Tumgik
nganbuiwritings · 4 years
Photo
Tumblr media
COLD SOLACE by Anna Belle Kaufman When my mother died, one of her honey cakes remained in the freezer. I couldn’t bear to see it vanish, so it waited, pardoned, in its ice cave behind the metal trays for two more years. On my forty-first birthday I chipped it out, a rectangular resurrection, hefted the dead weight in my palm. Before it thawed, I sawed, with serrated knife, the thinnest of slices — Jewish Eucharist. The amber squares with their translucent panes of walnuts tasted — even toasted — of freezer, of frost, a raisined delicacy delivered up from a deli in the underworld. I yearned to recall life, not death — the still body in her pink nightgown on the bed, how I lay in the shallow cradle of the scattered sheets after they took it away, inhaling her scent one last time. I close my eyes, savor a wafer of sacred cake on my tongue and try to taste my mother, to discern the message she baked in these loaves when she was too ill to eat them: I love you. It will end. Leave something of sweetness and substance in the mouth of the world.
1 note · View note
nganbuiwritings · 5 years
Photo
Tumblr media
Chúng ta không còn ai nữa sao? Những hồn thơ đã âu yếm sinh mạng ta Giờ chỉ còn đó, kẻ quyến luyến, ngóc đầu cho ánh nắng tràn vào khoé mi Phơi khô những hoang mang dài trải Khắp cõi nhân sinh Không còn ngọn gió nào bắt được chúng ta.
0 notes
nganbuiwritings · 5 years
Photo
Tumblr media
Những gì thơ mộng nhất Sáng nay, trong một khoảnh khắc, mình đã nhận ra: tất cả những gì mình đang làm đều là đang giúp đỡ chính mình. Mình làm những công việc hiện tại không phải là để giúp đỡ người khác, mà là thông qua người khác, cùng người khác, giúp đỡ chính mình. Không ai trong vai người cứu độ nhân loại cả. Chúng ta đều nhờ vào nhau, nương tựa vào nhau để cứu độ chính mình. Vì trong mình đã có tất cả, tất cả đã hoà làm một, vậy có khác gì giữa việc cứu độ mình và cứu độ người khác nữa? Tất cả những gì thơ mộng nhất, tất cả những gì cứng nhắc, vất vả, tất cả những gì ngoài tầm với, chúng đều thuộc về những mênh mông bao la. Và những mênh mông bao la này, đều hiện hữu trong từng tế bào li ti của tinh thần, ý chí, hi vọng.
2 notes · View notes
nganbuiwritings · 5 years
Photo
Tumblr media
THE FOURTH SIGN OF THE ZODIAC (PART 3) Mary Oliver I know, you never intended to be in this world. But you’re in it all the same. So why not get started immediately. I mean, belonging to it. There is so much to admire, to weep over. And to write music or poems about. Bless the feet that take you to and fro. Bless the eyes and the listening ears. Bless the tongue, the marvel of taste. Bless touching. You could live a hundred years, it’s happened. Or not. I am speaking from the fortunate platform of many years, none of which, I think, I ever wasted. Do you need a prod? Do you need a little darkness to get you going? Let me be as urgent as a knife, then, and remind you of Keats, so single of purpose and thinking, for a while, he had a lifetime
0 notes
nganbuiwritings · 5 years
Text
Vào một buổi trưa
Có lẽ vào thế kỷ này, được sống ở một nơi nhiều cây cối, một nơi bốn bề là màu xanh thật là một điều xa xỉ. Mỗi ngày thức dậy, tôi nhìn ra khung cửa sổ có những tán lá chuối ngả nghiêng bay phớt nhẹ trong làn gió ban mai và những tán cây cao rậm rạp và lặng lẽ đằng xa. Có một điều gì đó đưa tôi trở về với cội nguồn của cơ thể mình, tâm hồn mình, sự tồn tại của mình. Có một điều gì sâu thẳm, ngắn gọn, quan trọng đang xao động trong tôi, mà tôi không tài nào có thể cất nên lời cho cụ thể. Đó như một thứ tài sản chỉ riêng tôi có, là tiếng gọi đưa tôi quay trở về mỗi khi khổ đau hay hoang mang. Những buổi trưa đứng gió, nhìn vào cây cũng thấy có gì đó rất nghiêm trang, như sự nghiêm trang mà tôi đang dành cho cuộc đời mình đang sống. Sự nghiêm trang nhắc nhở tôi phải coi trọng cuộc đời mình, nghiêm cẩn với từng khoảnh khắc nhỏ bé, từng con người nhỏ bé, từng dấu hiệu nhỏ bé. Tôi không hiểu cái cây. Trong thân cây có gì, trong lá cây có gì, sự yên ắng của cây có ý nghĩa gì, sự vươn lên theo năm tháng không vội vã ấy có nghĩa gì, tại sao cây lại màu xanh, tại sao nhìn cây tôi luôn thấy nhỏ bé như lại được che chở. Có phải cảm giác đứng trước cái cây cũng giống như đứng trước Bụt vậy đó không, ta cảm thấy như ai đó đã hiểu tâm hồn ta, giao cảm với ta đầy trắc ẩn dù không nói hay làm một điều gì cho ta. Có một đàn chim vừa bay qua. Tôi cũng không hiểu đàn chim này, chưa một lần tương giao với chúng. Làm sao để một con người có thể giao cảm với một chú chim vậy? Hay có thể xem một chú chim là bằng hữu của mình dù cả đời chưa từng trao nhau điều gì thấy được bằng con mắt trần tục? Ánh sáng cũng thật thiêng liêng, không phải sao? Nếu ta cảm nhận được ánh sáng, ta sẽ cảm nhận được hơi ấm, được mặt trời, được thứ năng lượng mà ta đang được nhận đồng thời với muôn loài quanh ta. Đứng dưới ánh nắng, nhắm mắt lại, để cho tia nắng rọi tràn khuôn mặt. Cảm nhận nắng, nắng lúc 6 giờ sáng, 8 giờ sáng, 10 giờ sáng, 12 giờ sáng. Hay ngồi trong căn phòng nhiều cửa sổ, không bật đèn mà chỉ để ánh sáng tự nhiên, ta sẽ thấy ánh sáng trong phòng thay đổi ra sao tùy theo thời khắc. Cảm nhận ánh sáng cũng là cảm nhận sức sống đang vươn lên ở trong ta và quanh ta. Mỗi ngày lau nhà, tôi đều nhìn sắc độ màu của thùng nước sau khi lau xong. Cùng lượng nước như vậy, nhưng có màu đậm nhạt khác nhau. Đó là vì lượng bụi bay vào nhà khác nhau tùy theo thời tiết. Mùa nắng, hay những ngày nắng to, lượng bụi bay vào nhiều hơn. Ngày mưa thì ít hơn. Thấy cái gì xung quanh cũng phản ảnh thiên nhiên được cả... Cám ơn Huế, cám ơn Tịnh Trúc Gia, cám ơn mọi điều yên ắng đã cho tiếng lòng tôi được ngân lên.
1 note · View note
nganbuiwritings · 6 years
Text
Ở Huế, đã hơn 200 ngày
Một buổi chiều mùa hè ánh nắng tràn thẳng xuống mặt đất như một tương giao đất trời mạnh mẽ. Nó như một nhát đâm trực diện tạo ra cả sự sống và sự chết, cả hy vọng và tuyệt vọng, cả bám víu lẫn buông xuôi. Ấy vậy mà cú đập mùa hè này không hề vang tiếng động, nó sôi sục trong thinh không. Chỉ có gió, hơi nóng, âm thanh lách cách trong những tán cây. Từ nơi tôi đang ngồi trông ra một vườn cây bỏ hoang mọc um tùm. Cái dáng cành cây rũ xuống buông lơi, chuyển mình óng ánh và nhịp nhàng đã khơi trong tôi những hạt mầm mạnh mẽ nhất của việc sống và được sống, vỗ về tôi dịu dàng mà thì thầm: không còn gì phải lo lắng nữa. Hai mươi lăm năm trời từ lúc được sinh thành cho đến cuối năm ngoái, đó là một cuộc phiêu lưu đã khép lại. Cuộc phiêu lưu ấy đặt tôi vào một bối cảnh gọi là ‘xã hội’, mà trong đó có nhiều cộng đồng nhỏ mà tôi luân chuyển tới lui và đóng góp vào đời tôi những trải nghiệm khác biệt mà tương quan mạnh mẽ, những phút giây sướng khổ băn khoăn đê mê trầm tư khắc khoải muộn phiền thỏa mãn, những nỗi niềm sâu kín phơi bày những ‘sự thật tuyệt đối’ một cách vi tế. Cuối cùng, bản thể của tôi đã đầu hàng trước đời sống thành thị đã nuôi nấng tôi từ bé đến lớn. Tiếng gọi lòng tôi bảo tôi phải rời đi đến nơi nào cho tôi không gian để nhìn ngắm cuộc đời chân thực hơn, yên ắng hơn, được ở trong những tương giao ít vị kỷ hơn, được học lại từ đầu bài học về cuộc sống và sự sống, về thời gian và những chuyển dịch tâm hồn. Tôi ở Huế vậy đã tròn nửa năm. Tôi cảm thấy như mình được sinh ra lại một lần nữa, thả xuống hết tất cả những gì tôi đã giữ khư khư bên mình mà bắt đầu lại chỉ bằng đôi bàn tay và con tim. Những xung đột nội tâm vẫn rơi xuống đời tôi như những viên đá lăn xuống triền núi mà không có gì cản nổi. Thậm chí những xung đột ấy còn mạnh mẽ gấp nhiều lần so với trong cuộc sống cũ. Giữa những ngọn sóng vây quanh, chiều nay, ngồi một mình trong văn phòng khép cửa, tôi chỉ muốn ngẩng mặt lên trời mà rằng, tôi không còn cần phải nắm bắt hạnh phúc nữa. 5 năm trước tôi đọc bài viết này, bây giờ đã hiểu đôi phần: http://www.lifewithoutacentre.com/writings/the-deepest-acceptance/ Huế, mùa hè 2018
1 note · View note
nganbuiwritings · 7 years
Text
về đọc sách và bài hát Quốc ca.
Thời còn đi học, khi tôi cất giọng hát bài Quốc Ca mỗi sáng thứ hai, không một người lớn nào buồn giải thích cho tôi ý nghĩa bài hát này, hay tại sao tôi phải hát nó. Tôi luôn đọc vanh vách “5 điều Bác Hồ dạy” một cách vô hồn, chẳng hề quan tâm tại sao 5 điều này lại được xem là chuẩn mực. Tôi và bạn bè tôi, dưới mái trường ngày ấy, đã dành hầu hết thì giờ để sống như một cái máy. Tương tự, tôi được nhét vào đầu một cách thô bạo rằng sách là người bạn lớn của con người, nhưng làm thế nào tôi có thể xem điều ấy là thật, khi phòng thư viện của trường luôn luôn khóa một cách đầy bí ẩn? Chỉ đến năm mười tuổi, khi những giọt nước mắt len lén rơi vì đọc đến cái chết của Ruổi Trâu trong cuốn tiểu thuyết cùng tên, tôi mới biết sách có thể lay chuyển tâm hồn tôi đến mức nào. Nhưng có bao nhiêu trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trẻ nông thôn được may mắn như tôi, khi tỉ lệ đọc sách ở trẻ nông thôn thua trẻ thành thị đến 20-30 lần (1), và dù sao thì 90% người Việt cũng chưa từng mượn sách đọc bao giờ? (2) Khi nói đến trẻ em nông thôn, người ta thường đề cập đến việc các em đói sách, nhưng việc đưa sách đến các em ra sao thì bị lãng quên. Thư viện trường gần như là nơi duy nhất trẻ có thể tiếp cận sách, nhưng trẻ chỉ có thể dừng chân ở bàn cô thủ thư. Cô sẽ ân cần hỏi, “Con muốn đọc sách gì để cô lấy cho”? Câu nói ấy có nghĩa rằng trẻ sẽ không có khả năng làm điều căn bản nhất là tự do chọn sách. Sách chỉ nằm trong phạm vi sách trẻ biết, hoặc thầy cô biết và muốn trẻ đọc. Ví dụ trên là một trong muôn vàn tình huống thể hiện sự thiếu tôn trọng của người lớn đối với trẻ nhỏ. Người lớn muốn trẻ đọc sách, yêu sách thì phải chứng minh cho trẻ thấy rằng đọc sách rất vui, bằng cách tìm hiểu tâm lý và sở thích của trẻ, từ đó chọn sách và xây dựng môi trường đọc sao cho phù hợp. Nếu trẻ đọc sách như một cách tuân thủ luật lệ thì sách với trẻ cũng chỉ là một thứ vô cảm và phiền toái, giống như bài hát Quốc ca, như cái quy định tất cả học sinh đều phải đeo cặp đen giày trắng, như danh hiệu vở sạch chữ đẹp. Tất cả chỉ để làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, còn cảm xúc, nhu cầu của trẻ thì bị bỏ xó một cách công khai và thô bạo. Sự thiếu tôn trọng nhu cầu của trẻ ảnh hưởng đến tài liệu đọc. Thầy cô mang về thư viện những cuốn “sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ và các loại tài liệu khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của nhà trường.” (3) Một trong những thứ quan trọng nhất cho lứa tuổi tiểu học là những câu chuyện trong sách tranh, truyện ngắn, tiểu thuyết, hay những sách khám phá về khoa học, đời sống hẳn phải nằm trong danh mục “các tài liệu khác”. Khi nguồn sách cung cấp cho trẻ hoàn toàn nghịch với trình độ đọc và khuynh hướng đọc của trẻ, liệu trẻ có thể làm gì khác ngoài việc dẹp sách qua một bên? Trong một bài báo về thói quen đọc của học sinh nông thôn, Tiến Sĩ Lê Thị Bích Hồng (Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm vi văn hóa đọc ngày càng bị bó hẹp do số lượng tác phẩm ngày càng nhiều nhưng còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, về nghệ thuật.” (4) Khi một người lớn với học thức cao phát biểu một câu đầy tính sách vở như thế này về việc đọc cho trẻ em, thì tôi cũng không hi vọng họ thực sự hiểu một tác phẩm ra sao thì phù hợp cho trẻ. Một lần nữa, họ áp đặt những quy chuẩn đầy tính trưởng giả lên việc đọc của trẻ, khiến việc đọc nghe xa lạ và chán ngắt. Đọc sách là bước vào một giấc mơ ngay trong đời thực, chẳng cần nhắm mắt ngủ để thấy những điều thần tiên. Người lớn, nếu có thể, hãy cố gắng yêu trẻ con như chúng vốn là, đừng cố gắng bẻ cong, cắt tỉa theo ý định của mình. Chỉ khi trẻ em trở thành trung tâm, thì thói quen đọc của trẻ mới có thể khởi nguồn một cách thực sự. (1) http://ngaynay.vn/tam-nhin-unesco/nguyen-quang-thach-nhan-giai-thuong-cua-unesco-27281.html (2) http://www.hvtc.edu.vn/tabid/558/catid/143/id/22891/Giao-duc-Viet-Nam-bo-quen-dinh-huong-doc-sach-cho-hoc-sinh/Default.aspx (3) http://trungtamtttvnth.vinhuni.edu.vn/hoat-dong-chuyen-mon/seo/vai-net-ve-he-thong-thu-vien-truong-hoc-viet-nam-46177 (4) http://www.baomoi.com/hoc-sinh-nong-thon-rat-ham-doc-sach-nhung/c/18183810.epi .
0 notes
nganbuiwritings · 7 years
Text
Bước đi
Ngày đầu tiên trong rừng Phong Nha, tôi đã choáng váng khi phải bước xuống dốc liên tục để đến được chân núi. Bước xuống dốc không dễ chút nào. Lúc nào cũng phải cắm mặt xuống đất, để ý đến những chỗ mấp mô, vị trí đặt chân phải rộng đủ, rồi nghĩ xem sẽ đặt xuống gót chân hay đầu móng chân, bước hai bước liền hay từng bước một. Khi gặp một thân cây đổ giữa đường thì s��� quàng từng chân qua hay bước một sải dài thẳng thớm. Ba mươi lần lội suối, bàn chân luôn phải dò dẫm để phỏng đoán mực nước và bề mặt đáy. Rồi tôi học cách đưa mình về hướng vuông góc với dòng chảy của nước và đặt chân lên những lỗ hổng giữa những viên đá trơn trượt. Bước đi thật giống như duy trì những điệu nhảy, nhảy sao cho cân bằng, cho nhịp nhàng với những giai điệu lên xuống thất thường. Địa hình của dốc núi hay con suối cũng như một bản nhạc không dễ dàng đoán trước nhịp điệu. Chỉ khi mình đã sống trong bản nhạc ấy mới biết sẽ nhảy điệu nhảy gì mà thôi. Bước đi trong rừng, tôi mới cảm nhận được thiên nhiên phi thường, chậm rãi và kiên nhẫn đến thế nào. Thạch nhũ trong hang động cứ túc tắc thành hình sau vài triệu năm. Cây cối quấn quít vào nhau thành từng tán, từng tầng qua năm đoạn tháng dài. Dòng suối cứ hồn nhiên chảy qua biết bao mùa khô, mùa lũ. Bước đi trong thiên nhiên, tôi thấy mình được xoa dịu. Tiếng lá cây chạm vào nhau vang lên từ tốn sau mỗi bước chân. Âm thanh ấy, khi không để ý, nó là thinh không. Khi tôi lắng tai nghe, nó là một lao xao dịu dàng. Tiếng dòng nước lách mình qua đá rồi hòa vào nhau làm một cũng là một sự xoa dịu. Âm thanh của dòng nước đang chuyển động, đang đi giống như tôi. Chúng tự làm sạch chính mình, luôn luôn tái tạo, gột rửa. Người ta bán tour bằng ý tưởng du lịch mạo hiểm. Nhưng mạo hiểm như một phần quà ở cuối con đường, còn suốt hành trình chỉ là những bước đi. Càng đi tôi càng giữ thăng bằng tốt, hiểu địa hình và bình thản hơn. Đi, thở và im lặng, tôi chỉ như vậy hàng giờ liền. Rồi đầu óc tôi trống rỗng, không có gì để nghĩ. Tôi không mảy may quan tâm đã mấy giờ rồi hay sắp đến chưa. Không quan tâm mặt trời, nhiệt độ. Dù có thế nào thì tôi vẫn bước đi thôi mà. Không cần đi đến nơi nào. Không đi ra, không đi vô, không đi vào trong, không đi ra ngoài. Đi, là đi, một chuyển động lặp lại. Ở Sài Gòn, nơi được xem là chốn văn minh, tôi đã luôn xoay vần với tất cả những tác động lớn nhỏ: một cuộc kẹt xe, một tiếng còi gắt, một khung cảnh bê tông nghịt xe và người, một cuộc họp khẩn, vài lời yêu cầu, rất nhiều trọng trách. Thế giới loài người luôn đòi hỏi tôi phải gắng gỏi để sinh tồn. Còn thiên nhiên chẳng đòi hỏi gì. Thiên nhiên kiên nhẫn che chở, không bao giờ đánh tiếng rằng tôi phải thực hiện việc này việc khác, phải chứng tỏ rằng tôi giỏi, tôi có thể đua chen. Phạm Công Thiên có nói, hãy để tôi chìm đắm trong nỗi nhàm chán, cứ làm đi làm lại những chuyện tầm thường mỗi ngày, rồi chân lý sẽ mở ra. Tập bước đi trong trạng thái trống rỗng là một việc nhàm chán như vậy. Để rồi, tôi không thấy mình là gì, không còn muốn là gì, không bị ngăn trở bởi điều gì, không ràng buộc gì. Tôi được thoát ra khỏi tất cả những thúc giục và mong đợi. Bước đi qua dòng suối. Bước đi trong hang. Bước trên những bậc thang. Bước trên những tảng đá. Bước đi trên cát. Bước đi giữa những bụi cỏ. Bước qua những bông hoa dại. Bước đi, vì đó là việc duy nhất tôi có thể làm.
2 notes · View notes
nganbuiwritings · 7 years
Text
Mai pen rai?
Gần đây tôi có xem một clip ngắn lên án các du khách Trung Quốc đã cư xử khiếm nhã và thiếu lịch sự ra sao khi đến Pháp. Thất bại của người Trung Quốc trong việc điều chỉnh hành vi trong môi trường văn minh phương Tây làm tôi nghĩ ngay đến một trường hợp ngược lại – việc dân Tây nói riêng và người nước ngoài nói chung đã thỏa thuê là chính mình đến mức nào ở Thái Lan. Tôi còn nhớ như in cảm giác lạ lẫm của mình khi bước qua những dãy phố trên đường Sukhumvit, con đường trung tâm của Bangkok. Sự xuất hiện của người nước ngoài nhiều tương đương với người bản địa. Họ hòa lẫn vào nhau đến mức bạn chẳng thể nhận ra nhóm nào đang là chủ thành phố nữa. Chỉ khi tôi đi dạo sâu vào các hẻm nhỏ, nhìn ngắm những ngôi nhà kiến trúc rất Thái đứng lặng im, tôi mới có cảm giác Bangkok thực sự là nhà của người Thái. Bangkok chấp nhận mọi loại xuất thân, từ châu Á, Mỹ, châu Âu, Trung Đông cho đến những đất nước heo hút ở Phi Châu. Họ làm đủ nghề. Trí thức làm việc ở văn phòng, dân du lịch bụi làm giáo viên tiếng Anh, những kẻ quá hạn visa từ vài năm đến vài chục năm thì vẫn sống hừng hực bằng nghề kinh doanh dù mô hình lớn hay nhỏ. Nếu ở Sài Gòn, người nước ngoài tập trung sống ở một số khu vực phồn hoa bậc nhất như quận 7, quận 2, thì ở Bangkok, họ len lỏi khắp nơi, từ các chung cư tiện nghi ngay sát trạm tàu cho đến vùng ngoại ô nơi bạn chỉ phải trả vài xu cho những chuyến xe buýt ọp ẹp. Trên những chuyến phà dẫn tới những khu vực hẻo lánh và nghèo nàn nhất, tôi vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng họ. Thành phố này thu hút người nước ngoài bởi một đặc tính rất Thái - tính thoáng đãng đối với con người và cuộc sống. Người Thái hay bật ra chữ “Mai pen rai...” có nghĩa là “Thì sao? (So what?)”, và cũng có nghĩa là “Quan tâm làm gì?” (Never mind). Họ dường như phớt lờ ngày mai và dễ vui vẻ với hiện tại. Hãy nhìn trại biểu tình của người Thái năm 2013. Khung cảnh đẫm máu chỉ là những gì giới truyền thông đưa tin. Còn thật sự, họ cắm trại ở một khu đất to ngay trung tâm chính trị, cả ngày chỉ nói chuyện, ăn uống, xem truyền hình và ngủ. Cảnh tượng trông giống như họ đang tham gia một lễ hội dài ngày hơn là đang đấu tranh cho sự một mất một còn của một đảng phái. Tâm hồn của Bangkok rộng lớn đủ để dung hòa mọi khác biệt về màu da, tôn giáo, xuất thân. Thời gian đầu đến Bangkok, tôi không quen biết một ai và cũng không tin rằng mình có thể kiếm được công việc như ý. Vậy mà chỉ sau vài tháng, tôi đã có vài người bạn tốt, nhận sự trợ giúp nhiệt tình của người Thái trong việc tìm nhà, tìm việc, cả làm giấy tờ chui để gia hạn visa. Sau sáu tháng, tôi làm đúng việc mình muốn ở công ty quảng cáo có tiếng nhất thành phố. Bởi vậy tôi hiểu tại sao người nước ngoài lại chọn Bangkok là nhà. Tính thoáng đãng của nơi này đã trao cho họ cơ hội bắt đầu lại cuộc sống và quẳng đi những gánh lo vô nghĩa về danh vọng, quyền lực hay định kiến xã hội. Trong một lần đi leo núi ở Hua Hin, tôi gặp một người phụ nữ bán tạp hóa trong căn lều tạm bợ. Tôi hỏi, ngày nào cô cũng bán buôn thế này thôi có chán không. Cô bảo, “No. Music...happy”, ý là mỗi ngày chỉ cần bật nhạc đã thấy vui rồi. Sau đó cô liên hệ với tài xế của một chiếc xe tải chở hàng để đưa tôi về lại trung tâm. Những con người như cô tôi gặp rất nhiều ở Thái. Cử chỉ của họ xoa dịu trái tim tôi, và tôi tin những người nước ngoài khác cũng được xoa dịu tương tự. Bangkok là điểm đến quốc tế không hẳn vì nó là một trong những đô thị châu Á bậc nhất. Quan trọng hơn, nơi này xóa mờ những lằn ranh chia cách con người bằng sự san sẻ vật chất và tình thương không toan tính.
1 note · View note
nganbuiwritings · 7 years
Text
về tiếng Hoa.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về tiếng Hoa rất mạnh mẽ. Đó là Ngày Của Ba ở Đài Loan. Tôi muốn viết một tấm thiệp cám ơn bằng tiếng Hoa gửi tặng cho ba của bạn thân tôi là người Đài. Tôi đã vô cùng bối rối. Đó là lần đầu tiên tôi viết thứ tiếng ấy, cứ như đang vẽ ra những nét đứt đoạn, hình dáng khác nhau trong một cái khuôn vậy. Tôi nhích bút qua từng chữ một, cố viết thật nhanh nhưng không thể được. Có cái gì đó không như ý, chữ tôi cứ nguệch ngoạc như gà bới. Tối hôm ấy khi nhận được thiệp, bác ấy rất cảm động. Lòng tôi vừa dâng lên cảm giác biết ơn lạ lùng với tiếng Hoa, vừa có cái ước muốn được chinh phục nó. Tiếng Hoa bỗng dưng trở thành một mục tiêu vô cùng sống động. Tôi đã trải nghiệm tiếng Hoa một cách kiên nhẫn và say mê. Khi viết, cũng chỉ là những đường thẳng, đường cong, cứ tưởng chồng chéo lên nhau ra sao cũng được. Nhưng không, tôi phải nhớ thứ tự các nét, rồi từng nét đi từ đâu đến đâu. Có những chi tiết rất nhỏ, như một cái nhích thật nhẹ của nét lưỡi câu luôn làm tôi phải tập trung cao độ. Có lúc phải kìm cây bút lại vì một ô chữ quá nhỏ cho tất cả nét ngang, ngắn, dài chất lên nhau. Hay khi đưa bút thật khéo sao cho nét phết chỉ được bầu lên hay cong xuống vừa đủ, vì lỡ quá tay nét chữ thành ra thô bạo, vụng về. Tôi vì vậy mà trở nên tỉ mỉ, từ tốn hơn khi đặt viết. Việc phát âm tuy không khó bằng nhưng lại dễ sai dấu. Tiếng Hoa giống tiếng Việt ở chỗ, một từ khi đổi dấu sẽ thay đổi toàn bộ nghĩa của từ ấy. Ví dụ, từ /yao/ có nghĩa là cần/muốn, /yào/ là thuốc, /yáo/ là xa, chưa kể mỗi âm này còn có thêm vài nghĩa nữa. Một từ chỉ chuyển dấu thôi là đã ra bao nghĩa khác nhau, mới thấy tiếng Hoa nhạy cảm ra sao. Chỉ một nét rung khi nói đã đưa tôi đến một khái niệm mới, một phạm vi mới, một tưởng tượng mới. Không chỉ vậy, khi học tôi phát hiện ra rằng tiếng Hoa làm cho tiếng Việt đẹp hơn rất nhiều, phản ánh rõ nhất ở cách chọn từ đặt tên. Hầu hết tên của người Việt đều là từ Hán Việt. Người Việt tôi chọn lựa tên rất kĩ, muốn cái tên nghe thật tinh tế nên mới chọn tiếng Hán. “Hoàng” là trời đất, “Trí” là sự thông minh, “Châu” là trọn vẹn, “Thanh” là yên lặng, “Ngọc” là đẹp và quý. Những từ tiếng Hán tiết lộ ý tứ một cách e ấp, thanh tao, làm tăng giá trị cho người mang cái tên ấy. Trong ngôn ngữ thường ngày, tiếng Hoa cũng hỗ trợ tiếng Việt để biểu đạt ý tứ của người nói. Ví dụ, khi nói “Bạn đã ngộ nhận rồi!” sẽ thấy nó trình bày ý thẳng thắn, rành rẽ hơn so với khi nói “Bạn đã hiểu không đúng rồi!”. Tôi thấy tiếng Việt nếu thiếu đi tiếng Hoa sẽ mất hẳn sự đa dạng và những sắc thái biểu cảm tinh tế. Tiếng Hoa đã làm tôi trở về là một đứa trẻ con, cẩn trọng trong từng nét chữ, kiên nhẫn đánh vần, làm quen với ngữ nghĩa của từ. Nó cũng mở khơi thế giới của tôi và thay đổi cách tôi tư duy, khiến tôi luôn ý thức phải sử dụng ngôn ngữ với tất cả sự ngưỡng mộ và trân trọng.
2 notes · View notes
nganbuiwritings · 7 years
Text
Don’t give money to beggars
That was when I stopped at the traffic light. A little man who lost his legs sitting on a wheel chair approached me asking for money. He touched my hand and shook it. Everyone was looking at me waiting for my reaction. I decided not to give him money though I was torn between what is right and wrong. I even felt shameful with myself. At that moment, his action of approaching particularly me in that crowd gave me an official responsibility of helping him. It put a strain on me. If I don’t give him money, I will be judged as an unkind human being. Yet I felt like he put me on that spot on purpose to make my responsibility visible to the public. That filled me with a repugnace towards him. I was attacked, so why should I help the attacker? I realized a beggar, in some way, lacks of self-respect. Being disabled is, fairly said, a personal thing. He is not granted to lower his self-respect and the society shouldn’t lower their ethical standard either. That is an insult to the disabled community. Disadvantaged people could receive help, but first of all, they must try to resolve their own problem, otherwise like a child being reliant on his mom, he will soon lose his ability to live on his own. We all know that giving money is, in most cases, never the way to help people. We give money to them because we couldn’t do more. Time & efforts is something so luxurious and much harder to give. You and the beggars are on a compromise, in which by that act of giving money, you both gained something trivial enough to ease each side. He will get a little fresh money for the day and you will feel a bit better about yourself. Would those beggars get into trouble if they hadn’t received daily little income from a passerby like you? No. Indeed you’re giving them a chance to turn on their survival mode and to figure out a more sustainable way to make money. Feeding beggars is not a sign of kindness. It is a thoughtless act that services your own conscience.
0 notes
nganbuiwritings · 7 years
Text
Con có giống ngôi sao không?
Lần ấy mình đến mái ấm đọc sách cho các em khiếm thị. Có một em ngồi cạnh mình, hỏi rằng: Cô thấy con có giống ngôi sao không? Mình đã không thể trả lời rành rọt. Về đến nhà, mình mới nhận ra sao em lại hỏi như thế. Là vì em chỉ biết ngôi sao qua lời kể hay ngôn từ chứ chưa nhìn thấy ngôi sao bao giờ. Em tự tưởng tượng ra hình dáng của nó, cho rằng đó hẳn phải là thứ xinh đẹp diệu kỳ nhất trần đời. Chắc em luôn mong mình trông bảnh bao như một ngôi sao. Ôi, bé con. Nếu có dịp quay lại, cô sẽ đọc cho con nghe những câu chuyện thật hay về các vì sao. Thế giới của con thật thơ mộng quá.
1 note · View note
nganbuiwritings · 7 years
Text
A beautiful memory
On the first day in Taiwan, I lost my bag. That bag had all the money I carried with me, my passport and mobile phone. I was terrified at first, then quickly remembered I left it on the metro. My Taiwanese friend called the metro hotline, and after awhile talking to some people, she told me that my bag was traveling to the last station of the blue line, Dingpu. No one took it, and a kind person had brought it to the MRT office. Overwhelmed by how lucky I was, I ran to Dingpu to take my bag. Here is the best part of the story. The MRT officer opened the bag for me to check if anything was lost. After a quick glance, “Everything is there”, I confirmed. But looking at the bag again, I didn’t see my passport. The officer must have opened it before I came, so I asked my Taiwanese to ask whether he had forgoten to return it. Then the officer, very slowly and gently, opened the very small zipper pocket inside my bag. There my passport was, staying at the same place like it had never been touched. After taking the passport out, the officer had carefully put it back to the old position. He locked the zipper from start to end. This manner fascinated me. It had never happened to me that someone could be that respectful to my property. For the first time, a Chinese word spoke out of my mouth. “Xie xie”, I said. My head bowed to him with all my gratefulness and respect.
1 note · View note
nganbuiwritings · 7 years
Text
Loving the jam
Living in Saigon means suffering traffic jam no matter how hard you avoid it. As Tet holiday neared, the suffering was getting so much worse. Being in the jam is like a boat floating nowhere in the ocean. I never look at my watch. I try to keep my mind as blank as possible and automatically follow the person in front of me. If he moves, I move. If he stops, I stop. My mind works like that in 1 hour until I get to my office. The jam on Nguyen Tat Thanh street is only in 2 states: bad, and extremely bad. The small street filled with big trucks and thousands of motorbikes. Patient people drives on the main road, impatient ones climb their motorbikes to the sidewalks. I always choose the sidewalks, but never admit I’m an impatient person. I just couldn’t bear being stuck. But probably I’m really just an impatient person. It doesn’t matter. I shouldn’t let a traffic jam define who I am. Sometimes I was amazed by how small incidents could lead to such a congestion: a car turning around, a motor driver dropping his pack of eggs, a broken motorbike stopping in the middle of the street, or cars and motorbikes merging at the crossroads. Sometimes there is no clear reason. It just happened, like the flow of a river, like the wave of the ocean. Traffic jam is natural, everywhere and continuous. Being in a traffic jam was at first unbearable. But as I have learned to live fully in the present moment, I don’t allow myself to be carried away by daydreaming thoughts. I instead focused on the traffic jam: vehicle patterns, people’s movements, the sound of hoarses. I figured out that thanks to traffic jam, the city got much more connected. I am so close to other people. If I move by cars, the distance between me and another would be at least 3 meters. But with motorbike the distance is just around 0,5 meters or lower. Being next to so many other human beings make people geographically less lonely. Do you feel so? It is also a great chance to practice mindfulness. Challenge yourself this everyday: get through the jam without a single thought popping up in your mind. Like meditation. You will become a patient, focused and forgiving person. So, why don’t we choose to conquer it? Conquer a traffic jam, and you can conquer anything.
3 notes · View notes
nganbuiwritings · 7 years
Text
Your dream and my dream
On the way to Long An, the motorbike driver asked me: “What is your dream?” I was a bit surprised. “To become a journalist and travel the world to collect stories”, I replied. “How about you?” “To be rich”. “Oh, seriously? I think wealth should never be the end goal of anyone. The end goal, should be your inner happiness”. “If I have money, I’ll be happy”. So I spent the next few minutes trying to prove that he was wrong. I was so assertive I forgot one important point: Who am I to judge his dream? On the same day, I went to a secondary school to interview some girls in Room to Read’s program. I asked a 12-year-old girl what her dream is. “I want to be a tour guide in India. India is such a beautiful country”, she said. “Wow! That sounds amazing!”, I replied in astonishment. In my experience, a village girl would rarely dream that far. When the girl left the room, the teacher said to me, “Considering her circumstance, that dream is not at all possible.” I was slightly irritated with her, and quickIy realized both of us should learn this very simple lesson: don't try to interfere with anyone’s dream. Leave them alone.
0 notes
nganbuiwritings · 7 years
Text
Some thoughts in Tet
I think there must be many types of being content. To me the deepest feeling of that would be you are on your own with a complete security, freedom and happiness. You don’t need any one to do things for you, or go to dream places or have a partner by your side to feel content. Recently things are getting so quiet for me. I don’t feel the need to talk too much, or hang out with friends. On the contrary, I have regained my passion for books, and is holding on to my values very tightly. I came to a realization, an important one, that I easily scolded people (only in thoughts) when they do things that seem artificial, dishonest, unfair, inhuman, and unthoughtful. My emotions have always been strong for the happenings that go against my integrity and my belief of truth. However, I have found myself easier to be persuaded, in other words, more susceptible to reach a compromise if the reasoning behind an action is cogent and plausible. I also forgive an action very quickly if the ones conducting it are willing to fix what has been done, as I have learnt to look at a person’s background and progress rather than a certain action. Yesterday was 30 Tet. My family’s television was always turned on, so I took a glance at what was airing. I was surprised none of what I saw would have my agreement on the script. I do understand that it took people a whole bunch of work to produce content for Tet, but, mind me to say, they are just the “performance”, or the results of a group of people that prioritize perfection over sincerity. You would almost never find something natural or unexpected. Everything was well planned with interview full of empty words, or scenes that intended to show compassion and connection between people but ended up fake and awkawrd. Probably censorship in Vietnam is too strong that arranging what is supposed to be raw (such as feelings and personal opinions), or making things up has become a shameful tradition. Three words that I would stick on the wall in my home for 2017: patience, bravery and truth. May I carry these virtues with every action and moment of the year.
0 notes
nganbuiwritings · 7 years
Photo
Tumblr media
Girl on the bed in her room in the 1960s.  
620 notes · View notes