Tumgik
Text
Bán đất nền dự án Gia Lộc – Hải Dương giá 12 triệu/m2
CC Bán nhanh một số ô đất KĐT Nam Hải Dương, gần bệnh viện nhi…
– Hạ tầng đồng bộ.
– Giao thông đi lại thuận tiện, tiếp giáp tuyến đường 62m.
– Xung quanh nhiều nhà xây dựng.
– Gần bệnh viện, trung tâm TDTT, trường học.
– Vị trí : đánh dấu trên bản đồ.
– Hướng : bắc, nam, đông.
Tumblr media
Điện thoại:
Bài viết Bán đất nền dự án Gia Lộc – Hải Dương giá 12 triệu/m2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ban-dat-nen-du-an-gia-loc-hai-duong-gia-12-trieu-m2-812.html
0 notes
Text
Bán lô đất ngay sát chợ Liên Hồng giá hợp lý 11,3 triệu/m2
Ô đất thuộc KĐT mới Nam Hải Dương.
– Vị trí: gần viện nhi của tỉnh, nằm sát chợ Liên Hồng và khu thể thao cây xanh thuận tiện đi quốc lộ 5B.
– Diện tích : 67,5m2.
– Mặt tiền : 4,5m.
– Hướng : Bắc.
Tumblr media
Điện thoại:
Bài viết Bán lô đất ngay sát chợ Liên Hồng giá hợp lý 11,3 triệu/m2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ban-lo-dat-ngay-sat-cho-lien-hong-gia-hop-ly-113-trieu-m2-810.html
0 notes
Text
Bán đất nền dự án quận Gia Lộc – Hải Dương giá 13 triệu/m2
Vị trí đánh dấu trên bản đồ. – Mã ô: OT5G.1x ( diện tích 68m2). – Quay mặt trực tiếp vào kiot KTTCX. – OT5D.9x ( diện tích 67,5m2). – Gần bệnh viện Nhi, kiot chợ, trường học… – Giao thông thuận tiện. – Hạ tầng đồng bộ.
Tumblr media
Điện thoại:
Bài viết Bán đất nền dự án quận Gia Lộc – Hải Dương giá 13 triệu/m2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ban-dat-nen-du-an-quan-gia-loc-hai-duong-gia-13-trieu-m2-808.html
0 notes
Text
Bán đất nền dự án Gia Lộc – Hải Dương giá 12.00 triệu/m2
CC Bán nhanh một số ô đất kđt nam Hải Dương, gần bệnh viện nhi…
– Hạ tầng đồng bộ
– Giao thông đi lại thuận tiện, tiếp giáp tuyến đường 62m
– xung quanh nhiều nhà xây dựng
– gần bệnh viện, trung tâm TDTT, trường học.
– Vị trí : đánh dấu trên bản đồ
– Hướng : bắc. nam. đông.
Tumblr media
Điện thoại:
Bài viết Bán đất nền dự án Gia Lộc – Hải Dương giá 12.00 triệu/m2 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ban-dat-nen-du-an-gia-loc-hai-duong-gia-12-00-trieu-m2-804.html
0 notes
Text
Thiên ý đã định, mảnh đất phong thủy tốt là dành cho hiếu tử
Cổ nhân giảng: “Hậu đức tải vật”, ý rằng đức dày nâng đỡ vạn vật, làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể tải được vạn sự. Cho nên, một người để làm được việc lớn thì phải có đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành tựu được đại sự.
Đức hạnh của con người ví như nền nhà, danh dự, quyền lợi, của cải ví như căn nhà, khi nền móng rất nông, mà nhà lại cao tầng, căn nhà sẽ xuất hiện nguy hiểm, gây ra nghiêng lệch, không chắc chắn thậm chí bị sập. Nền móng kém thì “lầu cao bị nghiêng, đức bất phối vị, tai họa giáng xuống”.
Văn hóa truyền thống được truyền thừa suốt mấy ngàn năm lịch sử đã lưu lại cho người đời sau rất nhiều trí tuệ, đó là những đạo lý nhân sinh để lại cho hậu thế. Có một câu tục ngữ không chỉ hàm chứa đạo lý, mà còn là lời cảnh tỉnh mà người xưa để lại cho đời sau: “Bách thiện hiếu vi tiên, vạn ác dâm vi thủ”, trong trăm cái thiện thì hiếu thảo là việc tốt đẹp nhất, trong vạn cái ác thì tà dâm là chuyện đồi bại nhất.
Bách thiện hiếu vi tiên
“Hiếu kinh” viết rằng: “Hiếu là kinh của Trời, là nghĩa của Đất và là đạo hạnh của con người”. “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.
Cha mẹ yêu thương con cái vừa là thiên tính vừa là nghĩa vụ, con cái hiếu kính cha mẹ là trách nhiệm, cũng là đạo làm người phải có. Một người nếu không có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, thì sẽ không có khả năng yêu thương người khác thực sự, càng không thể có tâm để ý tới sự hưng suy của xã hội, quốc gia. Bởi vậy mới nói “Bách thiện hiếu vi tiên”, cái gốc của sự thiện lương nằm ở chữ Hiếu.
Một mẹ già nuôi được mấy người con, mấy người con nuôi nổi một mẹ già?
Suốt mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa truyền thống luôn đề cao lòng hiếu thảo của con người. Phàm là người hiếu kính với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng và tán dương. Trong xã hội xưa, từ Thiên tử đến thần dân đều phải tận sức làm tròn bổn phận hiếu kính của người con đối với cha mẹ mình.
Sử sách ghi lại rất nhiều tấm gương hiếu đạo của người xưa, khiến chúng ta đọc lên phải tự thấy không bằng.
Hiếu tử được đất đẹp làm mộ phần cho cha mẹ, đó đều nằm trong Thiên ý
Ở Giang Tây có một chàng thư sinh tên Mỗ Sinh rất giỏi xem phong thủy. Lần nọ, khi dạo chơi ở Giao Châu, Hồ Nam thì phát hiện một mảnh đất tốt. Nhưng cùng lúc, thấy thầy phong thủy đi cùng người nhà giàu trong thành đang đi tìm đất tốt an táng cha mẹ nói mảnh này không tốt. Anh không nói gì. Vị thầy phong thủy đi cùng thấy Mỗ Sinh có khí chất, khiêm tốn và có vẻ hiểu biết phong thủy nên mời về sống cùng nhà người nhà giàu.
Sống trong nhà người giàu có nọ, anh muốn nói với ông ta về mảnh đất hôm trước vừa xem, là mảnh đất phong thủy đắc địa. Lại cân nhắc suy ngẫm, mảnh đất đó tốt như vậy nếu không phải phúc dày không thể có được. Càng ở lại lâu, anh phát hiện lời nói hành động của gia đình này không phải của người có phúc đức, nên im lặng giữ trong lòng không nói ra.
Vừa khi đó, Tiêu Công, người nhà của vị nhà giàu nọ muốn an táng cha mẹ, nên đi tìm thầy phong thủy và anh xin đi theo giúp họ tìm đất. Tiêu Công là một người trung hậu, thích làm việc thiện, trong thôn đều ca ngợi là người thiện lương, đại đức. Chàng thư sinh thầm nghĩ, người này có thể phù hợp với mảnh đất kia, nên giới thiệu mảnh đất bảo địa cho Tiêu Công. Không chút do dự, ông chi rất nhiều tiền để mua mảnh đất đó, còn Mỗ Sinh cũng giúp họ chọn giờ thích hợp đào huyệt và vị trí đặt huyệt.
Sau vài ngày chôn cất, anh đến nói với Tiêu Công: “Mảnh đất này nếu không phải người phúc đức không thể có được nó. Ông là người trung hậu, thiện đức được ca ngợi, nhưng không biết ý Trời như thế nào? Nguyên nhân vì nếu vi phạm Thiên ý tai họa sẽ giáng đầu. Tiêu lão gia, sao ông không thử ngủ cạnh mộ một đêm xem như thế nào. Nếu nó không nên thuộc về ông, tất sẽ có dấu hiệu bất thường”. Tiêu Công chấp nhận lời đề nghị của anh.
Đêm đó Tiêu Công và con trai mang giường chiếu ngủ cạnh mộ. Đến nửa đêm, nghe có tiếng xì xào vọng lại từ đằng xa. Tiêu Công bí mật ngồi ra mép giường nhìn lên, chỉ thấy một đám người hầu tay cầm cờ xí, kiếm gươm, hộ tống một người đàn ông oai vệ cưỡi ngựa đi tới. Tiêu Công nghĩ thầm: “Sao nửa đêm canh ba, ở vùng nơi núi non hoang sơ cùng cốc lại có quý nhân đi qua nhỉ?”. Đang lấy làm kỳ lạ, lại thấy đoàn người ngựa đã đến bên cạnh mộ, người ngồi trên ngựa dừng lại mà quát lớn: “Đây là mảnh đất của Hà Hiếu Tử (người con hiếu thảo họ Hà), họ Tiêu là người thế nào mà dám sở hữu nó? Hãy nhanh đi bắt hắn về đây cho ta”.
Tiêu Công vô cùng sợ hãi, vừa dập đầu vừa nói lớn giọng run run: “Dạ ban đầu tôi vốn nghi ngờ bản thân không đủ tư cách có được mảnh đất này và sẽ bị Trời trừng phạt, nên đã ngủ cạnh mộ để kiểm chứng. Hiện tại, đã nhận được chỉ thị của ngài, tôi tình nguyện di dời mộ đi”. Lập tức nghe thấy tiếng người trên ngựa nói lớn: “Niệm tình ngươi là người trung hậu, thật thà, lần này tha thứ cho ngươi. Nếu ngươi có thể thay Hà Hiếu Tử an táng cha mẹ, ta sẽ cho ngươi một mảnh đất tốt khác. Ngôi mộ này nên nhanh chóng đào lên và di dời để tránh phát ra địa khí”.
Lời nói vừa dứt, một cơn gió thổi qua và trong nháy mắt tứ bề yên tĩnh lạ thường. Lúc này trời cũng vừa sáng, Tiêu Công và con trai trở về nhà. Sau khi về, ông nhờ chàng thư sinh chọn ngày di dời phần mộ và phong huyệt. Đồng thời, cả nhà đi tìm kiếm người tên Hà Hiếu Tử, nhưng đều không có tin tức.
Hiếu tử khiến ai cũng phải tâm phục
Ngày nọ, đang đi dạo ở vùng ngoại ô, khi đi đến một thị trấn nhỏ đột nhiên chàng thư sinh gặp mưa lớn bèn vội vàng trốn dưới mái hiên của một cửa hàng gạo. Lúc này, trời đã tối, công nhân trong cửa hàng đều đã nghỉ, chỉ có một chàng thanh niên vẫn đang giã gạo. Lấy làm kỳ lạ, bèn tới trò chuyện với anh ta, anh nói: “Vì mẹ tôi tuổi cao, mỗi bữa cơm cần có thịt nếu không ăn sẽ không no. Tôi tới làm việc buổi sáng, sau khi hết giờ làm thêm một chút để kiếm chút tiền nuôi mẹ”. Mỗ Sinh hỏi tên tuổi, anh ta nói họ Hà.
Mỗ Sinh nghĩ thầm, đây liệu có phải là Hà Hiếu Tử mà Tiêu Công đang tìm? Vì muốn tìm hiểu thêm về người này, anh lấy cớ trời mưa, đường xa muốn xin ngủ nhờ một đêm. Mỗ Sinh lấy ra 2 lạng bạc nhờ anh chuẩn bị bữa tối. Anh ta nói: “Đâu cần nhiều tiền như thế?”. Mỗ sinh đáp:” Số tiền còn lại để mua đồ ăn cho mẹ cậu”. Hà Hiếu Tử không đồng ý mà nói: “Tôi cố gắng làm hết sức phục vụ mẹ mình vì trong tâm thực sự mong muốn như thế và cũng thấy yên dạ yên lòng; không có công mà nhận thêm tiền như vậy, về mặt đạo nghĩa là không thể chấp nhận” và anh ta chỉ lấy 1 lạng để mua rượu thịt mời khách.
Đi cùng với anh ta về nhà, Mỗ Sinh thấy một căn nhà nhỏ với hai gian phòng. Phòng trong là để cho mẹ anh ta, nửa đầu phòng ngoài là bếp lò, còn lại là nơi vợ chồng người thanh niên họ Hà ở. Dù căn nhà nhỏ hẹp, nhưng rất sạch sẽ, ngăn nắp. Người thanh niên vào thưa với mẹ có khách ngủ nhờ một đêm. Mẹ anh nói con dâu pha trà và không để khách phật ý. Hà Hiếu Tử mời khách vào phòng và nói: “Nhà tôi nghèo quá chẳng còn phòng nào trống. Tôi đã bảo vợ vào ngủ với mẹ ở phòng trong. Nếu anh không khinh chê xin hãy ngủ cùng tôi”.
Sau khi trò chuyện với khách một hồi, thấy anh mang trà và rượu ra đặt trên bàn và nói: “Xin lỗi tôi không thể ngồi cùng ăn, xin hãy dùng tự nhiên”, nói rồi quay người vào phòng. Nhìn qua khe cửa, thấy trên bàn có đồ ăn, thìa, dao nhỏ. Hai vợ chồng Hà Hiếu Tử đỡ mẹ ngồi dậy, người mẹ ăn cơm và hai vợ chồng đứng hầu đằng sau, khi thì lấy canh, lúc thì gắp thịt, không khí rất đầm ấm vui vẻ. Sau khi người mẹ ăn xong, cô con dâu dọn dẹp chén bát, còn người con trai đích thân rửa mặt cho mẹ. Sau đó hai người mới ngồi đối diện với bà và ăn phần cơm thừa còn lại, chỉ là chút dưa cải muối mặn.
Vị thầy phong thủy vừa ăn vừa ngó xem, trong lòng vô cùng bội phục. Không lâu sau đó chàng trai đi ra, thấy khách đã dùng xong cơm, bèn mang trà mời và nói với khách: “Chăn, gối đều ở trên giường. Tiên sinh hôm nay đi xa vậy chắc mệt rồi, hãy đi ngủ trước đi không cần đợi tôi đâu”.
Anh gật đầu đồng ý và tò mò nhìn vào qua vết nứt trên cánh cửa sau khi người con trai đi vào phòng. Trong phòng chỉ thấy Hà Hiếu Tử đến ngồi cạnh mẹ và kể cho bà những câu chuyện thú vị về những người hàng xóm mà anh nghe được, làm bà lão cảm thấy vô cùng thú vị. Một lát sau, thấy mẹ ngáp ngủ, Hà Hiếu Tử tự sắp xếp chăn gối, và giúp bà bỏ áo khoác ngoài. Cô con dâu đứng hầu bên cạnh không có chút khó chịu, chán nản nào. Đợi bà nằm xuống ngủ, chàng trai lại ngồi xuống đấm lưng, gãi ngứa cho bà. Sau khi nghe bà cụ ngáy đều đều, hai vợ chồng mới nhẹ nhàng rời phòng vì sợ bà cụ tỉnh giấc.
Vị thầy phong thủy vô cùng ấn tượng vì những hành động hiếu thảo của chàng trai, nghĩ lại những lời vị Thần nói hôm nào, thật không sai tí nào. Đợi Hà Hiếu Tử đi ra, liền hỏi anh cha anh qua đời bao lâu rồi, đã mai táng chu đáo chưa. Hà Hiếu Tử nước mắt lưng tròng, dưng dưng mà nói: Nói ra thật đau lòng quá. Bốn năm rồi, tôi làm thuê nuôi mẹ mà không đủ, nên không có tiền mua đất chôn cất ông. Tôi thật là đồ bất hiếu, đến nay linh cữu của cha vẫn để trong từ đường của dòng họ”. Thấy anh ta than thở khóc lóc bèn an ủi: “Anh không cần quá lo lắng quá. Nhà Tiêu Công nơi tôi đang ở có một mảnh đất rất cát tường, ông ấy có thể thay an táng cha anh, còn chi phí tôi sẽ giúp anh chi trả”.
Hà Hiếu Tử vô cùng ngạc nhiên bèn hỏi: “Tôi với tiên sinh không thân không thích, sao dám nhận ân huệ này được ạ? Hơn nữa mảnh đất đó đã có chủ, cho dù có được tiên sinh xót thương, cũng sợ không dám nhận”. Thấy vậy, Mỗ Sinh bèn nói: “Anh không cần lo lắng về điều đó. Tôi biết Tiêu Công là một người khẳng khái, tốt bụng, thích giúp đỡ người khác. Nếu biết anh hiếu thuận như vậy, tất sẽ không tiếc rẻ với anh đầu. Ba ngày sau, tôi và Tiêu Công sẽ quay lại nhà anh, hy vọng tới lúc đó anh không đi ra ngoài”.
Hà Hiếu Tử lại dưng dưng nước mắt cảm động mà nói: “Nếu quả thực có thể như điều tiên sinh nói, tôi sẽ không bao giờ quên đại ân đại đức của anh”. Trời chưa sáng, Mỗ Sinh tỉnh giấc đã không thấy chàng trai đâu. Khi mặt trời mọc, thấy anh ta cầm một cái bát từ ngoài đi vào. Hỏi ra mới biết, mẹ anh muốn ăn bánh trôi, anh bèn đi vào thành tính ra cả đi cả về khoảng 10 dặm để mua cho mẹ, thầy phong thủy lại vô cùng thán phục.
Sau khi trở về, Tiêu Công nghe anh tường thuật lại toàn bộ tình hình thì vui vẻ nói: “Đây đúng là ý trời. Bây giờ đã tìm được Hà Hiếu Tử, tôi sao dám bủn xỉn không đồng ý chứ?” Ba ngày sau, ông ta cùng Mỗ Sinh đến nhà chàng trai họ Hà. Vừa đến cổng, hai người nghe thấy tiếng khóc thảm thương của hai vợ chồng chàng trai. Vừa vào cửa hỏi thăm tình hình, mới hay tin ba ngày trước, mẹ anh đột nhiên mắc bệnh cấp tính không thuốc nào trị khỏi và hôm sau qua đời. Hà Hiếu Tử vừa nhìn thấy hai người, bèn cúi đầu khóc nức nở. Thương xót, cảm thông cho anh, họ bèn hỗ trợ chi phí cho anh mua quan tài và tặng lại anh mảnh đất bảo địa nọ. Mỗ Sinh giúp họ Hà chọn ngày hạ huyệt và chịu trách nhiệm chi trả phí mai táng. Sau khi việc tang lễ hoàn thành, vợ chồng Hà Hiếu Tử cùng đến cảm ơn Tiêu Công đồng thời xin ở nhà Tiêu Công để trả nợ.
Tiêu Công ngạc nhiên nói với anh: “Đây đều vì tấm lòng hiếu thảo của cậu đã cảm động Trời xanh, được Thần bảo hộ, tôi nào dám tham nhận công về mình?” Nói rồi ông kể lại những gì đã xảy ra trước đây cho vợ chồng họ nghe và nói: “Cậu là người con hiếu thảo, được làm bạn với cậu là vinh hạnh của tôi, tôi sao có thể để cậu chịu ủy khuất làm người hầu của tôi? Nhà tôi còn rất nhiều phòng trống, nếu cậu không ghét bỏ, xin cả gia đình hãy chuyển về ở đây cùng chúng tôi. Tôi chắc chắn sẽ không để cậu lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền nữa”. Họ Hà từ chối không dám nhận, Tiêu Công kiên quyết muốn sắp xếp cuộc sống cho họ, nên hai vợ chồng họ Hà ở lại giúp ông quản lý sổ sách.
Người tốt nhường đất cũng nhận phúc báo
Một tháng sau, Tiêu Công nói với Mỗ Sinh: “Trước đây, vị Thần nọ có hứa sau khi giúp Hà Hiếu Tử mai táng cho cha mẹ, sẽ sắp xếp cho tôi tìm được một mảnh đất khác. Hiện nay, xem ra lời những lời Thần nói đều đúng, xin cậu hãy lưu ý giúp tôi”. Mỗ Sinh đáp lời: “Đương nhiên là như vậy, tôi cũng không phải dựa vào nghề phong thủy để mưu sinh, nếu không thể hoàn thành việc của ông, tôi sao có thể lưu lại đây lâu thế? Thần đã hứa như vậy, ta tất sẽ tìm được mảnh đất đắc địa. Nhưng tới nay, tôi vẫn chưa tìm ra. Mong ông hãy nhẫn nại đợi một thời gian nữa”.
Kể từ đó, mỗi ngày anh đều ra ngoài tìm linh mạch, xem long mạch, nhưng một tháng qua đi vẫn không tìm ra làm tinh thần vô cùng tiều tụy, mệt mỏi. Ngày nọ, khi đi qua mộ gia đình họ Hà và nhìn ra xung quanh, đột nhiên nhìn thấy cách đó vài trượng lờ mờ xuất hiện khí tượng long mạch, khi đến nơi, quả thật tìm thấy. Xem kỹ thì thấy quả thật cùng một nguồn với nơi đặt mộ của gia đình họ Hà. Quý khí tất có hơi kém, nhưng phúc thì rất nhiều. Vì vậy, ông nói với Tiêu Công mua mảnh đất đó rồi chọn ngày mai táng linh cốt tổ tiên.
Sau khi đại sự hoàn thành, Mỗ Sinh xin phép về quê. Tiêu Công tặng anh ngàn lạng bạc trả công nhưng anh từ chối không nhận và nói: “Trước đây tôi từng nói tôi không dựa vào nghề xem phong thủy để mưu sinh. Tôi hy vọng ông có thể dùng số tiền này giúp đỡ người nghèo”. Tiêu Công không biết báo đáp ra sao bèn mở yến tiệc cảm ơn. Vợ chồng chàng thanh niên họ Hà cũng đến cảm tạ.
Sau khi trở về nhà, Mỗ Sinh liên tiếp đứng đầu bảng trong các kỳ thi và đỗ tiến sĩ. Tiêu Công hoàn thành việc an táng xương cốt tổ tiên, công việc kinh doanh ngày càng thịnh vượng, giàu có nhất quận. Mấy năm sau, con trai ông đỗ tiến sĩ và được làm quan lớn trong chiều. Cháu của Hà Hiếu Tử là Hà Văn An đỗ thám hoa, rồi trở thành danh thần nổi tiếng về thuật số và lý học. Con trai Hà Thiệu Cơ năm Ất Vị đoạt giải nguyên, làm quan trong hàn lâm viện, nhiều lần làm giám khảo các khóa thi của đất nước. Sự phú quý giàu có của hai gia đình Hà Tiêu giống như mặt trời mọc phía đông, ngày một phát triển.
Người xưa thường dạy: Hiếu thuận là điều đầu tiên trong luân lý đạo đức làm người trong ngũ thường (nghĩa là ngũ luân: Quân thần, phụ tử, huynh đệ, vợ chồng, bằng hữu), cũng là phẩm đức tốt đẹp cơ bản đầu tiên cần có ở mỗi người. Cổ nhân từng nói: Bách thiện hiếu vi tiên. Khi Hà Hiếu Tử vì mưu sinh đi làm thuê kiếm sống, ông không có tài năng đặc biệt gì để thu hút sự chú ý của người thường. Nhưng tấm lòng hiếu thảo, cung kính với mẹ đã cảm động Đất Trời, cuối cùng toàn gia đều đắc phúc báo.
Theo Toa Hoa Chí Quả, Secret China Kiên Định biên dịch
Video: Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?
videoinfo__video3.dkn.tv||3e7c4ea50__
Bài viết Thiên ý đã định, mảnh đất phong thủy tốt là dành cho hiếu tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/thien-y-da-dinh-manh-dat-phong-thuy-tot-la-danh-cho-hieu-tu-778.html
0 notes
Text
Bán 4 lô đất đối diện giày Panta trung tâm Bình Xuyên- Bình Giang – Hải Dương giá 645 triệu
🏤 Lô đất đẹp liền sát là chợ.
🏛 Gần ủy ban nd xã, trường mầm non, Khu vui chơi Wonderland.
🏭 Đối diện C.ty Panta, gần c.ty nội thất Đức Hà.
🏠 Kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ, hàng ăn đều đẹp.
💵💵Giá : 645tr/85m2( mặt 5m,sâu 17m).
📕Sổ sang trong nốt nhạc.
Tặng ngay 8 chỉ vàng cho kh đặt mua.
☎️☎️☎️Liên hệ xem đất.
Tumblr media
Điện thoại:
Bài viết Bán 4 lô đất đối diện giày Panta trung tâm Bình Xuyên- Bình Giang – Hải Dương giá 645 triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ban-4-lo-dat-doi-dien-giay-panta-trung-tam-binh-xuyen-binh-giang-hai-duong-gia-645-trieu-797.html
0 notes
Text
Làng cổ Bát Quái được Lưu Bá Ôn thiết kế không bao giờ bị lũ lụt hạn hán, sinh ra vô số nhân tài
Có một ngôi làng cổ do bậc kỳ tài nổi tiếng thế giới thiết kế, kiến trúc tinh vi, bố cục Bát Quái, ở đó nhân tài lớp lớp xuất hiện, lại không bao giờ gặp phải hạn hán lũ lụt… Trong làng có những sự việc kỳ lạ đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Tác giả của công trình này không những có tài thiết kế mà còn có khả năng tiên tri rất mạnh mẽ. Các tác phẩm Bài ca bánh nướng, Văn bia tháp Kim Lăng của ông dự đoán các sự kiện chính ở Trung Hoa từ thời cổ đại cho đến ngày nay, đều có độ chính xác gần như là 100%.
Lưu Bá Ôn (1311- 1375) sinh ra ở Thanh Điền, Lệ Thủy, Chiết Giang (Trung Quốc), từ nhỏ đã thông minh hơn người. Ông am hiểu về kinh sử, tinh thông thiên văn, địa lý, giỏi binh pháp, phò trợ Minh Thái Tổ hoàn thành đại nghiệp đế quốc, thiết lập nhà Minh và duy trì sự ổn định quốc gia. Trí tuệ và sự uyên bác của ông nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà ở khắp nơi trên thế giới và được so sánh với Gia Cát Lượng.
Có một ngôi làng cổ được thiết kế bởi Lưu Bá Ôn, mà toàn bộ được xây dựng theo sự sắp xếp của các cung hoàng đạo tử vi và nhị thập bát tú, đạt đến trạng thái hài hòa lý tưởng giữa con người và thiên nhiên. “Thiên nhân hợp nhất” là một cảnh giới lý tưởng, nhưng cũng yêu cầu các thế hệ tương lai tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch thiết kế và xây dựng này, nhờ đó, không có bất cứ trận lũ lụt nào xảy trong hơn 670 năm qua và trong làng luôn sinh ra các quan chức cao cấp, quý tộc tầng tầng lớp lớp, nhiều vô kể.
Bên trong ngôi làng có một cái giếng gọi là “Giếng khí tượng”, khi trời trong xanh, cao thì nước giếng cũng trong vắt, có thể nhìn thấy đáy, còn khi nước giếng chuyển sang đục ngầu thì có nghĩa là trời sắp mưa. Trong làng có tòa nhà cổ tên Thanh Viễn Đường, trên đó có chạm khắc 9 con cá chép bằng gỗ, những con cá chép này có thể thay đổi màu sắc theo thời tiết. Hàng năm vào ngày 26 tháng Giêng âm lịch, ngôi làng lại tổ chức chương trình “6 tháng hý kịch” để kỷ niệm ngày sinh nhật của công thần trị thủy Lý Băng. Ngày hôm đó, trời sẽ đổ mưa lớn, kể cả trong những năm có hạn hán, đúng vào ngày đó, trời vẫn sẽ đổ mưa ở ngôi làng này.
Theo thống kê, ngôi làng có hơn ba mươi bí ẩn chưa có lời giải.
Ngôi làng này được gọi là “Làng cổ Du Nguyên” cũng có tên gọi khác là “Làng Thái Cực tinh tượng Du Nguyên”, nằm ở huyện Vũ Nghĩa, Kim Hoa, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, đây là nơi sinh sống lớn nhất của người mang họ Du trên cả Trung Quốc. Đó cũng là một ngôi làng có lịch sự và văn hóa truyền thống nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Làng cổ Du Nguyên (ảnh: Wiki/ Zhangzhugang).
Làng Du Nguyên được thành lập từ thời Nam Tống. Theo ghi chép, sau khi Du Đức, người quê ở Hàng Châu, cũng là người đảm nhận việc dạy ở trường Nho học ở Tùng Dương qua đời, con trai ông là Du Nghĩa đưa linh cữu của ông trở về Hàng Châu, khi đi qua nơi đây, họ dừng lại tìm chỗ ngủ qua đêm, linh cữu đặt bên dòng suối, đột nhiên lại bị một cây tử đằng quấn lấy.
Du Nghĩa liền cho rằng đây là nơi thổ địa linh thiêng, ông quyết định chôn cất cha ở nơi đây, ở lại định cư để bảo vệ mộ cha, sau đó kết hôn với người dân địa phương và tiếp tục sinh con đẻ cái, cho đến nay đã có hơn 30 thế hệ nhà họ Du sống ở nơi đây.
Sau khi thiết kế cải tạo lại không có lũ lụt, hạn hán
Trước khi Lưu Bá Ôn thiết kế và cải tạo lại ngôi làng vào năm 1349, làng Du Nguyên thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn.
Du Lai, thế hệ thứ 5 của nhà họ Du tại làng Du nguyên và Lưu Bá Ôn là bạn thân thiết của nhau. Ông biết rất rõ về khả năng của Lưu Bá Ôn, đó là điều phi thường và những hiểu biết của ông về Thái Cực, Bát Quái, âm dương, tinh tượng là không ai sánh được. Trong một lần Lưu Bá Ôn từ chức về quê thăm Du Lai, ông đã nhờ Lưu Bá Ôn giúp cải tạo lại quê hương để nơi đây không phải chịu cảnh đói nghèo và thiên tai.
Lưu Bá Ôn nhận lời. Vốn tinh thông phong thủy, ông nghiên cứu và điều tra rất kỹ về tình hình của Du Nguyên, phát hiện ra rằng Du Nguyên ở 4 phía, có 11 ngọn núi, có điểm may mắn thuận lợi, nhưng những con suối trong làng chảy quá nhanh và mạnh, nên đều mang điềm may mắn đi hết. Vì thế ông đã cải tạo dòng chảy của những con suối thành quanh co, uốn khúc.
Dòng suối ban đầu chảy từ phía Đông Nam của làng và băng qua làng theo hướng Đông Tây cho đến khi đến chân phía Tây của làng. Nó quay về hướng Bắc đến lối vào làng và chảy theo hình chữ S đến các cánh đồng bên ngoài làng.
Dòng suối hình chữ S và những ngọn núi xung quanh phác họa một bản đồ Thái Cực khổng lồ ở lối vào làng, hơn nữa dòng suối hình chữ S cũng là ranh giới chính xác phân cách hai đường âm dương.
Thái Cực đồ trí này có chiều dài 320 mét và có diện tích 120 mẫu, với 11 ngọn đồi tạo thành hình 12 cung hoàng đạo. Thái Cực đồ được đặt ở cửa phía Bắc của ngôi làng, ngăn chặn không khí lạnh và “ác khí” ở phía Bắc xâm nhập vào làng, tạo thành một “đập không khí”, ngăn không khí tốt lành của ngôi làng rò rỉ ra ngoài và giữ lại không khí tốt lành. Và thật kỳ lạ, kể từ đó không có hạn hán hay lũ lụt xảy ra ở ngôi làng này nữa.
Theo nghiên cứu khoa học, làng Du Nguyên được bao quanh bởi những ngọn núi ở mọi phía chỉ có một khe nhỏ ở phía Bắc. Cả làng giống như một cái chai lớn với cái miệng nhỏ, một dòng suối chảy thẳng ra khỏi làng từ nút cổ chai.
Trong mùa mưa, mỗi khi trời đổ mưa lớn, nước từ trên núi đổ vào các dòng suối, khiến cho mức nước của những con suối này tăng nhanh, bởi vì miệng ra nhỏ, nên nước suối bị giữ lại ở cổ chai và tạo nên lũ lụt.
Luồng núi được thay đổi thành hình chữ S và chiều dài của dòng suối được tăng lên và thể tích của dòng suối cũng được tăng lên, điều này làm giảm áp lực và làm chậm tốc độ xả nước của dòng.
Điều khiến người ta kinh ngạc là sau khi Lưu Bá Ôn cải tạo ngôi làng, làng Du Nguyên không chỉ không còn phải chịu hạn hán lũ lụt mà người dân sống trong làng cũng rất giàu có, quan chức và quý tộc tầng tầng lớp lớp được sinh ra từ ngôi làng này. Nơi đây còn được coi là địa linh nhân kiệt của phong thủy.
Hiện nay trong làng, ngoài làng đều có dấu vết của Lưu Bá Ôn, trong các nét trang trí trên các ngôi nhà hoặc những tòa kiến trúc của làng Du Nguyên, sơ đồ Thái Cực cực kỳ phổ biến, có đến hơn 400 địa điểm.
Hồ chữa cháy có 7 cửa
Ngoài việc biến đổi dòng chảy của dòng suối, Lưu Bá Ôn còn lên kế hoạch thiết kế các ngôi nhà trong thôn. Có 28 lễ đường được thiết kế theo hình Bát Quái, đối ứng với nhị thập bát tú trong tinh tượng. Tất cả được sắp xếp theo Thương Long, ngôi sao ở phía Đông trong chòm Nhị thập bát tú.
Được biết tổ tiên nhà họ Du nhân tài vô kể, từ thời nhà Minh, đã có hơn 200 nhân sĩ trí thức, từ Thượng Thư, đại phu, họa sĩ đến nhà thư pháp, con số nhiều đến không thể đếm hết. “Sao trên Trời, nhà thờ họ dưới đất, phù hộ cho mọi người”, cũng có người nói đây là vùng đất mà thiên, địa, nhân hòa làm một (con người và trời đất hợp nhất), nên đó cũng là bí ẩn tại sao làng Du Nguyên lại phát triển thế.
Bên cạnh đó, ngôi làng cũng phòng hỏa hoạn rất hiệu quả nhờ vào cái ao 7 cửa (ao Thần thất tinh), nó có hình dạng của một chiếc gáo lớn, tạo thành “thiên canh duẫn nhị thập bát tú”.
Cái ao 7 cửa này nằm trên một vườn rau lớn, bao gồm có các mức nước khác nhau như mức ngang nhà thờ, mức nước đến mép ao, ngang đồng ruộng, trên suối, dưới suối, có thể giải cứu hạn hán, cứu hỏa hoạn và thoát nước khi ngập lụt. Những người già trong làng nói đây là ao Thần, và nó có thể che lấp những thảm họa trong làng.
Nói một cách dễ hiểu, bước vào làng Du Nguyên giống như bước vào một mê cung của lịch sử. Bạn sẽ cảm nhận sâu sắc rằng có một “thế ngoại đào viên” (chốn bồng lai tiên cảnh) hiển hiện một cách rõ ràng ở nơi đây.
Có rất nhiều di tích văn hóa và di tích lịch sử trong làng. Hiện tại, có tới 395 tòa nhà cổ được bảo tồn nguyên vẹn, chủ yếu từ các triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh, trong đó có nhà thờ, sảnh, viện, quán xá, từ đường, đền chùa… chạm khắc gỗ, đá, gạch đều tinh xảo. Trong đó có Vạn xuân đường, Dụ hậu đường, Thanh Viễn đường, Thanh Phong lầu, nhà thờ tổ Du Thị, cầu vòm đá (2 tòa), bảng đá Thanh Triều (3 tòa), sân khấu kịch Thanh Triều, cầu Lợi Thiệp… là đặc biệt nhất.
Có người nói, bước vào làng Du Nguyên giống như bước vào một thế giới của văn hoá truyền thống cổ, những viên gạch, những hòn đá đều chứa đầy màu sắc nhân văn, mỗi con hẻm cổ, mỗi ngôi nhà cổ đều chứa đầy những câu chuyện kể mãi không hết.
Một vài kiến ​​trúc cổ độc đáo: Cá trên tường thay đổi màu sắc, nhà 5 “không” thời nay khó sánh bằng
Nhà thờ tổ Du Thị (ảnh: Wiki / Zhangzhugang).
Nhà thờ tổ Du Thị đầu tiên được xây dựng vào năm 1567 trong thời nhà Minh. Ban đầu nó được gọi là “Hiếu Tư Am” và đã bị phá hủy bởi những người lính. Nhà thờ tổ Du Thị còn có một cái tên thơ mộng khác là Viết lưu thủy đường. Nhà thờ tổ Du Thị có 3 khu nhà 1 tầng và 2 viện, vừa bước vào đã có một sân khấu hý kịch trang trí rất đẹp mắt.
Khoảng sân đầu tiên của Nhà thờ tổ Du Thị có hai tòa nhà hai tầng tinh xảo ở hai bên, và nó tạo thành một khoảng sân nhỏ với cửa ra vào và bức tường bên của sảnh vào thứ hai.
Từ Đường trước và sau có 6 sảnh lớn, 2 sảnh nhỏ, 51 gian tổng diện tích là 3176 m2, quy mô long trọng, khí thế hào hùng. Dù là sảnh chính, sảnh giữa hay là tẩm đường đều có hai nhà nhỏ ở hai bên, hiên nhỏ và cao thấp đều có trật tự và chúng nằm rải rác khắp nơi và được gọi là “từ đường đầu tiên ở Chu Châu”.
Sân khấu hý kịch được chạm khắc trong đền có tiếng là “trạm đầu tiên trong tám quận của Kim Hoa”. Một công trình đặc sắc khác có tên Thanh Viễn đường, còn được gọi là Đại hoa sảnh, cùng với Thanh Phong lầu được Dư Kế Xương xây dựng vào năm Khang Hy thứ hai trong triều đại nhà Thanh, tổng cộng có 92 phòng, rộng 1.466 mét vuông.
Thanh Viễn Đường (ảnh: Wiki/ Zhangzhugang).
Sảnh đường chính đối diện với Thanh Phong lầu, mặt đất được lát gạch. Bên trong hội trường, có ba loại động vật được chạm khắc trên dầm: Bên trái là loài bay trên trời, viết: “Bách điểu triều phương” (Trăm chim hướng về phượng hoàng), bên phải là loài bơi dưới nước, viết “Giao long ra biển”, ở giữa là các loài vật chạy trên mặt đất, điêu khắc sinh động như thật, bao gồm: kỳ lân, hươu, bò, cừu tượng trưng cho muôn thú.
Điều có giá trị ở đây là bức điêu khắc “Giao long ra biển” ở bên phải, trong đó có 9 con cá chép, có thể thay đổi thành các màu đen, vàng, đỏ theo sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
Một công trình đặc sắc khác là Dụ hậu đường, được xây dựng vào năm Càn Long thứ 50 thời nhà Thanh, ban đầu nó có 158 gian, có diện tích 2.560 mét vuông, và hiện có 120 gian. Hai cửa sổ hoa tròn lớn trong hội trường có đường kính 1,5 mét. Đường kính trung tâm của cửa sổ là 35cm, và bên ngoài được khắc ra từ các ký tự “phúc” và “lộc”, có nghĩa là phúc lộc lưỡng toàn. Bên trong được chạm khắc hoa văn đấu tay đôi samurai, rất độc đáo.
Dụ hậu đường là ngôi nhà kỳ lạ với “năm không”: Không có bụi trên xà nhà, không có mạng nhện, không có ruồi và muỗi, không có chim đậu lại và ở lại qua đêm, và ngôi nhà mát mẻ và không có cảm giác của mùa hè. Người ta nói rằng điều này có liên quan đến thiết kế âm dương Bát Quái.
Ngọc Linh Theo Sound of Hope
Video: Người thực sự thiện lương không cần xem phong thuỷ
videoinfo__video3.dkn.tv||0c40b247b__
Bài viết Làng cổ Bát Quái được Lưu Bá Ôn thiết kế không bao giờ bị lũ lụt hạn hán, sinh ra vô số nhân tài đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/lang-co-bat-quai-duoc-luu-ba-on-thiet-ke-khong-bao-gio-bi-lu-lut-han-han-sinh-ra-vo-so-nhan-tai-794.html
0 notes
Text
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán: Cái tên ‘phá’ phong thủy, dịch bệnh càng trầm trọng
Hai bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán có tên là Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn (1) mang ý chỉ “Hỏa” với hy vọng “Hỏa khắc Kim”. Trong quan hệ đối ứng giữa nhân thể và Ngũ hành, thì phổi thuộc ngũ tạng ứng với hành Kim. Do đó hai cái tên này được đặt với mong muốn “Hỏa” sẽ diệt được virus corona gây viêm phổi. Nh��ng khi giải thích cặn kẽ, ý nghĩa lại hai cái tên này lại… không giống như kỳ vọng.
Để ứng phó với dịch viêm phổi do virus corona kiểu mới gây ra, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng bệnh viện Hỏa Thần Sơn quận Thái Điện, phía bắc sông Dương Tử, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Khởi công ngày 23/1, đến ngày 3/2 nó đã đi vào hoạt động. Bệnh viện Lôi Thần Sơn nằm ở khu Giang Hạ, phía nam sông Dương Tử không lâu sau đó cũng đi vào sử dụng.
Bệnh viện Hỏa Thần Sơn xây trước nằm ở phía bắc, sau đó ở phía nam lại xây bệnh viện Lôi Thần Sơn. Hỏa tượng trưng cho cung Ly (lửa), Lôi tượng trung cho cung Chấn (sấm sét). Hỏa Thần Sơn ở phía bắc và Lôi Thần Sơn ở phía nam tượng trưng cho ‘Ly trên Chấn dưới’, là quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp (quẻ 21) trong Kinh Dịch (đồ hình |::|:| ), ý muốn dùng hình tượng Lôi – Hỏa để xua đuổi tà thần ôn dịch. Phệ (噬) hay Hạp (嗑) đều có nghĩa là cắn xé. Do đó trong Kinh Dịch quẻ này có nghĩa là bấu víu, giày xéo, đay nghiến… đồng thời cũng liên quan đến kiện tụng, tù ngục, trừng phạt.
Có thể một số người đã xem hoặc đọc những thông tin như: đấu đá chính trị thể hiện trong những lời nói của các lãnh đạo Vũ Hán, cảnh các nhân viên y tế phải sử dụng bạo lực để đưa người nghi nhiễm về nơi cách ly, thậm chí gần đây có cặp vợ chồng trẻ còn bị nhốt vào hộp sắt trong tiếng la thất thanh để đưa đến bệnh viện… Những điều kể ra đây có thể liên quan đến quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp này.
Nhưng cũng có một số người am hiểu phong thủy cho rằng, khi xếp quẻ là phải bắt đầu từ dưới lên trên. Hỏa Thần Sơn xây trước nên Hỏa (cung Ly) nằm dưới, Lôi Thần Sơn xây sau nên Lôi (cung Chấn) nằm trên. ‘Chấn trên Ly dưới’, là quẻ Lôi Hỏa Phong (quẻ thứ 55) trong Kinh Dịch (đồ hình |::|:| ). Tác giả Hư Cốc Tử viết trên trang Khán Trung Quốc rằng, quẻ này ý nói sấm chớp sáng lòe ở phía trên tựa như đang thực hiện thay đổi lớn. Ông dẫn thêm, theo “Sử ký – Chu bản kỷ” ghi lại, Chu Võ Vương sau khi phạt Trụ đã cử hành cúng tế lễ bái và bói được quẻ này, tức là khai mở triều đại mới.
Chính quyền Vũ Hán xây dựng hai bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn với mong muốn lửa sẽ tiêu diệt được chủng virus corona mới đang tấn công phổi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ này: bệnh viêm phổi là do virus corona kiểu mới gây ra thì phổi là cơ quan chịu tổn hại, là nơi cần được nâng đỡ trợ giúp mới phải. Virus khiến cho hệ miễn dịch của con người phát sinh phản ứng, phải làm việc nhiều hơn, giống như xe chạy nhiều phải nóng máy, ở đây gọi là phát viêm hay phát hỏa (viêm – 炎, nghĩa là nóng). Nếu đúng thì nên dùng thủy để khắc Hỏa, hay dùng Thổ để hỗ trợ Kim. Còn đằng này lại dùng tên Hỏa hay Lôi đều có liên quan đến lửa, như thế làm gia tăng thêm sức nóng đồng thời khắc chế chứ không giúp được Kim.
Không chỉ có vậy, chữ cuối của Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn đều có chữ Sơn. Mà sơn là núi, tượng trưng cho quẻ Cấn (đồ hình ::|::| ) mang nghĩa ngăn cấm, che đậy, dừng lại. Ý nghĩa ban đầu là muốn ngăn chặn bệnh dịch, nhưng thực tế thì sao? Các bác sĩ ở Vũ Hán đã có cảnh báo về loại virus gây viêm đường hô hấp cấp như SARS từ giữa tháng 12 năm ngoái, nhưng họ bị dán nhãn là “đưa thông tin sai lệch”… Do đó chữ Sơn ở cuối tên hai bệnh viện còn có nghĩa là che giấu thông tin và sự thật về tình hình dịch bệnh.
Một người cho dù không am hiểu phong thủy khi nghe những cái tên này đều thấy rất kỳ quái. Nếu bệnh nhân mắc bệnh rồi “được” đưa đến nơi điều trị, vị ấy hỏi: “Tôi sẽ đi đâu?”. Bác sĩ đáp: “Đưa đến Hỏa Thần Sơn”. Nghe cứ như là đi đến nhà tang lễ để hỏa táng. Hoặc bác sĩ trả lời rằng: “Đi đến Lôi Thần Sơn”, nghe như Thiên Lôi trừng phạt những người có tội vì làm trái nhân luân đạo lý. Còn có người hỏi: “Anh/chị làm việc ở đâu?”, nếu trả lời: “Tôi đang làm ở Hỏa Thần Sơn” thì người ta cảm giác như người đó hẳn là… nhân viên của Hỏa Thần!
***
Tên dùng để gọi, điều đó đúng. Nhưng tên nếu đặt không khéo, thậm chí mang nghĩa xấu thì thật sự không ổn, nó khiến người ta có cảm giác bất an. Nghiên cứu của Tiến sĩ Nhật Masaru Emoto về tinh thể nước phản ứng như thế nào với từ ngữ đã cho ta cái nhìn khách quan và khoa học về vấn đề được nêu ở trên, do đó việc cái tên không hợp phong thủy cũng có đạo lý trong đó.
Ghi chú:
(1) Lôi: tức sấm sét, cũng được gọi là lửa sấm sét (tích lịch hỏa – Niên mệnh theo tuổi).
Video: Phong thủy thay đổi, Hồng Kông rơi vào tay giặc như thế nào?
videoinfo__video3.dkn.tv||e12211e03__
Bài viết Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán: Cái tên ‘phá’ phong thủy, dịch bệnh càng trầm trọng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/benh-vien-hoa-than-son-o-vu-han-cai-ten-pha-phong-thuy-dich-benh-cang-tram-trong-792.html
0 notes
Text
Nhân sinh như một ly trà: Phong thủy tốt nhất chính là dưỡng tâm
Ai ai cũng mong muốn có được một gia đình thuận hòa phú quý, song đa số đều cho là “nhà ấy có phong thủy tốt”. Nhưng ít ai biết rằng ‘nhân dưỡng phong thủy’, chứ không phải ‘phong thủy dưỡng nhân’.
Nhân sinh như một ly trà, chỉ có tĩnh tĩnh thưởng thức mới biết khổ tận cam lai. Nhân sinh như một cuốn sách, chỉ có chậm rãi nghiền ngẫm mới biết sách thơm bốn phía. Nhân sinh như một ván cờ, chỉ có nghiên cứu thật sâu mới thấu tỏ cuộc cờ cũng là cuộc đời…
Thế nhân hỗn loạn, chỉ khi đặt lòng mình xuống mà chiêm nghiệm mới hiểu được tâm ý của người chia sẻ. Người biết lắng nghe tâm tình của bằng hữu khác nào người biết thưởng nhạc, chơi hoa, mà tâm hồn càng thêm phong phú… Dưới đây là vài lời chia sẻ về cách cải biến phong thủy gia đình, dám mong mỗi chúng ta sẽ lĩnh hội được đạo lý nhân sinh, để cuộc sống muôn phần hạnh phúc.
Một gia đình có phong thủy tốt thì không thể thiếu 4 yếu tố sau đây:
Hành thiện có thể tích đức
Đức Khổng Tử từng nói: “Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”, ý tứ là những gì bản thân muốn lập thì cũng nên lập cho người khác, những gì bản thân muốn đạt thì cũng nên cho người khác đạt được. Khi tôi tốt, tôi cũng muốn bạn tốt, khi tôi có, tôi cũng muốn bạn có. Bởi giống như Einstein từng nói: “Người có thứ tốt mà không chia sẻ với người khác là người không có đạo đức”.
Có câu chuyện kể về một người nông dân nọ. Ông may mắn có được giống ngô tốt để gieo trồng vì thế năm nào cũng bội thu. Sau mỗi vụ thu hoạch, ông đều lựa ra những bắp ngô tốt nhất để làm giống và rất khẳng khái đem biếu láng giềng và bè bạn gần xa.
Có người thấy vậy bèn hỏi: “Sao năm nào anh cũng đem biếu ngô giống cho khắp cả xóm vậy? Anh không thấy tiếc của sao?”. Nghe vậy, ông trả lời rằng: “Chúng ta đều cùng canh tác trên một khu đất, khi ngô đến thời kỳ thụ phấn, phấn hoa sẽ phát tán ra khắp nơi. Giống nhà mình tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến ruộng nhà hàng xóm, và giống của hàng xóm xấu hay tốt cũng ảnh hưởng đến ruộng của nhà mình. Vì thế, tôi đem biếu bà con làng trên xóm dưới, mỗi người một ít để chúng ta cùng được hưởng lợi”. Nói xong, cả hai cùng cất tiếng cười cười vui vẻ.
Phật gia giảng: “Phúc báo tại hậu diện” (phúc báo ở phía sau). Người sống thiện lương thường phải chịu thiệt thòi trước mắt, nhưng hậu vận lại nhận được phúc báo lớn. Vì thế, sống ở đời nên làm nhiều việc thiện, tạo phúc đức lưu truyền cho con cháu về sau.
Vào đời nhà Chu có dòng họ Chu Phức lập gia huấn lưu lại cho con cháu như sau: “Hành thiện để chấn hưng giáo dục, dạy người là trên hết, chu tế người cô quả là việc thứ hai”. Họ nhà Chu đã thành lập “giáo hữu đường” để giúp đỡ người nghèo, ở toàn vùng Trì Châu họ cũng kiến lập nhiều trường học, đóng góp cho Văn Miếu (miếu thờ Khổng Tử) làm công đức. Không chỉ có vậy, họ còn lập ra quy tắc: “Chỉ cần Chu gia còn tồn tại, thì việc cứu tế người nghèo là thiện hạnh, không thể chậm trễ”.
Gia tộc Chu Phức năm đời theo Nho học, cho đến tận ngày nay gia phong vẫn không hề thay đổi. Gia tộc họ Chu vẫn như xưa, nhân tài xuất hiện lớp lớp, giữ gìn nền giáo dục của cha ông truyền lại mà con cháu đều thành đạt. Tuy thế, họ vẫn không dám quên lời di huấn của tổ tiên: Làm việc thiện tích đức cho con cháu.
Giáo dục trẻ nhỏ cũng như trồng cây, trước tiên cần phải bồi dưỡng căn bản từ gốc rễ, ấy là lấy phẩm đức làm dinh dưỡng để cho cành lá được tốt tươi. Nếu thấy cây quá xa ánh sáng mặt trời, không thể quang hợp, thì nên cho lại gần một chút. Cũng như khi thấy đứa trẻ xa rời đạo lý, thì nên tìm người đức độ, tài ba mà dạy dỗ. Có như thế khi lớn lên đứa trẻ mới trở thành người tài đức, mới thực sự là hào khí của quốc gia, làm lợi cho dân, cho nước, ấy chính là phúc của cả dòng họ.
Ảnh minh họa: Chụp màn hình video Chánh Kiến.
Nhẫn nhịn có thể tạo phúc
Có một đôi vợ chồng đã trải qua hơn hai mươi năm sóng gió bên nhau, chung sống rất hạnh phúc. Có lần hai vợ chồng đến dự hôn lễ của người cháu họ, khi ấy cả tân lang và tân nương đã đến bái tạ và ca ngợi: “Không hay ông bà trẻ có bí quyết gì mà có thể hạnh phúc bên nhau suốt hơn hai mươi năm qua?”. Ông trẻ trả lời: “Chỉ có một chữ thôi, đó là ‘Nhẫn’”. Người vợ nối thêm vào: “‘Nhịn’ nữa các cháu ạ!”.
Thiết nghĩ, đôi khi nồi niêu bát đũa còn va vào nhau kêu lách cách, nữa là vợ chồng sống chung dưới một mái nhà! Mỗi khi có công to việc nhỏ cần phải bàn luận, làm sao tránh khỏi mâu thuẫn? Tuy không đến mức to chuyện, song việc tranh cãi vì bất đồng quan điểm là chuyện khó tránh. Những lúc như thế vợ chồng cần phải biết nhường nhịn lẫn nhau.
Có câu: “Tu trăm năm mới đi chung một thuyền, tu ngàn năm mới được chung gối chiếc”. Phải lòng nhau, ấy là ‘duyên’. Đến được với nhau thành vợ thành chồng, ấy là ‘phận’. Nhưng để có thể chung sống hạnh phúc bên nhau, đầu ấp, tay gối suốt cả một đời thì không phải chuyện dễ dàng. Thế nên đã là vợ chồng, thì cần phải biết tôn trọng lẫn nhau. Đạo vợ chồng ngoài ‘cái tình’ ra, còn cả ‘cái nghĩa’. Có câu: “Một ngày vợ chồng, nghĩa cả trăm năm”, hiểu được đạo lý ấy thì hạnh phúc mới bền chặt.
Trong tất cả các mối quan hệ nam nữ, cho dù hai người có yêu thương nhau đến m���y thì cũng khó có thể tìm được hai tâm hồn hoàn toàn đồng điệu. Vì thế cần phải biết sống khoan dung và nhường nhịn lẫn nhau. Đó chính là bí quyết để gia đình được hạnh phúc lâu bền và cũng là một loại phong thủy được truyền từ ngàn xưa.
Cần cù có thể phát tài
Người xưa thường nói: “Người cần lao, giàu không mấy chốc. Kẻ lười nhác, phú quý bao lâu?”.
Ngày nay, xã hội đất chật người đông, người nhiều việc ít… câu nói ‘của khôn người khó’ đã thành cửa miệng của bao người. Vì thế cũng không còn ai dám sinh năm đẻ bảy như các cụ nhà ta ngày trước. Thường thì mỗi gia đình chỉ đẻ một hoặc hai con, như vậy cũng đã là quá vất vả rồi. Cũng bởi thế mà những đứa trẻ đều trở thành quý tử của các ông bố, bà mẹ… Chúng được chăm sóc và cưng chiều như những con ong chúa, chỉ biết hưởng thụ và luôn được cha mẹ bao bọc trong vòng tay.
Một gia đình dù giàu hay nghèo, ở thành thị hay nông thôn thì cũng tìm mọi cách để cho con mình được bằng bạn bằng bè, không thiếu thốn thứ gì, không phải chịu khổ dù chỉ một ngày. Tình yêu thái quá đối với con cái vô tình biến cha mẹ trở thành những con “ong thợ” chăm chỉ, lăn lộn kiếm tiền để chu cấp cho “ong chúa”. Những đứa con cưng chỉ biết ung dung hưởng thụ, không biết tự lập, không phải làm bất cứ thứ gì. Dần dần chúng càng ngày càng trở nên lười biếng, ăn bám và đòi hỏi… Nhưng xét cho cùng, con trẻ đáng thương hay đáng trách? Vì chúng đâu có phân biệt được củ hành với củ tỏi mà tự chăm sóc bản thân kia chứ!
Tăng Quốc Phiên – một học sĩ lỗi lạc thời Mãn Thanh từng nói: “Giáo dục trẻ nhỏ ngoài việc đọc sách ra còn cần phải dạy cho chúng biết dọn dẹp nhà cửa, thu phân, rẫy cỏ làm vườn, ấy là vô cùng tốt. Làm những công việc phù hợp với khả năng thì không có gì là tổn hại, không thể không làm mà vẫn được hưởng”.
Tất cả sự rèn giũa sẽ tạo cho trẻ tính cách tự lập, ngoài thời gian học tập cần phải biết tranh thủ thời gian giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà. Có như vậy chúng mới biết yêu quý công lao dưỡng dục của cha mẹ và tự biết xa rời khỏi cuộc sống xa hoa, rời xa những cám dỗ của đời thường. Đó mới là cách yêu thương con đúng mực.
Chân dung Tăng Quốc Phiên (nguồn: Wikipedia).
Năng đọc sách có thể dưỡng khí
Đọc sách Thánh hiền mỗi ngày có thể khai mở trí tuệ, đồng thời góp phần kế thừa và phát huy truyền thống gia đình. Thông qua đọc sách chúng ta có thể kết giao với bằng hữu gần xa, gặp được người tri âm, tri kỷ. Cuốn sách định hướng cho ta đi tìm lời giải cho câu hỏi cuộc sống, giúp nhân sinh quan, vũ trụ quan được khai mở. Ta có thể ở ngay trong cuốn sách mà du lịch khắp các danh sơn đại xuyên, mở mang tầm mắt, lĩnh hội những giá trị nhân văn và ý nghĩa cao đẹp của kiếp nhân sinh.
Thi gia Hoàng Sơn Cốc thời Bắc Tống từng nói: “Ba ngày không đọc sách, thì lời nói trở nên sáo rỗng, vẻ mặt khó coi”. Đối với một gia đình mà nói, không có gì tốt hơn là văn hóa đọc, tạo cho con trẻ thói quen đọc sách.
Lịch sử Trung Hoa có ghi chép về một gia tộc truyền thừa hơn 2000 năm, sự nghiệp bề thế và thịnh vượng đến mức hiếm thấy. Đó chính là gia tộc họ Bùi. Theo gia phả, họ Bùi có 59 người làm quan tể tướng, 59 đại tướng quân, hàm quan thất phẩm 3000 người, người được ghi tên bảng vàng cũng lên đến con số hàng nghìn. Thậm chí, ngôi làng Bùi gia sinh sống còn được mệnh danh là ‘Làng tể tướng”.
Theo như hậu bối họ Bùi tiết lộ, thì bí quyết của thành công ấy chính là năng đọc sách.Họ Bùi còn đặt ra quy tắc: Con cháu không đỗ tú tài thì không được vào từ đường. Cho nên người nhà họ Bùi từ trên xuống dưới, từ lão chí ấu, nam nhi, nữ tử… ai ai cũng tay không rời sách, tạo nên một trào lưu tốt đẹp trong gia tộc. Suốt hơn hai nghìn năm qua cho tới tận ngày nay, lớp lớp các thế hệ con cháu của Bùi gia đều rất thành đạt, đều là chủ các doanh nghiệp lớn, làm ăn thịnh vượng.
Mới hay, đọc sách có thể biến hóa khí chất người ta, giúp cho ta mở mang tầm mắt, làm người có phong thái cao, biết nhường nhịn nhịn người khác, giàu có mà độ lượng.
Trạng Diêu Văn Điền thời nhà Thanh từng nói: “Thế gian hàng trăm năm qua, việc nhà đơn giản là tích đức, việc tốt trong thiên hạ không có gì bằng đọc sách Thánh hiền”. Người trên khuôn mặt luôn hiển lộ phúc khí đẹp đẽ như đóa hoa, khẳng định là người ham đọc sách Thánh hiền.
Video: Người thực sự thiện lương không cần xem phong thuỷ
videoinfo__video3.dkn.tv||0c40b247b__
Bài viết Nhân sinh như một ly trà: Phong thủy tốt nhất chính là dưỡng tâm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/nhan-sinh-nhu-mot-ly-tra-phong-thuy-tot-nhat-chinh-la-duong-tam-790.html
0 notes
Text
Vợ càng dịu dàng chồng càng thành đạt: Người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình
Người xưa có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Người đàn ông dẫu thông minh tài giỏi đến đâu, thì khi về nhà cũng không thể thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người phụ nữ. Bởi vậy, đằng sau người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ chu toàn.
Vợ hiền đức chồng được bình an
Một trong những Hán tự có ý nghĩa uyên thâm là chữ “An” (安), nghĩa là bình hòa, yên ổn. Chữ “An” gồm hai phần, trên cùng có mái nhà (宀) và phía dưới tượng trưng cho một người phụ nữ (女), nghĩa là trong nhà có bàn tay lo lắng của người phụ nữ thì gia đình sẽ trở nên yên bình.
Cổ nhân xưa có câu: “Thê hiền phu an”, tạm dịch là: Vợ hiền đức thì chồng được bình an. Đây có lẽ là cách giải thích sâu sắc nhất hàm nghĩa của chữ này.
Chồng là đất, vợ là hoa, người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình
Gia đình có thể hạnh phúc, bình an hay không, thế hệ sau có thể thành tài hay không, tất cả đều liên quan tới hành vi xử thế của nữ chủ nhân trong nhà, cũng có liên quan tới việc họ đối xử với chồng với con như thế nào.
Người phụ nữ tốt bụng và tử tế mang lại hạnh phúc và may mắn cho gia đình. Sự đoan trang tề chỉnh, lễ nghi khuôn phép, và tấm lòng thiện lương của người phụ nữ sẽ mang tới phúc đức vô tận cho gia đình và con cháu sau này.
Mặt khác, một người vợ không đủ đoan trang, không đủ nền nã, lại bất hiếu với song thân sẽ mang lại vận rủi cho chính bản thân, đồng thời đem rắc rối đến cho gia đình.
Bởi vậy cổ nhân xưa dạy rằng “Hảo nữ nhân hội vượng tam đại, phôi nữ nhân hội hại tam đại”, nghĩa là: Người phụ nữ tốt sẽ giúp ba thế hệ hưng thịnh, người phụ nữ xấu sẽ làm ba thế hệ bại hoại.
Có câu chuyện kể về một cô gái xinh đẹp kết hôn với đại gia, sống trong biệt thự có nhà lầu xe hơi. Tuy nhiên kết hôn không bao lâu thì cô về nhà mẹ đẻ than vãn rằng chồng mình có người phụ nữ khác bên ngoài.
Lúc đó mẹ cô ấy liền nói: “Mẹ sớm biết hôn nhân của con sẽ không thể hạnh phúc, chồng con sớm muộn cũng đi chệch khỏi quỹ đạo gia đình”.
Khi cô gái còn đang nghi hoặc không tin thì mẹ cô nói tiếp:
“Hãy đặt mình vào vị trí của chồng con để hiểu anh ấy có cảm giác như thế nào…
– Nếu buổi tối con đi làm về, vừa vào cửa đã nhìn thấy giày dép trên kệ để lộn xộn bừa bãi, con có thấy vui không?
– Nếu con muốn ăn chút gì đó, vừa vào tới bếp thì bát đĩa và đồ dùng phủ một lớp bụi dày đặc, con có còn tâm trạng muốn ăn không?
– Nếu con muốn uống nước, mở tủ lạnh ra thấy các loại đồ ăn vặt và các loại nước uống để lộn xộn bừa bãi không quy củ, con có còn muốn uống nước nữa không?
– Vợ con lúc này đầu bù tóc rối, lôi lại kể chuyện hôm nay đánh bài thắng bao nhiêu tiền, mua cái vòng tay hết bao nhiêu tiền, con có còn tâm trạng để lắng nghe những điều vợ mình nói nữa không?
– Con bận tiếp khách tới tận đêm khuya, sáng sớm về tới nhà và muốn uống một chút canh giải rượu. Vừa đẩy cửa vào nhà thấy vợ đang ngái ngủ, cơm canh cũng chưa chuẩn bị gì, chỉ còn chút đồ ăn nhanh lạnh ngắt ở trên bàn, con còn muốn về nhà dùng bữa với vợ không?”.
Cô con gái nghe mẹ nói xong, im lặng không nói được lời nào.
Tumblr media
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Phụ nữ ôn nhu dịu dàng như nước để nâng gia đình lên
Văn hóa truyền thống cho rằng người phụ nữ được tạo ra từ nước, mà nước lại đại diện cho tài lộc, vậy nên phụ nữ trời sinh mang tài mệnh. Còn tài lộc của người đàn ông giới hạn trong ngũ hành, cũng là bị giới hạn trong nước. Nước chảy chỗ thấp giống như người phụ nữ trong gia đình, nhất định sẽ hạ mình xuống để nâng gia đình lên.
Bởi vậy, khi người chồng biết “sợ” vợ thì gia đình dễ hưng thịnh giàu có. “Sợ” ở đây không phải là sợ hãi, mà mang nghĩa là thương yêu, quý trọng, không nỡ để vợ mình phải chịu thiệt thòi.
Người phụ nữ ôn nhu dịu dàng như nước biết lấy nhu thắng cương, từ đó làm cho vận mệnh của người đàn ông cũng trở nên tốt hơn, một cách rất tự nhiên gia đình sẽ hưng vượng.
Ngược lại, những người phụ nữ mạnh mẽ cho rằng nữ giới có thể cân nửa bầu trời, thực ra lại đánh mất đi bản chất của nước. Khi tranh giành vị thế với nam giới, phụ nữ sẽ khiến người đàn ông không còn không gian. Nếu họ thường xuyên oán giận nổi cáu thì sẽ làm vận mệnh của người đàn ông kém may mắn, từ đó gia đình cũng suy yếu.
Tính tình của một người phụ nữ có tốt hay không, chỉ cần quan sát xem người đàn ông của họ có thương yêu họ như thế nào là đoán ra được.
Đàn ông là trụ cột, phụ nữ là phong thủy của gia đình
Trong “Kinh Dịch” viết: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”, ý rằng: Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật. Nước có thể đẩy thuyền đi và nước cũng có thể làm lật thuyền.
Bởi vậy có người nói một gia đình có thể hạnh phúc hay không, tám, chín phần là do nữ chủ nhân trong nhà quyết định.
Người phụ nữ ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, trong nhà thường sẽ ngay ngắn gọn gàng.
Người phụ nữ ăn mặc lôi thôi lếch thếch, trong gia đình cũng sẽ lộn xộn lung tung.
Người phụ nữ tính toán chi li, bụng dạ hẹp hòi, trong nhà cũng không thể yên ổn, mọi thứ đều dễ đảo lộn.
Người phụ nữ hào phóng khéo léo, thấu tình đạt lý, tài vận gia đình tất sẽ hưng thịnh, già trẻ trong nhà sức khỏe dồi dào.
Người phụ nữ tốt không phải ở sự quyến rũ bề ngoài là mà ở vẻ đẹp nội tâm.
Người vợ đẹp không phải ở tướng mạo mà là ở tâm thái bên trong.
Người phụ nữ đức hạnh, càng lớn tuổi càng trở nên phúc hậu.
Người phụ nữ không có đức hạnh, tuổi càng nhiều càng trở nên xấu xí.
Một gia đình có bàn tay chăm sóc của người phụ nữ, người già sẽ ăn mặc được chỉnh tề, người chồng sẽ ăn mặc phù hợp với tiêu chuẩn, con cái sẽ ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
Người đàn ông là trụ cột, là chủ kiến của một gia đình; còn người phụ nữ là phong thủy của một gia đình, là vận mệnh của gia đình đó.
Hy vọng bạn sẽ chăm sóc tốt phong thủy trong gia đình mình!
Vì sao đàn ông thường thích phụ nữ dịu dàng?
videoinfo__video3.dkn.tv||2d0891c23__
Bài viết Vợ càng dịu dàng chồng càng thành đạt: Người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/vo-cang-diu-dang-chong-cang-thanh-dat-nguoi-phu-nu-chinh-la-phong-thuy-cua-gia-dinh-788.html
0 notes
Text
5 bí mật phong thủy thầy tướng số không bao giờ tiết lộ cho bạn
Một người nếu có phúc phận thì dù ở nơi địa thế phong thủy kém, cũng đều có thể chuyển biến thành tốt. Trái lại, dù cho có ở nơi địa thế tốt, nhưng nếu không có phúc thì sẽ tự mình phá hỏng. Đây là điều các thầy đoán mệnh tuyệt đối không nói cho bạn biết.
Đức Khổng Tử từng nói:
“Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích”.
Phong thủy cũng như là nhân quả vậy, là người không thiện thì khi bạn ở nơi địa thế tốt đẹp cũng sẽ dần biến thành không tốt. Ngược lại là người lương thiện cho dù bạn ở nơi địa thế không tốt, nơi đó cũng sẽ dần trở thành tốt.
Vậy làm sao để dưỡng phong thủy? Điều trọng yếu chính là bồi dưỡng phúc đức của mình.
Thứ nhất: Không sát sinh
Cái gọi là địa thế phong thủy tốt, chính là chỉ những nơi dồi dào sinh khí. Sát sinh sẽ khiến hết thảy sinh linh đều sợ hãi, đều trốn đi nơi khác. Hãy thử nghĩ xem, nơi nào là không có sinh linh? Chẳng phải là sa mạc sao. Trên sa mạc, thứ gì cũng không có, vậy còn gì là của cải, phúc lộc, vui vẻ, an khang đây?
Thứ hai: Không nói xấu người khác
Không nên nói xấu người khác, dù là người thân trong nhà. Lời nói có mang theo năng lượng, bạn nói lời xấu năng lượng xấu sẽ ở quanh bạn, nhiễm lên đồ đạc cây cối, tường vách bên cạnh bạn. Một khi trường năng lượng xấu này ngày càng nhiều lên, chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới bạn, làm bạn khó chịu về tâm tính, về sức khỏe, trí lực, đúng với câu nói rằng “vạn vật đều mang hình tượng của người chủ”.
Cho nên, một số thầy tướng số, chỉ cần nhìn qua những đồ vật mà một người từng dùng là có thể đoán biết được họ là người như thế nào. Những đồ vật này tự nó đã bộc lộ ra tất cả.
Thứ ba: Hiếu thuận cha mẹ
Kính già yêu trẻ, hiếu thuận với cha mẹ đó là truyền thống tốt đẹp của con người. Không những vậy, hiếu kính cha mẹ cũng là phương thuốc có thể giúp cải biến vận mệnh của đời người. Có câu nói: “Trăm điều thiện chữ Hiếu đứng đầu”. Chữ hiếu là gốc của thiện lành. Làm tốt được chữ hiếu mọi điều khác cũng sẽ dần mà biến chuyển trở lên thiện lành, tốt đẹp theo.
Thứ tư: Đặt mình ở nơi thấp nhất
Biển cả vì ở nơi thấp nhất mà trở thành vua của trăm sông. Chúng ta nếu để bản thân mình ở vị trí thấp nhất, thì trí tuệ, phúc đức của vạn vật cũng đều hội tụ. Chúng ta nói đức dày để nâng đỡ vạn vật, mà muốn nâng đỡ vạn vật phải đặt bản thân mình ở dưới vạn vật, đặt mình ở vị trí thấp nhất.
Thông qua cách nói chuyện và làm việc của một người, đều có thể thấy được phúc phận của người đó. Nói chuyện hòa nhã, làm việc thường giúp đỡ người khác, suy nghĩ cho người khác, vận khí của bản thân cũng tự nhiên được hanh thông.
Khí bụi lắng xuống sẽ tạo thành mặt đất, từ đó mới có thể chuyên chở vạn vật. Cũng như thế đối với khuyết điểm và thiếu sót của người khác hãy bao dung, làm được vậy thì bản thân chư vị sẽ thấy mình có sức mạnh to lớn.
Thứ năm: Đức hạnh không đủ, tất có tai ương
Chúng sinh phúc mỏng, cũng bởi vì đối với nhau càng ngày càng ít tôn trọng. Bạn kính trọng ai, thì họ sẽ sẵn lòng bao bọc lấy bạn, giúp đỡ bạn, thành tựu bạn.
Người xưa tại sao lại có thể bắt mạch, dựa vào mạch tượng của người ta để phán đoán phúc lộc của một người? Điều đó thật sự có thể. Hết thảy những sự vật bên cạnh của một người, đều là tâm tướng được phóng đại phản ánh ra bên ngoài của người ta, chỉ cần cẩn thận quan sát những thứ này, thì bản thân là có thể nhìn ra được.
Của cải chỉ có thể dùng đức dày mà nâng đỡ, nếu không ngược lại sẽ trở thành tai nạn. Ví dụ, có người tài sản vài trăm tỷ cũng không sợ hãi, có người chỉ 100 triệu đã lo lắng sợ hãi, sợ rằng sẽ bị mất, bị trộm…
Nếu như người không có đức, 100 triệu này cũng sẽ dùng để phóng túng chính mình, chìm đắm trong đó, không muốn phát triển, cuối cùng hại thân thể chính mình, tâm hồn, sức khỏe đều trở nên tàn tạ. Đây chính là đạo lý không dùng đức dày mà chuyên chở sự giàu có thì sẽ gặp phải tai ương.
Cái gốc của con người là Chân thành, Thiện niệm, Nhẫn nhường, nói chuyện với một người chân thành ta thường cảm thấy dễ chịu, mát mẻ. Năng lượng của chân thành, thiện niệm rất mạnh mẽ, nó có thể tiêu trừ đi những năng lượng xấu. Một người luôn chú trọng bồi dưỡng phẩm chất và đạo đức cho mình chính là một loại phong thủy tốt nhất có thể mang theo bên mình, bảo vệ bản thân, cải thiện hoàn cảnh xung quanh. Đây là những điều không thầy phong thủy nào nói cho bạn biết.
Ăn nói từ tốn, ngữ khí bình hòa là biểu hiện của người có hàm dưỡng
videoinfo__video3.dkn.tv||8638f66c8__
Bài viết 5 bí mật phong thủy thầy tướng số không bao giờ tiết lộ cho bạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/5-bi-mat-phong-thuy-thay-tuong-so-khong-bao-gio-tiet-lo-cho-ban-786.html
0 notes
Text
Tại sao Ôn Châu là mảnh đất phong thủy bảo địa? Vì liên quan tới 28 vì tinh tú trên trời
Vùng đất Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang là mảnh đất giàu có trù phú, đặc biệt có phong thủy đắc địa. Tương truyền, Ôn Châu có thiên thời địa lợi như vậy là do đã được thiết kế theo vị trí của nhị thập bát tú, tức 28 vì tinh tú.
Nhắc đến ý nghĩa của nhị thập bát tú đối với phong thủy, trước hết cần nhắc đến quan điểm “Thiên nhân hợp nhất” và các chòm sao lớn trên bầu trời.
Lão Tử giảng: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Cổ nhân tin rằng “Thiên Nhân hợp nhất”, người và trời cùng hòa hợp, Đạo và tự nhiên cũng là khởi nguồn cho giá trị tinh thần của nhân loại.
Trong cổ thư có câu: “Người có Đạo, trên biết thiên văn, dưới tường địa lý, giữa đó là biết việc người”. Thiên – Địa – Nhân, vạn sự vạn vật trong trời đất là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời. Con người sống giữa tự nhiên nên cũng là một bộ phận của thế giới vật chất, hay nói cách khác, con người và tự nhiên là một thể hoàn chỉnh.
Bốn chòm sao Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ
Liên quan đến 28 vì tinh tú là bốn chòm sao lớn: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, và Huyền Vũ. Trong rất nhiều kiến trúc cổ Trung Hoa, đặc biệt trên rất nhiều mái ngói có thể dễ dàng thấy những hình hoa văn về bốn chòm sao này. Trong hoàng cung, người ta cũng dùng những danh từ như Huyền Vũ, Chu Tước… để đặt tên cho rất nhiều kiến trúc khác nhau. Ví dụ, trong thành Trường An thời nhà Đường và cung thành Biện Lương thời Bắc Tống, cửa phía nam được gọi là Chu Tước Môn. Ngũ Phượng Lầu của Tử Cấm Thành thời Minh Thanh cũng được gọi là Chu Tước Môn, trong khi cửa cung phía bắc được gọi là Huyền Vũ Môn.
Vậy, những tên gọi ấy có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Từ những ngôi sao trên bầu trời, người xưa phân thành bốn khu vực lớn, mỗi khu vực lại tượng trưng cho một loài động vật. Tượng phía đông là rồng, tượng phía tây là hổ, phía nam là phượng hoàng, phía bắc là rùa và rắn. Đó chính là bốn loại thần thú mà người xưa thường đề cập.
Tứ tượng, hay tứ thánh thú, là một hình tượng ‘bộ tứ’ trong thiên văn, triết học, và phong thủy của phương Đông. Bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại bao gồm: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, và Huyền Vũ của phương Bắc.
Trong thiên văn học, tứ tượng là bốn cung Đông – Tây – Nam – Bắc của nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.
Chòm sao Thanh Long (rồng xanh) gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành, bao gồm: Giác (cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo). Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong bốn thần thú, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình con rồng, màu là màu xanh tượng trưng cho hành Mộc ở phương Đông, do đó Thanh Long tương ứng với mùa xuân.
Chòm sao Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn). Đây là linh vật thiêng liêng có hình tượng là con hổ, màu là màu trắng tượng trưng cho hành Kim ở phương Tây, do đó Bạch Hổ tương ứng với mùa thu.
Chòm sao Chu Tước (phượng hoàng đỏ) gồm: Tỉnh (bò), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun), mang màu đỏ của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Chòm sao Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím). Trong truyền thuyết của người Á Đông, Phục Hy là tổ phụ có hình rắn, Nữ Oa là tổ mẫu có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh.
Vậy, màu sắc ‘thanh, bạch, chu, huyền’ biểu thị điều gì?
Cổ nhân tin rằng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Ngũ hành lại đối ứng với năm phương là đông, tây, nam, bắc, trung và năm màu sắc là xanh, đỏ, trắng, đen, vàng. Hướng đông trong ngũ hành thuộc mộc, đối ứng với màu xanh. Phía tây thuộc kim, đối ứng với màu trắng. Phía nam thuộc hỏa, đối ứng với màu đỏ. Phía bắc thuộc thủy, đối ứng với màu đen. Ở giữa thuộc mộc, đối ứng với màu vàng. Tứ tượng tương thông với màu sắc của ngũ hành, kết hợp với các phương vị tạo thành ý nghĩa Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ.
Bốn chòm sao mỗi chòm có bảy vì sao lớn, trong mỗi vì sao lớn lại do vô số các ngôi sao nhỏ tổ hợp thành. Bốn phương cộng lại hợp thành nhị thập bát tú (28 vì tinh tú). Có thể tưởng tượng mỗi vì sao nhỏ tồn tại trên bầu trời giống như một cung điện trên thiên giới. Thập nhị bát tú cũng liên quan đến sự chuyển động của mặt trăng, mặt trăng đi qua những ngôi sao này mỗi ngày, đi qua hết thập nhị bát tú là vừa tròn một tháng.
Nguồn gốc của “nhị thập bát tú”
Vào đời thượng cổ, vua Trụ nhà Thương là kẻ hôn quân vô đạo khiến bách tính lầm than, tạo đà cho vua Vũ của nhà Chu dấy binh trừ bạo, từ đó xảy ra cuộc chiến Chu – Thương trong lịch sử. Hai giáo phái trong Đạo gia là Xiển giáo và Triệt giáo cũng tham gia vào cuộc chiến này. Xiển giáo dưới sự dẫn dắt của Nguyên Thủy Thiên Tôn đã bảo hộ cho nhà Chu, trong khi đó Triệt giáo do Linh Bảo Thiên Tôn dẫn dắt lại có nhiệm vụ bảo vệ nhà Thương.
Trước khi xảy ra chiến tranh, các vị giáo chủ thống nhất họp bàn về bảng phong Thần. Trước bối cảnh nhiều người tu hành đắc Đạo nhưng lại thiếu Thần cai quản sông núi và thừa hành mệnh lệnh của trời đất, vậy nên, những người tu Đạo nhưng đức độ còn kém sẽ bị giáng xuống làm Thần, có nhiệm vụ cai quản địa hạt của mình. Xiển giáo có quy định nghiêm ngặt, chỉ nhận người có khí chất bất phàm vào làm đệ tử, tu tiên học Đạo. Trong khi đó, Triệt giáo mở rộng cửa nhận đệ tử, rất nhiều là động vật hút linh khí vũ trụ để tu luyện, nhưng bản tính vẫn không thay đổi. Vì thế rất nhiều đệ tử trong phái Triệt giáo có tên trên bảng phong Thần.
Linh Bảo Thiên Tôn ban đầu đóng cửa ở trong phòng, viết đôi câu đối ở cửa Bích Du dặn học trò rằng không được nhúng tay vào chiến sự, để mặc vạn vật trong vũ trụ diễn ra theo quy luật tự nhiên. Thế nhưng sau đó do mâu thuẫn lớn về hệ tư tưởng, đồng thời lại nghe học trò xúi giục nên Linh Bảo Thiên Tôn quyết định tham chiến, lập trận Tru Tiên rồi lại trận Vạn Tiên, xét xem ai sẽ thành Tiên, và ai sẽ trở thành Thần làm các nhiệm vụ được giao. Trong trận Vạn Tiên, Xiển giáo đã tung bốn thanh gươm thần lên và tung hoành trong thế trận, biến trận Vạn Tiên thành nơi định đoạt số mệnh của nhiều học trò Triệt giáo, trong đó có hai 28 vị đạo sĩ được phong Thần và trở thành 28 ngôi sao trên bầu trời.
Trong các bộ phim thần thoại, những tinh tú này thường có hình dáng và diện mạo rất kỳ dị. Đó là vì sau trận Vạn Tiên, một số loài vật tu Đạo được phong Thần và cai quản 28 vì sao nói trên. Đây chính là “nhị thập bát tú” mà chúng ta đang nói đến.
Tại sao Ôn Châu là mảnh đất phong thủy bảo địa?
Vùng đất Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang là mảnh đất giàu có trù phú. Nơi đây có nhiều doanh nhân nổi tiếng, việc giao thương buôn bán cũng vô cùng thuận lợi. Tương truyền, Ôn Châu có thiên thời địa lợi như vậy là do đã được bậc kỳ tài phong thủy thời Đông Tấn là Quách Phác thiết kế.
Quách Phác (276-324 sau Công Nguyên) là một văn học gia, đồng thời cũng là một học giả chú giải các kinh điển cổ đại. Ông tên chữ là Cảnh Thuần, người ở Văn Hỷ, Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây, Trung Quốc). Ông là chuyên gia hàng đầu về cổ học văn kỳ tự, từ phú, đồng thời cũng có nhiều nghiên cứu về âm dương ngũ hành và Dịch Kinh. Ông từng chú giải rất nhiều kinh điển quan trọng như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh… Quách Phác được hậu thế tôn vinh là bậc tổ sư khai sơn của ngành phong thủy, luận về phong thủy học không thể không nói đến Quách Phác. Sách Tấn Thư viết về ông như sau: “Phác chuyên học Kinh Thuật, có tài cao”, “Giỏi về cổ văn kỳ tự, có hiểu biết sâu sắc về thuật toán âm dương ngũ hành”, “Hiểu sâu sắc về bói Kinh Dịch và ngũ hành, chuyển họa tránh tai, thông biến vô cùng”.
Hiện nay trong thành vẫn còn núi Quách Công và từ đường Quách Công, vốn là nơi tưởng nhớ công lao của Quách Phú. Thành nội Ôn Châu có 28 chiếc giếng, tương truyền là do Quách Phác dựa theo vị trí của nhị thập bát tú trên trời mà thiết kế, sau đó lại lựa chọn mảnh đất thích hợp và cho người xây dựng. Lại theo triết lý và cấu trúc địa hình, ông đã thiết kế thành Ôn Châu nằm trong khuôn viên của 64 con suối. Người ta tin rằng Ôn Châu nhờ có phong thủy đắc địa, nên có thể tránh được chiến tranh.
Sau khi được Quách Phác thiết kế, thành Ôn Châu quả nhiên phong sinh thủy khởi, không những nhanh chóng phát triển thịnh vượng, thành trì kiên cố, mà còn thoát khỏi nhiều cuộc chiến binh đao. Có thể nói, nhờ có sự đối ứng giữa trật tự trên trời và mặt đất, nên những nơi được coi là phong thủy bảo đại thường có liên quan đến thiên tượng và địa lý trên bầu trời.
Theo Dương Thuật Chi, Soundofhope Kiên Định biên dịch
Video: Phong thuỷ thay đổi, Hồng Kông rơi vào tay giặc như thế nào?
videoinfo__video3.dkn.tv||e12211e03__
Bài viết Tại sao Ôn Châu là mảnh đất phong thủy bảo địa? Vì liên quan tới 28 vì tinh tú trên trời đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/tai-sao-on-chau-la-manh-dat-phong-thuy-bao-dia-vi-lien-quan-toi-28-vi-tinh-tu-tren-troi-784.html
0 notes
Text
Kết cấu Tử Cấm Thành và bí ẩn của phong thủy âm dương
Tử Cấm Thành là tòa cung điện nổi tiếng nhất trong các triều đại phong kiến còn tồn tại tới ngày nay. Phong thủy của Cố Cung dựa trên tư tưởng của Đạo gia: Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.
Cố Cung Tử Cấm Thành được Hoàng đế Minh Thành Tổ Chu Đệ khởi công xây dựng vào năm 1406, đến năm 1420 đã cơ bản hoàn thành. Cố Cung triều nam bắc dài 961m, chiều đông tây rộng 753m, gồm 9999 phòng ở, diện tích các công trình kiến trúc là 155.000m2, tổng diện tích lên tới 725.000m2, mái lợp ngói lưu ly màu vàng. Cố Cung được cách ly với bên ngoài bằng con hào dẫn nước màu xanh và bức tường màu đỏ tía.
Cố Cung chia thành hai khu vực là ngoại đình và nội đình. Ngoại đình, hay còn gọi là tiền triều, là khu vực biểu thị cho Dương và Trời, gồm ba điện chính là Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, Bảo Hòa điện, phía trước có Thái Hòa môn, hai bên là hai cung điện Văn Hoa và Võ Anh. Nội đình, hay còn gọi là hậu cung, là khu vực biểu thị cho Âm và Đất, phía ngoài là Càn Thanh môn, vào trong là hậu tam cung gồm Càn Thanh cung, Khôn Ninh cung và Giao Thái cung.
Bố cục của Cố Cung
Cố Cung được thiết kế theo quan niệm của Đạo gia: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”, nghĩa là: Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.
Lối đi chính chạy dọc theo hướng đông tây từ Cảnh Vân môn qua Càn Thanh môn đến Long Tông môn chia cung điện thành hai khu vực Âm và Dương. Khu ngoại đình thuộc Dương, trong đó kiến trúc của Thái Hòa điện là biểu thị của Trời, dương trong dương, là kiến trúc tôn quý nhất cuối thời phong kiến. Bảo Hòa điện nằm cuối cụm tam điện, là âm trong dương. Trung Hòa điện nằm giữa Thái Hòa điện và Bảo Hòa điện, là trung dương (dương sáng). Cả ba điện đều có chữ “Hòa”, ngụ ý thiên địa âm dương hài hòa, vạn vật hòa hợp, quốc thái dân an.
Từ Ninh cung nằm ở phía tây của Cố Cung, trước kia thuộc khu Thái Hậu cung. Từ Ninh cung là do Hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh xây dựng cho mẫu thân của ông là Tưởng thái hậu. Cung được xây trong thời gian hai năm, đáng tiếc là Tưởng thái hậu chỉ sống ở đó được vài tháng thì qua đời. Từ đó, nơi này trở thành Thái Hậu cung. Thái hậu và thái phi các đời sau của nhà Minh đều ở đây. Đến triều nhà Thanh, ở Từ Hy cung đã xuất hiện một cảnh tượng rất lạ, sau đó Thái Hậu không còn dám ở lại đó nữa. Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu, người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất của đời nhà Thanh từng ở Từ Ninh cung cho tới khi qua đời. Sau này, các thái hậu, thái phi đều cảm thấy thân phận của mình không đủ để “áp” nơi ở từng thuộc về một người được kính trọng hết mức này.
Kiến trúc của Cố Cung tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc “tiền triều, hậu thị, tả tổ, hữu xã”. Tiền triều nằm ở phía trước, là triều đường, nơi các quan bàn thảo việc quốc gia đại sự. Hậu thị nằm ở phía sau hoàng cung, nơi này là chợ lớn đáp ứng nhu cầu mua sắm trong cung đình. Tả tổ nằm ở bên trái của hoàng cung, bao gồm các thái miếu thờ cúng tổ tiên của hoàng đế. Hữu xã nằm ở bên phải của hoàng cung, là xã tắc đàn – nơi hoàng đế thờ thần thổ địa, thần ngũ cốc.
Kiến trúc Cố Cung tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc đối xứng, biểu thị sự hòa hợp âm dương. Cả khu chạy dọc hai bên trục đường chính theo hướng Nam Bắc, trục đường chính này cũng trở thành trọng tâm của cả công trình lớn. Hai đầu của trục đường đối xứng âm dương, chính giữa trục đường là đường Tử Ngọ trung ương, là đường mốc phân chia toàn bộ cung điện trong Cố Cung và thành Bắc Kinh. Ba đại điện triều chính bên trong Cố Cung là Phụng Thiên điện, Hoa Cái điện, Cẩn Thân điện (sau đổi tên thành Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, Bảo Hòa điện) và hậu tẩm tam cung (gồm Càn Thanh cung, Giao Thái cung, Khôn Ninh cung) đều nằm trên trục đường chính. Các cung điện khác nếu không được xây dựng trên trục đường chính này thì vẫn tuân thủ theo đúng bố cục đối xứng hai bên trục đường.
Kiến trúc ngũ hành âm dương ở Cố Cung
Bố cục quy hoạch và kiến trúc của Cố Cung tuân theo học thuyết ngũ hành. Ngũ hành âm dương là thế giới quan, vũ trụ quan của người Trung Hoa. Nam thuộc dương, nữ thuộc âm. Phía trước thuộc dương, phía sau thuộc âm. Số chẵn là dương, số lẻ là âm, v.v. Ở Cố Cung, hoàng đế thuộc dương, do đó nơi điều hành việc triều chính của vua nằm ở phía trước, tẩm cung nơi ở của hoàng đế và hoàng hậu là ở phía sau. Cách bố trí này không chỉ tiện lợi cho việc sử dụng mà còn phù hợp theo thuyết âm dương ngũ hành.
Được biết, Cố Cung được thầy phong thủy Liêu Quân Khanh quy hoạch. Ông thiết kế Cố Cung theo thế tự nhiên của thuật Dương Công.
Cố Cung của Bắc Kinh, mạch Can Long bắt đầu từ phía tây bắc chạy dọc từ Đà Sơn đến Bát Đạt Lĩnh rồi tới Miêu Phong Sơn, hạ mạch ở Hương Sơn. Mạch Cấn Long phía đông bắc bắt đầu từ Vụ Linh Sơn đến Hoài Nhu Sơn rồi tới Bàn Sơn, hạ mạch ở khá xa.
Hai mạch Can Long và Cấn Long cách nhau hàng nghìn dặm, cùng nhau hợp lại tạo nên viên ngọc sáng, viên ngọc ấy chính là hoàng cung dài nghìn dặm. Phía tây bắc của Cố Cung có sông Vĩnh Định, có mương dẫn nước chảy vào Bắc Hải, Trung Hải, Nam Hải. Bắc Hải nằm ở phía tây bắc Cố Cung, Trung Hải nằm ở chính tây Cố Cung, qua Nam Hải chảy về hướng Ngọ.
Công trình Cố Cung là tinh hoa sáng ngời của nền văn minh Hoa Hạ, và là một dấu mốc trong văn hóa phong thủy phương Đông.
Theo Trương Vân Phong, Secret China Quỳnh Chi biên dịch
Video: Phong thủy thay đổi, Hồng Kông rơi vào tay giặc như thế nào?
videoinfo__video3.dkn.tv||e12211e03__
Bài viết Kết cấu Tử Cấm Thành và bí ẩn của phong thủy âm dương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ket-cau-tu-cam-thanh-va-bi-an-cua-phong-thuy-am-duong-782.html
0 notes
Text
Bí ẩn Kinh Dịch (P.1): Kinh Dịch có phải chỉ để bói mệnh, xem phong thuỷ?
Kinh Dịch không phải để xem bói hay đoán biết mệnh vận của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì. Đó là hiểu biết rất sơ khai và nông cạn thường thấy khi thế nhân nghiên cứu và sử dụng Kinh Dịch. Vì tâm mong cầu danh lợi và thỏa mãn ích kỷ cá nhân, nên hầu hết đã làm mất đi tinh hoa của Kinh Dịch vốn là lời dạy của Thần dành cho con người.
Loạt bài “Bí ẩn Kinh Dịch” này không có tham vọng viết hết tất cả bí mật của 64 quẻ Dịch, thay vào đó sẽ chỉ chọn ra một vài trong số 8 quẻ Thuần (Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Đoài, Tốn) mà viết.
8 quẻ Tiên Thiên Bát Quái tượng trưng cho Đạo Trời và 64 quẻ Hậu Thiên Bát Quái tượng trưng cho việc người. 8 quẻ Thuần chính là 8 lời dạy nguyên sơ nhất của Thần dành cho con người trong tất cả các quẻ Hậu Thiên, cũng là phần tinh túy nhất để khơi gợi căn cơ ham học nghiên cứu của các độc giả yêu mến văn hóa Thần truyền.
Nếu bạn tìm hiểu với tâm vô dục vô cầu, chỉ từ 8 quẻ đó biết đâu bạn sẽ có cơ duyên hiểu được tất cả các quẻ còn lại, thay chúng tôi viết thêm cho hoàn chỉnh các lời dạy của Thánh hiền.
Rất hoan nghênh sự đóng góp của quý độc giả để hoàn thiện loạt bài nghiên cứu còn sơ sài này.
Xem trọn bộ Bí ẩn Kinh Dịch
Kinh Dịch là gì?
Văn minh cổ Trung Hoa với nhiều di sản đồ sộ đem đến cho nhân loại nhiều tri thức quý giá.
Trong số đó, tác phẩm được nhiều người quan tâm nhất có thể kể đến Kinh Dịch, bộ kỳ thư mà nội hàm của nó cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Vì thế, khi nói về Kinh Dịch, có rất nhiều định nghĩa về nó, vậy đâu là định nghĩa đúng? Kinh Dịch là gì?
“Kinh” có thể hiểu là lời dạy bảo của Thần Phật, Thánh nhân, để điểm hóa cho con người, để con người thông qua sự tu học, khám phá ra bí ẩn của sinh mệnh, khai ngộ và quay trở về, vì cõi trần này vốn luôn được xem là cõi tạm.
“Dịch” không chỉ đơn giản là sự chuyển động và biến hóa của các quẻ. Có thể hiểu “Dịch” là biểu thị cho quá trình phát triển của mọi sinh mệnh, vạn sự vạn vật trong vũ trụ bao la này, từ lúc khởi nguyên cho đến lúc kết thúc; tuần hoàn theo một quy luật trong cái quy luật lớn nhất gồm hết thảy mọi thứ trong vũ trụ – chính là cái mà Lão Tử gọi là Đạo, Phật gọi là Pháp.
Vì các lẽ trên, có thể hiểu rằng Kinh Dịch chính là biểu thị của Đạo trong phạm vi tam giới này, là đạo lý hữu hạn có thể cấp cho con người mà Thần Phật qua đó giảng về sự huyền diệu của sinh mệnh, sự vô tận vĩnh hằng của vũ trụ, và quan trọng nhất là làm thế nào để sống đạt tiêu chuẩn có thể đắc Đạo, có thể quay về.
Kinh Dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều học giả đã đưa ra khi nghiên cứu Kinh Dịch, rất nhiều công trình nghiên cứu đã viết về vấn đề này. Mỗi công trình đều cố đưa ra những luận cứ, diễn giải thuyết phục để chứng minh rằng Kinh Dịch là thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc.
Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Theo sự hiểu biết của người viết, Kinh Dịch bắt đầu xuất hiện trước tất cả các nền văn minh trên Trái Đất này.
Nó là một di sản vỡ vụn của một nền văn minh cao cấp cổ xưa, và rải rác khắp nơi trên thế giới còn sót lại sau một thảm họa hủy diệt. Người Maya, người Ai Cập cổ đại, người Khmer, Ấn Độ cổ cũng đều có những phần tri thức tương tự như Kinh Dịch.
Người Trung Hoa và Việt Nam may mắn có được nhiều mảnh vụn hơn mà thôi, và may mắn nhất là Trung Hoa đã sinh ra một Khổng Tử và Chu Công để san định và chú giải Kinh Dịch có hệ thống, nên người ta mới luôn nghĩ rằng Trung Hoa là cái nôi của Kinh Dịch.
Kinh Dịch có phải dùng để bói mệnh, xem phong thủy?
Nói nôm na, Kinh Dịch thật sự chính là một cỗ máy khổng lồ mô phỏng lại tất cả các dạng thức hoạt động và sự sống của vũ trụ, thời gian và không gian. Ví dụ gần nhất chính là các siêu máy tính lượng tử chuyên dùng để nghiên cứu và tính toán sự giãn nở của hệ ngân hà chúng ta. Để có thể mô phỏng thì nó phải có cơ chế tính toán, vì thế trong Kinh Dịch có một phần có thể coi là “toán học”, hay chính xác hơn là “toán học vũ trụ” – một cơ chế tính toán hoàn hảo có thể tính hết mọi thứ từ quá khứ đến tương lai. Nhỏ thì có thể tính được số mệnh một người, lớn thì có thể thấy được vận mệnh của một quốc gia từ vài chục cho đến hàng ngàn năm sau. Biểu hiện đơn giản nhất của nó chỉ có 64 quẻ, nhưng lại bao hàm từ sinh mệnh của con người, vạn vật cho đến cả thiên thể vũ trụ.
Vì Kinh Dịch to lớn như vậy, nên người trầm mê trong tiểu Đạo thế gian thì tìm thấy trong Dịch phương pháp bói mệnh, xem phong thủy, trừ tà. Người đức cao trí lớn muốn cải biến xã hội thì thấy trong đó có binh pháp, đạo trị quốc… Ai cũng cho rằng điều mình hiểu là đúng, vì thế từ cổ chí kim sách bình giải Kinh Dịch và ứng dụng Kinh Dịch nhiều vô số. Chính vì nhân tâm phức tạp nên mới làm cho lời dạy của Thánh nhân trở nên tạp loạn, làm mất đi giá trị chân chính của Kinh Dịch, dẫn đến cái họa cho người đời.
Nên tìm hiểu Kinh Dịch thế nào cho đúng?
Loạt bài này sẽ giúp ích cho những ai yêu thích văn hóa cổ, tìm hiểu Đạo của Thánh nhân để trau dồi tâm tính và đạo đức, thăng hoa nội tâm của chính mình. Chỉ với một khởi tâm như vậy, khi tìm hiểu môn này bạn mới có thể đắc được những gì mà Thần Phật thấy bạn xứng đáng. Đó chính là cái tâm “vô dục vô cầu” rất quý giá vậy. Còn như muốn học Dịch để xem mệnh cho người, để cầu danh phát tài thì hãy bỏ ý định đó đi, cái mà bạn đắc sẽ chỉ là thứ vỏ ngoài nông cạn và những tà ngộ hại người mà thôi.
Con người khi truy cầu công danh lợi lộc chính là người dơ bẩn trong mắt của Thần, sao xứng hiểu được điều cao siêu đây. Chỉ khi tâm của bạn đã trở nên bình lặng, mọi toan tính danh lợi đều như mây trôi… thì đó chính là lúc nên học Kinh Dịch, chỉ với tâm thái đó bạn mới thấy được các huyền cơ mà Thánh nhân gửi gắm.
* Loạt bài “Bí ẩn Kinh Dịch” được đăng tải vào 11h thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hàng tuần, kính mời quý vị cùng theo dõi.
Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình
videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__
Bài viết Bí ẩn Kinh Dịch (P.1): Kinh Dịch có phải chỉ để bói mệnh, xem phong thuỷ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/bi-an-kinh-dich-p-1-kinh-dich-co-phai-chi-de-boi-menh-xem-phong-thuy-780.html
0 notes
Text
Bán đất nền 2 mặt tiền,đã có sổ, đối diện giày Panta Bình Giang – Hải Dương giá 645 triệu
Cc bán lô đất quy hoạch 2 mặt thoáng có sổ đối diện công ty giày Panta Bình Xuyên,Bình Giang,HD.
Hướng:Đông Nam.
-Diện Tích:85m(ngang 5m sâu 17).
-Đối diện công ty giày Panta Bình Xuyên,ngay trung tâm xã.
-Gần đường- trường- chợ-khu vui chơi giải trí.
-Dân cư xung quanh đông đúc,hiền hòa,thân thiện.
-Giá đầu tư 645tr bao phí sang tên.
Tumblr media
Điện thoại:
Bài viết Bán đất nền 2 mặt tiền,đã có sổ, đối diện giày Panta Bình Giang – Hải Dương giá 645 triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/ban-dat-nen-2-mat-tienda-co-so-doi-dien-giay-panta-binh-giang-hai-duong-gia-645-trieu-760.html
0 notes
Text
Đất có sổ, trung tâm Bình Xuyên, Bình Giang giá 470 triệu
👉 Ngay cạnh công Ty Panta. 👉 Bên cạnh công ty đang quy hoạch. 👉 Xung quanh dân cư đông đúc , phát triển , thân thiện , hoà đồng. 👉 Diện tích 100m2. 👉 Giá 470tr.
Điện thoại:
Bài viết Đất có sổ, trung tâm Bình Xuyên, Bình Giang giá 470 triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/dat-co-so-trung-tam-binh-xuyen-binh-giang-gia-470-trieu-748.html
0 notes
Text
Chính chủ bán nhà mặt tiền đường Lê Thánh Tông, Lê Thanh Nghị, TP.Hải Dương, Hải Dương, giá tốt
-Địa chỉ : số 3, đường Lê Thánh Tông, P.Lê Thanh Nghị, TP.Hải Dương, Hải Dương.
-Diện tích: 80m2
-Mặt tiền 5m
-Nhà xây kiên cố, kết cấu 3.5 tầng, bao gồm 4 phòng ngủ, 3 WC.
-Khu dân cư an ninh tốt, dân trí cao
Tiện ích:
Giao thông đi lại thuận tiện.Nằm ngay trung tâm thành phố, gần trường cấp 3, trường mầm non, bệnh viện, phòng khám…phù hợp khách mua sinh sống lâu dài, buôn bán kinh doanh, đầu tư sinh lời
Sổ đỏ chính chủ, sang tên nhanh chóng
Giá bán : 3,65 tỷ (thương lượng với khách có thiện chí)
Liên hệ trực tiếp : Hà Phương
Điện thoại:
Bài viết Chính chủ bán nhà mặt tiền đường Lê Thánh Tông, Lê Thanh Nghị, TP.Hải Dương, Hải Dương, giá tốt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Mua bán nhà đất tỉnh Hải Dương.
source https://muabannhadat.haiduong.vn/chinh-chu-ban-nha-mat-tien-duong-le-thanh-tong-le-thanh-nghi-tp-hai-duong-hai-duong-gia-tot-745.html
0 notes