Tumgik
sduc181 · 3 years
Photo
Tumblr media
~Tết Hà Nội ~
Tôi không phải là một đứa con sinh ra và lớn lên ở đất kinh kì, tôi đến nơi này khi thành phố đã bắt đầu đổi mới. Nhưng tôi được nghe kể rằng, đã từng có một Hà Nội rất khác. “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xăm có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” (trích “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng). Trong tâm trí của một đứa trẻ non nớt tôi rất tò mò không biêt Tết mùa xuân của đất Bắc sẽ như thế nào nhỉ? Chắc hẳn nó sẽ rất cổ kính và thanh lịch. Xe cô có thể tấp nập nhưng không phải cố chen lấn trên đường phố mỗi giờ tan tầm hay sáng sớm. Người ta sẽ có nhiều thời gian ngồi xuống bên ấm trà, dành thời gian bên nhai hỏi thăm, kể nhau nghe từng câu chuyện nhỏ, tận hưởng bầu không khí ấm cúng cùng những người thân yêu
Và thời điểm hiếm hoi để tận hưởng và trải nghiệm điều đó chắc chỉ có chiều 30 Tết, thời điểm yêu thích nhất của nhiều người tại thành phố luôn xộn xạo, ì xèo này. Mọi người vẫn luôn nói chiều 30, ngày mồng 1 là khoảng thời gian mà Hà Nội được trả lại dáng vẻ đẹp nhất. Không ồn áo, náo nhiệt; nó trở nên êm đềm hơn, mảnh đất cổ nghìn năm được trả lại sự sâu lắng và thâm trầm của riêng nó. Ở trọ nơi này cũng sắp sửa được 30 năm, trải qua những cái tết với những dư vị khác nhau nhưng chiều 30 luôn là thời gian tuyệt vời để bản thân chậm lại giúp, để những gì đã qua đã đi trong một năm được lắng đong lại, tấm lòng rộng rãi để đón nhận những gì sắp tới. Ngày còn nhỏ, tôi vẫn một lần, mẹ con chúng tôi rủ nhau lên chợ Đồng Xuân để thấy người Hà Nội ăn Tết thế nào. Khi cả một con đường dài sáng rực vì được nhuộm trong sắc đỏ, sắc vàng của cờ hoa. Từng gánh hàng bánh kẹo, mứt, ô mai với đủ màu sắc, mùi hương nằm trải dài trên con phố. Người ta vẫn nói khó cả năm, sang 3 ngày Tết, cái cảm giác tấp nập nhưng vội vã lo âu mà đầy sung túc, ấm áp. Trên những con đường khác người thưa dần, cái lạnh se sẽ nhẹ nhàng vỗ vào mặt, hít một hơi cho lồng ngực được căng đầy với luồng khí thanh sạch đó. Lang thang một mình trong không khí tĩnh lặng thì thật tuyệt.
Theo thói quen tôi vẫn hay đến thăm người thầy xưa cũng như người quen gia đình tôi. Ngày đi học, tôi nơm nớp lo sợ mỗi khi thầy cầm viên phấn viết lên bảng, nhìn những đề toán của thầy tôi có lúc muốn bật khóc. Những ngày cuối năm ngồi với thầy, cả hai vợ chồng thầy luôn niềm nở kể chuyện, tâm sự, hỏi thăm gia đình tôi. Thầy là một người Hà Nội gốc, giỏi giang những vẫn giản dị với những câu chuyện đời thường, vẫn trân quý con người. Ngoảnh đi ngoảnh lại, gần 30 năm sống ở đấy, có lẽ tôi thấy mình có một chút duyên và nhiều nợ với mảnh đất này. Tuy chỉ là kẻ ở trọ, tôi còn yêu Hà Nội nhiều. Yêu cái sự thâm trầm, sâu lắng của mảnh đất này, yêu khí chất đặc biệt con người nơi đây.
Nhưng giờ, nó nhộn nhạo quá rồi. Đã có thời gian tôi rời khỏi nơi đây và sống ở những thành phố khác, dù cơ sở hạ tầng nơi đó cũng phát triển nhưng ở đó tôi vẫn tìm ra được một chất riêng. Còn trong mắt tôi giờ chỉ nhìn thấy Hà Nội giống như một khu công trường hỗn độn khổng lồ với những dự án quy hoạch xây dựng mọc như nấm sau mưa. Một bầu không khí tất bật mà con người phải chạy ngược chạy xuôi cả đêm lẫn ngày. Và trái ngược với những khu thương mại, dịch vụ đầy đủ, tiện nghi gì của người dân là những khu ổ chuột, nơi những con người phải lam lũ lo cho từng bữa cơm hàng ngày. Người ta đến thành phố này chẳng còn "Nhập gia tùy tục" nữa mà “nhập gia phá tục” nhiều hơn. Và rồi khi Tết, người ta ở lại thành phố cũng nhiều hơn, tôi chẳng còn cái không khí háo hức và vui mừng nữa, chỉ thấy trống trải giữa thành phố này
Và Tết này tôi đã chỉ muốn ăn Tết một mình Một mình không phải là chùm chăn kín mặt, xa lánh xã hội, chỉ đơn giản là chủ động làm một mình những điều mình thấy là cần thiết, không theo ý ai, không cần hòa vào không khí, không cần bất kì một trò vui nào. Vậy nên chỉ có hai nơi tôi muốn đến Mồng 2, về chơi với bà. Tôi ở với ông bà từ những ngày còn nhỏ vì sức khỏe mẹ tôi không được tốt. Ông là người dạy tôi những từ tiếng anh đầu tiên và trên đầu lưỡi và tâm trí tôi không bao giờ quên mùi vị những món ăn mộc mạc mà đậm đà của bà. Bà vẫn ngồi trên cái phản cũ, đồ đạc được xếp đầy trong một góc. Vẫn căn phòng cùng cái mùi âm ẩm phảng phất chút bụi cùng tiếng cót két của cánh cửa xếp cũ mỗi lần mở ra đóng vào: - Hình như người ta mới mở đường mới hả bà? - Ừ đúng rồi! Chỗ viện người ta mới mở rộng nên mở cả đường, xe cộ cứ đi lại cả đêm vui lắm - Tết các cô có xuống không bà? - Các cô mới xuống mang cả chắt xuống. Chúng nó nghịch lắm phải trông liên tục hà hà Ngồi gọn trên chiếc phản, tựa lựng vào tường, với tiếng cười cười khe khẽ, bà và tôi kể về những chuyện ngày xưa, về tình hình các con các cháu bây giờ. Nhấm nháp mấy thứ hạt cùng ngụm nước chè đầu xuân, những câu chuyện nhỏ cứ thế kéo dài khiến mấy tiếng đồng hồ trôi qua chỉ trong nháy mắt. Bà vẫn cứ nhắc: “Mấy đứa chóng có con có cháu đi, không thì không biết lúc nào bà đi lại không được gặp chắt”. Người khác nghe vậy sẽ thường cười xòa bảo bà cứ lo xa, bà còn khỏe mạnh sống cả trăm tuổi. Tôi chỉ cười nhẹ, có lẽ vì tôi không có thói quen nói lời êm tai chăng? Và có lẽ bà và tôi cùng hiểu sẽ đến lúc con người phải đối diện với giới hạn của đời người, khi mà mọi hạnh phúc khổ đau, mọi lo toan, khoái lạc sẽ tan hết trong luồng gió. Để rồi con người nhận ra từng thứ nhỏ nhoi lại là thứ đáng quý như từ bát canh hôm nay ngọt ngào hơn vì cô bán hàng có được mớ cua ngon. Hay là chuyện lâu lắm rồi mới lại có cái Tết rét ngọt, người ta nhờ đó lại được xúng xính áo quần đi chơi phố, tận hưởng không khí du xuân Mồng 3, đi chúc Tết một người đặc biệt trong cuộc đời tôi mà tôi muốn dùng từ bố để gọi. Đã quyết định thành thông lệ, cả năm bận bịu thì Tết nhất định phải có ngày qua thăm bố. Chúng tôi đã biết nhau được hơn 10 năm, vì nhiều chuyện cá nhân mà gần một nửa số đó không được gặp nhau rồi để khi lại gặp rồi ông ấy nói: "Tao không nói nhưng tao vẫn xem nhớ". Bố, con biết mà, con biết cuộc đời con sẽ là con đường khúc khuỷu nhưng là con đường con muốn đi. Con muốn khóc, muốn cười, muốn đau, muốn thấm trải mọi thứ. Nhiều người nói con điên, dở, khổ, vân vân. Bố cũng hay mắng con như vậy: “Nghĩ ít thôi mày, vui lên đi, chơi đi, cứ ở nhà rồi lại suy nghĩ” Nhưng con biết 1 điều: đã có nơi con luôn có thể tìm về, được thả lỏng bản thân, được nói, được cười trong căn phòng nhỏ ấm cúng thoảng thoảng mùi thuốc bắc ấy
Vậy là một cái Tết nữa lại qua. Người ta vẫn nói tết là đoàn viên. Nhưng cũng có lời rằng "Nhà không phải là địa điểm mà là những người trong đó". Chiều cuối năm nghe nhạc và tâm sự của bác Trần Tiến "Hà Nội ngày ấy trên bến dưới thuyền...30 năm du ca, 1 lần trở về thăm phố cũ tôi bỗng thấy cần tạm dừng bước lắng xuống....dẫu đã muộn cũng ghi lại đôi nét kĩ họa về những con đường đi qua, những người đã gặp và cùng đi qua quãng hành trình ngắn ngủi này, đó là lời tạ lỗi của tôi với những gì cuộc đời đã cho, là tâm sự của người con người bạn, của người em kiếp phôi pha, của người bạn tình thủy chung". Nó lại làm tôi nhớ nhung. Đôi lúc suy nghĩ muốn bỏ nơi này mà đi lắm, để quên hết những sự ngang trái mệt mỏi ở thành phố này, quên đi những áp lực, những tổn thương đè nặng sau bao năm. Tình đã hết. Nhưng. Nghĩa có lẽ chưa dứt. Dù thế nào cũng chính tại nơi này, tôi đã gặp được những con người thật đặc biệt (ít nhất tôi thấy vậy). Ở cùng họ cho tôi được lớn lên (đôi khi họ không nhận ra), được hiểu mình hơn, được rõ ràng trong con đường mình đã đang và sẽ đi (dù con đường đó chẳng giống ai). Tết này tôi một mình, một mình đi tìm gia đình tôi
0 notes
sduc181 · 3 years
Photo
Tumblr media
- Đêm lạnh chốn đô thành -[Hà Nội, một đêm mùa đông, cùng nỗi nhớ, niềm thương và kỉ niệm] Không nhớ chính xác từ khi nào hay tôi hay có thói lang thang vào những buổi đêm. Nó rất thú vị. Tận hưởng cái không gian không còn quá inh ỏi vì tiếng còi xe. Con đường ban ngày vốn luôn tấp nập với sự chen chúc ngược xuôi của hàng triệu con người, giờ đây nó không còn nữa. Những tiếng động ban đêm không quá ồn ào rộn rã, nó có một dư vị êm đềm nhẹ nhàng hơn: nơi góc phố có các cô các bác dạo bước, cùng nhau đi tập thể dục, đánh một vài ván cờ. Hoặc đơn giản họ ngồi xuống tâm sự việc gia đình, hôm nay giá cả mớ rau, lạng thịt, công việc con cái, việc học hành con cháu...rồi tảo bộ ban đêm trở thành thú vui đầy cám dỗ với tôiTả cái sự thi thú đó như thế nào nhỉ? Không gian vắng lặng, từng tiếng chân rảo bước chầm chậm có thể nghe thấy rõ ràng. Dường như tai ta nghe thấy những giọng tiếng khác, tiếng nói đó không phải từ một ai khác, đó là những tâm sự từ trong nội tâm. Cả một ngày tất tả với công việc, không có thời gian để suy ngẫm, Để rồi những trăn trở về tương lai, về công việc, về những người thân xung quanh, v.v… được dồn lại khi màn đêm buông xuống. Nhưng không chỉ có những sự lo lắng hiện lên. Đôi lúc hít căng lồng ngực, tận hương bầu không khí đỡ bị ô nhiễm, đỡ bí bách, để nhớ lại những thành quả mình làm được sau một ngày, những câu chuyện buồn vui đã chia sẻ với mọi người. Ban đêm cũng thú vị lắm đó chứNhưng cậu chuyện tôi muốn lưu lại lần này có gì đó khác. Vẫn con đường tôi cuốc bộ hàng tối mà sao dường như nó càng lúc càng dài hơn. Đúng vậy không nhỉ, liệu con đường có thể tự kéo dài sao? Hay đó là phản chiếu những suy nghĩ của bản thân cứ thế kéo dài liên tục? Thực ra đó không phải lần đầu tiên. Đã có một khoảng thời gian trước, cứ đến tối lại lang thang. Bước chân chuyển động trong vô định, nó đi không có chủ đích, không có quy luật. “Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố. Bỗng thấy mình không nhớ nổi một con đường” Câu hát lại vang lên trong đầu. Câu đó có đang tả tôi vào lúc này? Đó không còn là một đêm tản bộ để tận hưởng nữa. Đó thực sự là một đêm ta lang thang. Ở thành phố này, tôi đã gặp nhiều người. Một số họ được sinh ra và lớn lên ở nơi đây, một số khác đến đây với hi vọng tìm kiếm một cơ hội cho cuộc sống của mình. Dù là ai, mục đích sống có thế nào, một ngày cứ liên tục trôi qua với vòng lặp thức dậy, làm việc, nghỉ ngơi. Họ nới tôi họ thích ban ngày. Họ thích cái sự ồn ào tấp nập của nó. Họ có thể làm việc, gặp gỡ mọi người, vui chơi, làm những gì họ muốn. Ngược lại, họ không thích bóng đêm, không thích sự u ám, tĩnh lặng của nó. Nó khiến người ta cảm thấy xung quanh mờ định, trống trơn và bủa vây quanh mình là sự cô độc. Lúc này tôi thấy mình thật giống họ. Hóa ra thành phố dù đông thì sự cô đơn của những người sống trong đó cũng lớn không kémNgồi lại bên vệ hồ gần nhà, để cho bản thân trải theo từng cơn sóng. Khi những nỗi lòng trong bản thân dần dần nguôi ngoai, tâm trí trở nên sáng tỏ hơn, tôi nhận ra một điều: vì sao tôi đồng thời thích để mình đắm chìm vào màn đêm rồi cũng cảm thấy cô đơn vì nó. Một phần với tôi ban đêm đồng nghĩa với sự an toàn. Khi xung quanh tôi là sự tối tăm, tôi có thẻ làm tất cả những gì mình muốn: tôi có thể nói, có thể khóc, có thể cười, có thể làm tất cả những trò điên rồ nhất mà không sợ bị một ai phán xét. Và đồng thời nó khiến tôi cảm thấy cô đơn. Có những điều tôi mong muốn tôi chỉ có thể làm một mình, những thứ tôi muốn thể hiện lại chỉ có thể làm khi không có ai nhìn và những cảm xúc không thể bộc bạch cùng ai. Đêm nay tôi lang thang để tìm câu trả lời cho câu hỏi chưa ai nói cho tôi biết"Làm thế nào khi tình yêu của mình với ai không được đáp lại, khi tình cảm đó sẽ mãi bị khóa trong bóng đêm?"Thời đại này là thời đại của khoa học công nghệ, con người sẽ giải thích mọi việc bằng nguyên tắc kiểm chứng bằng phương pháp nghiên cứu biện chứng. Kể cả tình cảm cũng vậy. Những nhà sinh học sẽ giải thích cảm tình phát sinh giữa người với người là kết quả phản ứng của những hoocmon trong cơ thể. Có người chỉ ra rằng khi đàn ông yêu thì hocmoon nữ trong cơ thể sẽ tăng lên và ngược lại. Điều đó thể hiện rằng bản năng của con người luôn mong muốn kết nối và được kết nối với người khác. Tuy nhiên cũng bởi điều này chúng ta có thể sẽ rất dễ đánh mất bản thân khi yêu. Nó giống như bạn tham gia cuộc chơi, nghĩ rằng mình đã biết rất rõ về luật chơi, nhưng hóa ra đó mới chỉ là luật cơ bản. Bạn càng cố nắm giữ bao nhiêu thì với sự hiểu biết ít ỏi đó chỉ biến chúng ta bất đắc dĩ thành một quân cờ không có quyền kiểm soát nàoCó một số người nhận ra điều này rồi gọi những người lao vào tình yêu rằng: "Họ bị ngu à? Lao đầu yêu đương làm gì để rồi tự đau khổ như vậy?” Tôi đã từng nghe vậy đó“Giống như ánh trăng chỉ là sự phản chiếu mờ nhạt từ mặt trời, những lý thuyết chúng ta biết được chỉ rất mờ nhạt, không đủ để giải thích những sự việc xảy ra” và “Con người không phải là một nhân vật trong một vở kịch viết sẵn. Họ phức tạp và những lựa chọn của họ thường không hợp lý”Ừ. Có thể chúng tôi – những người đã, đang và sẽ yêu – đôi lúc đẩy bản thân vào sự ngu dại. Nhưng biết sao được, đã đã chót dại rồi thì phải làm sao. Ừ, đau thì đau thật, nhưng một trăm nỗi đau để đổi 1 bình yên thì những con người đang yêu vẫn sẽ làm như vậy chỉ cần đừng từ bỏ, đừng buông tay thôi. Khi nhìn lại, đôi lúc tôi thấy yêu chân thành, không vụ lợi là dấu chứng người đã đến gần với sự lương thiện nhất có thể rồ. Khi bạn đã yêu điều gì đó hay một ai, bạn có nhớ những điểm tốt bạn nhìn được ở đối phương mà không phải ai cũng cũng nhận ra? Bạn có nhớ mình đã cố gắng thay đổi bản thân để tốt lên từng ngày vì người đó? Đó cũng chính là tấm gương phản chiếu bạn đang tốt lên từng ngày. Bạn tin không? Tình yêu đã đánh thức những điều tốt đẹp mà chính bạn còn không nhận ra trong mình đó. Vậy nên bao nhiêu đau đớn chúng tôi cũng chịu được chỉ cần hãy trao lại 1 phút bình yên. Như vậy là đủ rồi
1 note · View note