ngủ, hormone tăng trưởng sẽ tiết ra và hoạt động mạnh mẽ, từ đó trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Thực tế, vào ban ngày thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm xuống khi mỗi tháng tuổi tăng lên. Số lần ngủ ban ngày sẽ giảm, giấc dài hay ngắn cũng có sự khác nhau giữa các trẻ. Trong 6 tháng đầu đời, mỗi ngày trẻ thường ngủ từ 16 – 18 tiếng. 
Tumblr media
Chu kỳ giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi sẽ dài hơn những tháng đầu đời, thông thường, một chu kỳ sẽ dao động từ 60 – 90 phút. Ngoài ra, thời gian “ngủ động” của trẻ sẽ giảm đi đáng kể chỉ còn khoảng ¼ chu kỳ, ngược lại, thời gian “ngủ sâu” của trẻ sẽ nhiều hơn (khoảng ¾ chu kỳ giấc ngủ). 
Theo thống kê từ 6-9 tháng tuổi sẽ ngủ từ 14-15 tiếng/ngày. Cụ thể, khoa tâm lý trẻ – Bệnh viên nhi đồng 1 chia sẻ, bé 6 tháng tuổi cần ngủ trung bình 14,5 tiếng mỗi ngày. 
Vậy nên mẹ cần chia thời gian ngủ cho trẻ 6 tháng tuổi thành các giấc ngắn vào ban ngày (khoảng 7 tiếng và 3 cữ ngủ) và giấc dài ban đêm (7,5 tiếng với 1 cữ ngủ). Đồng thời cũng chú ý cân bằng giấc ngủ ngày và đêm của trẻ cho hợp lý, tránh tình trạng trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức trắng vào ban đêm.  
Đặc điểm chung về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi 
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ thường ngủ xuyên đêm và ngủ sâu hơn vào giai đoạn trước. Có rất nhiều trẻ ngủ liền một giấc dài, ban ngày chỉ ngủ 2 giấc ngắn đó là vào buổi sáng và buổi chiều. Vậy nên, nếu trẻ có thể ngủ từ 8 tiếng trở lên vào ban đêm tức là trẻ đã biết tìm cách tự ổn định giấc ngủ.
Đặc điểm về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi
Bé 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Trong giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi, một số trẻ không ngủ được 7- 8 tiếng liên tục mà thường thức giấc vào ban đêm do đói bụng và muốn được bú mẹ. Tuy vậy, ở giại đoạn này một số trẻ trẻ thức vào ban đêm không nhất thiết là đối bụng mà có thẻ do giật mình hoặc cảm giác không an toàn khi không thiếu cha mẹ ở bên. 
Theo các chuyên gia, chúng ta thường giấc nhiều lần vào ban đêm thế nhưng người lớn có thể ngủ lại dễ dàng, thậm chí có người không thể nhớ đêm qua mình đã giật mình bao nhiêu lần. Nhưng đối với trẻ 6 – 9 tháng tuổi, mặc dù không đói bụng nhưng do chưa thành thạo kỹ năng này nên trẻ sẽ quấy khóc khi thức vào ban đêm. 
Ngoài ra, trong giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi, do hình thành một số kỹ năng mới nên trẻ sẽ thức đêm nhiều và cũng khó đi vào giấc ngủ hơn. Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi đã bắt đầu nhiên biết vật thể xung quanh và sẽ có cảm giác bồn chồn, lo lắng khi không có người thân bên cạnh.
Chính vì vậy, khi tỉnh giấc vào ban đêm, trẻ thường có xu hướng tìm kiếm người thân đặc biệt là mẹ. Nếu không thấy mẹ, trẻ có thể quấy khóc cho tới khi có mẹ ở cạnh bên mới yên tâm và tiếp tục ngủ. Số ít trẻ vẫn cảm thấy lo lắng rằng mẹ sẽ lại đi mất nên không chịu ngủ nữa. 
Cách giúp trẻ 6 tháng tuổi ngủ ngon 
Theo các thống kê, có khoảng 2/3 số trẻ thức đêm có thể tự ngủ lại. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng và thay nhau bế khi trẻ không chịu ngủ, quấy khóc. Cha mẹ nên giả vờ ngủ tiếp và không quan tâm để con hiểu rằng đây là thời gian ngủ chứ không phải thức để chơi. 
Cách giúp trẻ 6 tháng tuổi ngủ ngon
Tumblr media
Khi con quấy khóc, cha mẹ hãy bình tĩnh đợi một lát, nếu con tiếp tục khóc to thì bố mẹ nên vỗ về cho con yên tâm ngủ. Để tránh trường hợp trở thành cú đêm cùng trẻ, bố mẹ nên thực hiện một số điều như sau: 
– Thiết lập và duy trì lịch trình ngủ của trẻ 6 tháng tuổi một cách nhất quán, đều đặn mỗi ngày. Các mẹ có thể cho trẻ nhạn biết dấu hiệu đặc trung khi đến giờ đi ngủ như đọc sách, kể chuyện, hát ru, điều chỉnh đèn tối hơn, cho trẻ đi tắm, nghe nhạc,… 
– Nếu trẻ bị gián đoạn giấc ngủ do quen bú bình, ti mẹ hoặc ngậm ti giả thì mẹ nên chủ động giúp trẻ cai các liên kết giấc ngủ này, từ đó trẻ có thể chủ động ngủ, ngủ ngon hơn và không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì nữa.  
– Có một số trường hợp cha mẹ thích trẻ được ngủ thoải mái và tự tình giấc vào buổi sáng. Nhưng lại có nhiều bố mẹ muốn đánh thức trẻ dậy vào một thời điểm cố định. Đây chính là cách giúp bố mẹ biết trước lịch trình ngủ, đồng thời giúp đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động khoa học hơn. 
– Để chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 6 tháng, nếu có thể cha mẹ hãy cho bé nằm trong nôi tránh để trẻ ngủ một mình hoặc nằm trên cao vì có thể xuất hiện những tình huống xấu. Nếu có thể, bố mẹ nên cho trẻ nằm ngủ trong nôi 
– Khi đi ngủ trẻ cần được giữ ấm thân nhiệt và tránh mặc cho trẻ quần áo chật để máu được lưu thông giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có được giấc ngủ ngon, nhất là vào ban đêm. 
– Không nên cho trẻ hoạt động mạnh trước khi đi ngủ như vận động mạnh, xem các thiết bị điện tử, nghe nhạc sôi động,… Bởi những hành động này sẽ khiến trẻ tỉnh táo và rất khó đi vào giấc ngủ hoặc khó thể ngủ lại khi tỉnh giấc vào ban đêm. 
Tổng kết 
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các mẹ đã có câu trẻ lời cho “trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ” rồi đúng không? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vậy nên cha mẹ cần tham khảo thêm nhiều kiến thức nuôi con tại website Adomir nhé.
Chúc các mẹ thành công!
Nguồn: https://adomir.vn/tre-6-thang-ngu-bao-nhieu-la-du.html
0 notes