Tumgik
chimenghime · 2 years
Text
Trì hoãn là một loại ma túy nội sinh
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Tumblr media
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
4 vòng tròn đào tạo, thầy Trần Việt Quân
Tumblr media
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Tumblr media
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Nóng giận là bản năng nhưng kiềm chế được là bản lĩnh.
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Tất cả những điều chúng ta nghe thấy đều chỉ là một quan điểm, không phải là sự thực.
Tất cả những điều chúng ta thấy đều chỉ là một góc nhìn, chứ không phải là chân tướng.
Marcus Aurelius
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Con đường có thể xa hơn, nhưng mục tiêu không được thấp hơn
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
"Ngân hàng là nơi họ cho bạn mượn ô trong lúc thời tiết đẹp và đòi lại khi trời bắt đầu mưa" - Robert Frost
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
XÃ HỘI ĐƯỢC CHIA THÀNH 4 GIAI CẤP
GIAI CẤP 1 — KHÔNG ĐỌC (NEVER READ)
Phần lớn là người lớn, trung niên, người già. Số còn lại là thanh niên lông bông. Người đi làm cặm cụi (nô lệ thời hiện đại)
Số lượng người “không đọc” trong xã hội chiếm đông đảo.
Càng không đọc càng cho rằng mình biết nhiều. Mà biết nhiều rồi thì cần gì phải đọc? Vòng luẩn quẩn. Tắc nghẽn.
GIAI CẤP 2 — ĐỌC (READ)
Giai cấp 2 là một bước nhảy vọt so với giai cấp 1.
Tuy nhiên, sách đọc chủ yếu là văn thơ ngôn tình, thần số học, cung hoàng đạo, mê tín dị đoan, tẩy não tôn giáo, tử vi, “luật” hấp dẫn vũ trụ.
Đôi khi càng đọc càng ngu đi. Không chỉ ngu thường mà còn ngu có bài bản hệ thống.
Cao cấp hơn là bắt đầu đọc sách chất lượng ở mức tạm được — kiểu sách hướng dẫn, một vài sách giáo trình nghiệp vụ, vân vân.
Đôi khi càng đọc càng loạn.
Giai cấp 2 thường là sinh viên không có mục tiêu cụ thể. Đặt mục tiêu đọc bao nhiêu cuốn sách một năm và cố gắng hoàn thành mục tiêu đó theo SỐ LƯỢNG. Như một dạng thành tích.
Thi đua khen thưởng hình thức. Thích khoe tủ sách. Sưu tập sách.
GIAI CẤP 3 - ĐỌC ĐÚNG (READ RIGHT)
Giai cấp 3 là một bước nhảy vọt so với giai cấp 2.
Giai cấp 3 không đọc tràn lan, theo số đông, theo trào lưu, theo quảng cáo.
Giai cấp 3 có tiêu chuẩn rất cao với sách. Nó phải đi từ CRITICAL THINKING cao và nói lên bản chất, nguyên lý, sự thật khách quan (objective truth), philosophy, science, wisdom.
Giống như tiêu chuẩn rất cao với dinh dưỡng. Không nạp rác vào đầu.
Sách của giai cấp 3 thường không được nhiều người biết đến. Không được tung hô. Nhưng đọc một cuốn ngang với 100 cuốn của giai cấp 2.
Giai cấp 3 tập trung vào CHẤT LƯỢNG.
Giai cấp 3 cảm nhận được giá trị rất rõ nét trong khi số đông không nhìn thấy và thờ ơ (giống kiểu bitcoin)
GIAI CẤP 4 - ĐỌC ĐÚNG VÀ NGẪM SÂU (REFLECT ON READ RIGHT)
Giai cấp 4 là một cảnh giới khác dựa trên giai cấp 3.
Giai cấp 4 không chỉ đọc đúng mà còn ngẫm rất kỹ và tiêu hoá chậm, quan sát, mổ xẻ, sáng tạo.
Số lượng giai cấp 3 và 4 chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Để đạt được giai cấp 2, bạn phải chối bỏ giai cấp 1. Coi nó như một thứ bệnh dịch, bệnh hoạn.
Để đạt được giai cấp 3, bạn phải tăng tiêu chuẩn, chối bỏ sản phẩm trung bình, không chạy theo số đông.
Để đạt được giai cấp 4, bạn chỉ cần duy trì giai cấp 3 đủ lâu. Tự động nó lên.
Ở giai cấp 3 và 4 bạn sẽ hoàn toàn tự do.
Điều này không chỉ có lợi cho bạn mà tư duy của cả dòng họ bạn đời sau bạn sẽ được giải phóng và đi lên.
Thay vì tiếp tục trì trệ hết thế hệ này qua thế hệ khác.
Nguồn - Fb Kiên Trần -
Tumblr media
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Peak of Mt. Stupid
Mình thường xuyên gặp mấy ngài "chuyên gia" đi dạy hay tư vấn về làm giàu, về xây dựng công ty tập đoàn... mà thực chất các kiến thức bỏn vừa học mót đâu đó được một ít đã nhảy lên làm thầy. Hóa ra đó là thứ có tên khoa học là Đỉnh Ngu, Peak of Mt. Stupid.
‐-‐--------------------
Khi chưa biết gì về lĩnh v��c nào đó thì mức độ tự tin của một người sẽ bằng 0 → điều này dễ hiểu và không có gì để bàn.
Vấn đề bắt đầu thú vị khi những người bắt đầu biết sơ sài về một lĩnh vực nào đó thì thường có xu hướng lầm tưởng là mình đã rất giỏi trong lĩnh vực ấy. Họ rất tự tin về những phát biểu của mình, hay thậm chí đi chỉ dạy người khác. Giai đoạn này gọi là Peak of Mt. Stupid – Đỉnh Ngu ngốc.
Khi bắt đầu đào sâu nghiên cứu, sự tự tin này ngay lập tức rớt xuống gần như bằng không. Giai đoạn này gọi là Valley of Despair – Vực Thất vọng 
Nếu họ vẫn tiếp tục tìm hiểu, mỗi ngày sự hiểu biết của họ sẽ mỗi tăng – song song đó sự tự tin của họ dần tăng dần trở lại. Giai đoạn này gọi là Slope of Enlightment – Dốc Khai sáng.
Việc tăng dần này sẽ tiếp tục cho đến khi người đó trở thành một chuyên gia, khi mà họ đã hiểu tường tận từ trong ra ngoài lĩnh vực đó. Lúc này sự tự tin cũng sẽ tăng đến một mức độ ổn định. Giai đoạn này gọi là Plateau of Sustainability – Cao nguyên Bền vững. (Tuy nhiên, dù mức độ tự tin ở giai đoạn này có cao thì cũng hiếm khi nào cao bằng Peak of Mt. Stupid).
ST
Tumblr media
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
Tumblr media
Nhiệt tình là điều thường thấy. Bền bỉ là điều hiếm có.
1 note · View note
chimenghime · 2 years
Text
Tumblr media
Sông chân thành là một sự lựa chọn
0 notes
chimenghime · 2 years
Text
GỬI NGƯỜI TRẺ: ĐỌC ĐI CHO TỈNH NGỘ
1. Nói được làm được. Không làm được thì làm ơn im lặng, tiếp thu...
2. Khó khăn đầy rẫy ra đấy. Muốn thành công thì học cách vượt qua nó, kiên trì và bớt than thở. Ngoài đường đầy kẻ suốt ngày chỉ biết than thở, làm thì chẳng làm.
2. Khó khăn đầy rẫy ra đấy. Muốn thành công thì học cách vượt qua nó, kiên trì và bớt than thở. Ngoài đường đầy kẻ suốt ngày chỉ biết than thở, làm thì chẳng làm.
3. Bớt sợ. Cái đáng sợ thì không sợ, đi ngoài đường dù chỉ một giây cũng cố mà vượt lên người khác, tự nhủ tai nạn nó không tìm đến với mình đâu. Còn cơ hội đến thì chỉ nhanh hơn một giây để chớp lấy thôi cũng sợ: Muốn có công việc mà không dám nộp CV, muốn có kinh nghiệm thì lại sợ đi làm ảnh hưởng việc học thay vì học cách kiểm soát thời gian thật hiệu quả.
4. Muốn có nhiều thứ nhưng lại sợ mất sức. Thấy người ta năng động, tham gia cái này cái kia, làm ở chỗ này chỗ kia thì ngưỡng mộ, cũng mong ước sẽ được như vậy. Nhưng lại sợ mệt, mất sức, mất thời gian nên thôi.
5. Bớt sĩ diện hão. Ở nhà như công chúa, hoàng tử, được ba mẹ chăm chút từng chút một. Ra đường làm việc không ra hồn bị góp ý là mặt nặng mày nhẹ, nước mắt lưng tròng, ấm ức thấy phát mệt. Muốn thành công, muốn tiến xa thì phải học cách tiếp thu, hãy xem đó là cơ hội để phát triển. Vì thật ra khi bạn không làm được việc thì người ta cũng không quan tâm lắm đến lòng tự trọng của bạn đâu.
Muốn nhắn nhủ: Mạnh mẽ lên!
6. Học cách nói những gì cần nói. Suy nghĩ tất cả những gì bạn nói nhưng đừng nói tất cả những gì bạn suy nghĩ.
7. Đã muốn làm cái gì thì hãy thật quyết liệt với nó. Còn nhắm mình là đứa hay chán nản, hay bỏ dở giữa chừng thì nói ít lại. Đừng có oang oang với mọi người, nói khí thế rồi khi vô làm thì không đâu vào đâu. Còn trẻ mà, nên đừng để người ta gắn cho mình cái mác "hay bỏ con giữa chợ", chẳng ai muốn làm việc hay hợp tác với người như vậy đâu.
8. Khi bạn đã thấy rõ một người mà không vạch trần họ, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của sự tha thứ.
9. Khi chán ghét một người mà không quay mặt lại với họ, bạn sẽ hiểu được tột cùng của sự tôn trọng. Trong cuộc sống, luôn luôn có người mà bạn không ưa, và cũng có những người không ưa bạn…
10. Bạn trưởng thành không phải bởi vì bạn sống được bao nhiêu năm hay trải qua bao nhiêu thất bại. Mà là bạn đã hiểu được sự buông bỏ, học được sự tha thứ và đã biết không tranh giành.
11. Thà cô độc, cũng không làm trái lương tâm. Thà rằng nuối tiếc, cũng không chấp nhận. Người ở trong trái tim ta, ta đối đãi như bảo vật. Người không ở trong trái tim ta, ta đối đãi qua loa. Xưa nay nhân duyên thường ngắn, sao có tình thâm!
12. Nếu đau khổ… không cần phải nói cho người khác biết. Người khác vĩnh viễn cũng không hiểu hết được cảm nhận của bản thân bạn đâu! Nếu đau khổ… hãy nhìn bầu trời một chút. Trời to như vậy, sẽ có thể bao dung hết nỗi ủy khuất của bạn.
13. Nếu đau khổ…có thể giả bộ mình vui sướng. Khi đã mang niềm vui đến cho người khác thì sẽ có thể quên được nỗi ưu thương của chính mình.
14. Ai chưa từng khổ sở… Ai vẫn còn ghi nhớ… Quá khứ không trở lại, cần gì phải khổ sở nhớ về nó!
15. Cho dù là giả bộ, thì cũng phải giả bộ vui vẻ. Tự mình giả bộ một chút. Kỳ thực, con đường là tự mình đi. Và đau đớn đều là tự mình chịu đựng.
16. Người nên đến thì sẽ đến, người nên đi bạn không có cách nào giữ được. Đừng ép người, đừng ép mình. Đừng bận tâm đau lòng vì một chuyện. Buông bỏ chấp nhận, vạn sự tùy duyên. Đây mới chính là cuộc sống.
ST
1 note · View note