Tumgik
oanhonmoctoc · 8 months
Text
[Personal Experience] Mình đã tự học và thi IELTS như thế nào? - Phần 1 ^^
Ôi, cái sự cả thèm chóng chán bây giờ mới lại có dịp đụng vào tumblr thân yêu. 
Và topic này thì thật là chả liên quan gì đến ý định viết lách tumblr của tác giả. Nhưng chuyện là thời gian gần đây, nhất là sau khi mình cũng gọi là “chó ngáp phải ruồi” được 1 chú điểm Tám chấm Ielts (chuyện là band nào cũng Tám), có tương đối nhiều anh em bạn bè họ hàng và bây giờ là sinh viên của mình ráo riết hỏi kinh nghiệm. 
Thời đại bây giờ các gia đình đầu tư cho con cái học Tiếng Anh sớm, rồi nhà trường cũng khuyến khích học Tiếng Anh, các nhà tuyển dụng ưu tiên chứng chỉ QT, sự phổ biến của các chương trình học bổng du học mà trong đó chứng chỉ TA là 1 thứ ko thể thiếu, tất cả những yếu tố đó (tất nhiên còn các yếu tố khác nữa), khiến cho ngày càng nhiều các trung tâm luyện thi lớn nhỏ mọc lên và thu hút được rất đông đảo học viên từ khắp nơi. 
Mình cũng đã từng là 1 sinh viên ao ước có trên tay tấm bằng IELTS để đi du học. Nhưng mà dòng đời xô đẩy nên IELTS của mình bh chỉ để phục vụ việc đi dạy và sắp tới là … lấy chồng. Nhớ lại những giai đoạn ôn IELTS,  thực sự là có quá nhiều trải nghiệm đáng nhớ :)). Mình đã từng ghen tị vì em họ được cho đi học ACET sang chảnh 2 chục triệu/level. Nhưng lại dặn lòng thôi tiền đấy làm đc bn thứ khác. Cũng đã từng chán nản thiếu động lực tìm tòi trtung tâm này trung tâm kia, lân la webtretho =))) rồi các forum ttvnol các kiểu để tìm nơi uy tín. Còn nhớ mình chắc là 1 trong những đưa đầu tiên gọi đt hỏi RES về lớp học (bh nó to tổ đùng ở cạnh cơ quan luôn rồi), rồi suýt thì kí hóa đơn nộp tiền học GLN (sau này bị các chị sales truy lùng =)) ), và cả các lớp như cô Nhã, cô Lê Na (ngày xưa còn đi ktra đầu vào cô Đức nữa chứ :)) )cũng đều in dấu chân đến tìm hiểu thông tin của mình. 
Mình cứ tự nhủ: ơ, nhưng mà học xong tốn tiền thế nhỡ ko ra gì thì sao? Vì kinh nghiệm xương máu ngày xưa cái thời lớp 12 điên cuồng đòi bố mẹ bỏ 14tr đi ôn ở RV với mong ước xuất ngoại, xong rồi trượt, nên bây giờ mình thận trọng lắm :)). Và rồi chị gái an ủi: Cứ thi đi xem thế nào. Mình bắt đầu quyết tâm tự học. Và quá trình từ lần có IELTS đầu tiên (tháng 3/2010) cho đến gần đây nhất (2014), mình đã tích góp được những bài học xương máu và hi vọng sẽ giúp ích được cho mọi người. Series này sẽ bao gồm nhiều phần.
Phần đầu tiên: Khoảng thời gian hợp lý cho IELTS đối với các đối tượng (trình độ) và cách phân bổ tương ứng. 
Chắc chắn đọc đến đây sẽ có ý kiến cho rằng (i): lúc nào thi thì đóng tiền và thi thôi điểm từ 1-9 cơ mà lo gì?; (ii): muốn được điểm càng cao thì phải ôn IELTS càng lâu; (iii) không cần học IELTS làm gì, giỏi ngữ pháp nói TA hay đi thi là điểm cao hết. 
Tất nhiên, không có gì là hoàn toàn và ý nào trtong ý trênhậm chí là nhiều ý khác nữa, cũng đều có điểm đúng. Nhưng theo như kinh nghiệm của mình, có mấy lí do sau để mỗi người nên có 1 plan cho mình. Dù là 6 tháng, 3 tháng, 1 tháng hay … 1 tuần:
- Thứ nhất, IELTS chỉ là một chứng chỉ xác nhận khả năng ngôn ngữ của bạn theo 4 kỹ năng nghe - nói - đọc- viết bằng Tiếng Anh (of course). Và vì nó là 1 kì thi cho hàng tỉ người ở khắp mọi nơi nên sự đánh giá, trrong hệ quy chiếu của hội đồng ra đề, sẽ ko bao giờ nói lên được hết được khả năng của từng người. Cũng như mọi kì thi khác, nó có những quy luật riêng. Học trời học đất mà ko nắm đc quy luật cũng sẽ khó mà được những con điểm cao ngất. Ngược lại, chỉ cần vững cơ bản, luyện cho trúng, 7 8 ngon lành ạ.
- Thứ hai, bạn có 1 nghìn việc phải làm. Trong cái xã hội bận rộn này, dù IELTS có giúp bạn xin việc, thì bạn cũng cần có vô số thứ khác trong bộ CV để có 1 công việc tốt; hoặc là muốn xin học bổng thì còn điểm học ở trg, rồi hoạt động ngoại khóa vân vân và mây mây. Mà cuộc sống thì lúc nào cũng là những sự đánh đổi, trong đó thời gian là quý giá nhất. Bạn dành càng nhiều thời gian để ấp ủ cái sự “eo ót”, cũng ko khác nào bạn đã đánh mất đi 1 vài cơ hội hoặc thời gian cho những thứ quan trọng khác cả.
- Thứ ba, vì bạn tự học - 1 con dao rất hai lưỡi, nó có thể đẩy bạn lên phía trước rất nhanh, nhưng cũng có thể khiến bạn dậm chân tại chỗ t0orng nháy mắt. 1 lộ trifnnh rõ ràng + 1 mục tiêu đàng hoàng + chiến lược đúng đắn = bạn sẽ thành công. Mình đã từng chứng kiến bản thân giơ khẩu hiệu ôn thi trong hào hứng, xong rồi chẳng có plan cụ thể nên cứ dò la hết web này web nọ rồi cố đấm ăn xôi chắp vá vào cho mình, thế là thành 1 cái gì đó chả ra gì =)). Kiểu như cứ cố gắng đọc Simon 1 tí, đọc … Lê Na 1 tí, rồi chắp ghép nghe rất gì và này nọ, nhưng thực ra chả ra gì. Hoặc là có 1 vài đứa em mình, cơ bản chưa vững nhưng cứ cố ngồi làm Camb và tự hỏi “sao mãi em ko lên điểm???” hay “sao điểm em cứ phập phù”? 
Luyên thuyên thế đủ rồi, vì đối tượng mình muốn chia sẻ kinh nghiệm học và thi IELTS mỗi người 1 xuất phát khác nhau nên mình sẽ cố gắng chia sẻ trtong phạm vi hiểu biết những lộ trình mà theo mình là hợp lý nhất, để dù bạn có “mất gốc”, hay đã nói tiếng Anh cực trôi chảy, cũng sẽ tìm được 1 plan cho riêng mình. 
Tất nhiên, viết từ bản thân thì dễ hơn, với cả, chiều “lũ” sv siêu quậy của mình trước, nên mình sẽ dành note đầu tiên này cho đối tượng giống mình ngày xưa.
Đối tượng: vững căn bản, từ vựng ở mức trung bình khá, rắc hạt tiêu các expressions khó, các từ vựng thuộc dạng “advanced” hay “academic” từ biết từ không, rất chi là … random :D. Nhìn chung, 2 kĩ năng thụ động (đọc - nghe) tương đối tốt, 2 kĩ năng chủ động (nói - viết) trung bình khá, phập phù. 
Nhìn vào những dấu hiệu trên đây, mình lập 1 kế hoạch tập ưu tiên số 1 là IDEAS và cách hành văn nói + viết, số 2 là hệ thống từ vựng, số 3 là tiếp tục củng cố kĩ năng đọc - nghe.
Mục tiêu: Nâng điểm đọc, nghe lên mức tối đa ( 2 kĩ năng này chỉ cần chăm và “tỉnh”. Cố gắng viết và nói lên ít nhất 1 band. 
Xuất phát điểm mình sẽ lấy điểm lần đầu tiên thi là 2010: Overall 7.0 (R: 8, L 7, W 6.5, S 7). Điểm này random lắm vì hồi đấy mình làm camb trong đúng 1 tuần Tết và đi thi luôn. 
Target: 8.0 (tất cả các band trên 7 là được). Có ôn có hơn, mình tin thế. Mục tiêu của mình là W ít nhât 7.
Kết quả: 8.0 - Tất cả các kĩ năng 8. Tức là R ko lên :(
Mình chỉ có 2 tháng để làm tất cả mọi thứ. Chưa kể mình còn đang đi làm, rất bận :(. Nên tốt nhất mọi người hãy dành khoảng 2-3 tháng để có hiệu quả cao nhất. Nhưng dù là mấy tháng thì cũng phải tuân theo các giai đoạn sau, và nhớ là: đang ở giai đoạn này thì đừng có “đứng núi này trông núi nọ” mà hỏng bét ạ :D
Giai đoạn 1: Hệ thống lại ngữ pháp - từ vựng, củng cố phát âm, luyện 1 chút nghe nhẹ : a.       Ngữ pháp
Mọi người đừng khinh ngữ pháp ạ, đặc biệt là dân ban D như mình hay nghĩ kiểu: viết đúng có gì khó. Nhưng sự thật là viết đúng là ko đủ, bạn cần phải viết 1 cách trôi chảy, linh hoạt, đa dạng nữa. Hãy nhớ lại những bài học viết lại câu hồi cấp 2, cấp 3 hay phải làm đi ạ. 1 nội dung mà có thể có 5 7 cách viết khác nhau, đem đến sự uyển chuyển cho câu chữ hơn rất nhiều đúng không nào? Vì thế, việc đầu tiên, hãy cố gắng xem lại những cấu trúc câu phức, các mẫu câu thay thế đc cho nhau, v.v để sau này khỏi phải check google nữa ^^. Cụ thể, mình nghĩ những thứ quan trọng nhất sẽ là: mệnh đề quan hệ, đảo ngữ, mệnh đề trạng từ, các câu nguyên nhân – kết quả, các câu điều kiện, các câu tuy – nhưng, so sánh và đối chiếu.
Cách dễ làm nhất là đem mấy cái bài luận nào đó của mình, 1 đoạn văn nào đó mifnht ừng viết, hay 1 câu stt tiếng Anh nào đó cũng đc, cố gắng paraphase lại theo 1 hay nhiều cách khác. Hãy làm sao để khi bạn bắt đầu viết hay nói, phản xạ của bạn sẽ khiến bạn thốt ra những câu đơn – ghép thay thế nhau chứ ko chỉ liên tục những câu đơn cụt lủn, hay là viết 1 câu dài xong lại thiếu nọ thiếu kia. Muốn như thế thì chỉ có luyện và luyện thôi ạ.
VD: Thay vì nói: Kids will find their orientation in their thought and behavior most effectively in their teachers’ advice and and instructions at schools.
Bạn có thể nói: Nowhere can kids find their orientation in their thought and behavior more effectively in their teachers’ advice and instructions at school.
Nói thì dễ, để mà biến nó thành phản xạ, viết ra câu nào, thở ra chữ nào uyển chuyển linh hoạt chữ đó, phải luyện!!!
Ngày nào mình cũng cố gắng viết 1 đoạn văn tầm 5 dòng (tương  đương với 1 ý trong essay task 2). Lần 1 viết bản năng nhất có thể, rồi đọc lại, sau đó cố gắng sửa những chỗ có thể sửa (ví dụ như thay mệnh đề quan hệ biến 2 câu thành 1 câu, chuyển sang đảo ngữ nếu phù hợp, thêm thắt 1 số linking words cho sinh động thêm). Sau đó, check xem hay chưa, sự linh hoạt giữa basic sentences và complex sentences đã ok chưa, đọc to lên có bị mệt ko , hoặc cụt ko. Rồi chữa. Sau đó, đóng hết lại và cố gắng viết sao cho ok nhất có thể.
Trong giai đoạn này, dù nói hay viết cũng nên dừng lại ở từng câu, từng ý, chuốt cho nét chứ ko nên tham viết cả bài xong sẽ ngại sửa là 1, ko nhìn thấy ngay được sự khác biệt và tiến bộ là hai -> chả mấy mà nản.
Một cách khác là cố gắng viết nhật ký bằng tiếng Anh hàng ngày (vs điều kiện là bạn có time để làm việc đó), ko thì viết stt (định viết 1 kiểu – viết ra – sửa lại cho hay ho – post), hoặc là nhắn tin với người yêu bằng tiếng Anh cũng là 1 ý hay :)) . Nói chung là cố gắng viết cho hay vào, mình hay đọc blog của mấy chị tiếng Anh giỏi giỏi xong bắt chước các mẫu câu hay ho, ghi chép các expression thích thú và dễ áp dụng mọi lúc mọi nơi mọi topics xong note vào sổ, sau đó viết cái gì cũng thử nghĩ cách cho bọn hay ho kia vào :))., kiểu như “in a blink of an eyes” ý :)). Nhớ là chỉ ghi nhớ những thứ dễ áp dụng nhé, chứ tự nhiên nhớ 1 thứ lạ hoắc hơ xong nghĩ thì chắc sau này sẽ nổ não.
1 số nguồn phù hợp để tham khảo cách hành văn hay ho và ko miễn cưỡng bó hẹp trong IELTS: báo chí tiếng Anh (academic 1 chút kiểu như đọc mấy cái trang tin xịn xịn là ok, xem phim, đọc truyện tiếng Anh (siêu effective), và chính các bài reading IELTS :)).
Mỗi ngày mình dành trtung bình 1-2 tiếng để đọc, ko cần liên tục và tùy vào phương pháp. Mình sẽ viết và sửa theo công đoạn nói trên khoảng tầm 2 đoạn văn, và cố gắng nói chúng ra 1 cách tự nhiên nhất. Đơn giản đúng ko ạ ^^.
b.       Từ vựng
Cái này kinh này :(. Vì mình bị ở cái dạng “safe zone” về từ vựng ấy. Lượng từ phổ thông của mình đã ok để giao tiếp, diễn đạt các cuộc hội thoại thông thường hoặc viết lách ở mức người ta hiểu được thôi. Chứ còn academic words mình bị bí bách lắm, vì như kiểu cái áo mặc ok rồi mãi ko nghĩ tới việc mua cái áo mới. Nên mình coi như “yêu lại từ đầu” với món từ vựng này, dù biết là đầy thứ mình đã biết rồi, nhưng hệ thống lại 1 lần chả chết ai.
Mình đã nghiên cứu và down mấy cuốn sau để làm mỗi ngày ( xếp theo độ khó tăng dần) :- Cambridge vocabulary for IELTS ( Pauline Cullen)- Achieve IELTS Grammar and Vocabulary - English Vocabulary in Use Advance ( Michael McCathy – Felicity O’Dell)- English Collocation in Use ( Michael McCathy – Felicity O’Dell) . Lý tưởng nhất là làm đc hết chỗ này, mình thì lười nên random lắm ạ, có quyển số 1 và số 4 là strongly recommend nhất nếu như thực sự phải lựa chọn haha. Ngoài ra có quyển này bổ trợ cực tốt cho IELTS writing và spk Check your vocabulary for IELTS examination. Mình sẽ tìm lại link và post trong bài riêng về tài liệu nhé.
Làm bài tập mỗi ngày 1 chủ đề (thường mấy quyển này các chủ đề same same nhau). Sau đó phải ứng dụng ngay (mình thích cách học đi đôi với hành). Cái này phải link ngay với phần ngữ pháp ở trên. Ví dụ như học về chủ đề môi trường nhé, mình sẽ viết mấy cái đoạn văn kia về chủ đề đó. Cũng theo công thức: lần 1 bản năng, sửa lại theo những thứ vừa học đc, rồi viết lại, rồi đóng mọi thứ và tự bắt chước xem nắm băt đc bn phần trăm :D. Công thức vàng cho tự học đấy ạ.
c.        Củng cố phat âm và luyện nghe “nhẹ”
Chẳng có gì đặc biệt. Đơn giản là có từ mới thì phải tập đọc cho đúng :)) làm bài tập đến câu nào đọc câu đó là liệu pháp hay nhất vừa mỏi mồm vừa nhớ đc từ lại luyện luôn phát âm chống buồn ngủ.
Nghe thì đơn giản là xem phim kia kìa, và làm các bài có nghe ở trong mấy quyển nêu trên. Ngon luôn ^^.
Lưu ý cho giai đoạn này, mọi thứ phải tiến hành song song. Mỗi ngày chia thời gian cho hợp lý và kẻ bảng theo dõi tick tick tick để xem mình hoàn thành được bao nhiêu ngày rồi, có đúng plan ko, có tiến bộ ko, v.v.
2. Giai đoạn 2: Tiến hành luyện từng chú kĩ năng một và làm đề hùng hục :))
Sau khi đã củng cố ok cái móng rồi, bắt đầu xây từng tầng một thôi ạ. Vì thơi gian muốn tối giản nên tốt nhất là vừa làm đề vừa luyện. Cơ mà ở giai đoạn này chưa nhất thiết phải áp dụng chặt chẽ về thời gian, vì mình quan niệm là làm kĩ 1 chút để học thêm chứ chưa dùng tiểu xảo gì ở giaii đoạn này. Đọc bài nào phải nhớ bài đó có gì hay, có từ gì mới, có cấu trúc gì có thể ghi nhớ được. Viết lách cũng cần trau chuốt chứ ko nên vội vàng, ko lại rơi vào cảnh “chưa học bò đã lo học chạy”.
Cụ thể với 4 kĩ năng nhé ạ:
Listening:
Sách khuyên dùng:  Mình chẳng luyện nghe trong sách ngoài nhiều, cứ bộ Cambridge mà tương. Nếu cần phụ trợ theo từng section tách riêng thì bạn có thể tham khảo cuốn “Listening strategies for IELST” – mua ở nhà sách Trang Bà Triệu nhé.
Mình ko thích boring nên để tập phản xạ nghe mình bắt chước Bảo Anh bạn mình (nó nghe giỏi lắm :(() sync các thứ kì diệu vào iphone để nghe ngày nghe đêm, nghe mọi nơi mọi lúc có thể. Các kênh có thể hỗ trợ tốt cho IELTS listening có thể kể đến như BBC (cái này mua đĩa ở chỗ cô Trang Bà Triệu có kèm đĩa, rất ok đó mà đỡ phải down, đối vs svien NG lại càng tốt để đỡ bị fail listening :P) hoặc CNN :-?. Ngoài ra xem và nghe bất cứ cái gì bạn thích, mình recommend nghe kiểu này là vì có nhiều đoạn phỏng vấn, hoặc giới thiệu thông tin về 1 vấn đề nào đó; thảo luận 2 người hay nhiều người, rồi phỏng vấn qua điện thoại, v.v rất hay gặp trong bài thi Listening.
Mình thích nhất và thấy hiệu quả nhất là nghe những thứ thực sự mình đang quan tâm. Ví dụ như tin tức nóng hổi, kể cả tin showbiz =)) (các bạn sẽ đc học cách kể thế nào cho hay, cho cuốn hút), hay là nghe người ta mô tả cách nấu món ăn (sở thích của mình – cái này áp dụng cực chuẩn cho việc mô tả 1 hobbies nào đó hoặc experiences trong phần speaking), hoặc nghe mấy cái trao đổi thảo luận về các vấn đề nóng như kiểu có nên bắt sinh viên mặc đồng phục ko chẳng hạn. Vừa gain information, vừa luyện nghe, lại tránh đc tình trạng mệt mỏi của báo đài Việt Nam bây giờ :)
Mỗi ngày, ngoài việc nghe liên tục những thứ trên, mình sẽ làm 01 test trogn Cambridge. Làm đúng như người ta nói. Làm xong chưa check key, mà nghe lại lần nữa để sửa, rồi sau đó mới check key để xem sai ở đâu, chuyển đến đúng đoạn đó để tìm hiểu lí do vì sao mình sai. Đó là lí do vì sao mà mỗi ngày chỉ 01 test đã đủ chết rồi. Làm nhiều đau diều :>.
Mình có 1 file excel theo dõi điểm của mình theo từng ngày và từng kĩ năng. Cái này làm thủ công thôi, mọi người cũng nên làm, nó vừa là để theo dõi và tính toán cho giai đoạn sau, vừa là để thúc giục, tạo động lực nữa.
2.       Reading
Sách khuyên dùng: Ngoài Camb ra, bạn hãy tìm mua cuốn Reading Strategies for IELTS ( cùng bộ với bạn Lis ở trên), ngoài ra có quyển IELTS Reading Test (ra hàng photo cổng NG có nhé). Có thể tham khảo thêm và làm các bài trên trang web của BritishcouncilLink: http://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine.
Reading thì cứ làm nhiều là được. Trước hết nhớ mua 2 quyển mình nêu trreen vì nó nêu rất rõ các dạng bài chính. Sau đó, hãy đừng làm theo kiểu test như listening trên kia. Mà làm theo từng dạng, ví dụ day 1 là crack Y/N/NG, day 2 là crack Finding main ideas chẳng hạn. Làm như thế bạn sẽ biết bạn mạnh ở bài nào, yếu ở bài nào để cân đối ở giai đoạn tới. Tips cho từng dạng bài chờ kì sau nhé ở đây sẽ bị dài :)
Key to reading ielts chỉ là luyện và luyện thôi. Ko có gì khác biệt cả. Quan trognj là giống như IELTS lis trên kia, hãy tự kiểm tra và phản biện chính mình, sau đó mới check key. Mỗi khi đặt bút ghi câu trả lời, hãy nghĩ t0orng đầu: “Tại sao mình lại làm thế?”. Mọi câu tloi đúng để có thể giải thích 1 cách ngắn gọn, khoa học và có bằng chứng. Nếu ko, hãy xem lại trc khi qua muộn.
Writing: Tích tiểu thành đại, chọn lọc nguồn tham khảo, tránh ôm đồm, tránh tự tin.
Sách khuyên dùng: Blog Simon, Academic Writing for IELTS ( Sam McCatter), VISUAL IELTS Gabi Duigu. Ngoài ra, ko bao giờ được quên cuốn English Collocation in Use thần thánh. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Lê Na cho task 2 và Mr. Hải Jim cho Task 1. Mình có tlieu in của 2 người này, bạn nào muốn mình sẽ cho mượn photo. Quyển của Mat Clark nếu lọc cũng có thứ học đc nhg mình k thích cách rườm rà ko cần thiết và có phần hơi ngu hóa bản thân nên mình chỉ tham khảo thôi.
1 cẩm nang khuyên dùng nữa là quyển toàn ideas là ideas của ông Simon thần thánh. Quyển này có gần như đủ các ideas cần thiết cho các bạn bí ideas hoặc ôn trong thời gian ngắn. Mình cũng có luôn, để lại comment email để mình tổng hợp tài liệu rồi gửi nhé :)
Writing thì mình nói thật là được 6.5 ko khó, từ 7 trở lên mới gian truân. Hãy cố viết mỗi ngày 1 chủ đề, 1 bài thôi thật hay là được rồi. Task 1 nên luyện trước vì dễ, nhiều sample. Tuy nhiên điểm T1 ít hơn nên hãy cố gắng học T1 ngon lành cành đào và tự tạo cho mình 1 công thức duy nhất để nhớ thôi, nhớ nhiều đau diều, again. Ví dụ, hãy nhớ lấy độ 2-3 từ để tả sự tăng, 2-3 từ tả sự giảm, 2-3 mẫu câu nói về sự chuyển biến quá độ thời gian abc bla bla. Vì bạn có học 10 loại thì đi thi cũng ko dùng hết. Work smart.
1 vấn đề của writing chính là ideas, cái này wri với spk giống nhau. Ngoài việc mượn ý chú Simon, bạn có thể tư duy theo cách bạn thích và áp dụng đc mọi nơi. Cá nhân mình, có 3 tấm gương tham chiếu để mình brainstorm nhanh nhất: 1 là cá nhân – tập thể - tập thể to hơn (xã hội), 2 là về các khía cạnh trong đời sống (kinh tế, an sinh xã hội, rồi tâm lý cá nhân gì đó). Vấn đề nào cũng soi vào 1 t0orng 2 công thức trên mà tương ideas thôi :)).
Áp dụng cách 1 chẳng hạn: Kiểu như miễn phí giáo dục thì có hại. Đối với sinh viên thì của biếu là của ôi, ko mất tiền thì cứ bùng học tự nhiên. Đối với nhà trường thì miễn phí giáo dục sẽ mất 1 khoản thu dành cho các công việc business của trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở vật chất, rồi phụ thuộc vào trợ cấp sẽ dẫn tới những thứ mệt mỏi khi quá nhiều trường cùng miễn phí t0orng 1 nước; đối với xã hội to hơn thì là nguồn lao động tuonwg lai chất lượng có thể bị đe dọa, rồi thì miễn phí giáo dục tức là phải spare tiền các ngành khác để nuôi nó -> tóm lại là hại.
Nếu ko đặt ra công thức như vậy, mỗi topics ập tới lại ngồi nghĩ thì sẽ rất t��n time. Bạn chỉ có 40p để viết, tốn 5p brainstorm và viết ra từng kia đã là nhiều rồi. Mình áp dụng và truyền cho bạn học nhóm với mình là Trang Nhung thì có vẻ rất đc hưởng ứng :)) nên mình nghĩ nó sẽ work thôi.
Vấn đề tiếp theo là viết thế nào cho hay. Mình lập 1 luật cho bản thân. Ví dụ, trong 1 bài viết, dù viết cái gì, cũng bắt buộc đúng cấu trúc đã đành này, ít nhất có 1-2 mệnh đề quan hệ, 1 đảo ngữ, rồi thì baon hiêu đó các cấu trúc complex khác (thanks to, owing to, v.v và mây mây), linking words phải hay ho và thống nhất (to begin with, to commence with, v.v), Basic và complex phải đan xen nhịp nhàng, ko được dùng phrasal verb, ko được lặp từ qá nhiều,tận dụng tối đa các yếu tố khiến ko có bất cứ khẳng định nào là hoàn toàn chắc nịnh (ví dụ thêm: may, might, could gì đó để giảm sự chắc như đinh đóng cột đi, examiner đỡ question :))). Và quan trọng là luôn phải có 1 ví dụ liên quan. Nhớ là phải liên quan, nhưng chỉ được trong 1 câu phức thôi. Nên là phải liên quan mật thiết luôn, đơn giản cũng đc, ko cần phức tạp, quan trọng là dùng sự khéo léo để viết 1 ví dụ đó trong 1 câu, quá là 1 điều ko dễ luôn :))
Ví dụ: With music, painting and other kinds of arts gaining their popularity, people’s spiritual life is continuously enriched. Such cities, say, Florence, Paris and Madrid are always unforgettable destinations of millions of visitors for their spectacular artistic creations and lure them into a different world where people are away from worries and let their creativity take off.
-> Câu đặt vđ là basic để câu ví dụ là complex. Nói mọi thứ tỏng 1 câu luôn nè :)
Cuối cùng là độ dài, theo mình thì ko đc phép viết ngắn, nhưng cũng ko nên quá dài. Độ 270-280 từ là chuẩn. Muốn được như thế thì từ khi tập viết  đoạn, hãy cố gắng mỗi đoạn 5 câu như mình nói là max. couting cẩn thận, sau độ 6-7 bài là bạn sẽ quen với nhịp viết đó.
Speaking
Khuyên dùng: như writing. Quan trọng là phải đọc to moijt hứ bạn viết để tập phát âm cho chuẩn, nhấn nhá ngon lành :)
Về speaking thì mình nghĩ nên có partner, quan trọng lắm. Mình tin là mình đã cải thiện rất nhiều nhờ học nói với Trang Nhung, và cô ấy cũng thế hihi. Bọn mình cứ ngồi, 1 đứa hỏi rồi đứa ika làm thí sinh, đứa hỏi có trách nhiệm góp ý các kiểu và nói là “nếu là tôi thì tôi sẽ nói ý a,b,c. Việc trao đổi ideas như thế sẽ giúp nhơ lâu hơn, có ng sửa cho lại càng xịn.
Cách thứ 2 mà mình vẫn luyện là ngồi quay video. Mình bật lên và tự hỏi tự trả lời. Sau đó xem lại video để xem mình hay mắc những tật gì (mình bị tật nói nhìn lên zời), phát âm hay sai những từ nào, đã nhấn nhá ok chưa. Sau đó quay lại cũng topic đó để xem sửa đc bn phần trăm lỗi rồi.
Giooosgn như nghe, hãy cố gắng nói nhiều, nói về mọi thứ để luyện cách nói tự nhiên, cứ cười, cứ đăm chiêu nếu như những gì bạn đang nói liên quan tới hành động và cử chỉ của bạn. Cố gắng áp dụng các rules cho writing vào đây nhé. Và nhớ là, nhớ đc gì thì hãy vận dụng ở những giây đầu tiên khi đc nói, vì càng về sau, sức ép thời gian và ông examiner sẽ làm cho bạn quên sạch =)). Hãy cố gắng nói khi chưa bị ngắt lời hoặc chưa hết giờ, cứ tập cái non-stop speaking skills, cố gắng kéo dài câu trả lời (chứ đừng cố nghĩ thêm ý vì nhìn mặt bạn sẽ rất bcuoi đấy). thêm ví dụ. Mọi người hay bảo nên make up những thứ ko có thật, nhưng theo mình thì cứ cái gì thật mà nói, có chăng chỉ là giả vờ theo kiểu: tả 1 chuyến đi trong mơ mà như đi rồi, 1 anh người yêu t0orng mơ mà như đang sánh đôi. Chứ đừng tả 1 c ái gì đó mà bạn chưa hề có ý niệm, examiner họ thông minh lắm :-s
Mình có quyển sổ, trang cuối cùng mình ghi những từ học mãi ko nhớ, những cấu trúc hay quên mà lại xịn, và những lỗi hay gặp trong mọi kĩ năng. Vì cái hay sai nhất chính là cái sẽ sai trong khi thi nếu ko kịp thời sửa. Ngày nào cũng niệm thần chú mấy cái lỗi đấy để ko bh đc mắc phải nữa :))
Mình cho hết videos đó vào 1 folder và cũng theo dõi trên excel xem sự tiến bộ đến đâu. Và sự thật là điểm 8 speaking đã ko hề làm cho mình thất vọng :).
*Quan trọng: Tìm được cho mình 2 người để đọc và chữa bài viết + nói. 1 là partner học nhóm, 2 là 1 người có kinh nghiệm. Mấu chốt là định hình style viết để cứ thế mà làm trong giai đonạ 3 cũng như kì thi
iii.                  Giai đoạn 3 – Giai đoạn nước rút, tổng hợp chiến lược, sức ép thời gian, làm bài độc lập, chấp nhận mọi sai sót như 1 sự xỉ nhục và răn đe huhu
Đến đây thì mọi thứ chỉ còn là vấn đề thời gian. Luyện và luyện. Làm như thi thật, sức ép thời gian, hẹn đồng hồ để chuông reo khi hết giờ, có cái đồng hồ tổ bố trước mặt để check thời gian cho mỗi bài và cố gắng ép bản thân vào khuôn khổ càng sớm càng tốt.
Sách khuyên luyện: có thể bắt đầu vs Ready for IELTS( Sam McCatter),IELTSTARGET BAND 7 và quan trọng là Camb. Đến giai đoạn này bạn nên làm từ quyển 6 đổ đi thôi vì đề cũ khác khá nhiều, chỉ hợp với giai đoạn 2. GĐ này cần làm những thứ lquan tới đề tih nhất có thể :)). Bạn nào mơ band 7.5 đổ lên nên tham khảo bộ Ielts Pracice Plus có 3 quyển hơi khó đó đừng hoang mang :))
Rule cho giai đoạn này:
- Nên dành khoảng 2 tuần cho giai đoạn intensive này
- Đúng 9h sáng làm bài (theo đúng giờ sẽ thi), làm lần lượt từng section chứ ko chữa ngay từng kĩ năng như giai đoạn 2 để tập đồng hồ sinh học theo giờ thi. Đừng excuse là bạn quen học buổi tối vào buổi tối nên sáng ko vào nổi ko làm nổi nhé :))
- Ăn uống và quên bài vở đi, chiều 2h bạn sẽ ngồi thi nói. Như đúng rồi. Quay video. Quên thi nói đi. Và chữa 3 kĩ năng buổi sáng. Nhớ check thật kĩ, số câu tính cho chuẩn và record lại. Xem kĩ tại sao mình sai, có lỗi nào đặc biệt nhowsb ổ sung vào quyển sổ trang cuối kia nhé ;). Đến tối, sau khi ăn xong bạn sẽ ngồi xem video xem mình ăn nói thế nào, và note lại những điều cần nhớ, những lỗi mới, v.v vào cột excel của ngày hôm đó.
- Về writing, hãy chọn ra 1 cách viết mà bạn cảm thấy trong giai đonạ 2 bạn trơn tru nhất. ĐỪNG THỬ NGHIỆM ở giai đoạn nước rút này. Cứ quen thuộc mà làm, bất cứ những cái rỉ tai của ng này hay 1 “ trường phái” hành văn mới mà bạn vừa thu lượm đc sẽ là sát nhân của bạn cho kì thi. Bạn đã có hẳn 2 giai đonạ để hình thành 1 style của mình, vậy thì hãy kiên định.
- Hãy áp dụng mọi thứ như là phản xạ, nhưng ko nhớ hết cũng ko sao cả, quên đi và làm tiếp. Đừng vì 1 2 tips của bản thân ko nhớ nổi ra mà làm tốn thời gian trong khi những câu đó chả cần tips bạn vẫn làm ngon.
Thế đã nhé, mình phải viết lại nửa cuối vì bị mất :(( nên bh buồn ngủ quá. Hẹn các bạn tối mai sẽ có part 2 ;) Sẽ là lộ trình cho 2 nhóm còn lại, và danh mục tài liệu mình có….
(Còn tiếp part 2)
608 notes · View notes
oanhonmoctoc · 8 months
Text
Học–Đọc–Xem–Nghe gì để mở mang kiến thức
1. HỌC:
* Tất cả các giới thiệu đi kèm đều mang tính trải nghiệm cá nhân. Tốt nhất và trên hết, bạn nên tự học, tự nghe, tự đọc, tự xem, tự trải nghiệm… cho mình để rút ra cảm nhận riêng cho mình.​
Coursera: Hiện là nơi cung cấp các khóa học Online nhiều nhất, đa dạng, và chất lượng nhất với hơn 2,500+ khóa học đến từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bạn có thể trải nghiệm du học tại chỗ thông quá các khóa có độ dài từ 4 hoặc 8 hoặc 12 tuần, có phụ đề tiếng Anh, có thể tải Video về máy, và có App trên Android và Iphone.
Chú ý: Hầu hết các khóa trên Coursera đều miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ. Với 1 số khóa thuộc dạng Specialization hay MicroMasters Programs, bạn chỉ cần gõ lại tên từng khóa trên Google, lúc đăng ký chọn “Audit” là có thể học Free.
Edx: Tương tự Coursera, Edx liên minh sáng lập ban đầu bởi Harvard và MIT, cung cấp hơn 2,000+ khóa học, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Với những người thích học sâu thì có thể thích Edx hơn, vì các khóa làm khá bài bản, học thuật & đủ sâu. (Coursera cảm giác hơi “nhập môn”, đặc biệt các khóa ngắn 4 tuần với tổng thời gian bài giảng Video chỉ khoảng 4-5 tiếng). Edx cũng gần như hoàn toàn Free, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
​Future Learn: Tương tự Coursera & Edx, nhưng Future Learn chủ yếu do các trường đại học của Anh cung cấp. Thường thì các khóa học rất thực tiễn đúng chất giáo dục của Anh, mang tính ứng dụng vào cuộc sống hơn là các khóa có độ học thuật sâu như Edx. Có nhiều khóa dài, nhưng có những khóa rất ngắn, chỉ 2 tuần, bù lại Future Learn có UI học tập khá đẹp. Hiện trang cũng có hơn 1,000 khóa học, hầu hết miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
​Iversity: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, nhưng Iversity chủ yếu là các nước châu Âu như Đức, Pháp… Trang có hơn 100+ khóa học, và rất nhiều khóa được giảng bằng ngôn ngữ Anh.
​Kadenze: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, Iversity, nhưng Kadenze tập trung vào các môn nghệ thuật như Thiết kế, Âm nhạc, Mỹ thuật… từ các trường hàng đầu thế thế giới về Fine Arts. Trang có hơn 150+ khóa học, đa phần là Free, bạn cần phải trả phí ($20/1 tháng), nếu muốn lấy chứng chỉ, chữa bài tập.
​Open Yale: Trước khi có Coursera hay Edx, 1 số trường như Yale, Harvard, MIT có tự mở các Platform riêng để đăng tải 1 số khóa học cấp độ nhập môn Free cho người học toàn thế giới. Open Yale có lẽ là nơi cung cấp các khóa học chất lượng nhất, với khoảng hơn 40 khóa, được quay trực tiếp tại lớp học [vì thế nên có thể đỡ buồn ngủ các khóa quay trong Studio], và có phụ đề tiếng Anh. Các khóa cũng đủ sâu và đủ dài, ngang với một học phần mà sinh viên Yale học. Rất khuyến khích nên thử với những bạn học sinh cấp 3 nung nấu quyết tâm du học.
​MIT Openware: Tương tự Open Yale, MIT Openware do đại học MIT sáng lập. Web có hơn 2,500+ khóa học, nhưng có lẽ chỉ khoảng 100+ là có đầy đủ Video, Phụ đề, Slide… còn phần lớn chỉ là Syllabus hoặc Audio. Vì là trường mạnh kỹ thuật, nên phần nhiều là các khóa về các môn tự nhiên, hơn là các môn nhân văn, nghệ thuật.
​Crash Course: Các video hoạt hình được thiết kế công phu, đồ họa đẹp, vui tươi, độ dài 15-20’, sáng lập bởi anh em nhà Green, Hank Green và John Green [Lỗi lầm thuộc về những vì sao]. Crash Course hiện có khá nhiều chủ đề, với hàng trăm Video từ Lịch Sử, Văn Học, Thần Thoại, Sinh Học, Kinh Tế, Tâm Lý… có phụ đề tiếng Anh. Rất phù hợp với bạn học sinh cấp 2, cấp 3, muốn học các kiến thức phổ thông trên trường 1 cách vui tươi và có nghĩa hơn.
​Khan Academy: Ban đầu hầu hết các video do Salman Khan (MIT) tự làm, giảng rất chậm và dễ hiểu, vừa học vừa ghi chú như cô giáo viết trên bảng đen, tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử… cho học sinh cấp 2,3 và đại học năm 1,2. Hiện tại, Khan Academy đã mở rộng sang nhiều chủ đề hơn như Kinh tế, Tâm lý, Văn học, Luyện chứng chỉ… Các khóa học đều hoàn toàn miễn phí, cá nhân mình nghĩ dạy con trẻ Đọc-Nghe tiếng Anh tốt rồi vào đây tự học có lẽ bổ ích hơn nhiều là chui vào các lò luyện thi hay dạy thêm.
​IAI Academy: Hơn 50 khóa học về triết học, tâm lý, đạo đức, khoa học… Hoàn toàn miễn phí, phần lớn từ các học giả bên Anh, tuy nhiên khóa thường hơi ngắn và được quay trực tiếp tại các sự kiện.
Alison: Trang này cung cấp các khóa về kiến thức kinh doanh tài chính, kỹ năng mềm, tiếng Anh… nói chung là giống như 1 trường nghề, giúp bạn vững bước vào đời. Tuy nhiên, phần lớn các khóa ở dạng Slide tương tác, không có giảng viên đứng lớp.
​Ngoài ra còn có 3 trang tổng học, phân loại các khóa học từ tất cả các nguồn trên thành các chủ đề đó là: 
Open Culture: 
Class Central
Academic Earth
​The Great Courses: Đây là trang trả phí, cung cấp giáo dục khai phóng & học tập suốt đời lớn nhất, bao gồm hàng trăm khóa học thuộc các chủ đề học thuật như Triết học, Tâm lý, Lịch sử, Tôn giáo… được giảng bởi các giáo sư hàng đầu tại các trường đại học Mỹ. Mỗi khóa sẽ có 1 cuốn Guidebook đi kèm để bạn theo dõi song song trong quá trình giảng.
Các khóa được quay và dựng tại Studio chuyên nghiệp, nên đảm bảo chất lượng cả về Video lẫn Audio. [Tuy nhiên, vì chỉ đi lại quanh 1 chỗ và không nhìn thấy khán giả, nên đôi khi có hơi buồn ngủ. Mình khuyên bạn nên tăng tốc độ video từ 1.2-1.5x để học cho tỉnh]. Phiên bản Audio được bán trên Audible với các bạn thích nghe. Ngoài ra, The Great Courses Plus là phiên bản Online, giúp bạn xem trực tuyến các khóa học qua PC hoặc App, có phụ đề tiếng Anh.
​The Moder Scholar:  Tương tự như The Great Courses, nhưng TMS chỉ có các khóa Audio được thu tại Studio chuẩn, tuy nhiên đã ngừng phát triển thêm các khóa mới. Hiện TMS có hơn 100 khóa học, phần lớn thuộc giáo dục khai phóng như Lịch sử, Triết học, Nghệ thuật, Tôn giáo… có thêm các giáo sư từ các trường đại học Anh. Các khóa cũng có Guidebook đi kèm, độ dài từ 10h-15h trung bình mỗi khóa học, có thể mua trên Audible.
https://www.learnoutloud.com/Resources/Publishers-and-Retailers/Modern-Scholar/80
Ngoài ra, có 1 số Web khác cung cấp các khóa học có phí mang tính định hướng nghề nghiệp và ứng dụng cao, bao gồm:
​Lynda: Lượng khóa học khổng tập, rất mạnh trong mảng kỹ năng như Code, Web, Design, Sử dụng phần mềm, Kỹ năng mềm trong công việc hàng ngày, chia thành các cập độ từ nhập môn đến chuyên gia. Các khóa đều có Sub Anh, File bài tập để bạn tự thực hành trong lúc học.
​Masterclass: Các khóa học được giảng dạy bởi chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ, từ Đóng phim, Chụp ảnh, Viết, Nấu ăn. Các khóa đều có phụ đề Anh, Workbook đi kèm, được quay và dựng rất chuyên nghiệp.
​Udemy: Số lượng khóa khổng lồ, đa dạng, với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, do người dạy tự phát triển khóa, nên chất lượng Audio, Video không tốt được như các khóa chuyên nghiệp bên trên.
Creative Live: Các khóa học về các chủ đề thiết kế, kỹ năng mềm, nghệ thuật, âm nhạc, mang tính thực hành cao. Các khóa được giảng bởi các bậc thầy trong nghề, quay và dựng chuyên nghiệp. Mỗi ngày sẽ có từ 3-5 khóa Free được chọn ngẫu nhiên, nhưng chỉ Stream vào 1 khung giờ nhất định, vậy nên bạn sẽ phải thức và học liên tục trong khung thời gian đó.
​2. ĐỌC:
The New Yorker: Cảm nhận cá nhân, đây là tờ hay nhất trong tất cả các báo Mỹ.
The Atlantic: Mục Magazine hàng tháng, rất dài và chất
The New York Times: Nên thử các mục Magazine, Sunday Review, Opinion, Modern Love
https://www.nytimes.com/section/magazine
https://www.nytimes.com/section/opinion
https://www.nytimes.com/section/opinion/sunday
https://www.nytimes.com/column/modern-love
​The Guardian: Nên đọc mục Long-Read, Opinion
https://www.theguardian.com/news/series/the-long-read
https://www.theguardian.com/lifeandstyle/series/thiscolumnwillchangeyourlife
The Economist: Mục Magazine khá nhiều bài hay. Mục What if, nhiều bài lạ
https://www.1843magazine.com/
http://worldif.economist.com/
New Republic: Nên thử mục Magazine và Books
https://newrepublic.com/tags/books
https://newrepublic.com/magazine
​Wired: Viết nhiều khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nên thử mục Backchannel & Ideas
Fast Company: Sáng tạo + Thiết kế + Công nghệ + Startup…
Foreign Affairs: Chính trị+ Ngoại giao + Quan hệ quốc tế…
Finanicial Times: Chuyên tài chính, kinh doanh. Nên thử mục Magazine, Opinion & Lunch with the FT
https://www.ft.com/life-arts/lunch-with-the-ft
Wall Street Journal: Kinh tế + Thị trường + Tài chính + Chứng khoán…
Washington Post: Chính trị + Xã hội Mỹ…
Vox: Chính trị + Văn hóa Mỹ. Tham khảo mục: Explainers & Conversations
https://www.vox.com/conversations
https://www.vox.com/explainers
​Brain Pickings: Trang hay, nhiều bài về sách, văn chương, triết học…
Nautilus: Mỗi số bàn 1 chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ sinh học, tâm lý, vật lý, tâm lý… Thiết kế rất đẹp.
Aeon: Nhiều bài hay, thường do các giáo sư, chuyên gia trong ngành viết. Rất hay!
Edge: Trang Web “thông minh” nhất thế giới, nơi tụ họp của trí thức hàng đầu thế giới. Nên xem mục Video.
The School of Life: Trường đời, phần lớn do Alain de Botton viết. Đa dạng các chủ đề, văn chương rất đẹp.
The Chronicle of Higher Education: Dành cho những quan tâm đến giáo dục đại học
Harvard Business Review: Dành cho ai thích kinh doanh, quản trị, nhân sự, marketing…
Curiostiy: Kênh do Discovery phát triển
Mark Manson: Ở VN, gần như tất cả các bài viết của anh đã được dịch
Quora: Mạng xã hội hỏi đáp, rất nhiều câu trả lời hay ho.
Reddit: Voz của Tây. Khá nhiều thứ hay ho nếu chịu mò.
Các Trang Điểm Báo
​The Electric Typewriter: Tổng hợp các bài báo hay nhất từ các nguồn báo thuộc nhiều chủ đề.
http://tetw.org/
​Longreads: Cho ai thích đọc những bài báo, câu chuyện dài và hay
https://longreads.com/
​Longform: Tương tự Longread
http://longform.org/
​Arts & Letters Daily: Điểm các bài báo tương đối hàn lâm. Khó đọc nhưng rất chất.
http://www.aldaily.com/
​The Browser: Điểm báo hay nhất trong ngày
https://thebrowser.com/
Hacker News: Điểm báo do người dùng tự đề xuất. Các bài được chọn khá hay.
https://news.ycombinator.com/news
​Twitter: Sử dụng #longreads để tìm những bài báo hay nhất trong tuần
https://twitter.com/
​Pocket Trending: Các bài báo đang Hot trên Pocket
https://getpocket.com/explore/trending
​Các Trang Điểm Sách
​The New York Review of Books: Nặng, khó, nhưng hay
http://www.nybooks.com/
London Review of Books: Tương tự
http://www.lrb.co.uk/
​The Los Angeles Review of Books: Tương tự
https://www.lareviewofbooks.org/
​Book Review: Mục điểm sách của tờ New York Times
https://www.nytimes.com/section/books/review
​Books & Fiction: Mục điểm sách của tờ New Yorker
https://www.newyorker.com/books
​Kirkus Reviews: Điểm ngắn
https://www.kirkusreviews.com/
​Các Trang Giúp Đọc Sách
​Spark Notes: Hướng dẫn hiểu các tác phẩm khó & kinh điển
http://www.sparknotes.com/
getAbstract: Tóm tắt sách
https://www.getabstract.com/
Blinkist: Tóm tắt sách, kho sách tương đối lớn
https://www.blinkist.com/
​Macat: Phân tích sách kinh điển
https://www.macat.com/
https://www.routledge.com/The-Macat-Library/book-series/MACAT
​Các Phần Mềm Đọc
​Instapaper: Lưu lại bài hay ở bất cứ đâu, giao diện rất đẹp, sạch
https://www.instapaper.com/
Pocket: Có tính năng tag bài báo đã lưu
https://getpocket.com/
Tự tổng hợp các nguồn báo hay cho bạn:
​Feedly: https://feedly.com/
Flipboard: https://flipboard.com/
Google News: https://news.google.com/
Apple News: https://www.apple.com/news/
​Một số Trang Tiếng Việt
Zeal: http://zeally.net/
Spiderum: https://spiderum.com/
Trạm Đọc: http://tramdoc.vn/
Ipick: https://www.ipick.vn/ Tâm Lý Học Tội Phạm: http://tamlyhoctoipham.com/ Nghiên Cứu Quốc Tế: http://nghiencuuquocte.org/
​Sub Factory: https://www.facebook.com/subfactoryVN/
3. XEM:
TED: Quá nổi tiếng, rất nhiều Video đã có phụ đề Việt đi kèm
Ted-Ed: Bài học nhỏ, từ 5-10’, nhiều chủ đề, hình họa đẹp, có thêm phần câu hỏi và đào sâu
Talks at Google: Các bài nói chuyện về sách tại Google, các Video đều có Sub Anh. Đa tạ Google!
Book TV | Series | C-SPAN.org: Chương trình giới thiệu sách hay & khá sâu, đã có truyền thống hơn 20 năm
ZeitgeistMinds: 1 chương trình thường niên của Google, quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng, nhiều bài Talks rất hay
Aspen Ideas Festival: Sự kiện về ý tưởng được tổ chức hàng năm, theo dõi thêm qua tờ Atlantic
Chicago Ideas: Vì ý tưởng đáng được sẻ chia
Zuric Minds: Giống Aspen Ideas, nhưng tại Đức
http://www.worldminds.com/
​SXSW Conference & Festivals: Sáng tạo, nghệ thuật & ý tưởng
https://www.youtube.com/user/sxsw
​Politics and Prose: Các buổi giới thiệu sách mới ra của các tác giả. Rất hay.
https://www.youtube.com/user/politicsprose
The School of Life: Kênh Yotube của Trường Đời, các Video được làm rất nghệ.
https://www.youtube.com/user/schooloflifechannel
Academy of Ideas:  Kênh hay, phần lớn về Triết học và Tâm lý
https://www.youtube.com/user/academyofideas
https://academyofideas.com/
​Closer to Truth: Triết học + Ý thức + Tâm trí + Ý nghĩa cuộc đời! Rất hay, nhiều các nhà khoa học hàng đầu!
https://www.closertotruth.com/
Fight Mediocrity: Các video tóm tắt sách khoảng 15’. Xem vui.
https://www.youtube.com/user/phuckmediocrity
PragerU: Video hoạt hình về những ý tưởng lớn
https://www.youtube.com/user/PragerUniversity/
Jordan B Peterson: Các khóa học tâm lý của ông rất hay & sâu. Riêng các khóa 2018 được quay chuyên nghiệp.
https://www.youtube.com/user/JordanPetersonVideos
​Yuval Noah Harari: Trang Youtube chính thức của Harari, tuyển tập các bài nói của ông
Link
​Floating University: 12 bài giảng bởi 12 học giả hàng đầu về giáo dục khai phóng, rất hay!
Link (Một dự án thuộc Big Think)
​Wisecrack: Phân tích phim
https://www.youtube.com/user/thugnotes/
​ASAP Science: Video khoa học
https://www.youtube.com/user/AsapSCIENCE/
​CGP Grey: Lịch sử + Triết học + Công nghệ
https://www.youtube.com/user/CGPGrey/
​It’s Okay To Be Smart: Kênh khoa học
https://www.youtube.com/user/itsokaytobesmart/
​Vsauce: Tâm trí + Triết học + Hành vi + Vật lý…
https://www.youtube.com/user/Vsauce/
​Epipheo: Học mọi thứ
https://www.youtube.com/user/epipheo/
​Wireless Philosophy: Triết học nhập môn
https://www.youtube.com/user/WirelessPhilosophy
http://www.wi-phi.com/
​National Geographic: Thế giới tự nhiên
https://www.youtube.com/user/NationalGeographic/videos
Kurzgesagt – In a Nutshell: 1 video/1 tháng, nhưng chất
https://www.youtube.com/user/Kurzgesagt/videos
​Big Think: Đa dạng chủ đề, phần lớn từ các giáo sư trong ngành, từ 7-15’
https://www.youtube.com/user/bigthink
​One Day University: Các bài Talk thuộc nhiều chủ đề giáo dục thường thức
https://www.onedayu.com/Videos
​Intelligence Squared: Ghi lại các buổi Debate từ các học giả lớn
http://www.intelligencesquared.com/
Munk Debates: Khách mời Debate “khủng”
https://www.munkdebates.com/
The Economist debates: Tranh luận dưới dạng bài báo từ các chuyên gia.
http://debates.economist.com/
4. NGHE:
Ted Radio Hour: Các bài Ted có cùng chủ đề được kết hợp lại, chất lượng nội dung & biên tập rất cao.
http://www.npr.org/programs/ted-radio-hour/
Freakonomics Radio: Từ những người viết nên Kinh tế học hài hước. Rất hay
http://www.wnyc.org/shows/freakonomics-radio/
You are not so smart: Ai thích Tư duy nhanh và chậm, nên nghe thêm lúc rảnh
http://youarenotsosmart.com/
Rationally Speaking: Có lý & Phi lý
http://rationallyspeakingpodcast.org/
On Being: Bàn về cuộc sống
http://www.onbeing.org/
Making Sense Podcast with Sam Harris: Triết học+ tôn giáo + tâm lí học + khoa học.
http://www.samharris.org/podcast
​Jordan Peterson | Podcast: Vị “cha già” của Internet
https://www.jordanbpeterson.com/podcast/
​Wes Cecil: Rất nhiều các khoá học hay, phần lớn về triết học, lịch sử tư tưởng
https://www.wescecil.com/lectures
​The Tim Ferriss Show: Podcast hàng đầu Itunes. Tác giả của cuốn Tuần làm việc 4 giờ. Nhiều bài phỏng vấn hay.
http://fourhourworkweek.com/
Harvard Business Review IdeaCast: Ai thích kinh doanh, quản trị, lãnh đạo thì nên nghe để bắt kịp với thế giới.
http://feeds.harvardbusiness.org/harvardbusiness/ideacast
In Our Time: BBC radio, thập cẩm lịch sử, triết học, tôn giáo…. 20 năm tuổi đời
http://www.bbc.co.uk/programmes/b006qykl
The Reith Lectures: Các bài giảng hàng năm bởi các học giả hàng đầu thế giới, có từ năm 1948 trên đài BBC
http://www.bbc.co.uk/programmes/b00729d9
The CBC Massey Lectures: Tương tự Reith, nhưng của Canada, truyền thống từ năm 1961
https://www.cbc.ca/radio/ideas/past-masseys-lectures-1.4439273
Philosophize This!: Triết học nhập môn, nhưng nói theo phong cách dân dã, dễ hiểu.
http://www.philosophizethis.org/
Philosophy Talk: Trò chuyện triết học bởi hai giáo sư trường Stanford
http://www.philosophytalk.org/
Very Bad Wizards: Triết học+Tâm lí học, dạng trò chuyện
http://verybadwizards.com/
EconTalk: Phỏng vấn các chủ đề liên quan kinh tế học
http://www.econtalk.org/
Intellectual Explorers Club: Dành cho những người yêu tri thức
https://www.intellectualexplorers.club/podcast
​The Tolkien Professor: Dành cho những Fan của Chúa Nhẫn
https://tolkienprofessor.com/
https://signumuniversity.org/
​The Partially Examined Life: Trò chuyện triết học, mỗi số hoặc vài số 1 cuốn sách khó
https://partiallyexaminedlife.com/
​The Knowledge Project Podcast: Tác giả của Blog Farnam Street
https://fs.blog/the-knowledge-project/
​The History of Philosophy Without Any Gaps: Triết hoc từ A-Z
https://historyofphilosophy.net/
​WorkLife with Adam Grant: Podcast của TED
https://www.ted.com/podcasts/worklife
​Nir And Far: Business, Behaviour and the Brain: Tác giả Nir Eyal của cuốn Hooked
https://itunes.apple.com/us/podcast/nir-and-far-business-behaviour-and-the-brain/
Revisionist History: Podcast mới của Malcolm Gladwell về lịch sử, vẫn lối kể chuyện rất hút, khá xuất sắc.
http://revisionisthistory.com/
​i’m cyborg but that’s ok: nhiều nhạc Indie hay
Link
1K notes · View notes
oanhonmoctoc · 1 year
Text
Tôi đã viết 2 bài về vấn đề này nhưng rồi lại xóa đi, lần này xin chia sẻ bài của người bạn đồng tu.
Đọc để thấy được sự cảm thông và sự tôn kính người thầy dạy đệ tử.
Tuổi thơ tôi đầy đủ duyên lành được vào chùa tu học cùng với sư phụ từ thời còn để chỏm. Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, bạ đâu ngủ đó nên bị ăn đòn thường xuyên. Tôi nhớ như in Sư phụ tôi từng dạy: " Giáo bất nghiêm, sư chi đoạ" nghĩa là dạy đệ tử không nghiêm là lỗi ở người thầy, người thầy đoạ trước,cho nên sư phụ tôi rất nghiêm trong việc dạy đệ tử. La rầy có, nói nhỏ có, phạt quỳ hương có, lạy sám có, chà nhà vệ sinh có.... vv .. thậm chí dạy bằng miệng không được nữa sư phụ phải dùng roi để dạy. Chung quy lại cũng chỉ muốn cho đệ tử mình nên người, thành tài và không đi trái lại lời Phật dạy. Nếu người ngoài nhìn vào không hiểu rõ được những nội quy ở chốn thiền môn, có lẽ họ sẽ bảo sư phụ đánh đòn đệ tử như vậy là không đúng, hay những người cha, người mẹ có con nhỏ đi tu sẽ bảo rằng:" con tui ở nhà tui còn chưa đánh đập roi nào, tại sao thầy( cô) lại đánh đập con tui ".... v..v. Chính ba mẹ tôi xuống chùa thấy sp phạt, đánh đòn tôi cũng như các chú tiểu khác là ba mẹ tôi xót, vì lúc tôi còn ở nhà, ba mẹ tôi chưa hề đánh đập tôi roi nào, nhưng khi vào chùa dù có bị phạt, bị ăn đòn như cơm bữa thì tôi vẫn thấy sp tôi dạy chúng tôi là đúng, vì có những việc, những cái mà ở nhà chưa bao giờ ba mẹ tôi dạy tôi cả, nên sp có la rầy, đánh đòn thì chúng tôi vẫn không oán trách. Chúng tôi chỉ sợ rằng sau này lớn lên, sư phụ già đi, tụi tôi có muốn sp la rầy, dạy bảo thì cũng không được nữa. Còn dạy, còn la rầy, còn đánh đòn là sp còn thương mới dạy...
Còn nhỏ mà sao chúng tôi hư quá! 1 việc dạy hoài cũng không nhớ, lên tụng kinh 10 bữa,ngủ gục hết 8 bữa, thậm chí lên ngồi ăn cơm cũng ngủ gục, (nó thèm ngủ, muốn ngủ chi lạ lùng). Sp bắt học kinh thì lén lấy truyện tranh ra đọc, sp đi vắng thì ở nhà chui vô nhà tắm ngủ.vv... 1001 câu chuyện thời hành điệu không sao mà kể cho hết được. Mặc dù sp có đánh đòn hay phạt này kia nhưng huynh đệ chúng tôi vẫn không bao giờ oán trách sp, bởi sp tôi dạy đúng chớ không phải dạy sai. Chính bà cô ( mẹ sp tôi) mỗi lần bà thấy chúng tôi bị sư phụ đánh đòn là bà lên cơn đau tim. Bởi bà thương chúng tôi như con cháu của bà ở nhà, bà thấy đau, bà xót... bà bảo cứ thấy thầy tôi quất vào người chúng tôi 1 roi là tim bà lại đau nhói. Bà rất thương tụi tôi, hay bênh vực cho chúng tôi mỗi khi có lỗi, cho nên chính bà vẫn bị sp tôi la rầy... Hay những cô,chú Phật tử ở gần chùa cũng thế, mỗi lần sang chùa có việc mà gặp lúc tụi tôi bị sp phạt quỳ hương, thậm chí quỳ trước cổng chùa, bị đánh đòn, mặc dù họ chưa biết đầu đuôi câu chuyện ra sao? tại sao các chú bị phạt, bị đánh, là đã lật đật lên xin sp tha cho tụi tôi rồi. Rồi lại trách sp tôi tại sao lại mạnh tay đánh, phạt các chú như vậy....vv... Bởi lẽ rằng họ chưa hiểu được hết trái tim cũng như tấm lòng của người làm thầy, làm cô nên đã oán trách như vậy. Họ không hiểu được những giới luật cũng như phép tắc ở chùa, tại sao mà các chú tiểu lại bị sư phụ phạt và bị đánh đòn như thế, do vì các chú quá hư, sư phụ dạy nhiều lần không được đôi lúc phải dùng đòn roi để dạy, bởi: "thương mới cho roi cho vọt", không phải không không mà tự nhiên người thầy, người cô đó lại lôi đệ tử mình ra đánh, phải có nguyên nhân, nhưng đôi lúc vì nóng quá, sư phụ không kiềm chế được nên có đánh hoặc tát vào mặt, vào lưng của đệ tử mình hơi nặng, (âu cũng là phàm phu nên vẫn còn tham, sân,si, hỷ, nộ, ái, ố....)
Tôi nhớ có 1 lần tôi cùng với một người sư huynh và một sư đệ nữa, bị sư phụ đánh cho 1 trận nhớ đời tới tận bây giờ. Đó là lúc chúng tôi học lớp 10. Câu chuyện cũng không là gì ngoài việc không nghe lời sư phụ dặn. Hôm đó chúng tôi đi học, trước khi đi sư phụ có dặn là: "nhớ mang theo áo mưa nghe tụi con, kẻo chiều về mưa ướt bệnh". Chúng tôi ỷ y vì trưa nắng chang chang, thầm nghĩ chắc chiều không mưa, nên cả 3 đứa không đứa nào mang theo áo mưa cả,thế là chiều tan trường mưa tầm tã, 3 đứa đi học về ướt như chuột lột. Vừa dắt xe vô tới chùa thì thấy sư phụ đã cầm sẵn cây roi ngồi đó. Đứa nào cũng thầm nghĩ rằng sp nay tự nhiên ngồi chơi giỡn với con chó Na vui vậy ta?nào ngờ vừa cất xe xong sp gọi 3 đứa ra nằm xuống đất cho mỗi đứa ăn 3 roi liền ( roi ổi nên đau không tưởng luôn) đánh xong sp hỏi tụi con biết lỗi gì chưa? lúc đó mấy chị em tôi mới thưa là vì không nghe lời thầy dặn cho nên mới bị ăn đòn. Tối đó tụng kinh xong, sp gọi 3 đứa vào phòng bắt nằm xuống, trong bụng tôi nghĩ mới đập hồi chiều chưa hết đau không lẽ giờ sp lại đập tiếp, rồi bỗng nhiên sp bảo nằm xuống cởi quần ra, tụi tôi vừa sợ, lại còn vừa mắc cỡ liền nghĩ: "đập mặc quần còn đau mà cởi quần ra đập nữa đau sao chịu nỗi trời" nhưng không ngờ sp tôi cầm sẵn chai dầu gió trên tay, đi thoa cho từng đứa một, vừa thoa sp vừa khóc, sp bảo rằng đánh tụi con, tụi con chỉ đau 1, chớ thầy đau tới gấp 10, gấp trăm ngàn lần lận, tụi con có biết không? có hiểu không? .
Ở nhà tụi con có cả cha và mẹ, nhiều lúc cha đánh, mẹ thoa, còn ở chùa thầy đóng vai trò cả cha lẫn mẹ, nên nhiều nỗi ưu tư, nhọc nhằn thầy phải gồng gánh, trăn trở, băn khoăn mà có lẽ sẽ không mấy ai hiểu được....
Thế cho nên, chúng ta là người ngoài cuộc, đôi lúc cũng phải cảm thông cho những người thầy ấy, mà hoan hỷ bao dung đừng nhìn vào 1 khía cạnh để đánh giá 1 sự việc. Hãy yêu thương và thấu hiểu để cuộc đời vơi đi bớt những nhiêu khê, nhọc nhằn...
Gửi đến mọi người một bài thơ của sư phụ tôi đã làm tặng cho chúng tôi cách đây hơn 13 năm về trước.
RẤT CÓ THỂ
( Sp Thượng Hạnh Hạ Nghiêm)
"Rất có thể sau này con mới hiểu
Hiểu thế nào nước mắt chảy vào trong
Hiểu rằng thương phải dấu kín trong lòng
Vì không thể để trẻ thơ vòi vĩnh.
Rất có thể sau này con mới hiểu
Hiểu thế nào là nghiêm nghị bao dung
Hiểu đằng sau những giá buốt lạnh lùng
Là dịu ngọt trong trái tim nồng ấm.
Rất có thể sau này con mới hiểu
Hiểu lời răn như cứng lạnh vô hồn
Hiểu từng đêm thao thức nghĩ về con
Rồi không ngủ mình Thầy nghe sương lạnh.
Cũng có thể chẳng bao giờ con hiểu
Bởi lòng con đầy oán trách nghĩ suy
Bởi lòng con chỉ yêu thích những gì
Để ve vuốt và nâng niu bản ngã.
Muốn làm Phật thật ra đâu phải dễ
Như ngủ ăn , nói nín của đời thường
Có những điều ta tha thiết mến thương
Nhưng làm Phật phải tách đường chia nẻo.
Ai tu Phật mà không lo gọt đẽo
Cho trơn xinh sạch bóng những bèo nhèo
Cho buồn thương hỷ , nộ những gieo neo
Thì vĩnh kiếp đói nghèo thân cùng tử.
Rồi sẽ có một ngày con sẽ hiểu
Trái tim cha , trái tim mẹ , tim Thầy
Ôi trái tim ấm áp biết bao ngày
Cũng là lúc trái tim này ngưng đập.
Rất có thể và còn nhiều có thể
Thể hay không , không thể chỉ mấy dòng
Xin gởi lại cho hư không đồng vọng"
30 notes · View notes
oanhonmoctoc · 1 year
Text
Tumblr media
Thế nào là tâm bình thản?
- Bạn biết điều hạnh phúc nhất trên thế gian này là gì không?
Đó là khi bạn tìm được chính mình, hiểu được giá trị của riêng mình, biết mình là duy nhất. Là khi bạn thản nhiên và biết cách cân bằng cảm xúc, bạn không bao giờ để cảm xúc của bản thân phụ thuộc vào người khác.
- Ngày hôm nay có người đến nói cười vui vẻ với bạn, bạn thản nhiên nói cười vui vẻ với họ. Ngày mai, đột nhiên họ không còn nói cười vui vẻ với bạn nữa, bạn vẫn thản nhiên nói cười vui vẻ với kẻ khác và chinh mình… Người thực sự hạnh phúc chính là người biết sống Tùy Duyên. Cư xử ân cần, tha thiết với mọi người nhưng lại chẳng bận lòng khi người ta thay đổi !
- Thế nào là tâm bình thản?
Tâm bình thản nghĩa là từ sâu thẳm trong lòng bạn, bạn không còn nổi lên những ước muốn, những ghen ghét đua tranh hay quá vui sướng trước một điều gì. Nó khác hoàn toàn với việc bạn có cảm xúc mà đè nén. Cố gắng không thể hiện.
Bình thản, chỉ có được với việc thường xuyên quan sát tỉ mỉ tâm mình. Tìm ra nguồn cơn của những vui ghét giận hờn thường tình. Nhìn thấu suốt xem đằng sau những vui ghét giận hờn đó là gì. Bản chất những điều đó có thường hằng không. Những điều đó sẽ đưa ta đến đâu nếu ta không buông xả.
Có thấu triệt như vậy rồi. Bạn mới có thể tự tại mà mỉm cười. Vì bạn thấu hiểu. Chứ không phải đè nén. Vì bạn sáng suốt. Chứ không phải buông bỏ trong hoang mang, vô định để tìm cầu sự bình an thoáng chốc.
Học được bình thản rồi. Mình biết nhìn đời bằng con mắt khác.
Dễ thương hơn. Dễ thông cảm hơn, dễ thấu hiểu hơn.
Dù cho nhân thế có biến đổi ra sao.
Lòng ta vẫn bình lặng an yên, nhẹ nhàng mà đi cùng năm tháng trần gian.
Người Quan Sát
Namo Buddhaya
Vi-na-soy lại nội tâm giữa cuộc đời nhiều biến động và tham - sân - si nó bủa vây, vật vã mỗi ngày.
Giữ lấy lòng mình
Giữ vững mục tiêu của thuở ban đầu
__(())__
16 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Video
181K notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
CHUYỆN CỬA THIỀN..
Tumblr media
Tiểu Hòa Thượng quét lá
Có một tiểu hòa thượng, sáng sáng phụ trách việc quét lá trong sân chùa. Dậy sớm quét lá thực sự không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt khi mùa đông, mỗi lần cơn gió thổi qua, những chiếc lá già yếu lại theo gió ào ào rơi đầy sân chùa. Mỗi sáng đều tốn kha khá thời gian mới có thể dọn sạch đám lá rụng, điều này khiến tiểu hòa thượng rất đau đầu, chú muốn tìm cách nào đó để bản thân được nhàn nhã hơn.
Một ngày kia , có người bày cách cho chú: “Ngày mai, trước khi quét sân hãy rung lắc những cái cây đó thật mạnh, để toàn bộ những chiếc lá vàng phải rụng hết, đến hôm sau cũng chẳng cần động tay vào cây chổi quét lá nữa”. “Đúng là một cao kiến” - tiểu hòa thượng thầm nghĩ. Thế rồi, từ tinh mơ sớm chú đã dậy, vừa dùng hết sức bình sinh rung lắc thân cây, vừa nghĩ làm thế này chỉ cần một lần là chú có thể quét sạch số lá rụng của hôm nay và ngày mai. Cả hôm đó, tâm trạng tiểu hòa thượng vô cùng vui vẻ.
Tuy nhiên, đến sáng hôm sau, vừa bước ra sân chùa, chú sững sờ không tin vào mắt mình, lá vẫn phủ kín sân như mọi ngày. Lúc này, sư trụ trì đến và nói: “Chú tiểu ngốc, cho dù hôm nay con có lắc cái cây mạnh thế nào, những chiếc lá của ngày mai thì ngày mai vẫn sẽ rụng xuống”.
Tiểu hòa thượng kia cuối cùng cũng hiểu ra, có nhiều chuyện không thể làm trước, dự tính trước; chỉ có cách chăm chỉ làm việc, coi trọng hiện tại, mới là thái độ sống thực tế nhất.
Công việc hàng ngày của rất nhiều người trong chúng ta đều tương tự như công việc của cậu bé trong câu chuyện, hãy biết cách để tìm lại niềm vui, khuấy động sự hào hứng trong công việc ... Một đời đáng giá, đừng sống qua loa
"Trăm năm ôm mộng vô thường
Ngàn năm cũng chỉ giọt sương đầu cành."
4 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
Thôi gác lại khung trời mộng ảo
Để Phật Pháp còn người giữ cả tàng Kinh
16 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
HỎI: Tại sao chúng ta phải lễ lạy nhiều như thế ?
ĐÁP: Lễ lạy rất quan trọng. Đó là hình thức bên ngoài trong việc tu hành và cần phải được thực hiện đúng cách. Đầu phải hạ thấp xuống sàn nhà, cùi chỏ phải để gần đầu gối và cách nhau khoảng một gang tay. Lạy chậm và giữ chánh niệm về thân thể của bạn. Đó là một cách chữa trị tâm kiêu mạn của chúng ta.
Chúng ta nên cúi lại thường xuyên. Khi bạn lạy ba lần, hãy nhắc nhở mình về những ba ngôi Phật, Pháp, Tăng, đó là những phẩm chất thanh tịnh, rực rỡ và bình an. Chúng ta dùng hình thức bên ngoài để huấn luyện mình, để hoà hợp thân tâm. Đừng nhìn những người khác lạy. Nếu có những người mới tu hơi cẩu thả hay những vị sư già có vẻ lơ đễnh, bạn cũng không được phán xét. Đó không phải là việc của bạn. Huấn luyện một người đôi lúc rất khó khăn. Có người học nhanh, có người học chậm. Phán đoán người khác chỉ làm tăng lòng ngạo mạn của bạn. Hãy tự xem xét chính mình. Lễ lạy thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ dần tính kiêu mạn của mình.
Những người đã thuần thục trong Giáo pháp sẽ vượt ra khỏi những hình thức bên ngoài. Bởi họ không còn ích kỷ, nên mỗi việc họ làm đều là một sự lễ lạy_ họ đi, ăn, hay nói cũng đều là lễ lạy.
T.S : Ajahn Chah
Dịch Giả : Minh Vi
23 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
“Trên đời này có hai dạng mệt mỏi: Dạng thứ nhất cần được nghỉ ngơi, dạng thứ hai thì khác, cần được yên bình.
Có những người trông đang rất mệt mỏi, nhưng chỉ nghỉ một tối là khỏi.
Còn có những người nhìn như chẳng sao cả, lại như có bão trong lòng.
Tôi thường phải hỏi kĩ, thực ra khi bạn nói mệt, tức là mệt như thế nào, muốn nghỉ một chút, uống cốc nước, hay là muốn chút vắng lặng, một chuyến đi xa, một nơi để về.
Kiểu mệt mỏi thứ nhất có thể chữa được chốc lát, nhưng thứ còn lại kia, chính người mệt cũng có lúc không nhận ra, và không phải muốn là chữa được.
Chỉ có nhiêu đó thôi, nếu bạn đọc đến đây và thấy mình mệt, tôi chỉ muốn nói với bạn một chút thôi:
Mong những điều dịu dàng rồi sẽ đến với bạn, ngày mới sẽ đẹp, gió sẽ mát và dưới vòi sen, nước vẫn chảy thật êm lành…”
1K notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
Sẽ đến lúc con người ta khi được hỏi về những mong ước lớn lao nhất, thì câu trả lời lại là những điều cơ bản nhất.
Ổn định. Bình yên. Không tin dữ.
— AN TRƯƠNG
1K notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
Có thể bạn không hứng thú, nhưng tôi nghĩ chúng ta kiếm tiền vất vả như vậy, một ít gửi về nhà, một ít phát triển bản thân, số còn lại cũng nên dành ra chút ít để mua vé ghé qua những nơi góp phần tạo nên sự muôn màu của cuộc sống: tham gia một buổi hoà nhạc, thăm viện hải dương học, tham quan viện bảo tàng, lên máy bay đến một thành phố khác,… Chúng ta không cần phải thích một nơi nào cả mà cốt chỉ là để bản thân khi đứng giữa đời thường sẽ đánh giá mọi thứ bằng một tầm nhìn ít thiển cận hơn.
— AN TRƯƠNG
217 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
Thì ra cảm giác an toàn chỉ là khi cửa đã khoá, mèo đã ngủ, thẻ vẫn còn tiền và sáng mai là Chủ nhật.
- AN TRƯƠNG
561 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Chúng ta là những đứa trẻ bình thường ở độ tuổi già nửa đời và sống không thể dựa vào may mắn.
Tumblr media
661 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Oscar Wilde từng nói: “Không phải ai cũng tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó tốt đẹp trong bất cứ ai. Đừng bao giờ vội vã phán xét người khác bởi vì vị thánh nào cũng có một quá khứ và kẻ tội đồ nào cũng có một tương lai”
92 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
Ai chẳng muốn có những ngày bình thường
Trên vai áo ám mùi người mình thương
Mặc bên ngoài vần vũ chuyện áo cơm
Chuyện đao gươm phân kỳ hay tan vỡ,…
- AN TRƯƠNG
171 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Photo
Tumblr media
“Em biết không, chỉ cần em còn sống Em sẽ thấy đời còn đẹp biết bao Sớm mai nắng cùng em gửi lời chào Màn đêm xuống, sao vì em toả sáng
Em biết không, chỉ cần em còn sống Em sẽ thấy cõi lòng mình biết ơn Ba vì em hoài mặc mảnh áo sờn Mẹ vì em hoài thức khuya dậy sớm
Em biết không, chỉ cần em còn sống Em sẽ thấy hi vọng vào ngày mai Tôi ở đây để nói rằng em mãi Luôn có nơi mà em sẽ thuộc về
Em biết không, chỉ cần em còn sống Rồi em sẽ nhận ra được bao điều Sớm hay muộn tôi sẽ làm em hiểu Em xứng đáng với hết thảy yêu thương…”
(Chuyện kể rằng có nàng và tôi)
131 notes · View notes
oanhonmoctoc · 2 years
Text
Tumblr media
"Hãy làm những điều bạn phải làm, cho đến khi bạn có thể làm những gì bạn muốn."
Oprah Winfrey
oohniee
400 notes · View notes