Tumgik
blogtuvanluat · 5 years
Text
Ra mắt Bệnh viện Cây ăn quả tại Tiền Giang
Thoả thuận hợp tác trên nhằm hỗ trợ người làm vườn tại khu vực miền Trung và miền Nam, đồng thời tư vấn cho người làm vườn cả nước qua ứng dụng di động được thiết kế riêng.
Hệ thống bệnh viện Cây ăn quả có đội ngũ 57 bác sĩ cây trồng, bao gồm các chuyên gia SOFRI và lực lượng kỹ sư nông nghiệp 3 Cùng của Lộc Trời do SOFRI đào tạo.
Đội ngũ này sẽ chuyển giao kiến thức canh tác và dinh dưỡng, tư vấn kịp thời cho người làm vườn khi phát sinh sâu, bệnh trên cây ăn quả.
Các bác sĩ của bệnh viện sau khi xét nghiệm lâm sàng và đề ra phác đồ điều trị tối ưu sẽ hướng dẫn chi tiết cho người làm vườn.
Đại diện Lộc Trời và Viện Cây ăn quả miền Nam cắt băng khánh thành bệnh viện Cây ăn quả tại Tiền Giang (Ảnh: Lộc Trời).
Ngoài ra, ứng dụng “Bệnh viện cây ăn quả” trên 2 nền tảng iOS và Android cũng được ra mắt, gồm các thông tin về các giống cây ăn quả thông dụng, tư vấn chi tiết cho các câu hỏi của người làm vườn, thông tin về tất cả các bệnh viện trong hệ thống và nhiều tiện ích khác.
Cũng trong buổi lễ, tập đoàn Lộc Trời cũng tổ chức trình diễn phun thuốc bảo vệ cây ăn quả bằng thiết bị bay không người lái (drone).
Sự hỗ trợ của drone giúp thuốc được phun đều và mịn, không lãng phí thuốc, tiết kiệm thời gian và tài nguyên nước, tăng năng suất lao động và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe người làm vườn do không cần trực tiếp phun thuốc.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2DkhAIY via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Nỗi niềm khởi nghiệp của CEO Công ty DDP Group
Bà Đỗ Thị Hướng Dương ngồi vị trí CEO kỳ này.
Chọn học ngành kế toán vì muốn có cuộc sống ổn định rồi lấy chồng, sinh con, nhưng rồi cuối cùng, bà Đỗ Thị Hướng Dương lại dấn thân vào chuỗi những ngày dài trăn trở, sau khi quyết định khởi nghiệp bằng việc thành lập Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn DDP Group, chuyên đào tạo và tư vấn về quản trị tài chính, kế toán.
Thực ra, ban đầu, Đỗ Thị Hướng Dương đã cần mẫn đi theo con đường mình đã chọn. Sau khi ra trường, trong vòng 10 năm, bà lần lượt trải qua nhiều vị trí công tác, kế toán viên, kế toán trưởng, rồi trưởng phòng kinh doanh, phó giám đốc, rồi giám đốc công ty con của một tập đoàn.
“Khi đứng ở vị trí quản lý tài chính của một tập đoàn, tôi nhận thấy hệ thống quản trị tài chính kế toán chuyên nghiệp quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Tôi lăn vào đọc, nghiên cứu, tìm đến các giáo sư, chuyên gia để tìm cách xây dựng quy trình quản trị tài chính, kế toán bài bản. Rồi càng làm càng đam mê”, Đỗ Thị Hướng Dương kể.
Một ngày, khi đã cận kề ngưỡng tuổi 40, bà quyết định mở Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn DDP Group, chuyên đào tạo và tư vấn về quản trị tài chính, kế toán.
Vốn đã có sẵn mối quan hệ và có chút tên tuổi trong ngành nên bà không quá khó khăn để có những khách hàng đầu tiên. Nhưng khi Công ty tròn 5 tháng tuổi thì cũng là lúc bà sinh con. Đây cũng là thời điểm khủng hoảng bùng phát với Công ty.
Ban đầu, một vài khách hàng phàn nàn rằng, hệ thống quản trị tài chính, kế toán do DDP tư vấn và đào tạo quá rắc rối và thiếu tính thực tế. Rồi làn sóng phản ứng lan rộng dần, khiến bà choáng váng.
“Với đà này, doanh nghiệp non trẻ của tôi có nguy cơ sụp đổ. Tôi sẽ mất trắng cả nhân hiệu và thương hiệu”, Đỗ Thị Hướng Dương kể.
Ra đi mắc núi, trở lại mắc sông. Nếu đóng cửa công ty, bà sẽ mất hết uy tín và niềm tin ở bản thân. Nhưng nếu tiếp tục, hàng loạt áp lực đè lên vai, liệu có thể duy trì được doanh nghiệp trong bao lâu. Hàng ngày, những suy nghĩ đó quay cuồng trong đầu bà.
“Lần đầu tiên, tôi thấy ân hận vì đã vội vàng khởi nghiệp khi nguồn lực chưa được chuẩn bị chu đáo”, bà tâm sự.
Hối hận, nhưng không thể lùi, chỉ còn một cách là phải tiến lên. Vì thế, Đỗ Thị Hướng Dương đã dồn tâm sức, bỏ thời gian gặp gỡ, tiếp xúc từng khách hàng, tìm hiểu vì sao sản phẩm mà mình cùng các chuyên gia dồn bao tâm huyết, công sức làm ra và đã được trải nghiệm thực tế, lại không thành công.
Và rồi, bà nhận ra, đúng là sản phẩm của DDP tốt, nhưng chưa phù hợp. Bởi ngay từ đầu, nó được xây dựng trên nền doanh nghiệp quy mô lớn, có sẵn bộ máy vận hành chuyên nghiệp. Trong khi khách hàng của DDP chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn non trẻ, hệ thống nhân sự, tổ chức chưa hoàn thiện.
Bà cũng nhận ra, mình giỏi về tài chính, giỏi xây dựng và thiết lập quy trình quản trị, nhưng trong nghề tư vấn thì vẫn là “người mới”.
Thế là lại phải dành thời gian tầm sư học đạo, tìm kiếm và theo học các khoá học về tư vấn, thuyết trình, đào tạo trong và ngoài nước với quyết tâm trở thành nhà tư vấn chuyên nghiệp thực sự, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng.
Qua một quá trình nỗ lực học hỏi, thực hành, tháng 4/2019, Đỗ Thị Hướng Dương trở thành thành viên của một tổ chức tư vấn, đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế.
“Đây là một cú hích khiến tôi tự tin hơn trong việc theo đuổi sự nghiệp của mình”, bà chia sẻ.
Từ sự tự tin đó, bà hoạch định lại chiến lược, điều chỉnh các gói sản phẩm cho phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào sản phẩm lõi là Finance Coaching. Tiến thêm một bước, bà đưa công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực tài chính, kế toán, áp dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng một công cụ hạch toán tự động. Sau khi ra mắt, các sản phẩm này đã tạo nên những thay đổi tích cực trong ngành kế toán, tài chính, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
“Mặc dù vẫn đang trên con đường khởi nghiệp, nhưng tôi tự tin về những bước đi tiếp theo của mình”, bà Đỗ Thị Hướng Dương chia sẻ với Chương trình CEO – Chìa khóa thành công, phiên bản Những câu chuyện thật.
Chương trình được phát sóng lúc 9h45 trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam sáng Chủ nhật (ngày 17/11). Tuần này, đồng hành với bà Đỗ Thị Hướng Dương là bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm và ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc CTS, Trung tâm Khoa học tư duy (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: http://www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.
Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEO – Chìa khóa thành công của Youtube.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO – Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự đồng hành của Thời trang OWEN, PwC Việt Nam, Trung ương Hội Các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam (VCCI).
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2KQN3qn via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Ngành thép có thêm chuẩn mực mới với công nghệ mạ Ma trận 4 lớp Activate™
Là một quốc gia có tới 3.260km bờ biển, các công trình xây dựng tại các khu vực duyên hải của Việt Nam chịu sự ăn mòn rất lớn từ muối biển. Bên cạnh đó, với xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm đến Việt Nam để đầu tư sản xuất, nhu cầu xây dựng nhà máy, nhà xưởng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất công nghiệp, tuổi thọ của các nhà máy, nhà xưởng thường không bền do chịu sự ăn mòn từ môi trường.
Mới đây, Tập đoàn thép đến từ Úc – BlueScope đã tạo một cú huých cho thị trường thép mạ khi ra mắt công nghệ mạ Activate
Tumblr media
. Công nghệ mới này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu của hãng về khả năng đổi mới sang tạo mà còn thiết lập một chuẩn mực mới cho ngành thép mạ.
Activate
Tumblr media
là công nghệ đầu tiên và duy nhất trên thị trường bảo vệ công trình ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Cụ thể, đây là công nghệ đầu tiên và duy nhất trên thị trường Việt Nam bảo vệ công trình ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường và cũng là lần đầu ngành thép mạ có chế độ bảo hành dành cho môi trường sát biển.
Hai dòng sản phẩm cao cấp của NS BlueScope Việt Nam – Tôn COLORBOND® VÀ ZINCALUME® thế hệ mới đã được tích hợp công nghệ Activate
Tumblr media
và được hãng nâng thời gian bảo hành lên đến 36 năm. Đây được coi là thời gian bảo hành chống ăn mòn lâu nhất trên thị trường hiện nay.
Ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 10/2019, côn nghệ Activate
Tumblr media
đã thiết lập chuẩnmực mới cho ngành thép mạ trong nước.
Trong đó, bí quyết chống ăn mòn vượt trội của công nghệ Activate
Tumblr media
nằm ở thành phần và vi cấu trúc Ma trận bốn lớp độc đáo tạo nên bốn rào cản bảo vệ thép nền. Vi cấu trúc ma trận bốn lớp này cho phép Tôn COLORBOND® VÀ ZINCALUME® thế hệ mới có khả năng tự trám tại mép cắt, lỗ vít và vết trầy xước, từ đó chống ăn mòn cho mái và vách tôn, tăng tuổi thọ của công trình.
Chia sẻ về quá trình cho ra đời công nghệ Activate
Tumblr media
, ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết: “Nhằm đảm bảo Tôn COLORBOND® VÀ ZINCALUME® tích hợp công nghệ Activate
Tumblr media
đạt được độ bền cao nhất, chúng tôi đã thực hiện một chương trình thử nghiệm toàn diện trong hơn 22 năm. Trong đó, hơn 8.000 tấm mẫu được thử nghiệm phun muối trong phòng thí nghiệm, hơn 10.000 tấm mẫu khác được phơi mẫu tại 22 điểm khác nhau ở Úc và trên toàn thế giới, trong các điều kiện thực tế và các môi trường khắc nghiệt”.
Tôn COLORBOND® VÀ ZINCALUME® thế hệ mới với công nghệ Activate
Tumblr media
được hãng nâng thời gian bảo hành lên đến 36 năm.
Kết quả thử nghiệm cho thấy Tôn COLORBOND® VÀ ZINCALUME® thế hệ mới có độ bền vượt xa thép mạ thong thường. Vì vậy, không có gì lạ khi công nghệ Activate
Tumblr media
được Tập đoàn BlueScope đăng ký trên 20 bằng sang chế bảo hộ toàn cầu để bảo vệ quy trình công nghệ sản xuất và cấu trúc lớp mạ độc đáo.
Ra mắt thị trường Việt Nam, công nghệ Activate
Tumblr media
mang theo kỳ vọng của NS BlueScope Việt Nam trong việc đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành xây dựng trong nước.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2OhwINE via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Giải quyết bất cập trong công tác quản lý phế liệu nhập khẩu
Ảnh minh họa
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) về việc giải quyết những bất cập trong công tác quản lý phế liệu nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2019, trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan đề xuất phương án xử lý các lô hàng phế liệu tồn đọng tại cảng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 28 tháng 6 năm 2019, số container phế liệu tồn đọng trên 90 ngày là 4.474 container trong tổng số 9.211 container phế liệu đang được lưu giữ. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 09/NQ-CP, Bộ Tài chính đã xây dựng phương án xử lý các lô hàng tồn đọng theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, trong đó có sự tham gia của đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
Bước 2: Xác minh, thông báo tìm chủ hàng.
Bước 3: Phân loại, kiểm kê hàng hóa tồn đọng. Tại bước này, Bộ Tài chính đã đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương có trách nhiệm kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng.
Bước 4: Xác định hình thức xử lý đối v���i phế liệu tồn đọng. Đối với các lô hàng phế liệu không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, cơ quan Hải quan có văn bản thông báo yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, các lô hàng không được vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ được xử lý bằng hình thức tiêu hủy. Chi phí cho hoạt động tiêu hủy được trích từ số tiền bán đấu giá các lô hàng phế liệu đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đánh giá và cung cấp danh sách các tổ chức có năng lực xử lý, tiêu hủy các lô hàng phế liệu tồn đọng trước khi Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tổ chức tiêu hủy hoặc bán đấu giá. Số tiền còn lại thu được từ hoạt động bán đấu giá sẽ được nộp ngân sách theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, để giải quyết những những bất cập, vướng mắc đối với công tác quản lý phế liệu nhập khẩu hiện nay đồng thời cập nhật đầy đủ, chặt chẽ những quy định mới đã được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đang chuẩn bị ban hành Quyết định phê duyệt Quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Về việc một số quốc gia đã cương quyết xuất trả phế liệu nhập khẩu như Malaysia, Philippine, ngày 12 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa của Việt Nam theo hướng các quốc gia nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2019. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông vận tải rà soát các quy định pháp luật và công ước quốc tế có liên quan để đề xuất phương án thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hàng phế liệu không đáp ứng yêu cầu.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/35BYw54 via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
13.737 container phế liệu “nằm chờ” tại các cảng biển
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cụ thể, có 5.150 container lưu giữ tại cảng dưới 30 ngày, 3 container lưu giữ từ 30 ngày đến 90 ngày. Đặc biệt có tới 8.584 container nằm tại cảng trên 90 ngày và trong tình trạng “vô chủ”.
Phía Hải Quan cho biết, việc các nước xung quanh Việt Nam như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippines… ban hành các chính sách cấm, hạn chế nhập khẩu phế liệu đã tạo ra áp lực lớn cho ngành Hải quan trong hoạt động giám sát, quản lý phế liệu nhập khẩu.
Số container phế liệu tồn đọng quá 90 ngày ở trên đã được đăng thông báo rộng rãi nhưng vẫn chưa thấy đơn vị nhập khẩu đến nhận.
Gần đây, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 3159 truyền đạt chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp các Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Giao thông – Vận tải, Bộ Tư pháp, Bộ Công an để trình Chính phủ phương án xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại các cảng biển.
Ngay sau đó, Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị các Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ, tham gia ý kiến đối với dự thảo về biện pháp xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, các công tác cần triển khai của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố để xử lý hàng hóa tồn đọng theo chỉ đạo.
Hiện Bộ Tài chính đang tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định về phương án xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2OjXTYl via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Hơn 500 container phế liệu bị trục xuất khỏi Việt Nam
289 container phê liệu nhựa, 106 container phế liệu giấy, 98 container phế liệu sắt và 10 container phế liệu khác đã bị trục xuất khỏi Việt Nam
Cụ thể, số lượng container phế liệu nhựa là 289 container, phế liệu giấy là 106, phế liệu sắt là 98 và phế liệu khác là 10.
Tính đến ngày 28/6, số lượng container hàng hóa là phế liệu đang lưu giữ tại các cảng biển là 12.272 container, trong đó, số lượng container phế liệu lưu giữ trên 90 ngày là 7.450, số lượng container phế liệu lưu giữ tại cảng biển từ 30 đến 90 ngày là 14, số lượng container phế liệu lưu giữ tại cảng biển dưới 30 ngày là 4.808.
Đối với các lô hàng phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển, các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn đang tiếp tục đến nhận hàng và thực hiện làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố kiên quyết buộc các hãng tàu vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
Thời gian qua, một số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu đã bị xử lý mạnh tay. Mới đây, Công ty CP Vĩnh Thành (tỉnh Hưng Yên) đã bị Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan khởi tố và chuyển giao hồ sơ cho Công an tỉnh Hưng Yên điều tra về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định này.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2016 Công ty CP Vĩnh Thành đã sử dụng giấy tờ giả nộp cho Cục Hải quan TP. Hải Phòng để nhập khẩu trái phép tới 1.000 tấn phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Như vậy, tính từ cuối năm 2018 đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu bị cơ quan chức năng khởi tố.
Tumblr media
Việt Nam đang là điểm đến của nhiều loại phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành sản xuất công nghiệp. Cụ thể, hàng tỷ USD đã được chi để nhập phế liệu trong năm 2018, chủ yếu là phế liệu sắt thép, phế liệu nhựa, giấy và một số loại khác.
Trong đó, nhiều nhất là sắt thép với số lượng 5,7 triệu tấn tương đương trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 39,9% so với năm 2017 (năm 2017, kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD), phế liệu nhựa là 615.000 tấn, trị giá 142 triệu USD
Tumblr media
Bộ Công Thương
Năm 2018, thị trường phế liệu trên thế giới có nhiều biến động. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định dừng nhập khẩu 24 loại phế liệu phục vụ tái chế gồm 8 loại phế liệu nhựa nguồn gốc sinh hoạt, 11 loại phế liệu dệt may, 4 loại phế liệu quặng và 1 loại phế liệu giấy (trong đó có một số mã phế liệu nhựa và giấy trùng với danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) nên một số lượng lớn hàng phế liệu nhập khẩu từ các nước phát triển đã tràn về khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng số lượng các container tồn đọng tại các cảng biển và ảnh hưởng đến hoạt động của một số cảng.
Trước tình hình trên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan chủ động tăng cư��ng công tác quản lý đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Các Bộ ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý nhập khẩu phế liệu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2qK7Zst via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Công ty Trung Nam đề nghị làm đường dây 500 kV: Đằng sau khoản đầu tư hào phóng
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Công ty Trung Nam) đã đề nghị xây dựng đồng thời 15,5 km đường dây truyền tải 500 kV.
Xin cơ chế riêng
Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam (Ninh Thuận), do Công ty Trung Nam đề xuất, ngoài Nhà máy điện mặt trời 450 MW, còn xây dựng các trạm biến áp 35/220/500 kV với quy mô công suất 3 x 900 MVA. Giai đoạn năm 2020 lắp trước 2 máy biến áp (MBA) 900 MVA vận hành đồng bộ với nhà máy. Đầu tư đường dây 500 kV mạch kép dài 15,5 km để đấu nối về trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân của ngành điện; xây dựng 4 mạch đường dây 220 kV dài khoảng 1 km từ trạm biến áp của Nhà máy tới các trục đường dây truyền tải quốc gia…
Tổng mức đầu tư dự án là 11.814 tỷ đồng, trong đó Nhà máy điện mặt trời là 9.493 tỷ đồng; trạm biến áp và các đường dây đấu nối là 2.321 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự tính vốn tự có là 30%, vốn vay là 70%.
Trong đề nghị của tỉnh Ninh Thuận về bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam vào Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia nêu rõ, Công ty Trung Nam cam kết, nguồn vốn thực hiện Dự án do chủ đầu tư tự thu xếp, không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước; trạm biến áp 500 kV và các đường dây đấu nối sẽ đi vào vận hành trong năm 2020.
Sau khi hoàn thành, chủ đầu tư sẽ bàn giao hệ thống hạ tầng lưới điện truyền tải cho EVN quản lý, không yêu cầu hoàn trả kinh phí đầu tư. Trong trường hợp EVN không tiếp nhận bàn giao, chủ đầu tư sẽ tiếp tục quản lý, vận hành hệ thống theo cơ chế thống nhất với EVN và EVNNPT.
Chủ đầu tư cũng cam kết cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn huyện Thuận Nam tham gia đấu nối, giải tỏa công suất theo yêu cầu của UBND tỉnh Ninh Thuận.
Trên thực tế, Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam chưa có trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đang có hiệu lực, vì vậy, để được đầu tư, trước tiên Dự án phải được Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý bổ sung vào Quy hoạch.
Điểm mấu chốt chính ở dự án này là việc nhà đầu tư muốn được hưởng giá bán điện mặt trời 9,35 UScent/kWh với thời gian 20 năm kể từ khi vận hành theo như Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, dù quyết định này đã hết hiệu lực với các địa phương từ ngày 1/7/2019.
Riêng với tỉnh Ninh Thuận, dù có Nghị quyết 115/2018/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ địa phương, trong đó có cho phép kéo dài thời gian hưởng ưu đãi giá bán điện 9,35 UScent/kWh tới hết năm 2020, song lại giới hạn ở mức công suất không vượt quá 2.000 MW.
Tại Ninh Thuận, các dự án điện mặt trời được bổ sung cấp tập vào Quy hoạch Điện VII trong năm 2018 đã chạm mức công suất 2.000 MW và vẫn còn vài chục dự án khác, với quy mô hàng ngàn MW đang xếp hàng chờ được bổ sung.
Chính vì vậy, trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cũng đã nhận xét, nếu cho phép Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam hưởng mức giá điện 9,35 UScent/kWh, thì các dự án điện mặt trời khác cũng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang chờ bổ sung Quy hoạch có được áp dụng mức giá này không?
Hưởng lợi một mình?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia ngành điện cho hay, ở góc độ kỹ thuật, Dự án điện mặt trời quy mô 450 MW Trung Nam – Thuận Nam hoàn toàn có thể không cần đầu tư đường dây 500 KV để truyền tải. Nhà đầu tư muốn xây dựng 15,5 km đường dây 500 kV mạch kép là bởi muốn điện phát ra của Dự án được mua hết, để có được lợi ích kinh tế cao nhất từ giá điện 9,35 UScent/kWh, thay vì bị mắc truyền tải như thực trạng bùng nổ điện mặt trời trong hơn 1 năm qua tại tỉnh Ninh Thuận.
Theo tính toán của chủ đầu tư, với quy mô đầu tư cả đường dây truyền tải nói trên, dự án sẽ mất 13 năm để hoàn vốn.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho hay, khi có đường dây do một nhà đầu tư tư nhân làm thì một bên thứ ba muốn đấu nối vào đó sẽ xử lý thế nào nếu nhà đầu tư đường dây nói là đã đầy tải, không đồng ý cho đấu nối. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc phát điện tới người mua cuối cùng của bên thứ ba thì lại chưa rõ ràng. Như vậy, sẽ dẫn tới lãng phí tài nguyên quốc gia trên bình diện chung.
“Công ty Trung Nam đề xuất đầu tư ở Ninh Thuận một trạm 500 kV cùng đoạn đường dây 500 kV đấu nối vào Vĩnh Tân và nói là sẵn sàng bàn giao miễn phí cho EVN, nhưng đồng thời họ cũng yêu cầu được bổ sung vào quy hoạch điện thêm 450 MW điện mặt trời của tại Ninh Thuận nữa. Vậy thì đường dây đó cũng chủ yếu xây phục vụ họ chứ không phải để cho tất cả cùng dùng. Chưa kể, Ninh Thuận đang quá tải về điện mặt trời và không có lưới truyền tải đi xa thì việc bổ sung 450 MW cũng không dễ hấp thụ được”, ông Kim nói.
Bộ Công thương cũng khá thận trọng với dự án này trong quá trình thẩm định khi cho hay, mặc dù Công ty Trung Nam là chủ đầu tư có năng lực, nhưng Bộ cũng nhận được nhiều đề xuất dự án tại nhiều tỉnh cùng đến từ nhà đầu tư là Công ty Trung Nam. Việc triển khai nhiều dự án đồng thời sẽ tác động nhất định tới năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Lê Thị Thu Hà (Lào Cai) cho rằng, mức giá 9,35 UScent/kWh trong vòng 20 năm cho các dự án điện mặt trời đã đi vào vận hành là khá cao so với các nước trong khu vực cũng như so với giá các nguồn năng lượng khác và đề nghị Bộ trưởng cho biết, so sánh giá thành sản xuất, giá mua và hiệu quả kinh tế khi khai thác nguồn năng lượng này.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2XMNCH3 via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu phế liệu
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu gồm một số mã hàng như mã hàng 2520 là thạch cao; mã hàng 2618 là xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; mã hàng 2619 là xỉ, xỉ luyện kim, vụn xỉ …
Nhằm tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu phế liệu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg để ngăn chặn nguy cơ ách tắc tại cảng và phát sinh gian lận thương mại, thẩm lậu vào thị trường nội địa trong bối cảnh các nước trong khu vực tiếp tục siết chặt việc nhập khẩu phế liệu, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Thông tư số 27/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu.
Thông tư số 27/2019/TT-BCT thay thế Thông tư số 41/2018/TT-BCT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Theo đó, danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nh���p, tái xuất, chuyển khẩu ban hành kèm theo thông tư này gồm một số mã hàng như mã hàng 2520 là thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế; mã hàng 2618 là xỉ hạt từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; mã hàng 2619 là xỉ, xỉ luyện kim, vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
Mã hàng 2620 là xỉ, tro hoặc cặn, có chứa kim loại, arsen hoặc các hợp chất của chúng và mã hàng 3818 là các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử cũng nằm trong danh mục này.
Bên cạnh đó, các mã hàng khác cũng thuộc danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu gồm mã hàng 4707 là giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; mã 5003 là tơ tằm phế liệu; mã 5103 là phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế; mã 5104 là lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế; mã 5202 là phế liệu bông.
Ngoài ra, danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu còn có các mã hàng khác như mã 5505 là phế liệu (kể cả phế liệu xơ, phế liệu sợi và nguyên liệu tái chế) từ xơ nhân tạo; mã 6310 là vải vụn, mẩu dây xe, chão bện (ecrdage), thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện (ecrdage), thừng hoặc cáp, từ vật liệu dệt…
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2qODX6X via IFTTT
0 notes
blogtuvanluat · 5 years
Text
Vinatex thoái toàn bộ vốn tại Bình Thắng, giá khởi điểm 15.000 đồng/cổ phiếu
Theo đó, với mệnh giá 10.000 đồng, Vinatex sẽ chào bán toàn bộ 576.480 cổ phiếu tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng, chiếm tỷ lệ 18,02% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá khởi điểm 15.000 đồng/cổ phiếu.
Vinatex sẽ chào bán theo hình thức đấu giá cổ phần công khai vào ngày 1 tháng 7 năm 2016 tới đây.
Với ngành nghề kinh doanh chính là dệt may, thời gian qua, Vinatex đã triển khai việc thoái vốn tại các đơn vị không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính và các khoản đầu tư hiệu quả thấp, khó có khả năng phục hồi
Việc thoái vốn của Vinatex tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng nhằm thực hiện theo Quyết định số 320/2013/QĐ-TTg ngày 8/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng có vốn điều lệ 32 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực chính: xây dựng công trình dân dụng, công trình kỹ thuật; Đầu tư xây dựng và kinh doanh kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị; Mua bán trang thiết bị, phụ tùng, phụ liệu ngành công nông nghiệp, nông lâm sản, động vật sống….
Hoạt động sản xuất trong 2 năm gần đây của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng đều không khả quan. Tổng giá trị tài sản của Công ty năm 2014 gần 71 tỷ đồng, đến hết 2015 chỉ còn 68,3 tỷ đồng, giảm 2,51%.
Năm 2014, Công ty công bố lợi nhuận sau thuế âm 1.362 tỷ đồng. Năm 2015, lợi nhuận bằng 0.
Thời gian qua, Vinatex đã triển khai việc thoái vốn tại các đơn vị không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính và các khoản đầu tư hiệu quả thấp, khó có khả năng phục hồi. Tính đến năm 2015, Tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn tại 24 đơn vị với tổng giá trị thu hồi đạt 1.236 tỷ đồng, tặng dư 126 tỷ đồng, và đang tiếp tục thoái vốn tiếp tại 12 đơn vị.
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/2XLJSpn via IFTTT
1 note · View note
blogtuvanluat · 5 years
Text
Cạnh tranh cho vay, ngân hàng chủ động giảm lãi suất
Mặt bằng lãi suất năm 2020 được dự báo tiếp tục ổn định và giảm dần. Ảnh: Đức Thanh
Ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay
Gần đây, một số ngân hàng thương mại cổ phần như VPBank, Eximbank… đã bắt đầu giảm nhẹ lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, mức giảm 0,1 – 0,2%/năm. Mặc dù mức giảm còn ít và phạm vi còn hẹp, song động thái này cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động đã chững lại.
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt mục tiêu giảm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay trong năm 2020, nhất là đối với những lĩnh vực ưu tiên.
Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, dù lãi suất huy động chưa giảm, song lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên vẫn được các ngân hàng thương mại cắt giảm. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng thương mại đã 2 lần công bố giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên, mỗi lần giảm 0,5%. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng giảm 0,5 – 1% lãi suất cho đối tượng khách hàng khác nhau.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) khẳng định: “Công bằng mà nói, hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động chưa giảm, song với lĩnh vực ưu tiên, thời gian qua, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm cả phí và lãi suất. Lý do là, ngoài định hướng của Chính phủ, thì các lĩnh vực kinh tế trọng tâm luôn được ngân hàng nhắm tới và cạnh tranh cao, nên giảm lãi suất cho vay với các lĩnh vực này là chủ trương của chính các ngân hàng. Riêng một số lĩnh vực mà Chính phủ và ngân hàng không khuyến khích cho vay như bất động sản, dự án BOT… thì lãi suất cho vay vẫn còn khá cao”.
Cũng theo ông Tùng, trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, lãi suất cho vay với lĩnh vực ưu tiên sẽ còn giảm. Tuy nhiên, mức giảm của từng ngân hàng sẽ khác nhau, tùy vào đối tượng doanh nghiệp, cũng như khả năng của mỗi ngân hàng.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng cho rằng, giá vốn huy động của ngân hàng tuy chưa giảm, song việc ứng dụng công nghệ và tăng cường quản trị rủi ro đang giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm dự phòng rủi ro. Đây là điều kiện để ngân hàng giảm thêm lãi suất.
Khác với giai đoạn trước đây, lãi suất huy động Việt Nam thời gian qua tăng không phải do thanh khoản, mà chủ yếu do các ngân hàng chạy đua huy động vốn để đáp ứng một số tiêu chuẩn, quy định về an toàn vốn (Basel II) hoặc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã đạt các tiêu chuẩn đề ra, nên áp lực huy động vốn đã giảm bớt.
PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính (Trường đại học Kinh tế TP.HCM) kỳ vọng: “Hiện nay, nhiều ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II, nên việc chạy đua huy động vốn sẽ giảm bớt. Bên cạnh đó, lãi suất điều hành giảm tháng 9/2019 cũng bắt đầu ‘ngấm” vào thị trường, cộng thêm xu hướng giảm lãi suất trên thế giới. Trong bối cảnh này, tôi cho rằng, lãi suất cuối năm nay hoặc đầu năm sau sẽ giảm dần”.
Lãi suất vẫn có thể hạ thêm
Theo các chuyên gia ngân hàng, việc giảm lãi suất cho vay đối với ngân hàng hiện nay là không dễ, bởi mặt bằng lãi suất đầu vào chưa giảm, lãi biên (NIM) của ngân hàng đang ngày càng giảm, hiện chỉ còn 2,7%. Nếu giảm thêm lãi suất cho vay trong điều kiện lãi suất huy động vẫn cao, ngân hàng sẽ khó có lãi, nhưng việc giảm thêm 0,5% lãi suất thì vẫn có thể khả thi.
“Giảm thêm 0,5% lãi suất cho vay là mong muốn, là định hướng của Chính phủ, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Về phía chuyên gia nghiên cứu, tôi thấy rằng, từ đầu năm đến nay, việc ổn định lãi suất với Việt Nam đã là thành công lớn. Trong năm tới, tôi cũng cho rằng, lãi suất sẽ cơ bản ổn định vì nhiều lý do. Thứ nhất, nhiều khả năng lãi suất năm tới sẽ khó giảm thêm, kể cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thứ hai, NIM của ngân hàng hiện nay khá thấp và đang ngày càng giảm do cạnh tranh. Thứ ba, hiện lãi suất ở Việt Nam cũng không còn là điểm nghẽn với tăng trưởng tín dụng vì đã giảm xuống rất thấp rồi. Tuy nhiên, tôi cho rằng, năm tới, nếu Chính phủ tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát, lãi suất đầu vào được duy trì ổn định, thậm chí giảm một chút, thì việc giảm lãi suất cho vay sẽ khả thi”, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, tín dụng với nền kinh tế hiện nay là khoảng 8 triệu tỷ đồng. Riêng khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm một nửa thị phần, trong đó, 70% tín dụng các ngân hàng này là cho vay lĩnh vực ưu tiên. Nếu chỉ riêng các ngân hàng nhà nước giảm lãi suất cho vay 0,5%, thì các doanh nghiệp đã được hưởng lợi hàng ngàn tỷ đồng, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giữ giá cả trên trị trường ổn định.
Về phía ngân hàng, ông Nguyễn Đình Tùng lý giải, dù mặt bằng lãi suất đầu vào chưa giảm, song ngân hàng vẫn có thể giảm lãi suất nhờ tiết giảm chi phí, đồng thời thanh khoản dồi dào.
“Thời gian vừa qua, lãi suất tăng chủ yếu do ngân hàng thương mại đẩy mạnh huy động vốn để thực hiện các yêu cầu của NHNN về đáp ứng chuẩn mực quốc tế, chứ thanh khoản của hệ thống rất dồi dào, tôi chưa thấy ngân hàng nào gặp khó khăn về thanh khoản. Bản thân NHNN cũng kiểm soát chặt tín dụng, chỉ cho phép tăng trưởng ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, huy động vốn của các ngân hàng từ đầu năm đến nay tăng trưởng tốt. Với tất cả yếu tố đó, tôi cho rằng, chủ trương giảm lãi suất huy động của Chính phủ là khả thi. Tất nhiên, mức giảm đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng của từng ngân hàng”, ông Tùng nói.
Với tình hình tình hình thanh khoản của các ngân hàng tốt như hiện nay, cộng với việc thời gian qua nhiều ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II, tôi cho rằng, áp lực huy động vốn năm 2020 sẽ không còn quá lớn. Thêm vào đó, thu nhập của người dân đang tăng lên, thị trường Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài…
Tất cả yếu tố này khiến dòng tiền vào hệ thống ngân hàng Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng lên trong năm tới. Do đó, tôi hy vọng, trong năm 2020, mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục ổn định và giảm dần.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB
Nguồn
from Blogger https://ift.tt/34m2IWH via IFTTT
0 notes