Tumgik
nothingbutcourage · 2 months
Text
Những hoài niệm
Sao mình cứ có cảm giác rưng rưng khi nhìn lại chặng đường đã qua và biết nay mình đã lớn, thực sự trưởng thành qua những năm tháng ấy.
Những con người từng đi qua, những sự việc, những cố gắng chờ ngày gặt hái và những thành công đầy mỹ mãn.
Ôi, thật may ngồi đây nhìn lại mà những con người xuất hiện trong từng chặng đường ấy vẫn ở đây, ba mẹ, anh chị em họ hàng, bạn bè, các tiền bối. Mình cảm thấy bồi hồi và may mắn vô cùng...
0 notes
nothingbutcourage · 3 months
Text
Tumblr media
Giờ đi đâu cũng thấy “be kinder to yourself”, “love yourself”, chứ thực ra đâu có mấy người “not kind, not love themself”, có chăng ý muốn nói là be wiser, be braver to confront the truth : D you deserve something better.
0 notes
nothingbutcourage · 7 months
Text
Sẽ có lúc, thế giới làm bạn tổn thương chỉ để bạn nhận ra thế nào là yêu thương bản thân.
Hãy biết giữ giới hạn, chữa lành tổn thương và yêu đời trở lại, nhưng lần này, thông thái hơn.
Và cứ thế, những con người chân thành nay lại thông thái, sẽ tìm được nhau, đồng hành và học những bài học khác.
0 notes
nothingbutcourage · 8 months
Text
Thời nay mỗi người phải tự chăm sóc bản thân nhiều quá. Có lẽ vì chúng ta dễ dàng mua sự chăm sóc ở đâu đó trong nền kinh tế, nên chúng ta ít cần nhau cho sự chăm sóc, chỉ cần độc lập tài chính, rồi đi mua.
Vậy thì, chúng ta tìm kiếm bây giờ có lẽ là một kết nối sâu sắc, nơi mà chúng ta có sự tin tưởng, yêu thương và sáng suốt dành cho nhau.
Thế thì tình yêu vẫn quanh đây, có đi đâu đâu, nên đừng lo nhé :D
0 notes
nothingbutcourage · 8 months
Text
Kỹ năng sinh viên cần nắm trước khi đi làm
Kỹ năng ghi chép, hãy tập ghi chép lời trao đổi của giảng viên, sao cho thu lượm được những điều giá trị nhất.
Kỹ năng trình bày, nếu ghi chép là thu về thì kỹ năng trình bày là khả năng diễn đạt, tương tác ý tưởng của mình với giảng viên hoặc bạn học.
Kỹ năng tự học, chủ động tìm kiếm thông tin để hiểu về chủ đề được dạy. Khi đi làm, các bạn biết chủ động tìm kiếm thông tin sẽ là lợi thế.
Kỹ năng kết nối, kết nối với những người bạn tiềm năng, phù hợp với bản thân nhưng chỉ khi họ cũng tôn trọng và muốn kết nối với mình.
Khi thuần thục 4 kỹ năng này, các bạn sẽ tự tin bước vào thế giới đi làm và nâng cao năng lực công việc bản thân.
0 notes
nothingbutcourage · 9 months
Text
Tumblr media
Where does your greatest strength come from.
0 notes
nothingbutcourage · 1 year
Text
Vitamin nhóm B
Tại sao vitamin B3 được gọi là Niacin?
Tên "niacin" là tên thông dụng của vitamin B3. Từ "niacin" được hình thành bằng cách kết hợp từ "nicotinic acid" và "vitamin". Nicotinic acid là một dạng hóa học của vitamin B3. Khi nó được tách ra và tìm ra rằng nó có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng và sức khỏe con người, nó được đặt tên là "niacin" để chỉ rõ đó là một dạng vitamin B3.
Từ "niacin" được sử dụng để mô tả chung cho cả nicotinic acid (axit nicotinic) và nicotinamide (nicotinamid), hai dạng chính của vitamin B3. Cả hai dạng này đều có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và tham gia vào nhiều quá trình chức năng trong cơ thể.
Tóm lại, "niacin" là tên thông dụng để chỉ vitamin B3, bao gồm cả nicotinic acid và nicotinamide, hai dạng chính của vitamin này.
Tumblr media
Vậy tại sao gọi nó là B3?
Vitamin B3 được gọi là B3 vì nó là một trong các vitamin thuộc nhóm vitamin B. Các vitamin B, bao gồm B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (pantothenic acid), B6 (pyridoxine), B7 (biotin), B9 (folate), và B12 (cobalamin), được phân loại là các vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và chức năng cơ thể.
Hệ thống phân loại này được đặt tên dựa trên thứ tự khám phá của các vitamin trong nhóm B. Khi các vitamin này được phát hiện và nghiên cứu, chúng được đánh số theo thứ tự. Vitamin B3 là vitamin thứ ba được khám phá trong nhóm này, do đó nó được đặt tên là B3.
Việc gọi nó là B3 giúp phân biệt nó với các vitamin khác trong nhóm B và giúp xác định vai trò và chức năng cụ thể của nó trong dinh dưỡng và sức khỏe con người.
Tại sao không có vitamin B4?
Ban đầu, các nhà nghiên cứu đã đặt tên các vitamin theo thứ tự khám phá của chúng. Vitamin B1 được khám phá đầu tiên, tiếp theo là vitamin B2, B3 và cứ tiếp tục như vậy. Tuy nhiên, sau này khi các nghiên cứu tiến xa hơn, vitamin B4 không được xác định là một chất riêng biệt và độc lập.
Vitamin B4 ban đầu được cho là adenine, một thành phần của ATP (adenosine triphosphate), một hợp chất quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, về sau adenine không được xem là một vitamin độc lập mà nó là một phần của hợp chất tổng hợp trong cơ thể.
Vì vậy, dựa trên sự phân loại và đánh số ban đầu, vitamin B4 không được xem là một vitamin độc lập và không được tính vào nhóm vitamin B chính. Thay vào đó, các vitamin nhóm B chính bao gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, và B12.
Tại sao không có B8, B10, B11?
Lý do không có vitamin B8, B10 và B11 trong phân loại chính thức của nhóm vitamin B là do sự thay đổi và chỉnh sửa trong hệ thống phân loại sau khi ban đầu được đánh số.
Vitamin B8: Trước đây, vitamin B8 được cho là choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng của não và hệ thần kinh. Tuy nhiên, sau này choline đã được xem xét là một chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng không phải là một vitamin. Do đó, choline không còn được xem là vitamin B8.
Vitamin B10: Vitamin B10 được cho là xúc tác quá trình sinh trưởng và phân bào. Tuy nhiên, sau này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B10 thực tế không tồn tại trong tự nhiên và không có chức năng vitamin hóa nào. Vì vậy, vitamin B10 đã bị loại bỏ khỏi danh sách các vitamin B.
Vitamin B11: Trước đây, vitamin B11 được cho là đồng axit pteroilglutamic (PABA), một chất có vai trò trong tổng hợp axit folic. Tuy nhiên, sau này, PABA đã được xem xét là một phần của axit folic và không được coi là một vitamin độc lập. Vì vậy, vitamin B11 cũng không còn được công nhận.
Tóm lại, các vitamin B trong phân loại chính thức gồm B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Vitamin B8, B10 và B11 đã bị loại bỏ khỏi danh sách do các lý do nghiên cứu và chỉnh sửa trong hệ thống phân loại.
Có B13, B14 không?
Hiện tại, trong hệ thống phân loại chính thức của nhóm vitamin B, không có vitamin B13 và B14. Các vitamin trong nhóm B được phân loại từ B1 đến B12. Mỗi vitamin B có tên riêng và có chức năng và vai trò đặc biệt trong cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hệ thống phân loại vitamin có thể thay đổi theo thời gian và sự phát triển của nghiên cứu. Có thể trong tương lai, các vitamin mới có thể được phát hiện và được thêm vào hệ thống phân loại. Tuy nhiên, hiện tại, không có vitamin B13 và B14 trong danh sách vitamin B chính thức.
Đó là lý do tại sao chúng ta có Vitamin B1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 12 😂
1 note · View note
nothingbutcourage · 4 years
Note
A à, e k giỏi lắm đang làm một công việc có thể nói là lương tốt với e, nhưng e k thấy thích e cảm thấy hay bị áp lực về target đặt ra lẫn cách làm của teamlead mặc dù từ lúc làm tới giờ e vẫn luôn đạt đủ target. Hiện tại e có suy nghĩ bỏ việc nhưng e sợ khó kiếm đc công việc như v . E rối quá a, ai cũng khuyên e suy nghĩ lại, e cảm thấy e k đủ dũng cảm, e sợ thất nghiệp :(
Chào em, nếu em đã từng đọc các bài viết trước về nghề nghiệp, công việc, nhảy việc của anh thì chắc em đã chẳng băn khoăn như thế này. Có lẽ em sẽ muốn tham khảo lại 1 vài bài trong số 3.000 bài ở đây. Nhưng chắc anh sẽ nói ngắn gọn như thế này.
Thứ nhất, em có chắc là mức lương mà em đang hưởng cho công việc em đang có là tốt không? Ngày xưa khi mới về VN, anh đã phải phỏng vấn ít nhất 3 anh chị quản lý nhân sự, 1 headhunter, và 3 đồng nghiệp cùng cấp để xác định được mức lương anh xứng đáng được nhận. Nói 1 cách cơ bản thì anh đã làm nghiên cứu thị trường cho sản phẩm là năng lực của anh. Em đã làm điều đó chưa? Em có nghĩ em có khả năng lên được mức lương cao hơn không? Nếu các bạn khác ở công ty khác đều trả lời là mức lương của em đang cao hơn trung bình thì em nên cảm thấy happy. Oh yes, đi mua rượu và tự thưởng đi em yêu. 
Thứ hai, tương tự với vấn đề nhảy việc, đừng bao giờ làm vì tiền. Lương không phải mục tiêu để em phấn đấu. Luôn luôn có 1 thứ quan trọng hơn lương - đó là tổng thu nhập. Tức là em có đủ thời gian để làm nhiều hơn 1 công việc đem lại thu nhập. Ví dụ: Em đang làm content ở 1 công ty nào đó, với mức lương 5 triệu. Em làm từ 9h sáng đến 6h tối. Team lead của em lương 10 triệu, làm từ 9h sáng đến 9h tối. trong 3 tiếng dư buổi tối đó so với team lead của mình, em đủ thời gian để viết bài cho báo, dịch thuật cho 1 công ty khác, hoặc viết luận văn tốt nghiệp “hộ” 1 bạn nhà giàu nào đấy không đến lớp ngày nào và cả tháng đó em thu được về thêm 8 triệu nữa. Nếu xét trong cả tháng đó, tổng thu nhập của em lớn hơn team lead của em - trong khi bạn kia phải làm liên tục 12 tiếng đồng hồ - xong việc sẽ kiệt sức và về nhà nghỉ ngơi. Cuộc sống xã hội cũng chấm dứt ở đó. Vậy thì em thích làm vị trí nào hơn? 
Ở đây không phải anh đang bảo em đừng apply lên team lead. Hãy lên khi em có thể. Bởi vì cái mà em có được từ job đó không phải là tiền, mà là học được cách quản lý, cách điều phối công việc, kinh nghiệm và bản lĩnh của người đứng trên - đó là cái mà tiền không mua được cho em. Nếu em nhảy sang công ty khác, em sẽ không học được cách chịu áp lực và sống chung với nó để sau này có đủ bản lĩnh lãnh đạo 1 cty 50-100 con người. Anh nhắc lại, đừng bao giờ làm việc vì tiền. Hãy nhìn ra xa hơn 1 chút. 
Thứ ba, một trong những thứ em có thể học được, mà anh là người đã phải lãnh hậu quả đau thương để học được, đó là luôn luôn tạo ra áp lực cho cấp dưới - để họ tập trung và làm việc 1 cách hiệu quả. Bạn bè anh trong ngành Nhà hàng cũng chia sẻ, đối với đầu bếp, nếu không có đủ lượng khách, họ sẽ nấu nướng chậm lại, và giảm năng suất. Đối với nhiều nhân viên văn phòng, nếu không có đủ công việc để đầu tắt mặt tối thì họ sẽ ngồi chơi, ngồi nhây nhìn deadline chạy qua và vẫy chào như Jack Sparrow nói không với cơ hội. 
Tức là team lead của em đang giao đủ việc cho em để em luôn cảm thấy unhappy 1 chút. Cái trick ở đây là, làm sao để luôn luôn có đủ lương công việc để em thấy áp lực - nhưng không quá tải đến nỗi em bỏ việc. Rất tiếc là với các bạn mới đi làm thì thường họ không chịu được áp lực lâu, dẫn tới hiện tượng nhảy việc thường xuyên như chúng ta vẫn chứng kiến. Ngoài lí do này ra thì còn là vì tiền - nhảy việc để tăng lương là điều thường thấy. Nhưng như anh đã viết nhiều lần trước đó, đừng nhảy việc vì tiền trừ phi lương em tăng gấp đôi trở lên. 
Anh cũng đang phải cân nhắc những offer hấp dẫn khác mời chào nhảy sang lĩnh vực khác và thậm chí là tăng gấp ba lần. Nhưng có một bài học nhãn tiền mà anh và các bạn trong ngành thương mại điện tử đã chứng kiến vài năm trước khi VinGroup nhảy vào thị trường. Công ty VinEcom của họ sử dụng tiền lương gấp đôi cho cùng 1 vị trí để hút máu đối thủ khiến nhân viên nhảy việc hết sang Vin. Nhưng lương cao đi cùng trách nhiệm cao, sau 3 tháng không đạt chỉ tiêu, hơn 1 nửa số nhân viên đó bị sa thải ngay lập tức để nhường chỗ cho các con thiêu thân khác lao vào với ảo tưởng kiếm tiền dễ dàng. Bạn anh chia sẻ, có những người vừa nhận việc 9h sáng thì 1h chiều nhận trát “dự án đã bị hủy” - team giải thể. 
Nói chung, anh thấy em đừng nghỉ việc vội. Hãy trao đổi trực tiếp và thẳng thắn với team lead rằng em đang thấy có những công việc vô lý và cách làm việc đang không ổn. Em đang có những vấn đề như thế nào và cả 2 bên hãy cùng nghĩ ra giải pháp. Hãy nói chuyện trước. 
Đừng bao giờ đi phỏng vấn, nhân offer xong rồi mới nói với sếp là em nghỉ. Như thế cạn tàu ráo máng lắm. Sau này người ta sẽ không viết thư giới thiệu cho em đâu. 
138 notes · View notes